Đề kiểm tra giữa học kỳ II môn Tiếng Việt (đọc) - Lớp 4, 5 - Trường Tiểu học An Thái Đông

doc 4 trang thienle22 4000
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kỳ II môn Tiếng Việt (đọc) - Lớp 4, 5 - Trường Tiểu học An Thái Đông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_giua_hoc_ky_ii_mon_tieng_viet_doc_lop_4_5_truong.doc
  • docHUONG DAN CHAM MON TIENG VIET KHOI 4; 5.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kỳ II môn Tiếng Việt (đọc) - Lớp 4, 5 - Trường Tiểu học An Thái Đông

  1. TRƯỜNG TH AN THÁI ĐÔNG KỲ KIỂM TRA GIỮA HKII NĂM HỌC 2017 -2018 Lớp Bốn/ MÔN:TIẾNG VIỆT - Lớp 4 Thời gian: 85 phút (Không kể thời gian phát đề) Họ và tên: Ngày kiểm tra: 24/03/2018 Điểm ghi bằng số Điểm ghi bằng chữ Chữ ký giám khảo Chữ ký giám thị Giám thị 1: Giám thị 2: I. KIỂM TRA ĐỌC: ( 10 điểm) 1. Đọc thành tiếng: (3,0điểm) - Học sinh bốc thăm đọc một trong các bài tập đọc, học thuộc lòng đã học từ đầu tuần 19 đến hết tuần 28. HS đọc lưu loát, trôi chảy, tốc độ đọc khoảng 100 tiếng/phút. Kết hợp trả lời câu hỏi trong đoạn vừa đọc. 2. Đọc hiểu: (7,0 điểm) ( 30 phút) Học sinh đọc bài tập đọc trong khung Những cánh bướm bên bờ sông Ngoài giờ học, chúng tôi tha thẩn ở bờ sông bắt bướm. Chao ôi, những con bướm đủ hình dáng, đủ sắc màu. Con xanh biếc pha đen như bay nhanh loang loáng. Con vàng sẫm, nhiều hình mặt nguyệt, ven cánh có răng cưa, lượn lờ đờ như trôi trong nắng. Con bướm quạ to bằng hai bàn tay người lớn, màu nâu xỉn, có hình đôi mắt tròn, vẻ dữ tợn. Bướm trắng bay theo đàn líu ríu như hoa nắng. Loại bướm nhỏ đen kịt, là là theo chiều gió, hệt như tàn than của những đám đốt nương. Còn lủ bướm vàng tươi xinh xinh của những vườn rau thì rụt rè, nhút nhát, chẳng bao giờ dám bay ra đến bờ sông. Chúng cứ quấn quýt quanh màu vàng hoa cải và quanh những con đông tây xanh mọng nằm chờ đến lượt mình được hóa bướm vàng. (Trích từ “Dòng sông ấy” của Vũ Tú Nam) Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây: Câu 1: Ngoài giờ học, các bạn nhỏ trong bài có thú vui gì?(0,5đ) a. Đi đánh banh. b. Đến trường vui đùa. c. Đi ra bờ sông bắt bướm. Câu 2: Để tả màu sắc các con bướm, tác giả đã dùng(0,5đ) a. 4 màu: Trắng, xanh, vàng, đen. b. 5 màu: Trắng, vàng, nâu, xanh, đen.
  2. c. 6 màu: Trắng, xanh, đỏ, vàng, đen, nâu. Câu 3: Con bướm vàng sẫm có dáng bay như thế nào?(0,5đ) a. Nhanh loang loáng. b. Lượn lờ đờ như trôi trong nắng. c. Bay theo đàn líu ríu như hoa nắng. Câu 4: Dáng bay của loại bướm nhỏ đen kịt được tác giả so sánh với hình ảnh gì?(0,5đ) a. Màu nhung lụa. b. Đôi mắt to tròn dữ tợn. c. Tàn than của những đám đốt nương Câu 5: Tìm chủ ngữ trong câu: “Chao ôi, những con bướm đủ hình dáng, đủ sắc màu?”(0,5đ) a. Chao ôi, những con bướm b. Những con bướm c. Những con bướm đủ sắc màu Câu 6: Em hãy cho biết câu nào dưới đây biểu thị mức độ cao của cái đẹp?(0,5đ) a. Cảnh núi non đẹp. b. Cảnh núi non xinh. c. Cảnh núi non thật hùng vĩ. Câu 7: Em hãy nêu nội dung chính của bài” Những cánh bướm bên dòng sông”?(1đ) . Câu 8: Qua bài “Những cánh bướm bên dòng sông” gợi nhớ cho em điều gì? (1đ) . Câu 9: Em hãy đặt một câu kể “Ai thế nào”?(1đ) . . Câu 10: Hãy ghi lại 1 câu trong bài” Những cánh bướm bên dòng sông” có sử dụng hình ảnh so sánh? (1đ) . Hết
  3. TRƯỜNG TH AN THÁI ĐÔNG KỲ KIỂM TRA GIỮA HKII NĂM HỌC 2017 -2018 Lớp Năm/ MÔN:TIẾNG VIỆT - Lớp 5 Thời gian: 85 phút (Không kể thời gian phát đề) Họ và tên: Ngày kiểm tra: 24/03/2018 Điểm ghi bằng số Điểm ghi bằng chữ Chữ ký giám khảo Chữ ký giám thị Giám thị 1: Giám thị 2: I. KIỂM TRA ĐỌC: ( 10 điểm ) 1. Đọc thành tiếng: ( 3,0 điểm) - Học sinh bốc thăm đọc một trong các bài tập đọc, học thuộc lòng đã học từ đầu tuần 19 đến hết tuần 28. HS đọc lưu loát, trôi chảy, tốc độ đọc khoảng 120 tiếng/phút. Kết hợp trả lời câu hỏi trong đoạn vừa đọc. 2. Đọc hiểu: ( 7,0 điểm) ( 30 phút) Học sinh đọc thầm bài văn trong khung Một người anh như thế Tôi được tặng một chiếc xe đạp rất đẹp nhân dịp sinh nhật của mình. Trong một lần đạp xe ra công viên dạo chơi, có một cậu bé cứ quẩn quanh ngắm nhìn chiếc xe với vẻ thích thú và ngưỡng mộ. - Chiếc xe này của bạn đấy à? - Cậu bé hỏi. - Anh trai mình đã tặng nhân dịp sinh nhật của mình đấy. - Tôi trả lời, không giấu vẻ tự hào và mãn nguyện. - Ồ ước gì tớ - Cậu bé ngập ngừng. Dĩ nhiên là tôi biết cậu bé đang ước điều gì rồi, cậu ấy hẳn đang ước ao có được một người anh như thế. Nhưng câu nói của cậu thật bất ngờ đối với tôi. - Ước gì tớ có thể trở thành một người anh như thế! - Cậu ấy nói chậm rãi và gương mặt lộ rõ vẻ quyết tâm. Sau đó cậu đi về phía chiếc ghế đá sau lưng tôi, nơi đứa em trai nhỏ tàn tật của cậu đang ngồi và nói: "Đến sinh nhật nào đó của em, anh sẽ mua tặng em chiếc xe lăn, em nhé!" Đăn - Clát Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây: Câu 1. ( 1 đ)Nhân vật "tôi" trong câu chuyện có chuyện gì vui? a. Được đi chơi công viên b. Sắp được món quà sinh nhật c. Được tặng một chiếc xe đạp rất đẹp nhân dịp ngày sinh nhật. Câu 2. (0,5 đ) Điều gì khiến nhân vật "tôi" tự hào và mãn nguyện?
  4. a. Có anh trai b. Được anh trai yêu mến, quan tâm. c. Có xe đạp đẹp Câu 3. (0,5 đ) Nhân vật "tôi" đoán cậu bé ước mơ điều gì? a. Ước có một người anh để tặng mình xe đạp b. Ước có một chiếc xe đạp đẹp c. Ước được đi một vòng trên chiếc xe đạp đẹp Câu 4. (0,5 đ) Cậu bé ước mình có thể trở thành "người anh như thế" nghĩa là ước điều gì? a. Người anh biết mua xe đạp tặng em. b. Người anh yêu thương quan tâm đến em và có khả năng giúp đỡ em mình. c. Người anh được em trai yêu mến. Câu 5. (0,5 đ) Tình tiết nào trong câu chuyện làm em bất ngờ, cảm động nhất? a. Nhân vật "tôi" được người anh tặng cho một chiếc xe đạp rất đẹp nhân dịp sinh nhật của mình. b. Cậu bé quyết tâm trở thành một người anh có khả năng cho em mình những gì cần thiết. c. Cậu bé có một người em tàn tật. Câu 6. Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật cậu bé trong câu chuyện "Một người anh như thế".(1 đ) Câu 7. (0,5 đ) Tìm các quan hệ từ có trong câu văn sau: “Trong một lần đạp xe ra công viên dạo chơi, có một cậu bé cứ quẩn quanh ngắm nhìn chiếc xe với vẻ thích thú và ngưỡng mộ”. a. ra, với, và b. ra, với c. lần ra, và Câu 8. (0,5 đ) Trong câu: “Dĩ nhiên là tôi biết cậu bé đang ước điều gì rồi, cậu ấy hẳn đang ước ao có được một người anh như thế”, có chủ ngữ là: a. Tôi b. Tôi, một người anh. c. Tôi, cậu ấy. Câu 9. (1 đ) Điền quan hệ từ thích hợp vào chỗ chấm trong câu sau: “Tay tôi bê rổ cá bó truyền đơn thì giắt trên lưng quần”. Câu 10. (1 đ)Tìm các đại từ xưng hô trong các câu hội thoại của bài văn trên và đặt một câu với một từ vừa tìm. Hết