Đề kiểm tra học kì I môn Giáo dục công dân Lớp 7 - Năm học 2010-2011 - Trường THCS Kim Đồng (Có đáp án)

doc 3 trang Thủy Hạnh 05/12/2023 550
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I môn Giáo dục công dân Lớp 7 - Năm học 2010-2011 - Trường THCS Kim Đồng (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_giao_duc_cong_dan_lop_7_nam_hoc_201.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I môn Giáo dục công dân Lớp 7 - Năm học 2010-2011 - Trường THCS Kim Đồng (Có đáp án)

  1. Phòng GD-ĐT Thị xã Bà Rịa Trường THCS Kim Đồng Đề kiểm tra HK I – Môn GDCD 7 Năm học 2010 - 2011 Thời gian làm bài: 45 phút Ma trận đề: Mức độ Biết Hiểu Vận dụng Tổng Nội dung chủ đề bài Câu Điểm Câu Điểm Câu Điểm Câu Điểm Bài 8 : Khoan dung 1 1 1 2 Bài 9: Gia đình văn hóa 2 1 2 1 Bài 10:Giữ gìn và phát huy 4 2 truyền thống tốt đẹp của gia đình , dòng họ Bài 11: Tự tin 3 2 3 1 Số câu 2 2 3 5 Tổng cộng Số điểm 2 4 4 10
  2. PHÒNG GD-ĐT THỊ XÃ BÀ RỊA ĐỀ KIỂM TRA HKI-NĂM HỌC 2010-2011 Trường THCS Kim Đồng Môn: GDCD-Lớp 7 Thời gian làm bài :45 phút Câu 1: Thế nào là khoan dung? Em hãy nêu ý nghĩa của khoan dung? (3đ) Câu 2:Thế nào là gia đình văn hóa? Học sinh góp phần xây dựng gia đình văn hóa bằng cách nào? (2đ) Câu 3: Tự tin có ý nghĩa gì đối với cuộc sống của mỗi người? Là học sinh lớp 7, em làm thế nào để trở thành một người luôn có tính tự tin? (3đ) Câu 4: Nhân giờ học Giáo dục công dân về giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ, Hà tâm sự với các bạn: “Cứ nói đến truyền thống gia đình, dòng họ là mình thấy mặc cảm thế nào ấy. Gia đình dòng họ mình chẳng có gì đáng tự hào. Nghề truyền thống thì là đan lát mây tre giờ thì đã quá cổ hủ, dòng tộc thì chẳng ai học hành tử tế ngoài mấy ông được phong tặng anh hùng liệt sĩ, mình chẳng có gì để tự hào cả .” Câu hỏi: Theo em, Hà suy nghĩ như vậy là đúng hay sai? Em sẽ khuyên Hà như thế nào? (2đ)
  3. Đáp án và biểu điểm (GDCD7) Câu 1:(3đ) -Khoan dung có nghĩa là rộng lòng tha thứ. Người có lòng khoan dung luôn tôn trọng và thông cảm với người khác, biết tha thứ cho người khác khi họ hối hận và sửa chữa lỗi lầm. (1đ) -Ý nghĩa :+Được mọi người yêu mến, tin cậy và có nhiều bạn tốt (1đ) +Cuộc sống và quan hệ giữa mọi người với nhau trở lên lành mạnh, thân ái, dễ chịu (1đ) Câu2: (2đ) -Gia đình văn hóa là gia đình hòa thuận, hạnh phúc tiến bộ; thực hiện kế hoạch hóa gia đình; đoàn kết với xóm giềng và làm tốt nghĩa vụ công dân (1đ) -Học sinh góp phần xây dựng gia đình văn hóa bằng cách: +Chăm ngoan, học giỏi(0,25đ) +Kính trọng, giúp đỡ ông bà, cha mẹ, thương yêu anh chị em(0,25đ) +Không đua đòi ăn chơi(0,25đ) +Không làm điều gì tổn hại đến danh dự gia đình (0,25đ) Câu3: (3đ) -Ý nghĩa: Tự tin giúp con người có thêm sức mạnh, nghị lực và sức sáng tạo làm nên sự nghiệp lớn (1đ).Thiếu tự tin con người trở lên nhỏ bé, yếu đuối (1đ) - Để trở thành người tự tin thì học sinh phải: +Chủ động, tự giác học tập, tham gia các hoạt động tập thể (0,5đ) +Khắc phục tính rụt rè, tự ti, dựa dẫm, ba phải (0,5đ) Câu 4: (2đ) - Hà suy nghĩ như vậy là sai (0,5đ) - Em sẽ khuyên Hà như: Gia đình nào cũng có truyền thống.Truyền thống của gia đình Hà là nghề mây tre đan và Hà nên tự hào, (0,5đ)vì điều đó không phải gia đình nào cũng có được,(0,5đ)hơn nữa dòng họ của Hà đã có những anh hùng liệt sĩ đã có đóng góp vẻ vang cho đất nước (0,5đ)