Đề kiểm tra 1 tiết chương I môn Hình học 8 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Hùng Vương (Có ma trận + đáp án)

docx 7 trang Thủy Hạnh 12/12/2023 1260
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 1 tiết chương I môn Hình học 8 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Hùng Vương (Có ma trận + đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_1_tiet_chuong_i_mon_hinh_hoc_8_nam_hoc_2017_2018.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra 1 tiết chương I môn Hình học 8 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Hùng Vương (Có ma trận + đáp án)

  1. KIỂM TRA 1 TIẾT HÌNH HỌC 8 CHƯƠNG I I.MỤC TIÊU: + Về kiến thức : Kiểm tra kiến thức chương I. -Kiểm tra các định nghĩa,tính chất,dấu hiệu nhận biết của một tứ giác. - Kiểm tra các định nghĩa,tính chất,dấu hiệu nhận biết của một hình thang,hình thang cân,hình thang vuông. - Kiểm tra các định nghĩa,tính chất,dấu hiệu nhận biết của một hình bình hành. - Kiểm tra các định nghĩa,tính chất,dấu hiệu nhận biết của một hình chữ nhật. - Kiểm tra các định nghĩa,tính chất,dấu hiệu nhận biết của một hình thoi. - Kiểm tra các định nghĩa,tính chất,dấu hiệu nhận biết của một hình vuông. +Về kĩ năng : HS có kĩ năng làm các BTchứng minh và nẵm vững các kiến thức về các tứ giác đặc biệt . -Có kĩ năng chứng minh một tứ giác là một hình thang,hình thang cân,hình thang vuông. - Có kĩ năng chứng minh một tứ giác là một hình bình hành. - Có kĩ năng chứng minh một tứ giác là một hình chữ nhật. - Có kĩ năng chứng minh một tứ giác là một hình thoi. - Có kĩ năng chứng minh một tứ giác là một hình vuông. -Có kĩ năng làm toán quĩ tích và đường trung tuyến ứng với cạnh huyền của một tam giác vuông. + Về thái độ :HS có thái độ nghiêm túc khi làm bài. -Giáo dục tính trung thực khi làm bài II.CHUẨN BỊ: + GV : - Đề kiểm tra +HS : - Ôn tập các kiến thức chương I .
  2. PHÒNG GD – ĐT THỊ XÃ BUÔN HỒ KIỂM TRA HÌNH HỌC 8 CHƯƠNG I TRƯỜNG THCS HÙNG VƯƠNG Thời gian : 45’ Họ và tên: Năm học : 2017- 2018 Lớp 8A Điểm: Lời nhận xét của giáo viên: Đề bài : I . PHẦN TRẮC NGHIỆM : (3,0 điểm ) Khoanh vào câu trả lời đúng nhất Câu 1: Tứ giác ABCD có =1200 , =950, =1100.Số đo góc C là: A.350 B. 450 C. 550 D. 250 Câu 2: Cho ABC ,E là trung điểm AB,D là trung điểm AC.biết BC=11cm,ED=? A.11cm B. 9cm C. 6,5 cm D. 5,5 cm Câu 3.Hình thang có độ dài đáy lớn là 15cm ,đáy nhỏ là 8cm thì độ dài đường trung bình của hình thang là : A. 9cm B. 9,5cm C. 11,5cm D. 10,5cm Câu 4:Hình thang ABCD (AB//CD) có - =200, =2 .Số đo các góc A,B,C,D lần lượt là: A.1000,1200,600,800 B. 1200,600, 1000, 800 C. 800, 1200,600, 1000 D. 1200, 800,600, 1000 Câu 5. Hình bình hành có 1 góc vuông là: A. Hình thoi B. Hình chữ nhật C. Hình vuông D. Hình thang vuông Câu 6. Trong các hình sau hình nào không có tâm đối xứng ? A. Hình bình hành B. Hình chữ nhật C. Hình thoi D. Hình thang cân Câu 7. Số trục đối xứng của hình vuông là: A. 4 B. 2 C. 3 D. 1 Câu 8. Cho ABCD là hình chữ nhật và O là giao điểm hai đường chéo.Khẳng định nào sau đây là sai ? A. AC = BD B. OA = OB = OC = OD C. Các đường chéo AC và BD là 2 trục đối xứng D. Hai đường thẳng đi qua trung điểm hai cặp cạnh đối là trục đối xứng của hình chữ nhật . Câu 9. Nếu một tam giác có đường trung tuyến ứng với một cạnh bằng nữa cạnh ấy thì tam giác đó là : A. Tam giác cân B. Tam giác vuông C. Tam giác đều D. Tam giác nhọn Câu 10:Hai đường chéo của hình thoi là 8cm và 10 cm.Cạnh của hình thoi bằng: A.6cm B. 41 cm C. 164 cm D. 9cm Câu 11:Một hình vuông có cạnh bằng 3cm.Đường chéo của hình vuông là: A.6cm B. 18 cm C. 5 cm D. 9 cm
  3. Câu 12:Tứ giác EFGH có EF=HG,EH=FG và EG là phân giác góc E.Tứ giác EFGH là hình gì? A.Hình bình hành B. Hình thoi C. Hình chữ nhật D. Hình vuông II. PHẦN TỰ LUẬN : (7,0 điểm) Bài 1:Câu 13(1,5 điểm). Cho tam giác DEF vuông tại D.Biết DE=6cm,DF=8cm.Gọi M là trung điểm của EF.Tính độ dài cạnh DM? Bài 2:(5,5 đ)Cho tam giác ABC. Gọi D, M, N theo thứ tự là trung điểm của AB, BC, CA. Câu 14. Chứng minh tứ giác ADMN là hình bình hành. Câu 15. Tam giác ABC có điều kiện gì thì tứ giác ADMN là hình chữ nhật ? Câu 16. Khi M di chuyển trên cạnh BC thì trung điểm K của AM di chuyển trên đường nào ?
  4. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM I/ Trắc nghiệm khách quan (3đ) (Mỗi câu đúng được 0,5đ) Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án A D C A B D Câu 7 8 9 10 11 12 Đáp án A C B B B B II/ Phần tự luận(7 điểm) Câu Nội dung Điểm Áp dụng định lí Pitago cho tam giác DEF vuông tại D,ta có: EF2 DE 2 DF 2 62 82 100 1 13 EF= 100 10 cm. Vì M là trung điểm của DF nên DM là đường trung tuyến của 1 1 0,5 tam giác DEF nên DM EF= 10 5(cm) 2 2 -Vẽ hình,viết GT,KL đúng 0,5 Xét ABC ,có: AN=CN (gt) A CM=BM (gt) ABC D =>MN là đường trung bình của K N 14 =>MN//AB 1 =>MN//AD (D AB) (1) Ta lại có: B M BM=MC (gt) C AD=DB (gt) =>DM là đường trung bình của ABC =>DM//AC =>DM//AN (N AC) (2) Từ (1) và (2) =>Tứ giác ADMN là hình bình hành (Tứ giác có cặp 1 cạnh đối song song) 15 -Nếu VABC có góc A = 900 thì tứ giác ADMN là hcn 2 (hbh có 1 góc vuông ) 16 -Khi M di chuyển trên cạnh BC thì trung điểm K di chuyển trên đường trung bình của tam giác ABC 1
  5. MA TRẬN ĐỀ Cấp độ Nhận biết Thông Hiểu Vận dụng Tổng Vận dụng thấp Vận dụng cao Điểm Chủ đề TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL 1. Tứ giác, hình thang, hình 1 3 thang cân, 2 13 4 đường trung bình của tam giác, của hình thang. Số câu 2 1 2 5 5 Số điểm 0,5 1,5 0,5 2,5 2. Đối xứng trục,đối xứng tâm,hình bình 5 9 15 11 14 16 6 10 12 hành,hình chữ 7 nhật,hình thoi, 8 hình vuông, đường thẳng song song với đường thẳng cho trước. Số câu 4 2 1 1 2 2 1 1 1 111 Số điểm 1 0,5 2 0,5 2,5 1 7,5 Tổng số câu 7 5 3 1 16 Tổng số điểm 3 3 3 1 10
  6. BẢNG MÔ TẢ Chủ đề Câu Mô tả Phần Trắc Nghiệm 1. Tứ giác, hình 1 -Nhận biết được số đo còn lại khi biết tổng 3 góc của 1 thang, hình thang tứ giác. cân, đường trung 2 -Nhận biết đường trung bình và cách tính đường trung bình của tam giác, của hình thang. 3 bình của tam giác. -Thông hiểu công thức đường trung bình hình thang để 4 tính độ dài đường trung bình của hình thang. -Thông hiểu 2 góc kề 1 cạnh bên của hình thang để tính số đo 4 góc của hình thang. 2. Đối xứng trục,đối 5 -Nhận biết một tứ giác là hình chữ nhật. xứng tâm,hình bình 6 -Nhận biết một tứ giác không có tâm đối xứng. hành,hình chữ -Nhận biết số trục đối xứng của hình vuông. nhật,hình thoi, hình 7 vuông, đường thẳng 8 -Nhận biết hai đường chéo của hình chữ nhật không phải song song với hai trục đối xứng của hình chữ nhật đó. đường thẳng cho 9 -Thông hiểu tính chất đường trung tuyến ứng với cạnh trước. bằng nửa cạnh ấy là tam giác vuông. 10 -Thông hiểu về hai đường chéo hình thoi và áp dụng định lí Pitago để tính cạnh hình thoi. 11 -Vận dụng định lí Pitago để tính đường chéo hìnhvuông. 12 -Vận dụng dấu hiệu nhận biết hình thoi để suy ra tứ giác là hình thoi. Phần Tự Luận 1. Tứ giác, hình thang, hình thang 13 -Nhận biết cạnh huyền,đường trung tuyến ứng với cạnh huyền cân, đường trung thì bẳng nửa cạnh huyền. bình của tam giác, của hình thang, Đường trung tuyến ứng với cạnh huyền. 2. Đối xứng trục,đối 14 -Vận dụng dấu hiệu nhận biết hình bình hành để chứng minh tứ xứng tâm,hình bình giác là hình bình hành. hành,hình chữ 15 -Thông hiểu các dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật để tìm điều nhật,hình thoi, hình kiện cho hình bình hành trở thành hình chữ nhật. vuông, đường thẳng 16 -Vận dụng toán quĩ tích để biết được một diểm di chuyển. song song với đường thẳng cho
  7. trước.