Đề cương Vật lý 7 - Học kì 2

docx 2 trang thienle22 7750
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương Vật lý 7 - Học kì 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_vat_ly_7_hoc_ki_2.docx

Nội dung text: Đề cương Vật lý 7 - Học kì 2

  1. ĐỀ CƯƠNG VẬT LÝ 7 A. LÝ THUYẾT 1. Có thể làm vật nhiễm điện bằng cách nào? Vật nhiễm điện có những tính chất gì? 2. Có mấy loại điện tích? Các điện tích tương tác với nhau như thế nào? 3. Nguyên tử có cấu tạo như thế nào? Khi nào vật nhiễm điện âm? vật nhiễm điện dương? 4. Dòng điện là gì? Dòng điện trong kim loại là gì? Đèn, quạt điện thế nào khi có dòng điện? 5. Kể tên vài nguồn điện thường gặp? Nguồn điện có đặc điểm gì? Tác dụng của nguồn điện? 6. Chất dẫn điện là gì? Chất cách điện là gì? Kể tên 3 chất dẫn điện, 3 chất cách điện thường gặp? 7. Các bộ phận của mạch điện được biểu diễn bằng cái gì? Sơ đồ mạch điện dùng để làm gì? 8. Nêu quy ước về chiều của dòng điện? So sánh chiều dòng điện và chiều chuyển động có hướng của các electron tự do trong dây dẫn kim loại? B. BÀI TẬP 1. Giải thích các hiện tượng, ứng dụng: a. Vào những ngày trời khô ráo khi chải đầu bằng lược nhựa, nhiều sợi tóc bị lược nhựa hút? b. Thổi nhẹ mặt bàn bụi bay đi mà cánh quạt quay gió đi qua rất mạnh thì lại có bụi bám vào? c. Ngày trời hanh khô dùng khăn bông khô lau gương, kính thì bụi và sợi bông vẫn bám vào? d. Trong các phân xưởng dệt, người ta thường treo những tấm kim loại đã nhiễm điện ở trên cao? 2. Dùng mảnh vải khô để cọ xát một ống bằng gỗ, một ống bằng thép, một ống bằng giấy, một ống bằng nhựa. Ống nào sẽ mang điện tích ? 3. Đưa một đầu thước nhựa dẹt lại gần một quả cầu nhựa xốp nhẹ được treo vào dưới một sợi chỉ mảnh thì quả cầu nhựa xốp bị đẩy ra xa. Có thê nói gì về hai vật này ? 4. Thanh nhựa, thanh thủy tinh đều cấu tạo bởi các nguyên tử, trong đó có điện tích dương, điện tích âm. Tại sao trước khi cọ xát chúng không hút các vụn giấy nhỏ ? 5. Sau khi cọ xát thanh nhựa sẫm vào mảnh len thì thanh nhựa nhiễm điện âm và chúng hút nhau. Giải thích hiện tượng ? 6. Trong mỗi hình sau đây các mũi tên đã cho chỉ tác dụng giữa các vật mang điện tích. Hãy ghi dấu điện tích chưa biết của vật thư hai !
  2. 7. Hải đưa một chiếc lược nhựa lại gần một mảnh nilon mỏng thì thấy lược nhựa hút mảnh nilon. Hải cho rằng lược nhựa và mảnh nilon bị nhiễm điện khác loại. Nhưng Sơn lại cho rằng chỉ cần một trong hai vật nhiễm điện thì chúng vẫn có thể hút nhau. Ai đúng ? Ai sai ? Kiểm tra thế nào ? 8. Có ba vật A, B , C được nhiễm điện do cọ xát. A hút B; B đẩy C; C mang điện tích âm. Vậy A và B mang điện tích gì ? 9. Chỉ ra vật dẫn điện, vật cách điện trong các vật sau đây: thanh gỗ khô; ruột bút chì; dây nhựa; thanh thủy tinh; đoạn dây thép; đoạn dây nhôm; mảnh sứ; dây cao su; cành cây tươi; nước bẩn; không khí ẩm; giấy ẩm; 10. Gắn 2 quả cầu kim loại A, B lên 2 giá nhựa đặt cách nhau một quãng ngắn trong không khí. Dưới mỗi quả cầu có treo một cặp lá nhôm mỏng, nhẹ, sát nhau. a. Khi làm quả cầu A nhiễm điện thì 2 lá nhôm treo bên dưới xòe ra. Vì sao ? b. Đặt thanh nhựa nối trên 2 quả cầu thì không có điều gì xảy ra. Vì sao ? c. Đặt thanh kim loại nối trên 2 quả cầu thì 2 lá nhôm dưới quả cầu A khép bớt lại, 2 lá nhôm dưới quả cầu B xòe ra một tí. Vì sao ?