Đề đề xuất kiểm tra định kì cuối học kì II môn Ngữ văn Khối 7 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Trần Đại Nghĩa (Có ma trận + đáp án)

doc 4 trang Thủy Hạnh 13/12/2023 2100
Bạn đang xem tài liệu "Đề đề xuất kiểm tra định kì cuối học kì II môn Ngữ văn Khối 7 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Trần Đại Nghĩa (Có ma trận + đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_de_xuat_kiem_tra_dinh_ki_cuoi_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_lop_7.doc

Nội dung text: Đề đề xuất kiểm tra định kì cuối học kì II môn Ngữ văn Khối 7 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Trần Đại Nghĩa (Có ma trận + đáp án)

  1. # PHÒNG GD&ĐT THỊ XÃ BUÔN HỒ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ HKII (20–21) TRƯỜNG THCS TRẦN ĐẠI NGHĨA MÔN: NGỮ VĂN – Khối 7 ĐỀ ĐỀ XUẤT Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức - Kiểm tra, đánh giá mức độ chuẩn kiến thức, kĩ năng được quy định trong chương trình Ngữ văn 7 (Học kì II) với mục đích đánh giá năng lực đọc hiểu và tạo lập văn bản của học sinh. 2. Kĩ năng - Đọc hiểu văn bản. - Tạo lập văn bản, đoạn văn. 3. Phẩm chất - Trung thực trong quá trình làm bài kiểm tra. - Chịu trách nhiệm với kết quả trong bài kiểm tra của bản thân. 4. Năng lực - Phát triển năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo trong quá trình làm bài kiểm tra. - Phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực văn học trong lúc làm bài. II. HÌNH THỨC ĐỀ: Tự luận 100% III. MA TRẬN Mức độ Thông Vận Vận dụng Nhận biết Tổng hiểu dụng cao NLĐG I. Đọc hiểu Nhận biết tên -Xác định - Ngữ liệu: văn bản tự văn bản, tác phép liệc sự. giả, kiểu loại, kê - Tiêu chí lựa chọn ngữ nhân vật - Hiểu giá liệu: trị hiện + 01 đoạn trích/văn bản thực và + Độ dài khoảng 40-80 nhân đạo chữ Số câu 1C 2C 3C Số điểm 1.0đ 2.0đ 3.0đ Tỉ lệ % 10% 20% 30% II. Tạo lập văn bản - Viết Viết bài văn Văn nghị luận đoạn văn giải thích - Viết đoạn văn nghị nêu suy câu tục ngữ luận nghĩ về - Viết bài văn nghị nhân vật luận Số câu 1C 1C 2C Số điểm 2.0đ 5.0đ 7.0đ Tỉ lệ % 20% 50% 70% Tổng số câu 1C 2C 1C 1C 5C số điểm 1.0đ 2.0đ 2.0đ 5.0đ 10.0đ Tỉ lệ 10% 20% 20% 50% 100% 1/4 - Mã đề 735
  2. PHÒNG GD&ĐT THỊ XÃ BUÔN HỒ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II (20 –21) TRƯỜNG THCS TRẦN ĐẠI NGHĨA MÔN NGỮ VĂN – Khối 7 Thời gian làm bài: 90 phút ĐỀ ĐỀ XUẤT (không kể thời gian phát đề) (Đề thi có 01 trang) Mã đề 735 I. ĐỌC - HIỂU (3,0đ) Đọc kĩ đoạn văn và trả lời câu hỏi: “Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy lướt thướt như chuột lột. Tình cảnh trong thật là thảm.” (Trích Ngữ văn 7-Tập 2) Câu 1(1.0 điểm): Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Bài văn thuộc thể loại gì? Ai là nhân vật chính? Câu 2(1.0 điểm): Nêu giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của văn bản trên? Câu 3(1.0 điểm): Tìm phép liệt kê có trong đoạn trích? II. TẠO LẬP VĂN BẢN (7,0đ) Câu 4(2.0 điểm): Từ đoạn trích trên, hãy viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về nhân vật chính trong văn bản. Câu 5(5.0 điểm): Giải thích câu tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm”. HẾT 2/4 - Mã đề 735
  3. PHÒNG GD&ĐT THỊ XÃ BUÔN HỒ ĐÁP ÁN TRƯỜNG THCS TRẦN ĐẠI NGHĨA MÔN NGỮ VĂN – Khối lớp 7 Thời gian làm bài : 90 phút Phần đáp án câu tự luận: Tổng câu tự luận: 5. Mã đề 735 Câu 1: (1.0 điểm) Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Bài văn thuộc thể loại gì? Ai là nhân vật chính?. Gợi ý làm bài: TL: - Văn bản: Sống chết mặc bay. (0.25 đ) - Tác giả: Phạm Duy Tốn. (0.25 đ) - Thể loại: Truyện ngắn hiện đại. (0.25 đ) - Nhân vật chính: Quan phụ mẫu (0.25 đ) Câu 2: (1.0 điểm): Nêu giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của văn bản trên? Gợi ý làm bài: TL: - Giá trị hiện thực: Phản ánh sự đối lập hoàn toàn giũa cuộc sống và sinh hoạt của nhân dân với cuộc sống của bọn quan lại(0.5đ) - Giá trị nhân đạo: Thể hiện niềm thương cảm của tác giả trước cuộc sống lầm than, cơ cực của người dân.(0.5đ) Câu 3: (1.0 điểm) Tìm phép liệt kê có trong đoạn trích? Gợi ý làm bài: TL: - Kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ. Câu 4:( 2.0 điểm): Từ đoạn trích trên, hãy viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về nhân vật chính trong văn bản. Gợi ý làm bài: TL: * Hình thức: - Viết đúng thể thức của một đoạn văn. (0.5đ) * Nội dung: Diễn đạt một ý tương đối trọn vẹn: - Quan phụ mẫu là người lo ăn chơi hưởng lạc. Thờ ơ, vô trách nhiệm, ham cờ bạc không quan tâm đến người dân(0.75đ) - Phê phán, lên án nhân vật quan phụ mẫu.(0.75đ) Câu 5: (5.0 điểm). Giải thích câu tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm”. Gợi ý làm bài: TL: * Hình thức: Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận, bố cục rõ ràng, mạch lạc. Xác định được luận điểm cần phải giải thích, xây dựng được hệ thống luận điểm phụ hợp lí, dẫn chứng tiêu biểu, đầy đủ (0,5đ) * Nội dung: Triển khai vấn đề đúng bố cục. 3/4 - Mã đề 735
  4. * Mở bài:- Giới thiệu câu tục ngữ: Nhân cách, lối sống của con người trong cuộc sống. Trích dẫn câu tục ngữ.(0.5đ) * Thân bài:(3.5 đ) - Giải thích câu tục ngữ. (1.0đ) + Câu tục ngữ gồm 2 vế nói đến sự thiếu thốn trong vấn đề ăn và mặc của con người. + Dù trong hoàn cảnh khó khăn ra sao, bế tắc và đường cùng thế nào cũng phải luôn giữ gìn nhân cách và phẩm chất tốt đẹp, ngay thẳng, trong sạch. + Câu tục ngữ là bài học giáo hóa, khuyên răn sâu sắc giúp con người giữ gìn nhân phẩm và đạo đức. - Vì sao phải sống: “Đói cho sạch, rách cho thơm” (1.5đ) + Khuất phục trước sự túng quẫn, đói rách mà làm điều sai trái sẽ dần khiến con người đánh mất nhân phẩm và ngày càng lún sâu vào tăm tối, khó quay đầu lại. + Mượn cớ khốn cùng, vất vả để sống lầm lạc, buông thả, làm điều bất nhân cuối cùng cũng sẽ nhận lãnh hậu quả xứng đáng. + Giữ vững tâm hồn trước mọi gian khổ, khó khăn sẽ con người nâng cao phẩm cách và sở hữu một ý chí dẻo dai, kiên cường. + Kiên trì sống trong sạch, ngay thẳng giúp con người rèn luyện bản lĩnh và chiến thắng mọi gian lao, thử thách. + Con người có lối sống đẹp đẽ sẽ được mọi người tôn trọng, yêu quý. + Mỗi người biết sống tốt trước mọi khó khăn đều mang lại sự vui vẻ và thanh thản cho bản thân đồng thời góp phần làm xã hội hài hòa, tốt đẹp hơn. - Làm thế nào để có cách sống: “Đói cho sạch, rách cho thơm”(1.0đ) + Hiện nay có không ít người không chống lại được ham muốn bản năng mà làm chuyện xấu như trộm cắp, cướp của + Mỗi người cần phải nuôi dưỡng và rèn luyện đạo đức. Hiểu được nhân quả, dám đối mặt và giải quyết khó khăn. + Không nên ngồi yên chờ khó khăn đi qua mà phải biết hành động để vượt qua. * Kết bài:(0.5đ) - Khẳng định ý nghĩa và giá trị câu tục ngữ trong đời sống ngày nay. - Liên hệ bản thân: cần có lối sống lành mạnh, trong sạch. Duyệt của tổ chuyên môn Duyệt của chuyên môn Giáo viên ra đề Võ Thị Thu Hiền Hồ Hoài Phước Đặng Hữu Hồng Sơn TL: 4/4 - Mã đề 735