Đề cương ôn tập Vật lý 7 - Lần 1

docx 2 trang thienle22 8140
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập Vật lý 7 - Lần 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_vat_ly_7_lan_1.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập Vật lý 7 - Lần 1

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VẬT LÝ 7 I. TRẮC NGHIỆM 1. Có thể làm nhiễm điện cho một vật bằng cách. A. Cọ xát vật. B. Nhúng vật vào nước nóng. C. Cho chạm vào nam châm. D. Cả b và c. 2. Một thanh kim loại chưa bị nhiễm điện được cọ xát và sau đó trở thành vật mang điện tích dương. Thanh kim loại khi đó ở vào tình trạng nào trong các tình trạng sau? A. Nhận thêm electrôn. B. Mất bớt electrôn. C. Mất bớt điện tích dương. D. Nhận thêm điện tích dương 3. Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào không có dòng điện chạy qua? A. Một đũa thuỷ tinh cọ xát vào lụa. B. Một quạt máy đang chạy. C. Một bóng đèn điện đang sáng. D. Máy tính bỏ túi đang hoạt động. 4. Chiều dòng điện và chiều dịch chuyển của các electron tự do trong mạch điện là: A. Ban đầu thì cùng chiều, sau một thời gian thì ngược chiều. B. Ban đầu thì ngược chiều, sau một thời gian thì cùng chiều. C. Cùng chiều. D. Ngược chiều. 5. Chiều dòng điện được quy ước là chiều: A. Từ cực dương qua dây dẫn và dụng cụ điện tới cực âm của nguồn. B. Chuyển dời có hướng của các điện tích. C. Dịch chuyển của các electron.
  2. D. Từ cực âm qua dây dẫn và dụng cụ điện tới cực dương của nguồn II. TỰ LUẬN 1. Em hãy giải thích nghịch lý sau đây: a. Càng lau chùi bàn ghế thì càng bám nhiều bụi bẩn . b. Càng chải tóc thì tóc càng dựng đứng . 2. Lấy thanh thủy tinh ,cọ xát với miếng lụa .Miếng lụa tích điện âm .Sau đó ta thấy thanh thủy tinh đẩy vật B,hút vật C và hút vật D. Thanh thủy tinh nhiểm điện gì ? Các vật B,C,D nhiễm điện gì ? Giữa B và C ; C và D ; B và D xuất hiện lực hút hay lực đẩy ? 3. Không khí có phải là môi trường cách điện không ? Tại sao khi đứng gần dây điện cao thế có thể nguy hiểm mặc dù ta chưa chạm vào dây ? 4.Trong một mm3 vật dẫn điện có 30 tỉ electron tự do . Hãy tìm số electron tự do trong : 0,25m3 vật dẫn điện . 5. Hãy vẽ sơ đồ mạch điện gồm một bóng đèn ,một công tắc ,nguồn điện coa hai pin mắc nối tiếp và một số dây dẫn . 6. Chất dẫn điện là gì? chất cách điện là gì? lấy ví dụ minh họa? 7. Khi: a. Hai mảnh ni lông, sau khi cọ xát bằng vải khô và đặt gần nhau. b. Thanh thủy tinh và thanh nhựa, sau khi bị cọ xát bằng vải khô đặt gần nhau. Hiện tượng trên xảy ra như thế nào, tại sao? 8. Hãy giải thích tại sao trên các cánh quạt điện trong gia đình thường bám bụi?