Đề kiểm tra định kì giữa kì II môn Tiếng Việt Khối 5 - Năm học 2019-2020 - Trường Tiểu học Quang Trung (Có đáp án)

doc 10 trang Thủy Hạnh 14/12/2023 680
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra định kì giữa kì II môn Tiếng Việt Khối 5 - Năm học 2019-2020 - Trường Tiểu học Quang Trung (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_dinh_ki_giua_ki_ii_mon_tieng_viet_khoi_5_nam_hoc.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra định kì giữa kì II môn Tiếng Việt Khối 5 - Năm học 2019-2020 - Trường Tiểu học Quang Trung (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD&ĐT THỊ XÃ BUÔN HỒ TRƯỜNG TIỂU HỌC QUANG TRUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA MÔN TIẾNG VIỆT GIỮA KÌ II – KHỐI 5. Năm học 2019- 2020 Mức 3 Mức 4 Số Mức 1 Mức 2 Vận VD TỔNG Mạch kiến thức, câu và Nhận biết Thông hiểu kĩ năng số dụng sáng tạo điểm TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL 5 1 1 Đọc hiểu Số 2 2 1 1 văn bản: Chiếc câu kén bướm - Cách chú Câu 1,2 3,4 7 1,0 bướm thoát ra số khỏi kén. - Kết quả Số điểm khi được giúp 1 1 1,0 1,0 đỡ của chú 4,0 1,0 bướm 1 3 2 Kiến thức Số 2 2 tiếng Việt: Từ câu loại; từ trái nghĩa; các bộ Câu 5,6 8,9 phận chính của số câu; mở rộng vốn từ: Nhân Số hậu, Trung 1 2,0 thực, Cần cù, điểm 0,5 3,0 Dũng cảm 7 3 Số 2 4 1 2 1 Tổng câu Số 4,0 3,0 1,0 2,0 1,0 2,0 1,0 điểm DUYỆT CM KHỐI TRƯỞNG Nguyễn Thị Thu Hương
  2. PHÒNG GD&ĐT THỊ XÃ BUÔN HỒ TRƯỜNG TIỂU HỌC QUANG TRUNG    ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA KÌ II NĂM HỌC 2019 -2020 MÔN: TIẾNG VIỆT – KHỐI 5 Ngày kiểm tra: Thứ sáu ngày 5/ 6 / 2020 PHẦN 1: ĐỌC THÀNH TIẾNG: (3 điểm) Học sinh bốc thăm và đọc một đoạn trong các bài văn: Hai mẹ con; Có những dấu câu ; Con đường và trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên đưa ra. ( GV ghi rõ tên bài đọc, đoạn đọc, vào từng phiếu cho HS bốc thăm đọc, trả lời để đánh giá từng em) PHẦN 2: KIỂM TRA ĐỌC HIỂU VĂN BẢN VÀ KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT: (7điểm) CHIẾC KÉN BƯỚM Có một anh chàng tìm thấy một cái kén bướm. Một hôm anh ta thấy kén hé ra một lỗ nhỏ. Anh ta ngồi hàng giờ nhìn chú bướm nhỏ cố thoát mình ra khỏi cái lỗ nhỏ xíu. Rồi anh ta thấy mọi việc không tiến triển gì thêm. Hình như chú bướm không thể cố được nữa. Vì thế, anh ta quyết định giúp chú bướm nhỏ. Anh ta lấy kéo rạch lỗ nhỏ cho to thêm. Chú bướm dễ dàng thoát ra khỏi cái kén nhưng thân hình nó thì sưng phồng lên, đôi cánh thì nhăn nhúm. Còn chàng thanh niên thì cứ ngồi quan sát với hi vọng một lúc nào đó thân hình chú bướm sẽ xẹp lại và đôi cánh đủ rộng hơn để nâng đỡ thân hình chú. Nhưng chẳng có gì thay đổi cả! Sự thật là chú bướm phải bò loanh quanh suốt quãng đời còn lại với đôi cánh nhăn nhúm và thân hình căng phồng. Nó sẽ không bao giờ bay được nữa. Có một điều mà người thanh niên không hiểu: cái kén chật chội khiến chú bướm phải nỗ lực mới thoát ra khỏi cái lỗ nhỏ xíu kia chính là quy luật của tự nhiên tác động lên đôi cánh và có thể giúp chú bướm bay ngay khi thoát ra ngoài. Đôi khi đấu tranh là điều cần thiết trong cuộc sống. Nếu ta quen sống trong một cuộc đời phẳng lặng, ta sẽ mất đi sức mạnh tiềm tàng mà bẩm sinh mọi người đều có và chẳng bao giờ ta có thể bay được. Vì thế, nếu bạn thấy mình đang phải vượt qua nhiều áp lực và căng thẳng thì hãy tin rằng sau đó bạn sẽ trưởng thành hơn. Theo Nông Lương Hoài Dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng khoanh tròn và hoàn thành các câu sau: Câu 1: (M1) Anh chàng đã tìm thấy cái gì? (0,5 đ) A.Một tổ chim B. Một cái kén bướm C. Một chú bọ ngựa D. Một chú sẻ non
  3. Câu 2: (M1) Chú bướm nhỏ cố thoát ra khỏi chiếc lỗ nhỏ xíu để làm gì ? ( 0,5 đ) A.Trở thành con bướm thật sự trưởng thành. B. Khỏi bị ngạt thở vì trong kén kín quá. C. Nhìn thấy ánh sáng vì trong kén quá tối. D.Bò loanh quanh cho khỏe, không cần bay. Câu 3: (M2)Theo em, chú bướm nhỏ đã thoát ra khỏi kén bằng cách nào? (0,5 đ) A. Chú đã cố gắng hết sức để làm rách cái kén. B. Chú đã cắn nát chiếc kén để thoát ra. C. Chú được mẹ giúp nên thoát ra khỏi kén dễ dàng. D. Một anh chàng đã rạch lỗ cho to thêm nên chú thoát ra dễ dàng. Câu 4 : (M2) Theo em, điều gì đã xảy ra với chú bướm khi thoát ra ngoài kén? (0,5đ) A. Chú tự tin , dang rộng cánh bay lên cao cùng với gia đình bướm của mình. B. Phải mất mấy hôm chú mới bay được cùng gia đình bướm của mình. C. Bò loanh quanh suốt quãng đời còn lại với thân hình sưng phồng và đôi cánh nhăn nhúm. D. Chú vui mừng khi được người khác giúp, vì nghĩ mình không tốn sức mà thoát ra vẫn khỏe . Câu 5: (M2) Từ kén trong câu: “Một hôm anh ta thấy cái kén hé ra một lỗ nhỏ.” Thuộc từ loại nào? (0,5đ) A. Danh từ B. Động từ C. Tính từ D. Đại từ. Câu 6: (M2) Dấu phẩy trong câu sau có tác dụng gì : (0,5đ) Khu vườn ngập nắng vàng, các loại hoa đua nhau khoe sắc thắm và tỏa hương thơm ngát. A. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ. B. Ngăn cách các từ cùng làm vị ngữ. C. Ngăn cách chủ ngữ với vị ngữ. D. Ngăn cách các vế trong câu ghép. Câu 7: (M3) Câu chuyện muốn nói với em điều gì? (1đ) A. Đừng bao giờ gắng sức làm điều gì, mọi chuyện tự nó sẽ đến. B. Phải tự mình nỗ lực vượt qua khó khăn, khó khăn giúp ta trưởng thành hơn. C. Đừng bao giờ giúp đỡ ai việc gì, vì chẳng có sự giúp đỡ nào có lợi cho mọi người. D.Tất cả mọi việc đều cần sự giúp đỡ của người khác mới tốt cho chúng ta. Câu 8: (M3) Dùng dấu gạch(/) để tách các vế câu trong câu ghép sau đây. Gạch 1 gạch dưới chủ ngữ của mỗi vế câu đó. (1đ) Chú bướm dễ dàng thoát ra khỏi cái kén nhưng thân hình nó thì sưng phồng lên, đôi cánh thì nhăn nhúm.
  4. Câu 9: (M3) Trong hai câu sau: “Sự thật là chú bướm phải bò loanh quanh suốt quãng đời còn lại với đôi cánh nhăn nhúm và thân hình căng phồng {1}. Nó sẽ không bao giờ bay được nữa {2}.” Từ “nó” thay thế cho từ nào, ở câu nào? Cách thay thế từ ngữ đó có tác dụng gì,? (1đ) Câu 10: (M4) Em hãy rút ra bài học từ câu chuyện trên. (1đ) PHẦN 3: KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm). 1. Chính tả: Nghe - viết (2đ) Bài: Bà cụ bán hàng nước chè (Trang 102) 2. Tập làm văn: ( 8 đ) Chọn một trong hai đề sau: Đề 1: Tả một người mà em yêu mến. Đề 2: Tả một đồ vật mà em yêu thích. An Bình, ngày 25 tháng 5 năm 2020 DUYỆT CM DUYỆT KHỐI Người ra đề Nguyễn Thị Lai
  5. PHÒNG GIÁO DỤC THỊ XÃ BUÔN HỒ TRƯỜNG TIỂU HỌC QUANG TRUNG    ĐÁP ÁN KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA KÌ II NĂM HỌC 2019 -2020 MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP 5 PHẦN 1: ĐỌC THÀNH TIẾNG (3 điểm) - Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm: 1 điểm - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm - Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm PHẦN 2: KIỂM TRA ĐỌC HIỂU VĂN BẢN VÀ KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT: (7điểm) Câu 1: B ( 0,5 điểm ) Câu 2: A ( 0,5 điểm) Câu 3: D ( 0,5 điểm ) Câu 4: C ( 0,5 điểm ) Câu 5: A ( 0,5 điểm ) Câu 6: D ( 0,5 điểm ) Câu 7: B ( 0,5 điểm ) Câu 8: Chú bướm dễ dàng thoát ra khỏi cái kén/ nhưng thân hình nó thì sưng phồng lên, /đôi cánh thì nhăn nhúm. ( 1 điểm ) Câu 9 : Từ nó thay thế cho từ chú bướm ở câu 1. Tác dụng: Tránh lặp từ mà vẫn đảm bảo liên kết câu 2 với câu1, khiến đoạn văn sinh động hơn. ( 1 điểm ) Câu 10 : ( 1 điểm ) VD: - Khi gặp khó khăn càng cần sự cố gắng, nổ lực vượt qua sẽ giúp ta trưởng thành hơn. Hoặc: - Phải tự mình nổ lực vượt qua khó khăn, khó khăn giúp ta trưởng thành hơn. ( Tùy vào cách diễn đạt của học sinh nếu HS nêu được đúng ý bài ) PHẦN 3: KIỂM TRA 1. Kiểm tra viết chính tả.( 2 điểm) - Tốc độ viết đạt yêu cầu, chữ viết rõ ràng, đúng kiểu chữ, cỡ chữ, trình bày đúng quy định, viết sạch đẹp.(1đ) - Viết đúng chính tả (sai không quá 4 lỗi) (1đ) 2. Kiểm tra viết đoạn, bài văn.( 8 điểm) Viết bài văn theo yêu cầu đề bài: a. Mở bài: 1đ b.Thân bài: 3 điểm Bài văn nêu đủ các ý theo yêu cầu của đề bài c. Kết bài: 1 đ. d. Phần kĩ năng: 3 đ (Chữ viết: 1 đ. Dùng từ, đặt câu: 1 đ ; Sáng tạo: 1 đ) An Bình, ngày 25 tháng 5 năm 2020 DUYỆT CM DUYỆT KHỐI Người ra đề Nguyễn Thị Lai
  6. Câu Đáp án Điểm Câu 1 B 0,5 Câu 2 A 0,5 Câu 3 D 0,5 Câu 4 C 0,5 Câu 5 A 0,5 Câu 6 D 0,5 Câu 7 B 1 Câu 8 Chú bướm dễ dàng thoát ra khỏi cái kén/ nhưng thân hình nó thì 1 sưng phồng lên, /đôi cánh thì nhăn nhúm. Câu 9 Từ nó thay thế cho từ chú bướm ở câu 1. Tác dụng: Tránh lặp từ 1 mà vẫn đảm bảo liên kết câu 2 với câu 1, khiến đoạn văn sinh động hơn. Câu VD: 1 10 - Khi gặp khó khăn càng cần sự cố gắng, nổ lực vượt qua sẽ giúp ta trưởng thành hơn. B. Hoặc: - Phải tự mình nổ lực vượt qua khó khăn, khó khăn giúp ta trưởng thành hơn. ( Tùy vào cách diễn đạt của học sinh nếu HS nêu được đúng ý bài )
  7. PHẦN 3: KIỂM TRA 1. Kiểm tra viết chính tả.( 2 điểm) - Tốc độ viết đạt yêu cầu, chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ, trình bày đúng quy định, viết sạch đẹp.(1đ) - Viết đúng chính tả (sai không quá 4 lỗi) (1đ) 2. Kiểm tra viết đoạn, bài văn.( 8 điểm) Viết bài văn theo yêu cầu đề bài: a. Mở bài: 1đ b.Thân bài: 3 điểm Bài văn nêu đủ các ý theo yêu cầu của đề bài c. Kết bài: 1 đ. d. Phần kĩ năng: 3 đ (Chữ viết: 1 đ. Dùng từ, đặt câu: 1 đ ; Sáng tạo: 1 đ) An Bình, ngày 25 tháng 5 năm 2020 DUYỆT CM DUYỆT KHỐI Người ra đề Nguyễn Thị Lai
  8. BÀI ĐỌC THÀNH TIÉNG HAI MẸ CON Lần đầu mẹ đưa Phương vào lớp 1, cô giáo kêu mẹ ký tên vào sổ, mẹ bẽn lẽn nói: “Tôi không biết chữ!”. Phương thương mẹ quá! Nó quyết định học cho biết chữ để chỉ giúp mẹ cách ký tên. Sáng nào mẹ cũng đưa Phương đến lớp. Bữa đó, đi ngang qua đoạn lộ vắng giữa đồng, hai mẹ con chợt thấy cụ Tám nằm ngất bên đường. Mẹ nói: “Tội nghiệp cụ sống một mình”. Rồi mẹ bảo Phương giúp mẹ một tay đỡ cụ lên, chở vào bệnh viện. Hôm ấy, lần đầu Phương đến lớp trễ, cô giáo lấy làm lạ, hỏi mãi. Phương không dám nói, trong đầu nó nghĩ : lỗi tại mẹ! Nó lo bị nêu tên trong tiết chào cờ đầu tuần, bởi vì phạm nội quy. Nó thấy giận mẹ. Về nhà, Phương không ăn cơm, nó buồn và hơi ngúng nguẩy. Mẹ dịu dàng dỗ dành. Phương vừa khóc vừa kể lại chuyện . Mẹ nói: “Không sao đâu con, để ngày mai mẹ xin lỗi cô giáo.” Hôm sau, mẹ dẫn Phương đến lớp . Chờ cô giáo tới, mẹ nói điều gì với cô, cô cười và gật đầu. Tiết chào cờ đầu tuần đã đến. Phương giật thót mình khi nghe cô hiệu trưởng nhắc tên mình: “Em Trần Thanh Phương Em còn nhỏ mà đã biết giúp đỡ người neo đơn, hoạn nạn Việc tốt của em Phương đáng được tuyên dương”. Tiếng vỗ tay làm Phương bừng tỉnh. Mọi con mắt đổ dồn về phía nó. Nó cúi gầm mặt xuống, cảm thấy ngượng nghịu và xấu hổ. Vậy mà nó đã giận mẹ! (Theo: Nguyễn Thị Hoan ) 1. Chuyện gì sảy ra khiến Phương đến lớp trễ? ( 2.Vì sao sau buổi đi học muộn, Phương cảm thấy giận mẹ? 3.Theo em,vì sao khi được tuyên dương về việc giúp đỡ người neo đơn, hoạn nạn Phương lại cảm thấy”ngượng nghịu và xấu hổ “?. 4. Em hãy thay Phương nói những điều muốn nói lời xin lỗi mẹ. CÓ NHỮNG DẤU CÂU
  9. Có một người chẳng may đánh mất dấu phẩy. Anh ta trở nên sợ những câu phức tạp và chỉ tìm những câu đơn giản. Đằng sau những câu đơn giản là những ý nghĩ đơn giản. Sau đó, không may, anh ta lại làm mất dấu chấm than. Anh bắt đầu nói khe khẽ, đều đều, không ngữ điệu. Anh không cảm thán, không xuýt xoa. Không có gì có thể làm anh ta sung sướng, mừng rỡ hay phẫn nộ nữa cả. Đằng sau đó là sự thờ ơ đối với mọi chuyện. Kế đó, anh ta đánh mất dấu chấm hỏi và chẳng bao giờ hỏi ai điều gì nữa. Mọi sự kiện xảy ra ở đâu, dù trong vũ trụ hay trên mặt đất hay ngay trong nhà mình, anh ta cũng không biết. Anh ta đã đánh mất khả năng học hỏi. Đằng sau đó là sự thiếu quan tâm với mọi điều. Một vài tháng sau, anh ta đánh mất dấu hai chấm. Từ đó, anh ta không liệt kê được nữa, không còn giải thích được hành vi của mình nữa. Anh ta đổ lỗi cho tất cả, trừ chính mình. Cứ mất dần các dấu, cuối cùng anh ta chỉ còn lại dấu ngoặc kép mà thôi. Anh ta không phát biểu được một ý kiến nào của riêng mình nữa, lúc nào anh ta cũng chỉ trích, dẫn lời của người khác. Thế là anh ta hoàn toàn quên mất cách tư duy. Cứ như vậy, anh ta đi đến dấu chấm hết. Thiếu những dấu câu trong một bài văn, có thể bạn chỉ bị điểm thấp vì bài văn của bạn không hay, không ý nghĩa; nhưng đánh mất những dấu câu trong cuộc đời, tuy không ai chấm điểm nhưng cuộc đời bạn cũng vô vị, cũng mất hết ý nghĩa như vậy. Mong bạn hãy giữ gìn những dấu câu của mình, bạn nhé! Theo Hồng Phương 1. Khi anh ta đánh mất dấu phẩy, anh sợ điều gì? 2. Khi anh lại làm mất dấu chấm than, anh ta trở nên như thế nào? 3. Khi anh ta đánh mất dấu chấm hỏi thì chuyện gì đã xảy ra? 4. Khi bị mất các dấu câu, anh ta đã trở thành người như thế nào? 5. Qua câu chuyện, muốn khuyên chúng ta điều gì? CON ĐƯỜNG
  10. Tôi là một con đường, một con đường nhỏ thôi, nhưng cũng khá lớn tuổi rồi. Hàng ngày đi qua tôi là bao nhiêu con người với biết bao bước chân khác nhau. Tôi ôm ấp những bước chân ấy trong lòng đầy yêu mến! Tôi có một thú vui, đó là mỗi buổi sáng thức dậy, nghe tiếng chân của các bác trong hội người cao tuổi, vừa đi bộ tập thể dục, vừa chuyện trò rôm rả, vui vẻ mà tình cảm biết bao. Lúc đó tôi thấy tâm hồn mình thư thái, dễ chịu, tôi khẽ vươn vai, lấy sức để chuẩn bị tinh thần giữ an toàn cho mọi người tới giờ đi học, đi làm. Vì đó luôn là thời khắc căng thẳng nhất trong một ngày của tôi. Mỗi buổi chiều về, tiếng người đi chợ gọi nhau, những bước chân vui đầy no ấm, đi qua tôi, cho tôi những cảm xúc thật ấm lòng. Buổi tối, đám trẻ đùa nhau tung tăng chạy nhảy, tôi say mê ngắm những thiên thần bé nhỏ và lắng nghe từng bước chân để kịp nâng đỡ mỗi khi có thiên thần nhỏ nào bị ngã. Những lúc đó tôi thấy mình trẻ lại vì những niềm vui. Tôi thấy tuổi già của mình vẫn còn có ích. Còn bây giờ đêm đã về khuya. Các anh chị công nhân dọn dẹp, quét đi bụi bẩn, lá rụng và tôi trở nên sạch sẽ, thoáng mát. Tôi vươn vai ngáp dài. Chắc cũng phải ngủ một chút cho một ngày mới đầy vui vẻ sắp bắt đầu. Sáng mai, tôi sẽ lại được sống một ngày ngập tràn tình yêu và hạnh phúc! (Trích trong tập truyện ngắn của Hà Thu) 1. Nhân vật xưng tôi trong bài là ai? 2. Bài văn viết theo trình tự thời gian nào? 3. Thời gian con đường thấy thư thái, dễ chịu là 4. Khi nào con đường thấy mình trẻ lại?