Đề cương ôn tập môn Tin học 7

docx 7 trang Chiến Đoàn 09/01/2025 420
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập môn Tin học 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_mon_tin_hoc_7.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập môn Tin học 7

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP TIN 7 (Lưu ý: Thi tự luận trong 45 phút) Câu 1: Nếu một trong những người bạn của em có biểu hiện nghiện trò chơi trực tuyến. Em sẽ làm gì để giúp bạn? Trả lời: - Em sẽ báo với ba mẹ bạn và cùng với ba mẹ bạn giúp đỡ bạn giảm dần thời gian tiếp xúc với mạng internet. - Thường xuyên gặp gỡ bạn để chia sẻ, tâm sự và học tập cùng bạn. - Giúp bạn cùng tham gia vào các hoạt động thể dục thể thao ngoài giờ học Câu 2: Cho bảng điểm môn Tin học như sau: TT Họ và tên Điểm 1 Nguyễn Châu Anh 7.5 2 Nguyễn Phương Chi 9.0 3 Hà Minh Đức 8.0 4 Nguyễn Thị Hằng 8.5 5 Nguyễn Phương Thảo 9.5 6 Nguyễn Thanh Mai 10 Hãy liệt kê các bước tìm kiếm nhị phân để tìm học sinh được điểm 9.5 môn Tin học. Hãy cho biết tên học sinh đó. Trả lời: * Các bước tìm kiếm nhị phân để tìm học sinh được điểm 9.5 môn Tin học B1. Xét vị trí giữa, đó là vị trí thứ 3. Vì 9.5 >8.0 do đó vùng tìm kiếm thu hẹp chỉ còn nửa sau của danh sách. B2. Xét vị trí giữa, đó là vị trí thứ 5. Vì 9.5=9.5 nên tìm thấy giá trị cần tìm, thuật toán dừng lại. * Tên học sinh: Nguyễn Phương Thảo. Câu 3: Thế nào là thiết bị vào? Thế nào là thiết bị ra? Kể tên một số thiết bị vào – ra mà em biết. Trả lời: - Thiết bị vào là thiết bị được dùng để nhập thông tin vào máy tính: chuột, bàn phím, micro, camera
  2. - Thiết bị ra là thiết bị xuất thông tin từ máy tính ra để con người nhận biết được: màn hình, máy in, loa, tai nghe Câu 4: Hệ điều hành là gì? Phần mềm ứng dụng là gì? Kể tên một số hệ điều hành và phần mềm ứng dụng mà em biết. Trả lời: - Hệ điều hành là phần mềm hệ thống quản lý và điều khiển hoạt động chung của máy tính, quản lý dữ liệu, cung cấp cho con người môi trường tương tác với máy tính và chạy các phần mềm ứng dụng. Ví dụ: Windows, Mac OS, Linux, iOS - Phần mềm ứng dụng là các chương trình máy tính cho phép người sử dụng thực hiện những công việc cụ thể và thường xử lý những loại dữ liệu cụ thể. Ví dụ: gmail, zalo, paint, unikeyNT Câu 5: Em hãy nêu các biện pháp bảo vệ dữ liệu trong máy tính? Nếu là em, em sẽ chọn cách bảo vệ dữ liệu nào? Vì sao? Trả lời: - Các biện pháp bảo vệ dữ liệu: Sao lưu dữ liệu, tài khoản người sử dụng và mật khẩu, phần mềm diệt virus - Liên hệ: tự trả lời Câu 6: Em hãy nêu ví dụ cụ thể về hậu quả của việc sử dụng thông tin vào mục đích sai trái. Trả lời: - Giả mạo Facebook công an đăng tin sai sự thật, chia sẻ thông tin có nội dung hiểu nhầm, hiểu sai, gây hoang mang trong nhân dân, ảnh hưởng đến tổ chức, cá nhân trong công tác phòng, chống dịch Covid- 19. - Đăng tải thông tin sai sự thật về khẩu phần ăn trong khu cách ly tập trung trên mạng xã hội Facebook ảnh hưởng đến nhân dân, tổ chức trong công tác phòng, chống dịch Covid-19. - Đăng thông tin và hình ảnh nhạy cảm của bạn trên mạng xã hội khi chưa được bạn đồng ý gây ảnh hưởng đến tâm lý, danh dự của bạn. Câu 7: Khi tải Scratch để cài đặt lên máy tính, tại sao cần phải chọn phiên bản phù hợp với hệ điều hành trên máy tính của em? Trả lời: Khi cài đặt phần mềm ứng dụng lên máy tính, cần phải chọn phiên bản phù hợp với hệ điều hành. Nếu lựa chọn không đúng, phần mềm cài đặt sẽ không chạy được vì nó phụ thuộc vào hệ điều hành.
  3. Câu 8: Máy in của em in ra những kí hiệu không mong muốn và em biết lỗi này là do virus gây ra. Em cần phải diệt virus ở máy tính hay máy in? Vì sao? Trả lời: Virus gây ra lỗi của máy in. Máy in là thiết bị ra, nghĩa là hướng di chuyển của dữ liệu là từ máy tính sang máy in mà không theo chiều ngược lại. Không có cách nào để đưa vius vào máy in mà không qua máy tính. Mọi hoạt động của máy in đều do máy tính điều khiển. Vius từ máy tính gây ra lỗi của máy in. Khi tắt máy in, bộ nhở của nó sẽ bị xoá hết, không cần phải diệu virus. Vì vậy, em cần diệt virus ở máy tính vì máy in không có virus Câu 9: Trên màn hình theo dõi, em thấy một người đứng trước camera an ninh. Người đó có biết em đang theo dõi họ không? Tại sao? Trả lời: Qua màn hình theo dõi, em thấy có một người đứng trước camera an ninh. Họ không biết em đang theo dõi họ. Đó là vì camera an ninh chỉ là thiết bị vào mà không phải thiết bị ra. Nó thu hình ảnh trước ống kính và gửi đến nơi em đang theo dõi mà không cho người đứng trước ống kính biết nó gửi thông tin đi đâu, cho ai TRẮC NGHIỆM Câu 1: Em hãy cho biết máy ảnh nhập thông tin dạng nào vào máy tính? A. Con số. B. Văn bản. C. Hình ảnh. D. Âm thanh. Câu 2: Thiết bị nào xuất dữ liệu âm thanh từ máy tính ra ngoài? A. Máy ảnh. B. Micro. C. Màn hình. D. Loa. Câu 3: Những việc nào sau đây là nên làm trong quá trình sử dụng thiết bị máy tính? A. Đọc kĩ hướng dẫn trước khi sử dụng thiết bị. B. Giữ bàn tay khô, sạch khi sử dụng máy tính. C. Gõ phím dứt khoát nhưng nhẹ nhàng. D. Tất cả các phương án trên.
  4. Câu 4: Một bộ tai nghe có gắn micro sử dụng cho máy tính là loại thiết bị gì? A. Thiết bị vào. B. Thiết bị ra. C. Thiết bị vừa vào vừa ra. D. Không phải thiết bị vào – ra. Câu 5: Thao tác nào sau đây tắt máy tính một cách an toàn? A. Sử dụng nút lệnh Restart của Windows. B. Sử dụng nút lệnh Shut down của Windows. C. Nhấn giữ công tắc nguồn vài giây. D. Rút dây nguồn khỏi ổ cắm. Câu 6: Máy tính cần phải có những thành phần nào để hỗ trợ con người xử lí thông tin? A. thiết bị vào, thiết bị ra, bộ xử lí và bộ nhớ B. màn hình máy tính, chuột, micro C. thiết bị nghe, nhìn D. Tất cả các phương án trên. Câu 7: Phần mở rộng của mỗi loại tập bao gồm A. những kí tự sau dấu chấm cuối cùng trong tên tệp. B. những kí tự trong tên tệp C. Loại tệp nào cũng cho biết phần mềm ứng dụng nào có thể được dùng với nó. D. Cả hai phương án A, B đều đúng. Câu 8: Sau khi kết nối các thiết bị phần cứng như bàn phím, màn hình, chuột vào thân máy chứa bộ xử lí A. Máy tính vẫn chưa hoạt động được. B. Máy tính còn cần phải có phần mềm để hoạt động C. Máy tính đã có thể bắt đầu hoạt động D. Tất cả các phương án trên. Câu 9: Những thiết bị nào sau đây cần phải có hệ điều hành để có thể cài đặt và chạy những ứng dụng khác? A. Điện thoại thông minh B. Máy tính bảng C. Máy tính để bàn
  5. D. Tất cả các phương án trên. Câu 10: Mỗi phần mềm ứng dụng hỗ trợ tạo và xử lí một số loại dữ liệu nhất định, với định dạng tệp riêng, được nhận ra nhờ A. Phần mở rộng B. Phần cứng C. Phần mềm D. Cả hai phương án B, C đều đúng. Câu 11: Mật khẩu mạnh thường là dãy A. Dài ít nhất tám kí tự. B. Bao gồm cả chữ số, chữ in hoa, chữ thường và các kí hiệu đặc biệt như @, #, C. Không phải là một từ thông thường D. Tất cả các phương án trên. Câu 12: Tệp có phần mở rộng.exe thuộc loại tệp gì? A. Không có loại tập này. B. Tệp chương trình máy tính. C. Tệp dữ liệu của phần mềm Microsoft Word. D. Tệp dữ liệu video. Câu 13: Để việc tìm kiếm dữ liệu trong máy tính được dễ dàng và nhanh chóng, khi đặt tên thư mục và tệp nên A. Đặt tên theo ý thích như tên người thân hay tên thú cưng. B. Đặt tên sao cho dễ nhớ và đề biết trong đó chứa gì. C. Đặt tên giống như trong ví dụ của sách giáo khoa. D. Đặt tên tuỳ ý, không cần theo quy tắc gì. Câu 14: Tệp chương trình máy tính trong hệ điều hành Windows thường có phần mở rộng A. .exe B. .bat C. .msi. D. Tất cả các phương án trên. Câu 15: Một số biện pháp bảo vệ dữ liệu máy tính là gì? A. Dữ liệu cần được sao lưu thường xuyên lên thiết bị lưu trữ ngoài máy tính chứa dữ liệu gốc để tránh bị mất hoặc bị hỏng dữ liệu.
  6. B. Việc đặt mật khẩu cho tài khoản người sử dụng trên máy tính và trên Internet sẽ giúp bảo vệ dữ liệu khỏi sự truy cập trái phép. C. Cần bảo vệ dữ liệu bằng cách không sử dụng phần mềm không rõ nguồn gốc và luôn bật chế độ bảo vệ máy tính của phần mềm diệt virus. D. Tất cả các phương án trên. Câu 16: Vai trò của phần mềm diệt virus là gì? A. phát hiện và diệt virus B. phát hiện và chặn các cuộc tấn công từ phần mềm độc hại. C. Bảo vệ dữ liệu được an toàn D. Tất cả các phương án trên. Câu 17: Nghiện chơi game trên mạng là gì? A. Là tình trạng dành quá nhiều thời gian vào các trò chơi trên máy tính, trên mạng ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày B. Là tình trạng chơi game liên tục không kiểm soát được, dù biết điều này đang tổn hại đến sức khỏe của chúng C. Tiếp tục hoặc chơi game ngày càng nhiều, bất chấp sự xuất hiện của những hậu quả tiêu cực D. Tất cả các đáp án trên Câu 18: Đối với học sinh, cách tốt nhất nên làm khi bị ai đó bắt nạt trên mạng là gì? A. Nói lời xúc phạm người đó. B. Cố gắng quên đi và tiếp tục chịu đựng. C. Nhờ bố mẹ, thầy cô giáo giúp đỡ, tư vấn. D. Đe dọa người bắt nạt mình. Câu 19: Những hạn chế của mạng xã hội đó là? A. Đưa thông tin không chính xác hoặc tin xấu khiến chúng ta tin vào những thông tin sai lệch B. Có thể dễ dàng tiếp cận với những thông tin nguy hiểm, hình ảnh bạo lực C. Nguy cơ bị lừa đảo, đánh cắp thông tin cá nhân D. Tất cả các phương án trên Câu 20: Để tham gia mạng an toàn em nên thực hiện những điều gì? A. Không cung cấp thông tin cá nhân. B. Không tin tưởng tuyệt đối người tham gia trò chuyện.
  7. C. Sử dụng tên tài khoản trung lập, không quá đặc biệt. D. Tất cả các phương án trên Câu 21: Tác hại của việc nghiện chơi game trên mạng là gì? A. Rối loạn giấc ngủ, đau đầu B. Luôn cảm thấy mệt mỏi, buồn chán, bi quan, cảm thấy cô đơn, bất an C. Mất hứng thú với các thú vui, sở thích cũ, mọi thứ chỉ dồn vào game, học hành chểnh mảng. D. Tất cả đáp án trên Câu 22: Em cần làm gì để tránh gặp thông tin xấu trên mạng? A. Chỉ truy cập vào các trang thông tin có nội dung phù hợp với lứa tuổi. B. Không nháy chuột vào các thông tin quảng cáo gây tò mò, giật gân, dụ dỗ kiêm tiên. C. Xác định rõ mục tiêu mỗi lần vào mạng để không sa đà vào các thông tin không liên quan. D. Tất cả các điều trên.