Đề đề xuất kiểm tra định kì cuối học kì II môn Ngữ văn Khối 8 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Trần Đại Nghĩa (Có ma trận + đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề đề xuất kiểm tra định kì cuối học kì II môn Ngữ văn Khối 8 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Trần Đại Nghĩa (Có ma trận + đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_de_xuat_kiem_tra_dinh_ki_cuoi_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_lop_8.docx
Nội dung text: Đề đề xuất kiểm tra định kì cuối học kì II môn Ngữ văn Khối 8 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Trần Đại Nghĩa (Có ma trận + đáp án)
- # PHÒNG GD&ĐT THỊ XÃ BUÔN HỒ ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS TRẦN ĐẠI NGHĨA NĂM HỌC 2020- 2021 MÔN NGỮ VĂN – Khối lớp 8 ĐỀ ĐỀ XUẤT Thời gian làm bài : 90 phút (không kể thời gian phát đề) I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức - Kiểm tra, đánh giá mức độ chuẩn kiến thức, kĩ năng được quy định trong chương trình Ngữ văn 8 (Học kì II) với mục đích đánh giá năng lực đọc hiểu và tạo lập văn bản của học sinh. 2. Kĩ năng - Đọc hiểu văn bản. - Tạo lập văn bản (viết đoạn văn, bài văn). 3. Phẩm chất - Trung thực trong quá trình làm bài kiểm tra. - Chịu trách nhiệm với kết quả trong bài kiểm tra của mình. 4. Năng lực - Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong quá trình làm bài kiểm tra. - Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực văn học trong quá trình làm bài. II. HÌNH THỨC ĐỀ: Tự luận 100% III. MA TRẬN Mức độ Vận dụng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng cao NLĐG I. Đọc hiểu Nhận biết tên Xác định trật từ - Ngữ liệu: văn văn bản, tác giả từ, nêu tác bản nghị luận. dụng của việc - Tiêu chí lựa sắp xếp trật tự chọn ngữ liệu: từ. + 01 đoạn Nêu nội dung trích/văn bản văn bản + Độ dài khoảng 50 - 80 chữ. Số câu 1C 2C 3C Số điểm 1,0đ 2,0đ 3,0đ Tỉ lệ % 10% 20% 30% II. Tạo lập văn - Viết 01 Viết bài bản đoạn văn văn nghị Văn nghị luận nêu suy luận về -Viết đoạn văn nghĩ của hiện nghị luận. em về tác tượng - Viết bài văn dụng của không có nghị luận. việc đi bộ thói quen đọc sách
- của học sinh hiện nay Số câu 1C 1C 2C Số điểm 2,0đ 5,0đ 7,0đ Tỉ lệ % 20% 50% 70% Tổng số câu 1C 2C 1C 1C 5C số điểm 1,0đ 2,0đ 2,0đ 5,0đ 10,0đ Tỉ lệ 10% 20% 20% 50% 100%
- PHÒNG GD&ĐT THỊ XÃ BUÔN HỒ ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS TRẦN ĐẠI NGHĨA NĂM HỌC 2020- 2021 (Đề thi có 01 trang) MÔN NGỮ VĂN – Khối lớp 8 Thời gian làm bài : 90 phút ĐỀ ĐỀ XUẤT (không kể thời gian phát đề) Họ và tên học sinh : Lớp: Mã đề 658 I. ĐỌC - HIỂU (3,0đ) Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các yêu cầu bên dưới: “Biết bao hứng thú khác nhau ta tập hợp được nhờ cách ngao du thú vị ấy, không kể sức khỏe được tăng cường, tính khí trở nên vui vẻ. Tôi thường thấy những người ngồi trong những cỗ xe tốt chạy rất êm nhưng mơ màng, buồn bã, cáu kỉnh hoặc đau khổ; còn những người đi bộ lại luôn luôn vui vẻ, khoan khoái, hài lòng với tất cả. Ta hân hoan biết bao khi về gần đến nhà! Một bữa cơm đạm bạc mà sao có vẻ ngon lành thế ” ( Trích Ngữ văn 8 – Tập 2) Câu 1. Đoạn trích trên thuộc văn bản nào? Tác giả là ai? (1,0đ) Câu 2. Nêu nội dung của văn bản trên.(1,0đ) Câu 3. Xác định trật tự từ và nêu tác dụng của việc sắp xếp trật tự từ của những câu sau: “Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người.” (1,0đ) II. TẠO LẬP VĂN BẢN (7,0đ) Câu 4. Từ đoạn văn ở phần đọc – hiểu, hãy viết một đoạn văn nêu suy nghĩ của em về tác dụng của việc đi bộ.(2,0đ) Câu 5. Hiện nay có một số bạn học sinh chưa tạo cho mình thói quen đọc sách, em hãy viết bài văn nêu suy nghĩ về hiện tượng này.(5,0đ) HẾT
- PHÒNG GD&ĐT THỊ XÃ BUÔN HỒ ĐÁP ÁN TRƯỜNG THCS TRẦN ĐẠI NGHĨA MÔN NGỮ VĂN – Khối lớp 8 Thời gian làm bài : 90 phút (Không kể thời gian phát đề) Phần đáp án câu tự luận: Tổng câu tự luận: 4. Mã đề 658 Câu 1. Đoạn trích trên thuộc văn bản nào? Tác giả là ai? (1,0đ) Gợi ý làm bài: TL: - Đoạn trích trên thuộc văn bản “Đi bộ ngao du” (0,5đ) - Tác giả là: Ru- xô(0,5đ) Câu 2. Nêu nội dung của văn bản trên.(1,0đ) Gợi ý làm bài: TL:- Đi bộ ngao du sẽ được: tự do thưởng ngạo, trau dồi thêm tri thức, tăng cường sức khỏe. (0,5đ) - Thể hiện rõ tác giả là người giản dị, quý trọng tự do, yêu thiên nhiên. (0,5đ) Câu 3. Xác định trật từ từ, nêu tác dụng của việc sắp xếp trật tự từ của những câu sau: “Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người.” (1,0đ) Gợi ý làm bài: TL:- Xác định trật từ từ: Giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. (0,5đ) - Tác dụng của việc sắp xếp trật tự từ: Đảm bảo sự hài hòa về ngữ âm. (0,5đ) Câu 4. Từ đoạn văn ở phần đọc – hiểu hãy viết một đoạn văn nêu suy nghĩ của em về tác dụng của việc đi bộ. (2,0đ) Gợi ý làm bài: TL: - Hình thức: Đúng hình thức đoạn văn, đúng chủ đề. (0,5đ) - Nội dung: Diễn đạt một ý tương đối trọn vẹn: + Thể hiện được suy nghĩ của bản thân về tác dụng của việc đi bộ sẽ tăng cường sức khỏe, tính khí trở nên hòa đồng, vui vẻ; tạo cảm giác khoan khoái hài lòng với tất cả (0,75đ) + Đi bộ là hoạt động phù hợp với mọi lứa tuổi (0,75đ) Câu 5. Hiện nay có một số bạn học sinh chưa tạo cho mình thói quen đọc sách, em hãy viết bài văn nêu suy nghĩ về hiện tượng này.(5,0đ) Gợi ý làm bài: TL: * Hình thức: Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận, xác định được vấn đề nghị luận. (0,5đ) * Nội dung: Triển khai vấn đề đúng bố cục a. Mở bài: - Dẫn dắt, nêu vấn đề nghị luận: bàn về hiện tượng chưa có thói quen đọc sách của một số bạn học sinh hiện nay.(0,5đ) b. Thân bài: Giải quyết vấn đề(3.5đ) - Hiện trạng của vấn đề: (0.75đ)
- + Một số học sinh hiện nay không có hứng thú đọc sách, chưa có thói quen đọc sách; Một số ít đọc theo phong trào, thường đọc truyện tranh có nội dung vô bổ, nhảm nhí, chưa có mục đích đúng đắn-> Việc đọc trở nên chưa thật sự có ích. + Nhiều bạn thích lên mạng xã hội→ không mặn mà với việc đọc sách. - Nguyên nhân: (0.75đ) + Công nghệ thông tin phát triển, các kênh giải trí đa dạng ra đời đã thu hút các em hơn việc đọc sách. + Học sinh ngày nay có lối sống dễ dãi, yêu thích những thứ tầm thường có tính giải trí như game, facebook, các ấn phẩm có nội dung đồi trụy khiến học sinh suy đồi về đạo đức, lơ là, lười biếng trong học tập, mất dần các thói quen bổ ích trong đó có thói quen đọc sách. + Gia đình, nhà trường và xã hội thiếu quan tâm đến việc phát triển tâm hồn và năng lực trí tuệ cho học sinh. + Các nhà xuất bản chạy theo lợi nhuận, không chịu đầu tư về chất lượng và đầu sách mới. - Hậu quả: (0.75đ) + Học sinh không muốn đọc sách khiến cho việc học tập trở nên khó khăn, tri thức hạn chế, hiểu biết hạn hẹp. + Năng lực đọc kém, viết sai chính tả nhiều, không phân biệt được lỗi phát âm và diễn đạt vụng về. + Không đọc sách làm cho tâm hồn khô héo, thiếu cảm xúc và những rung động chân thành. Nói năng tục tĩu, ứng xử thiếu lịch sự, vô lễ không biết cảm thông chia sẻ, yêu thương. - Phê phán: (0.5đ) Không đọc sách hoặc ít đọc sách là không tôn trọng đối với sách, nhiều học sinh còn xem thường sách, có hành vi hủy hoại sách. Những người đó thật đáng chê trách. - Giải pháp: (0.75đ) + Đối với học sinh: Hãy đọc sách mỗi ngày để phát triển tâm hồn và trí tuệ. Quý trọng, giữ gìn và bảo vệ sách. Khuyến khích bạn bè và người thân cùng đọc sách. Tổ chức thảo luận, bàn luận về quyển sách hay, có giá trị. + Đối với gia đình, nhà trường và xã hội: Quan tâm bồi dưỡng tâm hồn và trí tuệ của các em bằng những quyển sách hay, nội dung lành mạnh. Tổ chức ngày hội đọc sách, cuộc thi tìm hiểu về sách c. Kết bài: (0,5đ) - Khẳng định lại vấn đề. - Liên hệ đến bản thân. Kí duyệt của chuyên môn Kí duyệt của tổ chuyên môn Giáo viên ra đề Võ Thị Thu Hiền Phạm Thị Vân Anh TL: