Đề cương ôn tập Ngữ văn 7 - 4 tuần học kỳ II

docx 3 trang thienle22 3170
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập Ngữ văn 7 - 4 tuần học kỳ II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_ngu_van_7_4_tuan_hoc_ky_ii.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập Ngữ văn 7 - 4 tuần học kỳ II

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 7 A. VĂN BẢN I. Tục ngữ 1. Tục ngữ a. Khái niệm tục ngữ. b. Phân biệt tục ngữ với ca dao, thành ngữ. c. Nội dung chính và nét nghệ thuật đặc sắc của tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất; tục ngữ về con người và xã hội. 2. Bài tập Bài 1: Nêu nội dung và giải thích ý nghĩa của các câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất dưới đây: a. Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa. b. Tôm đi chạng vạng, cá đi rạng đông. c. Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng. Bài 2: Cho các câu tục ngữ sau: - Có công mài sắt có ngày nên kim - Lá lành đùm lá rách - Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài a. Nêu nội dung của các câu tục ngữ trên. b. Bài học mà mỗi câu tục ngữ mang lại là gì ? Bài 3: Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) nêu cảm nhận của em về câu tục ngữ “Thương người như thể thương thân”. II. Văn bản nghị luận 1. Văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” – Hồ Chí Minh a. Xuất xứ, kiểu văn bản, vấn đề nghị luận, PTBĐ b. Nội dung chính và nét nghệ thuật dặc sắc của văn bản. 2. Bài tập Bài 1: a. Trong đoạn văn đầu tiên văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” (Từ đầu đến “lũ cướp nước” ), tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào ? Tác dụng của những BPNT ấy? b. Để làm sáng tỏ biểu hiện của lòng yêu nước, tác giả Hồ Chí Minh đã sử dụng dẫn chứng và lập luận như thế nào?
  2. Bài 2: Từ văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” (Hồ Chí Minh), bản thân em sẽ thể hiện lòng yêu nước của mình như thế nào? Trình bày suy nghĩ đó bằng một đoạn văn khoảng ½ trang giấy. B. Tiếng Việt 1. Rút gọn câu 2. Câu đặc biệt 3. Thêm trạng ngữ cho câu * Yêu cầu: - Khái niệm/Đặc điểm - Tác dụng - Phân loại - Lưu ý 4. Bài tập Bài 1: Trong các câu sau, câu nào là câu rút gọn? Tác dụng của việc rút gọn này? a. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây (Tục ngữ) b. Em buồn bã lắc đầu: - Không, em không lấy. Em để hết lại cho anh. - Lằng nhằng mãi. Chia ra! - Mẹ tôi quát và giận dữ đi về phía cổng. (Cuộc chia tay của những con búp bê, Khánh Hoài) c. - Lớp mình tập văn nghệ khi nào ? - Chiều thứ bảy tuần này. Bài 2: Chỉ rõ và khôi phục các thành phần câu bị rút gọn trong các trường hợp sau: a. Tiếng hát ngừng. Cả tiếng cười. b. Học ăn, học nói, học gói, học mở. (Tục ngữ) c. - Hằng ngày, ai đưa em đi học ? - Mẹ em ạ. d. - Bao giờ thì anh lên đường ? - Ngày mai. Bài 3: Xác định câu đặc biệt và câu rút gọn trong các trường hợp sau: a. Đêm trăng. Biển yên tĩnh. Tàu Phương Đông của chúng tôi buông neo trong vùng biển Trường Sa. (Hà Đình Cẩn) b.- Lớp mình tập văn nghệ vào lúc nào ?
  3. - Buổi chiều nay. c. Mưa. Nước xối xả vào mái hiên. d. - Minh ơi ! Dậy đi học thôi. Bài 4: Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) nêu cảm nhận của em về câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách”, trong đó sử dụng phù hợp một trạng ngữvà một câu rút gọn/một câu đặc biệt (gạch chân, chú thích rõ). C. Tập làm văn 1. Văn nghị luận a. Khái niệm b. Đặc điểm c. Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận 2. Văn nghị luận lập luận chứng minh a. Khái niệm b. Đặc điểm c. Bố cục trong bài văn nghị luận 3. Bài tập Bài 1: Xác định nội dung, tính chất và phạm vi nghị luận trong các đề sau: a. Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao. b. Hãy chứng minh rằng Ca dao là tiếng lòng của nhân dân lao động. Bài 2: Tìm hiểu đề và lập dàn ý cho đề văn sau: Nhân dân Việt Nam ta từ xưa đến nay luôn sống theo đạo lí “Uống nước nhớ nguồn” .