Đề kiểm tra chất lượng giữa kì I môn Tiếng Việt, Toán Lớp 5 - Năm học 2020-2021 - Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi

docx 11 trang Thủy Hạnh 14/12/2023 1010
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng giữa kì I môn Tiếng Việt, Toán Lớp 5 - Năm học 2020-2021 - Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_chat_luong_giua_ki_i_mon_tieng_viet_toan_lop_5_n.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra chất lượng giữa kì I môn Tiếng Việt, Toán Lớp 5 - Năm học 2020-2021 - Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi

  1. Trường: Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA KÌ I Năm học 2020-2021 Họ và tên: MÔN: Tiếng Việt - (lớp 5 ) Nhận xét của thầy cô giáo Điểm . . A. Kiểm tra đọc 1. Đọc thầm đoạn văn sau CON ĐƯỜNG LÀNG Con đường rộng 4 mét, chạy thẳng tắp, nối liền quốc lộ với các xóm ven sông. Tới đầu thôn, nó tỏa đi các nơi bởi các lối mòn, hương lộ dọc ngang chi chít như bàn cờ, chạy băng băng qua cánh đồng trống trải, thoáng mát. Đường làng được bao phủ bởi hàng cây bạch đàn xanh cao, đẹp đẽ. Mùi trái cây đang độ chín. Mùi lúa đã lên đòng, mơn mởn, hun hút sữa non theo gió lan tỏa ngát dịu. Hương hoa đồng nội, hòa với khí trời trong xanh tĩnh lặng càng làm cho con người cảm thấy dễ chịu, khỏe khoắn sau một ngày làm việc ngoài đồng mệt nhọc. Chú bé cưỡi trâu đi về, cô hàng gánh nước tưới rau bên đường, bác nông dân vác cày đi về trong hoàng hôn đượm màu tím đỏ. Phía tây, mặt trời dần khuất sau núi, chỉ còn lại vài tia nắng nhè nhẹ buông lơi. Con đường làng có từ lâu lắm. Xưa kia, các cụ kể rằng, để có được con đường liên thông với nhau, cha ông ta đã cật lực đào đất đắp đường, mồ hôi nhuộm đẫm máu hồng, đối mặt với đất trời khắc nghiệt. Rồi trải qua bao năm tháng dãi dầu, trải qua bao thăng trầm của cuộc sống, con đường làng vẫn lặng im chịu đựng như là nhân chứng cho mọi biến cố lịch sử đã đi qua. Bao lớp người đã ra đi và biết bao người đã giã biệt cuộc sống để bảo vệ quê hương, đất nước và bảo vệ chính ngôi làng yêu quý, nơi chôn rau cắt rốn của mình khi có nạn ngoại xâm. Theo Trường Xuân 2. Hoàn thành các câu hỏi và bài tập sau: Câu 1: Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất: Đoạn văn trên thuộc kiểu bài văn miêu tả nào? A. Tả cảnh. B. Tả đồ vật. C. Tả cây cối.
  2. Câu 2: Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất: Tác giả quan sát con đường làng bằng những giác quan nào? A. Thị giác, thính giác. B. Thị giác, khứu giác. C. Khứu giác, thính giác. D. Thính giác, xúc giác Câu 3: Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất: Chi tiết nào trong bài miêu tả con đường làng? A. Đường mềm như dải lụa, uốn quanh một gốc đa. B. Con đường rộng 4 mét, uốn cong như dải lụa. C. Con đường ngoằn ngoèo trông như con rắn khổng lồ men theo dòng sông. D. Con đường rộng 4 mét, chạy thẳng tắp, nối liền quốc lộ với các xóm ven sông. Câu 4: Hãy viết khoảng 3 câu văn nói đến một hình ảnh ở quê em mà em thấy thích nhất. Câu 5: Đặt 2 câu để phân biệt nghĩa gốc, nghĩa chuyển của từ “chạy” Câu 6: Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất: Từ nào trong các từ sau đây đồng nghĩa với từ “bảo vệ” A. Hủy hoại B. Phá hoại C. Giữ gìn D. Đập phá Câu 7: Hãy tìm đại từ thay thế trong câu: “Con đường rộng 4 mét, chạy thẳng tắp, nối liền quốc lộ với các xóm ven sông. Tới đầu thôn, nó tỏa đi các nơi bởi các lối mòn.” Đại từ thay thế là: thay thế cho
  3. 2. Đọc thành tiếng (3 điểm) Giáo viên làm thăm tên bài và đoạn cần đọc trong số các bài đọc dưới đây. HS bốc thăm đọc bài và trả lời câu hỏi tương ứng với đoạn bài mình vừa đọc CÂY TRONG VƯỜN Khu vườn nhà Loan không rộng lắm. Nó chỉ bằng cái sân nhỏ nhưng có bao nhiêu là cây. Mỗi cây có đời sống riêng, một tiếng nói riêng. Cây lan, cây huệ nói chuyện bằng hương, bằng hoa. Cây mơ, cây cải nói chuyện bằng lá. Cây bầu, cây bí nói bằng quá. Cây khoai, cây dong nói bằng củ, bằng rễ. Phải yêu vườn Loan mới hiểu được lời nói của các loài cây. Cũng trên một mảnh vườn, sao lời cây ớt cay, lời cây sung chát, lời cây cam ngọt, lời cây móng rồng thơm như mít chín, lời cây chanh chua Trăm cây trong vườn đều sinh ra từ đất. Đất nuôi dưỡng cây bằng sữa của mình. Đất truyền cho cây sắc đẹp, mùa màng. Chính đất là mẹ của các loài cây. TRẦN MẠNH HẢO Câu hỏi: 1. Phải làm thế nào Loan mới hiểu được lời nói của các loài cây? Câu hỏi: 2. Khu vườn nhà Loan có những lợi cây nào? Câu hỏi: 3 Đoạn văn cho em biết mẹ của các loài cây là ai? CHIM SƠN CA Trưa mùa hè, nắng vàng như mật ong trải nhẹ trên khắp các cánh đồng cỏ. Những con sơn ca đang nhảy nhót trên sườn đồi. Chúng bay lên cao và cất tiếng hót. Tiếng hót lúc trầm, lúc bổng, lảnh lót vang mãi đi xa. Bỗng dưng lũ sơn ca không hót nữa mà bay vút lên nền trời xanh thẳm. Tiếng hót trong ngần của chúng vẫn còn quấn quýt theo nhịp cánh bay. Theo PHƯỢNG VŨ Câu hỏi: 1. Tiếng hót của chim sơn ca như thế nào? Câu hỏi: 2. Trên sườn đồi nhưng con sơn ca đang làm gì? BÃI DÂU Những hàng dâu bánh tẻ ngợp trước mắt tôi. Dâu chưa cao bằng đầu người, nhưng cành dâu đâm tua tủa. Lá dâu lòe xòe, to bản như lá trầu không. Xen giữa những luống dâu là từng vồng khoai lang dây đỏ tía, chạy dài theo thân đất, như nhiều đường kẻ sọc ken vào nhau, trên cùng một tấm vải. Tôi đi giữa bãi dâu và có cảm giác như đang lội dưới lòng sông cạn. Cát ở rãnh luống mềm lún. Những cành dâu lá xôn xao đón lấy ánh nắng chói chang, làm cho lớp cát dưới chân tôi mát rượi. Những cành dâu lòe xòe theo gió như trăm nghìn cánh tay xòe ra, hứng lấy ánh nắng vàng rực, che mát cho khoai lang. Những dây khoai lang mập mạp kia lại có đủ
  4. sức để đâm chồi lên mơn mởn, quấn quýt bên gốc dâu, giữ ấm cho dâu Cứ thế, khoai và dâu phủ đầy màu xanh trên cát trắng DƯƠNG THỊ XUÂN QUÝ Câu hỏi: 1. Cành và lá dâu được tả như thế nào? Câu hỏi: 2. Đi giữa bài dâu tác giả có cảm giác như thế nào? CUA ĐỒNG THỨC GIẤC Lũ Cua con đang ngủ bỗng choàng dậy gọi: – Mẹ ơi! Mẹ ơi! Bao nhiêu là ông mặt trời mẹ ạ! Cua mẹ bò ra xem. Ồ! Lạ nhỉ? Lại có tiếng gì ầm ầm vang khắp cánh đồng. Chú Rô phi liền bảo: – Máy cày và đèn điện đấy. Mẹ con nhà Cua vẫn giương mắt lên ngơ ngác. Còn bác Trâu thì khoái chí lăn ra cười. Có máy cày, bác ấy đỡ vất vả. PHONG THU Câu hỏi: 1 Trong bài mẹ con nhà cua thấy và nghe điều gì lạ? Câu hỏi: 2. Theo em trong bài tiếng gì ầm ầm vang khắp cánh đồng? B. PHẦN VIẾT: 1. Viết chính tả: Nghe viết (Thời gian: 15 phút) 2 điểm NHỮNG CÁNH BUỒM Phía sau làng tôi có một con sông lớn chảy qua. Bốn mùa sông đầy nước. Mùa hè, sông đỏ lựng phù sa với những con lũ dâng đầy. Mùa thu, mùa đông, những bãi cát non nổi lên, dân làng tôi thường xới đất, trỉa đỗ, tra ngô, kịp gieo trồng một vụ trước khi những con lũ năm sau đổ về. Tôi yêu con sông vì nhiều lẽ, trong đó một hình ảnh tôi cho là đẹp nhất, đó là những cánh buồm. Băng Sơn 2. Tập làm văn: (Thời gian: 35 phút) 8 điểm Hãy tả ngôi trường thân yêu đã gắn bó với em trong nhiều năm qua.
  5. Đáp án và thang điểm môn Tiếng Việt giữa HKI Năm học 2020-2021 A. Phần đọc: 1. Đọc hiểu: (7 điểm) Mỗi câu đúng: 1 điểm. Câu 1: ý A Câu 3: ý D Câu 2: ý B Câu 6: ý C Câu 4: HS viết được khoảng 3 câu văn nói đến một hình ảnh ở quê hương mà em thấy thích nhất và nêu được vì sao em thích. Câu 5: Đặt được 2 câu để phân biệt nghĩa gốc, nghĩa chuyển của từ “chạy” - Chiều nay, lớp chúng em tổ chức thi chạy. - Vì chiếc đồng hồ chạy chậm nên em bị muộn giờ Câu 7: Hãy tìm đại từ thay thế trong câu: “Con đường rộng 4 mét, chạy thẳng tắp, nối liền quốc lộ với các xóm ven sông. Tới đầu thôn, nó tỏa đi các nơi bởi các lối mòn.” Đại từ thay thế là: nó thay thế cho Con đường 2. Đọc thành tiếng: (3 điểm) * Cách đánh giá, cho điểm: + Đọc đúng tiếng, đúng từ: 1 điểm. Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng trừ 0,5 điểm. + Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa, có biểu cảm: 1 điểm. Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 đến 3 chỗ trừ 0,5 điểm. + Trả lời đúng ý câu hỏi do GV nêu: 1 điểm. B – Kiểm tra viết: (10 điểm) 1. Chính tả nghe - viết: (2 điểm) (15 phút) - GV đọc cho HS viết, thời gian HS viết bài khoảng 15 phút. - Đánh giá, cho điểm: Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ và đúng theo đoạn văn (thơ) 2 điểm. - Học sinh viết mắc từ 2 lỗi chính tả trong bài viết (sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy định): trừ 0,5 điểm. Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn, bị trừ 1 điểm toàn bài. 2. Tập làm văn: (8 điểm) (35 phút) Đánh giá, cho điểm - Đảm bảo được các yêu cầu sau, được 8 điểm: + Học sinh viết được một bài văn đúng thể loại văn tả cảnh (có mở bài, than bài, kết bài) một cách mạch lạc, có nội dung phù hợp theo yêu cầu của đề bài. Có sử dụng một số biện pháp so sánh, nhân hóa phù hợp, bài văn sinh động. + Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả. + Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch đẹp. - Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức điểm phù hợp với thực tế bài viết.
  6. MA TRẬN ĐỀ TIẾNG VIỆT GIỮA KÌ I- KHỐI 5 Năm học 2020-2021 STT Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tổng CHỦ ĐỀ Số câu, TNK TL TNK TL TNK TL TN TL số điểm Q Q Q KQ 1 ĐỌC Số câu 1 2 1 4 HIỂU Câu số 3 1,2 4 VĂN Số điểm BẢN 1 2 1 4 KIẾN Số câu 1 2 3 THỨC TIẾNG Câu số 6 5,7 VIỆT Số điểm 2 3 2 1 Tổng số câu 2 2 2 1 7 Tổng số câu điểm 2 2 2 1 7 Người ra đề Nguyễn Thị Bích Thủy
  7. Trường: Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA KÌ I Năm học 2020-2021 Họ và tên: MÔN: Toán - (lớp 5 ) Nhận xét của thầy cô giáo Điểm . . 1. Khoanh vào chữ cái trước kết quả đúng: (1 đ) 2 Hỗn số 3 được chuyển thành phân số là? 5 17 15 5 5 A. B. C. D. 5 5 15 17 2. Khoanh vào chữ cái trước kết quả đúng: (1 đ) Chữ số 5 trong số thập phân 6,005 có giá trị là? 5 5 5 5 A. B. C. D. 10 100 1000 10000 3. Khoanh vào chữ cái trước kết quả đúng: Số tự nhiên x biết: 14,89 < x < 15,02 là : (1 đ) A. 14 B. 15 C. 16 D. 17 4. Khoanh vào chữ cái trước kết quả đúng: (1 đ) 1 1 Kết quả của phép tinh 1 :1 là: 5 2 4 6 3 3 A. B. C. D. 5 5 5 4 5. Khoanh vào chữ cái trước kết quả đúng: (1 đ) Các số sau viết theo thứ tự từ bé đến lớn là A. 5,06; 8,33; 5,4; 8,23; 6,02 B. 5,06; 6,02; 8,23; 5,4; 8,33 C. 5,06; 5,4; 6,02; 8,23; 8,33 6. Khoanh vào chữ cái trước kết quả đúng: (1 đ) 2 Diện tích hình chữ nhật có chiều dài 18 m, chiều rộng bằng chiều dài là: 3 A. 216 m B. 108 m C. 108 m2 D. 216 m2
  8. 7. Tính giá trị của biểu thức: (1 đ) 3 2 1 = = 5 5 6 8. Viết số thích hợp vào chỗ chấm. (1đ) a) 4,35m2 = .dm2 b) 8 tấn 35kg = . tấn 9. Bài toán: giải bài toán sau: (1đ) Mua 5kg măng tươi hết 60.000 đồng. Nếu giá mỗi ki-lô-gam măng tươi giảm đi 2000 đồng thì với 60.000 đồng có thể mua được bao nhiêu ki-lô-gam măng tươi như thế? 10. Tìm hai số tự nhiên biết tổng của chúng bằng 999 và biết giữa chúng có tất cả 25 số lẻ. (1đ)
  9. Đáp án và hướng dẫn chấm môn Toán giữa học kì 1 lớp 5 năm học 2020-2021 1. Học sinh khoanh đúng: A 1 điểm 2. Học sinh khoanh đúng C 1 điểm 3 Học sinh khoanh đúng B 1 điểm 4. Học sinh khoanh đúng A 1 điểm 5. Học sinh khoanh đúng C 1 điểm 6. Học sinh khoanh đúng D 1 điểm 7. Tính đúng giá trị của biểu thức: (1điểm) 3 2 1 3 2 18 2 20 2 5 5 6 5 30 30 30 3 8. Viết số thích hợp vào chỗ chấm. a) 4,35m2 = 435dm2 b) 8 tấn 35kg = 8,035 tấn 9. Bài toán: (1đ) Bài giải Mua 1 kg măng tươi hết số tiền là: 60 000 : 5 = 12 000 (đồng) Giá tiền của 1 kg măng tươi sau khi giảm là: 12 000 – 2000 = 10 000 (đồng) Sau khi giảm giá với 60 000 đồng có thể mua được số măng tươi là: 60 000 : 10 000 = 6 (kg) 10. Bài giải: Số bé là: ( 999 – 1) : 2 – 25 = 474 Số lớn là: ( 999 + 1) : 2 + 25 = 525 Lưu ý : Học sinh có cách giải khác phù hợp với đề bài, đúng được tính đủ theo thang điểm
  10. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA MÔN TOÁN GIỮA HỌC KÍ I LỚP 5 Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 TT Chủ đề Tổng TN TL TN TL TN TL TN TL 1 Số học: Biết Câu 1,2 5,3 7 4 chuyển đổi hốn số số thành phân số, biết thành phân số, biết Số so sánh các số thập 2 2 1 1 6 so sánh các số thập điểm phân. Biết giá trị của chữ số trong số thập phân. Biết thập phân. Biết Số cộng, trừ, nhân, 2 2 1 1 6 cộng, trừ, nhân, câu chía phân số, hỗn số. 2 Đại lượng và đo Câu 8 2 đại lượng: Biết mối số quan hệ giữa các quan hệ giữa các Số đơn vị đo độ dài, 1 2 đơn vị đo độ dài, điểm diện tích; khối lượng; viết được số đo độ dài, diện tích Số đo độ dài, diện tích 1 khối lượng dưới câu dạng sô thập phân 3 Giải bài toán Câu 6 9 10 Giải được các bài số toán liên quan đến Số 1 1 1 2 hình học; bài toán điểm sử dụng phương pháp rút về đơn vị; Số 1 1 1 2 bài toán tìm số lớn, câu số bé Tổng số câu 2 2 2 2 1 1 10 Tỉ lệ % 20% 20% 20% 20% 10% 10% 100% Tổng số điểm 2 4 3 1 10