Đề kiểm tra học kì I các môn Khối 5 - Năm học 2020-2021 - Trường Tiểu học Quang Trung (Có đáp án)

docx 30 trang Thủy Hạnh 14/12/2023 1300
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề kiểm tra học kì I các môn Khối 5 - Năm học 2020-2021 - Trường Tiểu học Quang Trung (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ki_i_cac_mon_khoi_5_nam_hoc_2020_2021_truong.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I các môn Khối 5 - Năm học 2020-2021 - Trường Tiểu học Quang Trung (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD&ĐT TX BUÔN HỒ TRƯỜNG TH QUANG TRUNG Ma trận đề kiểm tra môn Tiếng Việt học kì I- lớp 5. Năm học 2020- 2021 Ngày kiểm tra: 8 tháng 1 năm 2021 Số câu Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4VD Mạch kiến thức, và số Nhận biết Thông hiểu Vận dụng sáng tạo TỔNG kĩ năng điểm TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL 1 Đọc hiểu văn Số câu 2 2 1 4 1 bản: Hương Câu số 1;2 4,5 8 làng - Biết mùi thơm Số của làng do đâu điểm mà có. - Hiểu mùi 1,0 1,0 1,0 2,0 1,0 thơm cụ thể của làng và niềm tự hào của tác giả. 2 Kiến thức Số câu 1 1 1 1 1 2 3 tiếng Việt: Dấu câu, Câu số 3 6 7 9 10 Các bộ phận của Số câu, Từ 0,5 0,5 1,0 1,0 1,0 loai, Quan điểm 1,0 3,0 hệ từ. Số câu 3 2 1 1 2 1 6 4 Tổng Số 3,5 3,5 1,5 1,0 0,5 1,0 2,0 1,0 điểm KHỐI TRƯỞNG Nguyễn Thị Thu Hương
  2. PHÒNG GD&ĐT TX BUÔN HỒ TRƯỜNG TH QUANG TRUNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I -NĂM HỌC 2020- 2021 MÔN : TIẾNG VIỆT - KHỐI 5 Ngày kiểm tra: 8 /1/ 2021 PHẦN I: ĐỌC THÀNH TIẾNG Học sinh bốc thăm và đọc một đoạn trong các bài văn: Con đường; Chợ nổi Cà Mau; Có những dấu câu; Rừng gỗ quý và trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên đưa ra. ( GV ghi rõ tên bài đọc, đoạn đọc, vào từng phiếu cho HS bốc thăm đọc, trả lời để đánh giá từng em) PHẦN II: ĐỌC HIỂU VĂN BẢN VÀ KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT 1. ĐỌC THẦM BÀI VĂN: HƯƠNG LÀNG Làng tôi là một làng nghèo nên chẳng có nhà nào thừa đất để trồng hoa mà ngắm. Tuy vậy, đi trong làng, tôi luôn thấy những làn hương quen thuộc của đất quê. Đó là những mùi thơm mộc mạc chân chất. Chiều chiều hoa thiên lí cứ thoảng nhẹ đâu đây, lọc qua không khí rồi bay nhẹ đến, rồi thoáng cái lại bay đi. Tháng ba, tháng tư hoa cau thơm lạ lùng. Tháng tám, tháng chín hoa ngâu cứ nồng nàn như những viên trứng cua tí tẹo, ẩn sau tầng lá xanh rậm rạp. Tưởng như có thể sờ được, nắm được những làn hương ấy. Ngày mùa, mùi thơm từ đồng thơm vào, thơm trên đường làng, thơm ngoài sân đình, sân hợp tác, thơm trên các ngõ, đó là hương cốm, hương lúa, hương rơm rạ, cứ muốn căng lồng ngực ra mà hít thở đến no nê, giống như hương thơm từ nồi cơm gạo mới, mẹ bắc ra và gọi cả nhà ngồi vào quanh mâm. Mùa xuân, ngắt một cái lá chanh, lá bưởi, một lá xương sông, một chiếc lá lốt, một nhánh hương nhu, nhánh bạc hà hai tay mình cũng như biến thành lá, đượm mùi thơm mãi không thôi. Nước hoa ư? Nước hoa chỉ là một thứ hăng hắc giả tạo, làm sao bằng được mùi rơm rạ trong nắng, mùi hoa bưởi trong sương, mùi hoa ngâu trong chiều, mùi hoa sen trong gió Hương làng ơi, cứ thơm mãi nhé! (Theo Băng Sơn) Khoanh vàochữ cái trước câu trả lời đúng: Câu 1. (M1) (0,5đ) Tác giả cho rằng mùi thơm của làng mình có là do đâu? a. Do mùi thơm của các hương liệu tạo mùi. b. Do mùi thơm của cây lá trong làng. c. Do mùi thơm hăng hắc của nước hoa. d. Do mùi thơm của dầu gội đầu, sữa tắm
  3. Câu 2. (M1) (0,5đ) Trong câu "Đó là những mùi thơm mộc mạc chân chất." từ đó chỉ cái gì? a. Hương hoa thiên lí. b. Hương hoa sen trong gió c. Làn hương quen thuộc của đất quê. d. Hương thơm từ nồi cơm gạo mới. Câu 3(M1) (0,5đ) Dấu phẩy trong câu sau có tác dụng gì? Chiều chiều hoa thiên lí cứ thoảng nhẹ đâu đây, lọc qua không khí rồi bay nhẹ đến, rồi thoáng cái lại bay đi. a. Ngăn cách các bộ phận chủ ngữ b. Ngăn cách các bộ phận vị ngữ. c. Ngăn cách các vế câu ghép. d. Ngăn cách trạng ngữ với bộ phận chính. Câu 4.(M2) (0,5đ) Những hương thơm nào giống như hương thơm từ nồi cơm gạo mới? a. Lá chanh, lá bưởi, lá xương sông. b. Hoa thiên lí, hoa ngâu, hoa cau. c. Hoa sen, hoa bưởi, hoa chanh. d. Hương cốm, hương lúa, hương rơm rạ. Câu 5. (M2) (0,5đ) Tại sao tác giả cho rằng những mùi thơm đó là những mùi thơm "mộc mạc chân chất"? a. Vì những mùi thơm đó không thơm như mùi nước hoa. b. Vì những mùi thơm đó không phải mua bằng nhiều tiền. c. Vì những mùi thơm đó là những làn hương quen thuộc của đất quê. d. Vì những mùi thơm đó được gió mang từ làng quê khác đến. Câu 6. (M2) (0,5đ) Xác định trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau? Chiều chiều, hoa thiên lí cứ thoảng nhẹ đâu đây. Trạng ngữ: . Chủ ngữ: Vị ngữ: Câu 7. (M3) (1đ) Nối từ ngữ với lời giải nghĩa thích hợp: 1. Phúc a. Điều tốt lành để lại cho con cháu do ăn ở tốt. 2. Phúc đức b. Sung sướng, an toàn đạt được ý nguyện. 3. Phúc hậu c. Điều may mắn lớn, điều mang lại sự tốt lành 4. Hạnh phúc d. Có lòng nhân hậu
  4. Câu 8. (M3) (1đ) Em hãy nêu nội dung chính của bài "Hương làng"? Câu 9. (M3) (1đ) Đọc đoạn văn sau xếp các từ in đậm trong đoạn văn vào bảng phân loại từ? “ Nắng cuối thu dát vàng trên những chiếc lá trải dài trên mặt đất. Đường phố thật đẹp và thoang thoảng hương thơm. Mỗi buổi sáng tôi đi học, đạp xe trên đường phố ngập tràn hương hoa sữa. Tôi cứ ngỡ chẳng nơi mùa thu đẹp, lãng mạn và đáng yêu hơn thế.” Động từ Tính từ Quan hệ từ Câu 10. (M4) (1đ)Câu “Tháng tám, tháng chín hoa ngâu cứ nồng nàn như những viên trứng cua tí tẹo, ẩn sau tầng lá xanh rậm rạp.” sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Em hãy viết một câu văn miêu tả một loài hoa hay một loài quả có sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa hoặc so sánh. PHẦN 2: KIỂM TRA VIẾT ( 10 điểm). 1. Chính tả: Nghe - viết: Bài: Biển đẹp.( 2 điểm) Buổi sớm nắng sáng. Những cánh buồm nâu trên biển được nắng chiếu vào hồng rực lên như đàn bướm múa lượn giữa trời xanh. Lại đến một buổi chiều gió mùa đông bắc vừa dừng. Biển lặn đỏ đục, đầy như mâm bánh đúc, loáng thoáng những con thuyền như những hạt lạc ai đem rắc lên trên. Rồi ngày mưa rào. Mưa giăng bốn phía. Có quãng nắng xuyên xuống biển óng ánh đủ màu: xanh lá mạ, tím phớt, hồng, xanh biếc. 2. Tập làm văn: Kiểm tra viết đoạn, bài văn. (8 điểm) Đề bài : Em hãy tả một người mà em quý mến nhất.
  5. ĐÁNH GIÁ VÀ ĐÁP ÁN KIỂM TRA KÌ I- KHỐI 5 NĂM HỌC 2020- 2021 I. Kiểm tra đọc thành tiếng.( 3 điểm). Học sinh bốc thăm phiếu các bài: Con đường; Chợ nổi Cà Mau; Có những dấu câu; Rừng gỗ quý để đọc và trả lời câu hỏi. * Đánh giá: - Học sinh đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu(95chữ/ 1 phút), giọng đọc có biểu cảm. (1đ) - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa, đọc đúng tiếng, từ ( không đọc sai quá 5 tiếng) (1đ) - Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc.(1đ) II. Đọc hiểu: (7 điểm) ( câu 1,2,3,4,5,6 mỗi câu đúng được 0,5đ; các câu còn lại mỗi câu đúng được 1đ) Câu 1: b. Câu 2: c. Câu 3: b. Câu 4: d. Câu 5: c. Câu 6: Chiều chiều, hoa thiên lí cứ thoảng nhẹ đâu đây. TN CN VN Câu 7: 1- c; 2- a; 3- d; 4- b Câu 8: Tác giả miêu tả mùi thơm cụ thể của làng mình và niềm tự hào trước vẻ đẹp của quê hương. Câu 9: Động từ: dát vàng, trải dài, đi học, đạp xe, ngập tràn Tính từ: thật đẹp, thơm, lãng mạn, đáng yêu Quan hệ từ: và, trên, và Câu 10. - Sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh. - Ví dụ: Quả xoài hình bầu dục, trông như hai cánh sen con úp vào nhau. Mỗi quả cà chua chín là một mặt trời nhỏ hiền dịu. Cà chua thắp đèn lồng trong lùm cây nhỏ bé gọi người đến hái. ( Tùy bài làm của học sinh để ghi điểm phù hợp) I. Kiểm tra viết chính tả.( 2 điểm) Nghe viết đoạn văn chọn ngoài sách Tiếng Việt khoảng 110-120 chữ. Đánh giá: - Tốc độ đạt yêu cầu, chữ viết rõ ràng, đúng kiểu, cỡ chữ , trình bày đúng quy định, viết sạch đẹp.(1đ) Viết đúng chính tả (sai không quá 5 lỗi) (1đ) II. Kiểm tra viết đoạn, bài văn.( 8 điểm) Viết bài văn theo yêu cầu đề bài: Mở bài: Giới thiệu được người mình tả 1đ Thân bài: 4đ: Nội dung 1,5đ - Tả được ngoại hình (các đặc điểm nổi bật về tầm vóc, khuôn mặt, mái tóc, cặp mắt, hàm răng, cách ăn mặc .) - Tả tính tình và hoạt động ( lời nói, cử chỉ, thói quen, cách cư xử với người khác) Kĩ năng 1,5đ: Các chi tiết miêu tả được sắp xếp một cách hợp lí Cảm xúc 1đ: Cách dùng từ đặt câu thể hiện được cảm xúc Kết bài: 1 đ: Nêu được cảm nghĩ về người được tả.
  6. Chữ viết: 0,5 đ. Chữ viết đúng cỡ, đúng kiểu, rõ ràng; có từ 0- 2 lỗi Dùng từ, đặt câu: 0,5 đ Cách dùng từ đặt câu đúng ngữ pháp có không quá 0- 2 lỗi về dùng từ đặt câu Sáng tạo: 1đ: Về ý hoặc về dùng từ đặt câu, tạo hình ảnh, thể hiện cảm xúc. An Bình ngày 14 tháng 12 năm 2020 DUYỆT CM DUYỆT KHỐI Người ra đề Nguyễn Thị Lai Nguyễn Thị Thu Hương
  7. BÀI ĐỌC THÀNH TIẾNG CON ĐƯỜNG Tôi là một con đường, một con đường nhỏ thôi, nhưng cũng khá lớn tuổi rồi. Hàng ngày đi qua tôi là bao nhiêu con người với biết bao bước chân khác nhau. Tôi ôm ấp những bước chân ấy trong lòng đầy yêu mến! Tôi có một thú vui, đó là mỗi buổi sáng thức dậy, nghe tiếng chân của các bác trong hội người cao tuổi, vừa đi bộ tập thể dục, vừa chuyện trò rôm rả, vui vẻ mà tình cảm biết bao. Lúc đó tôi thấy tâm hồn mình thư thái, dễ chịu, tôi khẽ vươn vai, lấy sức để chuẩn bị tinh thần giữ an toàn cho mọi người tới giờ đi học, đi làm. Vì đó luôn là thời khắc căng thẳng nhất trong một ngày của tôi. Mỗi buổi chiều về, tiếng người đi chợ gọi nhau, những bước chân vui đầy no ấm, đi qua tôi, cho tôi những cảm xúc thật ấm lòng. Buổi tối, đám trẻ đùa nhau tung tăng chạy nhảy, tôi say mê ngắm những thiên thần bé nhỏ và lắng nghe từng bước chân để kịp nâng đỡ mỗi khi có thiên thần nhỏ nào bị ngã. Những lúc đó tôi thấy mình trẻ lại vì những niềm vui. Tôi thấy tuổi già của mình vẫn còn có ích. Còn bây giờ đêm đã về khuya. Các anh chị công nhân dọn dẹp, quét đi bụi bẩn, lá rụng và tôi trở nên sạch sẽ, thoáng mát. Tôi vươn vai ngáp dài. Chắc cũng phải ngủ một chút cho một ngày mới đầy vui vẻ sắp bắt đầu. Sáng mai, tôi sẽ lại được sống một ngày ngập tràn tình yêu và hạnh phúc! (Trích trong tập truyện ngắn của Hà Thu) 1. Nhân vật xưng tôi trong bài là ai? 2. Bài văn viết theo trình tự thời gian nào? 3. Thời gian con đường thấy thư thái, dễ chịu là 4.Khi nào con đường thấy mình trẻ lại?
  8. CÓ NHỮNG DẤU CÂU Có một người chẳng may đánh mất dấu phẩy. Anh ta trở nên sợ những câu phức tạp và chỉ tìm những câu đơn giản. Đằng sau những câu đơn giản là những ý nghĩ đơn giản. Sau đó, không may, anh ta lại làm mất dấu chấm than. Anh bắt đầu nói khe khẽ, đều đều, không ngữ điệu. Anh không cảm thán, không xuýt xoa. Không có gì có thể làm anh ta sung sướng, mừng rỡ hay phẫn nộ nữa cả. Đằng sau đó là sự thờ ơ đối với mọi chuyện. Kế đó, anh ta đánh mất dấu chấm hỏi và chẳng bao giờ hỏi ai điều gì nữa. Mọi sự kiện xảy ra ở đâu, dù trong vũ trụ hay trên mặt đất hay ngay trong nhà mình, anh ta cũng không biết. Anh ta đã đánh mất khả năng học hỏi. Đằng sau đó là sự thiếu quan tâm với mọi điều. Một vài tháng sau, anh ta đánh mất dấu hai chấm. Từ đó, anh ta không liệt kê được nữa, không còn giải thích được hành vi của mình nữa. Anh ta đổ lỗi cho tất cả, trừ chính mình. Cứ mất dần các dấu, cuối cùng anh ta chỉ còn lại dấu ngoặc kép mà thôi. Anh ta không phát biểu được một ý kiến nào của riêng mình nữa, lúc nào anh ta cũng chỉ trích, dẫn lời của người khác. Thế là anh ta hoàn toàn quên mất cách tư duy. Cứ như vậy, anh ta đi đến dấu chấm hết. Thiếu những dấu câu trong một bài văn, có thể bạn chỉ bị điểm thấp vì bài văn của bạn không hay, không ý nghĩa; nhưng đánh mất những dấu câu trong cuộc đời, tuy không ai chấm điểm nhưng cuộc đời bạn cũng vô vị, cũng mất hết ý nghĩa như vậy. Mong bạn hãy giữ gìn những dấu câu của mình, bạn nhé! Theo Hồng Phương 1. Khi anh ta đánh mất dấu phẩy, anh sợ điều gì? 2. Khi anh lại làm mất dấu chấm than, anh ta trở nên như thế nào? 3. Khi anh ta đánh mất dấu chấm hỏi thì chuyện gì đã xảy ra? 4. Khi bị mất các dấu câu, anh ta đã trở thành người như thế nào? 5. Qua câu chuyện, muốn khuyên chúng ta điều gì?
  9. CHỢ NỔI CÀ MAU Đứng trên chiếc cầu đoạn cuối sông Gành Hào, nhìn về phía mặt trời mọc, có thể thấy một dãy ghe dập dờn xao động cả mặt sông, những cái chân vịt gác chổng lên loang loáng dưới ánh mặt trời. Đó là chợ nổi Cà Mau quê tôi. Chợ lúc bình minh lên đẹp đẽ, tinh khiết, trong ngần. Sương đọng trên chiếc mùng giăng trên mui ghe của đám trẻ con ngủ vùi, ngủ nướng rồi lảng bảng tan cho một ngày buôn bán bận rộn bắt đầu. Hàng trăm chiếc ghe to, nhỏ khẳm lừ, đậu sát vào nhau thành một dãy dài, người bán, người mua trùng trình trên sóng nước. Chủ ghe tất bật bày biện hàng hóa gọn ghẽ, tươi tắn và tinh tươm. Chợ nổi Cà Mau chỉ tập trung bán buôn rau, trái miệt vườn. Không cần ghé vào từng ghe để xem mà chỉ cần nhìn cái nhánh cây thon, dài buộc ở đầu ghe, trên cây treo gì thì ghe bán thức ấy. Lúc la lúc lỉu trông lạ vậy, nhưng đó là tiếng chào mời không lời. Nhìn cái nhánh cây thon, dài ấy, ta khó cầm lòng được với cái màu đỏ thanh tao của đu đủ chín cây, đỏ au au của chùm chôm chôm, vàng ươm của dứa, xoài, nâu đất của me chín, xanh non của mướp, tím lịm của cà Giữa chợ nổi Cà mau, ngập tràn hồn tôi cái cảm giác như gặp được những khu vườn của miệt sông Tiền, sông Hậu, như nhìn thấy những rẫy khóm, rẫy mía miên man dọc triền sông Trẹm quê mình. Theo Nguyễn Ngọc Tư 2. Trả lời câu hỏi: 1. Đứng ở đâu nhìn về phía mặt trời mọc có thể thấy chợ nổi Cà Mau? 2. Chợ họp vào lúc nào trong ngày, họp ở đâu? 3. Người ta buộc nhánh cây ở ghe để làm gì? 4. Người đi chợ mua bán những gì? 5. Em hãy nêu nội dung của đoạn 2.
  10. RỪNG GỖ QUÝ Xưa có vùng đất toàn đồi cỏ tranh hoặc tre nứa. Gia đình nhà nọ có bốn người phải sống chui rúc trong gian lều ọp ẹp và chật chội. Một hôm, ông bố vừa chợp mắt, một cánh rừng đầy lim, sến, táu cứng như sắt đã hiện ra. Ông nghĩ bụng: “Giá vùng ta cũng có những thứ cây nầy thì tha hồ làm nhà ở bền chắc”. Chợt nghe tiếng nhạc, ông ngoảnh lại thì thấy các cô tiên nữ đang múa hát trên đám cỏ xanh. Một cô tiên chạy lại hỏi: - Ông lão đến đây có việc gì ? - Tôi đi tìm gỗ làm nhà, thấy rừng gỗ quý ở đây mà thèm quá ! - Được, ta cho ông cái hộp nầy, ông sẽ có tất cả. Nhưng về nhà, ông mới được mở ra ! Ông lão cảm ơn cô tiên rồi bỏ hộp vào túi mang về. Dọc đường, mùi thơm từ chiếc hộp tỏa ra ngào ngạt làm ông thích quá. Ông lấy hộp ra, định hé xem một tí rồi đậy lại ngay. Nào ngờ, nắp hộp vừa hé ra thì bao nhiêu cột kèo, ván gỗ tuôn ra ào ào, lao xuống suối trôi mất. Tần ngần một lúc, ông quay lại khu rừng kể rõ sự việc rồi năn nỉ cô tiên cho cái hộp khác. Đưa ông lão cái hộp thứ hai, cô tiên lại căn dặn: - Lần nầy, ta cho lão những thứ quý gấp trăm lần trước. Nhưng nhất thiết phải về đến nhà mới được mở ra ! Hộp lần nầy rất nhẹ, không thơm, lắc nghe lốc cốc như hạt đỗ. Ông mang hộp về theo đúng lời tiên dặn Nghe tiếng chim hót, ông lão choàng tỉnh giấc. Thì ra đó chỉ là giấc mơ. Nghĩ mãi, ông chợt hiểu: “Cô tiên cho cái hộp quý là có ý bảo ta tìm hạt cây mà gieo trồng, giống như lúa ngô vậy”. Chẳng bao lâu, những đồi tranh, tre nứa đã trở thành rừng gỗ quý. Dân làng lấy gỗ làm nhà, không còn những túp lều lụp xụp như xưa. TRUYỆN CỔ TÀY- NÙNG Câu 1. Khi thấy xuất hiện cánh rừng gỗ quý, ông lão ước mong điều gì ? Câu 2. Vì sao ông lão biết các cô tiên nữ múa hát trên đám cỏ xanh ? Câu 3. Cô tiên cho ông lão chiếc hộp thứ nhất đựng những gì ? Câu 4. Những chi tiết nào cho biết chiếc hộp thứ hai đựng hạt cây gỗ quý ? Câu 5. Vì sao nói hộp thứ hai quý gấp trăm lần hộp thứ nhất ?
  11. Trường tiểu học Quang Trung Thứ sáu ngày 8 tháng 1 năm 2021 Họ và tên: Lớp: 5a BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I - MÔN: TIẾNG VIỆT Điểm Lời nhận xét của giáo viên . . . . . Phần 1: Đọc thành tiếng Phần 2: Đọc hiểu văn bản và kiến thức Tiếng Việt 1. ĐỌC THẦM BÀI VĂN: HƯƠNG LÀNG Làng tôi là một làng nghèo nên chẳng có nhà nào thừa đất để trồng hoa mà ngắm. Tuy vậy, đi trong làng, tôi luôn thấy những làn hương quen thuộc của đất quê. Đó là những mùi thơm mộc mạc chân chất. Chiều chiều hoa thiên lí cứ thoảng nhẹ đâu đây, lọc qua không khí rồi bay nhẹ đến, rồi thoáng cái lại bay đi. Tháng ba, tháng tư hoa cau thơm lạ lùng. Tháng tám, tháng chín hoa ngâu cứ nồng nàn như những viên trứng cua tí tẹo, ẩn sau tầng lá xanh rậm rạp. Tưởng như có thể sờ được, nắm được những làn hương ấy. Ngày mùa, mùi thơm từ đồng thơm vào, thơm trên đường làng, thơm ngoài sân đình, sân hợp tác, thơm trên các ngõ, đó là hương cốm, hương lúa, hương rơm rạ, cứ muốn căng lồng ngực ra mà hít thở đến no nê, giống như hương thơm từ nồi cơm gạo mới, mẹ bắc ra và gọi cả nhà ngồi vào quanh mâm. Mùa xuân, ngắt một cái lá chanh, lá bưởi, một lá xương sông, một chiếc lá lốt, một nhánh hương nhu, nhánh bạc hà hai tay mình cũng như biến thành lá, đượm mùi thơm mãi không thôi. Nước hoa ư? Nước hoa chỉ là một thứ hăng hắc giả tạo, làm sao bằng được mùi rơm rạ trong nắng, mùi hoa bưởi trong sương, mùi hoa ngâu trong chiều, mùi hoa sen trong gió Hương làng ơi, cứ thơm mãi nhé! (Theo Băng Sơn) Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng: Câu 1. Tác giả cho rằng mùi thơm của làng mình có là do đâu? a. Do mùi thơm của các hương liệu tạo mùi. b. Do mùi thơm của cây lá trong làng.
  12. c. Do mùi thơm hăng hắc của nước hoa. d. Do mùi thơm của dầu gội đầu, sữa tắm Câu 2. Trong câu "Đó là những mùi thơm mộc mạc chân chất." từ đó chỉ cái gì? a. Hương hoa thiên lí. b. Hương hoa sen trong gió c. Làn hương quen thuộc của đất quê. d. Hương thơm từ nồi cơm gạo mới. Câu 3. Dấu phẩy trong câu sau có tác dụng gì? Chiều chiều hoa thiên lí cứ thoảng nhẹ đâu đây, lọc qua không khí rồi bay nhẹ đến, rồi thoáng cái lại bay đi. a. Ngăn cách các bộ phận chủ ngữ b. Ngăn cách các bộ phận vị ngữ. c. Ngăn cách các vế câu ghép. d. Ngăn cách trạng ngữ với bộ phận chính. Câu 4. Những hương thơm nào giống như hương thơm từ nồi cơm gạo mới? a. Lá chanh, lá bưởi, lá xương sông. b. Hoa thiên lí, hoa ngâu, hoa cau. c. Hoa sen, hoa bưởi, hoa chanh. d. Hương cốm, hương lúa, hương rơm rạ. Câu 5. Tại sao tác giả cho rằng những mùi thơm đó là những mùi thơm "mộc mạc chân chất"? a. Vì những mùi thơm đó không thơm như mùi nước hoa. b. Vì những mùi thơm đó không phải mua bằng nhiều tiền. c. Vì những mùi thơm đó là những làn hương quen thuộc của đất quê. d. Vì những mùi thơm đó được gió mang từ làng quê khác đến. Câu 6. Xác định trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau? Chiều chiều, hoa thiên lí cứ thoảng nhẹ đâu đây. Trạng ngữ: . Chủ ngữ: Vị ngữ: Câu 7. Nối từ ngữ với lời giải nghĩa thích hợp: 1. Phúc a. Điều tốt lành để lại cho con cháu do ăn ở tốt. 2. Phúc đức b. Sung sướng, an toàn đạt được ý nguyện. 3. Phúc hậu c. Điều may mắn lớn, điều mang lại sự tốt lành 4. Hạnh phúc d. Có lòng nhân hậu
  13. Câu 8. Em hãy nêu nội dung chính của bài "Hương làng"? Câu 9. Đọc đoạn văn sau xếp các từ in đậm trong đoạn văn vào bảng phân loại từ? “ Nắng cuối thu dát vàng trên những chiếc lá trải dài trên mặt đất. Đường phố thật đẹp và thoang thoảng hương thơm. Mỗi buổi sáng tôi đi học, đạp xe trên đường phố ngập tràn hương hoa sữa. Tôi cứ ngỡ chẳng nơi mùa thu đẹp, lãng mạn và đáng yêu hơn thế.” Động từ Tính từ Quan hệ từ Câu 10. Câu “Tháng tám, tháng chín hoa ngâu cứ nồng nàn như những viên trứng cua tí tẹo, ẩn sau tầng lá xanh rậm rạp.” sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Em hãy viết một câu văn miêu tả một loài hoa hay một loài quả có sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa hoặc so sánh.
  14. PHÒNG GD& ĐT TX BUÔN HỒ TRƯỜNG TH QUANG TRUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ HỌC KÌ I Môn Khoa học - Lớp 5 Ngày kiểm tra: 31 tháng 12 năm 2020 Mức 1 Mức 2 Mức 3 M4 Vận Số câu, Tổng Mạch nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng dụng cao số điểm TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL 1.Đặc điểm Số câu 1 1 3 giới tính Số 0,5 1,0 1,5 điểm Câu số 1 5 2. Vệ sinh Số câu 2 1 1 1 3 1 phòng bệnh Số 1,0 1,0 1,0 1,0 2 1 điểm Câu số 2,3 6 8 11 Số câu 1 1 2 3.An toàn Số 1,0 1,0 trong cuộc 2 điểm sống Câu số 10 12 4. Đặc điểm Số câu 1 1 1 2 1 tính chất, Số 1,0 công dụng 0,5 1,0 1,5 1 một số vật điểm liệu đã học Câu số 4 7 9 Số câu 4 3 1 3 1 7 5 Tổng Số 1 2 3 1 3 5 5 điểm KHỐI TRƯỞNG Nguyễn Thị Thu Hương
  15. PHÒNG GD& ĐT TX BUÔN HỒ TRƯỜNG TH QUANG TRUNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2020- 2021 MÔN: KHOA HỌC- KHỐI 5 Ngày kiểm tra: 31 / 12 / 2020 Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng ở câu 1,2,3,4,5. Câu 1: (M1): Tuổi dậy thì ở con gái thường bắt đầu vào khoảng nào? A. Từ 10 đến 15 tuổi B. Từ 13 đến 17 tuổi C. Từ 13 đến 15 tuổi D. Từ 13 đến 20 tuổi Câu 2 (M1): Bệnh nào dưới đây không lây do muỗi truyền bệnh? A. Sốt rét B. Viêm gan A C. Sốt xuất huyết D. Viêm não Câu 3: (M1): Tác nhân gây ra bệnh sốt rét là gì? A. Ký sinh trùng B. Vi khuẩn C. Vi rút D. Nhiễm khuẩn Câu 4: (M1):Từ nào dưới đây được dùng để chỉ độ sáng của các đồ dùng bằng nhôm? A. Óng ánh B. Sáng chói C. Ánh kim D. Lung linh Câu 5: (M2): Đúng ghi Đ sai ghi S: Quá trình tinh trùng kết hợp với trứng được gọi là: Thụ thai Sự thụ tinh Hợp tử Bào thai Câu 6: (M2) Điền thêm từ ngữ thích hợp vào chổ trống hoàn thành ghi nhớ về bệnh sốt xuất huyết. Bệnh sốt xuất huyết là bệnh do một loại gây ra. Muỗi là động vật trung gian truyền bệnh. Hiện nay chưa có thuốc đặc trị để chữa bệnh này. Khi bị bệnh phải đến gần nhất để theo dõi, ngừa sốt cao và biến chứng. Câu 7: (M2) Đánh dấu x vào ô trống trước ý không phải là tính chất của thủy tinh? Trong suốt, không gỉ, không cháy Không chịu được nóng, lạnh Không bị a - xít ăn mòn Cứng nhưng dễ vỡ, không hút ẩm Câu 8: (M2) Khói thuốc lá gây hại cho người hút như thế nào? Câu 9: (M3) Nối sao cho phù hợp về các vật liệu và đặc điểm, tính chất của chúng.
  16. 1. Chất dẻo a. Làm từ cát trắng và một số chất khác 2. Cao su b. Làm từ đất sét có thể tráng men hoặc không. 3. Thủy tinh c. Có tính đàn hồi, ít biến đổi, cách điện, cách nhiệt 4. Đồ gốm d. Nhẹ, bền, khó vỡ, cách điện, cách nhiệt. Câu 10: (M3) Em có thể làm gì để phòng tránh nguy cơ bị xâm hại? Câu 11: (M3) Viết tiếp vào chỗ trong sơ đồ phòng tránh nhiễm HIV qua đường máu dưới đây: Chỉ dùng Nếu phải . Một lần rồi bỏ. thì cần Phòng tránh nhiễm HIV Không . Không dùng chung . Câu 12: (M4) Muốn phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ các em cần làm gì? Em đã làm gì để thực hiện tốt An toàn giao thông? ĐÁNH GIÁ VÀ ĐÁP ÁN KIỂM TRA KHOA HỌC KÌ I KHỐI 5 - NĂM HỌC 2020- 2021 Câu 1,2,3,4 mỗi câu đúng ghi 0,5 điểm; các câu còn lại mỗi câu đúng ghi 1điểm. Câu 1: A. Từ 10 đến 15 tuổi Câu 2: B. Viêm gan A Câu 3: A. Ký sinh trùng Câu 4: C. Ánh kim Câu 5: Sự thụ tinh x Câu 6: Từ cần điền lần lượt là: truyền nhiễm, vi rút, vằn, cơ sở y tế.
  17. Câu 7: x Không chịu được nóng, lạnh Câu 8: Khói thuốc lá gây hại cho người hút là làm hơi thở hôi, răng ố vàng, môi thâm, da sớm bị nhăn. Câu 9: 1.Chất dẻo a.Làm từ cát trắng và một số chất khác 2.Cao su b.Làm từ đất sét có thể tráng men hoặc không. 3.Thủy tinh c.Có tính đàn hồi, ít biến đổi, cách điện, cách nhiệt 4.Đồ gốm d.Nhẹ, bền, khó vỡ, cách điện, cách nhiệt. Câu 10: Không đi một mình nơi tối tăm vắng vẻ; Không ở trong phòng kín một mình với người lạ; Không đi nhờ xe người lạ; Không nhận tiền, quà hoặc sự giúp đỡ đặc biệt của người khác mà không rõ lí do; Không cho người lạ vào nhà, nhất là khi trong nhà chỉ có một mình. Câu 11 : Viết tiếp vào chỗ trong sơ đồ phòng tránh nhiễm HIV qua đường máu dưới đây: Chỉ dùng Nếu phải dùng chung bơm kim tiêm bơm kim tiêm thì cần Một lần rồi bỏ. luộc 20phút kể từ khi nước sôi Phòng tránh nhiễm HIV Không dùng chung các Không tiêm chích dụng cụ có thể dính máu ma túy như dao cạo, bàn chải đánh răng, kim châm. Câu 12: Học luật giao thông đường bộ; nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông đường bộ; thận trọng khi qua đường và tuân theo chỉ dẫn của đèn tín hiệu; không đùa nghịch, chạy nhảy hay đá bóng dưới lòng đường. ( Học sinh tự liên hệ) An Bình ngày 14 tháng 12 năm 2020 DUYỆT CM DUYỆT KHỐI Người ra đề Nguyễn Thị Thu Hương Nguyễn Thị Thanh Vân
  18. PHÒNG GD&ĐT THỊ XÃ BUÔN HỒ TRƯỜNG TH QUANG TRUNG Ma trận đề kiểm tra môn Toán cuối kì I, khối 5. Năm học 2020- 2021 Ngày kiểm tra: 7 tháng 1 năm 2021 Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tổng Mạch kiến thức, Số câu và số điểm kĩ năng TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL Số thập phân và Số câu 3 2 1 5 1 các phép tính với số thập phân. Số điểm 3,0 2,0 1,0 5,0 1,0 Câu số 1,2, 7 4,5 3 Yếu tố hình học: Số câu 1 1 1 1 giải bài toán liên quan đến diện tích Số điểm 1,0 1,0 1,0 1,0 hình tam giác Câu số 8 9 Giải bài toán về tỉ Số câu 1 1 2 số, tỉ số phần trăm Tìm hai số khi Số điểm 1,0 1,0 2,0 biết tổng và hiệu của hai số đó Câu số 6 10 Tổng Số câu 3 2 1 1 2 1 6 7 Số điểm 3,0 2,0 1,0 1,0 2,0 1,0 6,0 4,0 KHỐI TRƯỞNG Nguyễn Thị Thu Hương
  19. PHÒNG GD&ĐT TX BUÔN HỒ TRƯỜNG TH QUANG TRUNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I -NĂM HỌC 2020- 2021 MÔN : TOÁN - KHỐI 5 Ngày kiểm tra: 7 /1/ 2021 Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng: Câu 1: (M1)(1đ) Chữ số 8 trong số thập phân 21, 658 có giá trị là: 8 8 8 A. 8 B. C. D. 10 100 1000 Câu 2: (M1)(1đ) Tổng của 15,72 và 56,5 là: A. 72,22 B. 21,37 C. 722,2 D. 213,7 Câu 3: (M1)(1đ) Hiệu của 65,82 và 2,315 là: A. 4267 B. 63, 505 C.42,67 D. 33,315 Câu 4: (M2)(1đ) Tích của 0,125 x 8 là A. 1000 B. 100 C. 10 D. 1 Câu 5: (M2)(1đ) Số dư trong phép chia 36,75 : 1,8 (nếu thương lấy 2 chữ số ở phần thập phân) là: A. 1,2 B. 0,12 C. 0,012 D. 0,0012 Bài 6: (M2)(1đ) Khối lớp Năm của Trường Tiểu học Quang Trung có tất cả 200 bạn, trong đó số bạn trai là 98 bạn. Tính tỉ số phần trăm của số bạn trai và số học sinh của cả khối. Bài 7: (M3) (1đ) a. Tìm y: b. Tính bằng cách thuận tiện nhất: 62,5 : y = 1,25 x 100 1,25 x 98 + 1,25 : 0,5 Câu 8: (M3)(1đ) Một mảnh đất hình chữ nhật có chiều rộng 25m và chiều dài 40m. Trên mảnh đất đó người ta dành 25% diện tích để làm nhà. Diện tích đất làm nhà là: A.25 m2 B. 250 m2 C. 40 m2 D.400 m2 Bài 9: (M3)(1đ) Cho biết diện tích hình chữ nhật ABCD Là 2800 (cm2) (xem hình vẽ). Tìm diện tích của hình tam giác MCD. Bài 10: (M4) (1đ) Cho hai số có trung bình cộng bằng 10,01 và số này gấp 5,5 lần số kia. Tìm hai số đó.
  20. ĐÁP ÁN BÀI KIỂM TRA GIỮA KÌ 1 (MỖI CÂU ĐÚNG 1 ĐIỂM) Phần I: Khoanh tròn chữ cái đặt trước câu trả lời đúng: 8 Câu 1: D. (1đ) Câu 2: A. 72,22 (1đ) 1000 Câu 3: B. 63, 505 (1đ) Câu 4: D. 1 (1đ) Câu 5: C. 0,012 (1đ) Bài 6: (1đ) Giải: Tỉ số phần trăm của số bạn trai và số học sinh toàn khối là: (0,25đ) 98 : 200 = 0,49 = 49 % (0,5đ) Đáp số: 49% (0,25đ) Bài 7: (1đ) a. Tìm y: (0,5đ) b. Tính bằng cách thuận tiện nhất: (0,5đ) 62,5 : y = 1,25 x 100 1,25 x 98 + 1,25 : 0,5 62,5 : y = 125 = 1,25 x 98 + 1,25 x 2 y = 62,5: 125 = 1,25 x (98 + 2) y = 0,5 = 1,25 x 100 = 125 Câu 8: B. 250 m2 (1đ) Bài 9: (1đ) Giải: Chiều rộng hình chữ nhật là: (0,25đ) 15 + 25 = 40 (cm) Chiều dài hình chữ nhật ( hay cạnh DC) dài là: (0,25đ) 2800 : 40 = 70(cm) Diện tích hình tam giác MCD là: (0,25đ) 70 x 25 : 2 = 875 (cm2) Đáp số:875 cm 2 (0,25đ) Bài 10: (1đ) Giải: Tổng của hai số là: 10,01 x 2 = 20,02 (0,25đ) Số bé là: 20,02 : (5,5 + 1) = 3,08 (0,25đ) Số lớn là: 20,02 - 3,08 = 16,94 (0,25đ) Đáp số: 3,08; 16,94 (0,25đ) An Bình ngày 14 tháng 12 năm 2020 DUYỆT CM DUYỆT KHỐI Người ra đề Nguyễn Thị Thu Hương Nguyễn Thị Lai
  21. Trường tiểu học Quang Trung Thứ năm ngày 7 tháng 1 năm 2021 Họ và tên: Lớp: 5a BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I - MÔN: TOÁN Điểm Lời nhận xét của giáo viên . . . . . Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng: ( câu 1,2,3,4,5,8) Câu 1: Chữ số 8 trong số thập phân 21, 658 có giá trị là: 8 8 8 A. 8 B. C. D. 10 100 1000 Câu 2: Tổng của 15,72 và 56,5 là: A. 72,22 B. 21,37 C. 722,2 D. 213,7 Câu 3: Hiệu của 65,82 và 2,315 là: A. 4267 B. 63, 505 C.42,67 D. 33,315 Câu 4: Tích của 0,125 x 8 là A. 1000 B. 100 C. 10 D. 1 Câu 5: Số dư trong phép chia 36,75 : 1,8 (nếu thương lấy 2 chữ số ở phần thập phân) là: A. 1,2 B. 0,12 C. 0,012 D. 0,0012 Bài 6: Khối lớp Năm của Trường Tiểu học Quang Trung có tất cả 200 bạn, trong đó số bạn trai là 98 bạn. Tính tỉ số phần trăm của số bạn trai và số học sinh của cả khối.
  22. Bài 7: a. Tìm y: b. Tính bằng cách thuận tiện nhất: 62,5 : y = 1,25 x 100 1,25 x 98 + 1,25 : 0,5 . . . Câu 8: Một mảnh đất hình chữ nhật có chiều rộng 25m và chiều dài 40m. Trên mảnh đất đó người ta dành 25% diện tích để làm nhà. Diện tích đất làm nhà là: A.25 m2 B. 250 m2 C. 40 m2 D.400 m2 Bài 9: Cho biết diện tích hình chữ nhật ABCD là 2800 (cm2) (xem hình vẽ). Tìm diện tích của hình tam giác MCD. Bài 10: Cho hai số có trung bình cộng bằng 10,01 và số này gấp 5,5 lần số kia. Tìm hai số đó.
  23. PHÒNG GD&ĐT THỊ XÃ BUÔN HỒ TRƯỜNG TH QUANG TRUNG MA TRẬN ĐỀ MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ LỚP 5 HỌC KÌ 1- NĂM HỌC 2020 – 2021 Ngày kiểm tra: 6 tháng 1 năm 2021 Mức 4 Số câu Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mạch kiến thức, VD s tạo TỔNG và số N biết T hiểu Vdụng kĩ năng điểm TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL 1. Hơn tám mươi năm Số câu 2 1 3 chống thực dân Pháp Câu số 1,2 3 xâm lược và đô hộ Số điểm 3,0 (1858 - 1945) 2,0 1,0 2. Bảo vệ chính quyền Số câu 2 2 non trẻ, trường kỳ Câu số 4,5 kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) Số điểm 2,0 2,0 Số câu 1 1 1 2 1 3. Địa lí tự nhiên Việt Câu số 6 7 10 Nam Số điểm 1 1 1 2,0 1,0 Số câu 1 1 4. Địa lí dân cư Việt Câu số 8 Nam Số điểm 1 1,0 Số câu 1 1 5. Địa lí kinh tế Việt Câu số 9 Nam Số điểm 1 1,0 Số câu 3 3 3 1 6 4 Tổng Số điểm 3 3 3 1 6 4 KHỐI TRƯỞNG Nguyễn Thị Thu Hương
  24. PHÒNG GD& ĐT TX BUÔN HỒ TRƯỜNG TH QUANG TRUNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I -NĂM HỌC 2020- 2021 MÔN : LỊCH SỬ+ ĐỊA LÍ - KHỐI 5 Ngày kiểm tra: 6 /1/ 2021 Phần Lịch sử Câu 1: (M1) Khoanh vào chữ cái trước đáp án đúng: Ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam là ngày nào? A.Ngày 3 tháng 2 năm 1929 B. Ngày 3 tháng 2 năm 1935 C.Ngày 3 tháng 2 năm 1930 D. Ngày 2 tháng 3 năm 1930 Câu 2: (M1) Đúng ghi (Đ) sai ghi (S) vào ô trống: Người chủ trì hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản Việt Nam là ai? Lê Hồng Phong Nguyễn Ái Quốc Nguyễn Văn Cừ Trần Phú Câu 3: (M2) Điền tiếp thời gian và sự kiện lịch sử tương ứng còn thiếu vào chỗ chấm trong bảng sau: Thời gian Sự kiện lịch sử a. Ngày 12 tháng 9 năm 1930 a. b. . b. Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập. c. Ngày 20 tháng 12 năm 1946 c. . d. d. Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước. Câu 4: ( M3) Cách mạng tháng Tám thành công nhưng nước ta đứng trước những khó khăn gì tưởng như không vượt qua nổi? Đảng và Bác Hồ đã làm gì để giúp dân chống lại giặc dốt? Câu 5: (M3) Nêu kết quả và ý nghĩa của chiến dịch Biên giới thu – đông 1950. Em hãy nêu một tấm gương chiến đấu dũng cảm trong chiến dịch này và suy nghĩ của mình về nhân vật đó? Phần Địa lí: Câu 6: ( M1) Khoanh vào chữ cái trước đáp án đúng: Phần đất liền của nước ta giáp với các nước : A.Trung Quốc, Lào, Thái Lan B. Trung Quốc, Lào, Cam–pu- chia C.Trung Quốc, Thái Lan, Cam–pu- chia D. Lào, Thái Lan, Cam–pu- chia
  25. Câu 7: ( M2) Nối từ ngữ ở cột A với từ ngữ thích hợp ở cột B. A B Than đá Biển Đông A-pa -tít Tây Nguyên Sắt Hà Tĩnh Bô- xít Lào Cai Dầu mỏ và khí tự nhiên Quảng Ninh Câu 8: ( M2) Điền từ còn thiếu vào ô trống. Nước ta có mật độ dân số , dân cư tập trung . ở các đồng bằng, 3 ven biển và ở vùng núi. Khoảng dân số nước ta sống ở 4 Câu 9: ( M3) Vẽ sơ đồ theo sự hiểu biết của em về các điều kiện để thành phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm công nghiệp lớn nhất của nước ta. Câu 10: ( M4) Nêu vai trò của biển nước ta? Em sẽ làm gì để góp phần bảo vệ môi trường biển?
  26. ĐÁP ÁN KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI KÌ I - NĂM HỌC: 2020 -2021 MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ Phần Lịch sử: Mỗi câu đúng ghi 1 điểm Câu 1: C. Ngày 3 tháng 2 năm 1930 (1đ) Câu 2: (1đ) Mỗi ý đúng ghi 0,25đ BS Lê Hồng Phong Đ Nguyễn Ái Quốc S Nguyễn Văn Cừ S Trần Phú Câu 3: (1đ) Nối đúng một ý thời gian với sự kiện lịch sử ghi 0,25đ Thời gian Sự kiện lịch sử 1. Ngày12 tháng 9 năm 1930 a. Kỉ niệm Xô viết Nghệ Tĩnh 2. Ngày 2 tháng 9 năm 1945 b. Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập. 1. Ngày 20 tháng12 năm 1946 c. Đài Tiếng Nói Việt Nam phát đi lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. 4. Ngày 5 tháng 6 năm 1911 d. Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước. Câu 4: (1đ) - Cách mạng tháng Tám thành công nhưng nước ta đứng trước những khó khăn tưởng như không vượt qua nổi là do: giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm. (0,5đ) - Để diệt giặc dốt mở các lớp bình dân học vụ ở khắp nơi để xóa nạn mù chữ; Xây thêm trường học, trẻ em nghèo được cắp sách tới lớp. (0,5đ) Câu 5: - Qua 29 ngày đêm chiến đấu, ta đã diệt và bắt sống hơn 8000 tên địch giải phóng một số thị xã và thị trấn, làm chủ 750 km trên dải dài biên giới Việt – Trung. (0,25đ) - Căn cứ địa Việt Bắc được củng cố và mở rộng. Từ đây, ta nắm quyền chủ động trên chiến trường. (0,25đ) - Anh La Văn Cầu là tấm gương chiến đấu dũng cảm. Tấm gương đó mãi mãi soi sáng cho mọi thế hệ trẻ Việt Nam trong sự nghiệp giữ nước vĩ đại. (0,5đ) ( Phần nêu suy nghĩ tùy câu trả lời của học sinh để ghi điểm) Phần Địa lí: Mỗi câu đúng ghi 1 điểm Câu 6: B. Trung Quốc, Lào, Cam –pu - chia (1đ) Câu 7: Nối từ ngữ ở cột A với từ ngữ thích hợp ở cột B. (1đ) A B Than đá Biển Đông A-pa -tít Tây Nguyên Sắt Hà Tĩnh Bô- xít Lào Cai Dầu mỏ và khí tự nhiên Quảng Ninh
  27. Câu 8: Điền từ còn thiếu vào ô trống. (1đ) Sự phân bố dân cư ở nước ta có đặc điểm: Nước ta có mật độ dân số cao, dân cư tập trung đông đúc ở các đồng bằng, ven biển và thưa thớt ở vùng núi. Khoảng 3 dân số nước ta sống ở nông thôn. 4 Câu 9: Vẽ sơ đồ theo sự hiểu biết của em về các điều kiện để thành phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm công nghiệp lớn nhất của nước ta: (1đ) Ở gần vùng có nhiều lương thực, thực phẩm Giao thông TT công nghiệp TP Trung tâm văn hóa, thuận lợi Hồ Chí Minh khoa học, kĩ thuật Dân cư đông đúc, Đầu tư nước ngoài người lao động có trình độ cao Câu 10: (1đ)Vai trò của biển Việt Nam: (0,5đ) - Điều hòa khí hậu. - Cung cấp nguồn hải sản, muối biển, tài nguyên. - Là đường giao thông quan trọng. - Có nhiều bãi tắm và phong cảnh đẹp thu hút nhiều khách du lịch. (VD: Để góp phần bảo vệ môi trường biển em không xả rác khi đi du lịch ở biển, tuyên truyền đến mọi người bỏ rác đúng nơi quy định, lên án những hành động xả rác, nước thải ra biển và những hành động đánh bắt hải sản bằng mìn, bằng điện, ) (0,5đ) DUYỆT CM DUYỆT KHỐI Người ra đề Nguyễn Thị Thu Hương Nguyễn Thị Thủy
  28. Trường tiểu học Quang Trung Thứ tư ngày 6 tháng 1 năm 2021 Họ và tên: Lớp: 5a BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I - MÔN: LỊCH SỬ + ĐỊA LÍ Điểm Lời nhận xét của giáo viên . . . . . Phần Lịch sử Câu 1: Khoanh vào chữ cái trước đáp án đúng: Ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam là ngày nào? A. Ngày 3 tháng 2 năm 1929 B. Ngày 3 tháng 2 năm 1935 C. Ngày 3 tháng 2 năm 1930 D. Ngày 2 tháng 3 năm 1930 Câu 2: Đúng ghi (Đ) sai ghi (S) vào ô trống: Người chủ trì hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản Việt Nam là ai? Lê Hồng Phong Nguyễn Ái Quốc Nguyễn Văn Cừ Trần Phú Câu 3: Điền tiếp thời gian và sự kiện lịch sử tương ứng còn thiếu vào chỗ chấm trong bảng sau: Thời gian Sự kiện lịch sử 1. Ngày 12 tháng 9 năm 1930 a. 2. . b. Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập. 3. Ngày 20 tháng 12 năm 1946 c . 4. d. Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước.
  29. Câu 4: Cách mạng tháng Tám thành công nhưng nước ta đứng trước những khó khăn gì tưởng như không vượt qua nổi? Đảng và Bác Hồ đã làm gì để giúp dân chống lại giặc dốt? Câu 5: Nêu kết quả và ý nghĩa của chiến dịch Biên giới thu – đông 1950. Em hãy nêu một tấm gương chiến đấu dũng cảm trong chiến dịch này và suy nghĩ của mình về nhân vật đó? Phần Địa lí: Câu 6: Khoanh vào chữ cái trước đáp án đúng: Phần đất liền của nước ta giáp với các nước : A.Trung Quốc, Lào, Thái Lan B. Trung Quốc, Lào, Cam–pu- chia C.Trung Quốc, Thái Lan, Cam–pu- chia D. Lào, Thái Lan, Cam–pu- chia Câu 7: Nối từ ngữ ở cột A với từ ngữ thích hợp ở cột B. A B Than đá Biển Đông A-pa -tít Tây Nguyên Sắt Hà Tĩnh Bô- xít Lào Cai Dầu mỏ và khí tự nhiên Quảng Ninh
  30. Câu 8: Điền từ còn thiếu vào ô trống. Nước ta có mật độ dân số ., dân cư tập trung . . 3 ở các đồng bằng, ven biển và ở vùng núi. Khoảng dân số nước 4 ta sống ở . . Câu 9: Vẽ sơ đồ theo sự hiểu biết của em về các điều kiện để thành phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm công nghiệp lớn nhất của nước ta. Câu 10: Nêu vai trò của biển nước ta? Em sẽ làm gì để góp phần bảo vệ môi trường biển?