Đề cương ôn tập môn Ngữ Văn Lớp 8

docx 20 trang Chiến Đoàn 09/01/2025 230
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập môn Ngữ Văn Lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_mon_ngu_van_lop_8.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập môn Ngữ Văn Lớp 8

  1. Tài liệu tham khảo Ngữ văn 8 – kì 2 PHẦN 1: ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN. 1. “Chiếu dời đô” ra đời phản ánh ý chí độc lập tự cường và sự phát triển lớn mạnh của dân tộc Đại Việt. Nếu trước đó hai triều Đinh, Lê vì thế và lực chưa đủ lớn mạnh nên nên chỉ dám chọn Hoa Lư làm nơi đóng đô nhằm phòng thủ trước quân thù thì Đại Việt lúc này đã chọn Đại La, một vùng đồng bằng rộng lớn, tuy khả năng phòng thủ thấp nhưng thuận lợi cho giao thương phát triển. Qua đó, ta thấy được Đại Việt lúc này thế và lực đã được củng cố đủ sức chấm dứt nạn cát cứ, sánh ngang với phương Bắc. Chúng ta không cần phải sống trong cảnh dựa vào núi non khô cằn để phòng thủ nữa mà đã có tiềm lực để lập đô ở nơi thuận lợi cho đất nước phát triển, sánh ngang với các triều đại phương Bắc. Đại La là một mảnh đất lí tưởng để "dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ và ngập lụt, muôn vật rất mực phong phú tốt tươi". Dân an thì nước mới thịnh, dân giàu thì nước mới mạnh. Có thể thấy việc quyết định dời đô đã thể hiện một khát vọng vô cùng mãnh liệt về một đất nước độc lập và phát triển giàu đẹp, thịnh trị trong tương lai của Lý Công Uẩn nói riêng và nhân dân Đại Việt nói chung. Và thực tế đã chứng minh, kinh đô Đại La - Thăng Long là một cái nôi đầy tiềm năng cho sự phát triển bền vững muôn đời của Đại Việt. 2. Đại La là thắng địa xứng là kinh đô của đế vương muôn đời. Thật vậy, vua Lý Công Uẩn với tầm nhìn xa trông rộng và tấm lòng yêu nước thương dân của mình từ sớm đã nhận ra mảnh đất của cố đô Hoa Lư không còn phù hợp cho đất nước ta sinh sống và phát triển nữa và chỉ ra Đại La là mảnh đất phù hợp để làm kinh đô mới. Trước tiên, mảnh đất Đại La từng là kinh đỗ cũ của Cao Vương, lại là mảnh đất có thế đất đẹp.Trong văn bản Chiếu dời đô, vua Lý Công Uẩn đã chỉ ra kinh thành Đại La là nơi "ở vào trung tâm trời đất, được cái thế rồng cuộn hổ ngồi, đúng ngôi nam bắc đông tây, lại tiện hướng nhìn sông dựa núi". Với những chứng cứ vô cùng thuyết phục như vậy, vua Lý Công Uẩn đã chỉ ra được đây chính là mảnh đất dành cho những bậc đế vương vì thế đất đạt đến độ lý tưởng theo phong thủy của nước ta. Thứ hai, kinh thành Đại La là mảnh đất thuận lợi cho trồng trọt, chăn nuôi, lại ít thiên tai: đất cao mà rộng bằng phẳng, màu mỡ thì sẽ thuận lợi cho nông nghiệp và trồng trọt, tránh được ngập lụt làm khổ nhân dân. Bên cạnh đó, khung cảnh thiên nhiên của Đại La cũng rất tốt tươi và phong phú. Chính vì vậy, nhà vua đã kết luận đây chính là thắng địa của đất nước, là nơi hội tụ trọng yếu của 4 phương đất nước. Đó quả là tầm nhìn của một vị vua anh minh sáng suốt. Và thực tế lịch sử đã chứng minh: Đại La – Thăng Long – Hà Nội nghìn năm văn hiến vẫn mãi là niềm tự hào của người dân Việt. 3. Đoạn văn cảm nhận nỗi lòng của Trần Quốc Tuấn “ Ta thường tới bữa vui lòng” Trong bài “Hịch tướng sĩ”, qua đoạn văn tự nói lên nỗi lòng mình, Trần Quốc Tuấn đã thể hiện lòng yêu nước tha thiết, chí căm thù giặc sâu sắc.Sau khi vạch rõ tội ác và bản chất của giặc, Trần Quốc Tuấn trực tiếp bày tỏ nỗi lòng của mình : « Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa. Chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta 1
  2. cũng vui lòng ». Đây có thể coi là đoạn văn hay nhất bày tỏ nỗi lòng của vị chủ tướng. Càng đọc kĩ đoạn văn ta càng thấm thía nỗi đau xót chân thành và mãnh liệt của Trần Quốc Tuấn. Tất cả các trạng thái tâm lý, các khía cạnh tình cảm đều được ông đẩy tới cực điểm. Đó là nỗi lo lắng đến « quên ăn, mất ngủ », là đau xót đến mức « ruột đau như cắt », « nước mắt đầm đìa » ; là căm giận sục sôi đến độ muốn « xẻ thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù ». Càng đau xót, căm giân bao nhiêu, vị chủ tướng càng quyết tâm sẵn sàng xả thân vì nước. Dẫu có phải « Trăm thân này phơi ngời nội cỏ, nghìn xác này bọc trong da ngựa » để quét sạch lũ xâm lược ngang ngược, ông vẫn vui lòng. Như vậy, đoạn văn với thể văn biền ngẫu, các hình ảnh liệt kê, nói quá, giọng văn lúc thống thiết, lúc đanh thép, hùng hồn, đoạn văn đã lột tả sâu sắc nỗi lòng của vị chủ tướng TQT. 4. Tình yêu thương có một ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống của chúng ta.Tình yêu thương là sự đùm bọc chở che, giúp đỡ giữa con người với con người. Từng biểu hiện chúng ta dành cho nhau, từng cử chỉ quan tâm, lời nói, hành động hay lời nói ánh mắt cũng có thể đem lại yêu thương cho người khác. Tình yêu thương làm cho ta đồng cảm sẻ chia với những số phận bất hạnh, làm thay đổi những mảnh đời cơ cực, biến cái xấu xa thành lương thiện. Con người sẽ thấy tâm hồn mình trở nên phong phú tràn đầy nhiệt huyết sống khi được cho và nhận tình yêu thương. Tình yêu thương cũng khiến cho mối quan hệ giữa người với người trở lên tốt đẹp hơn, xã hội nhân ái hơn. Xã hội có biết bao hành động của các cá nhân thể hiện tình yêu thương: đó là anh Nguyễn Ngọc Mạnh bất chấp nguy hiểm lao mình cứu em bé rơi từ tầng 12, hay đơn giản là những tấm lòng từ thiện quyên góp sách vở, ủng hộ đồng bào Thử hỏi, cuộc sống sẽ ra sao nếu không có tình yêu thương? Tình yêu thương quan trọng như vậy nên tôi và các bạn hãy xóa bỏ sự ích kỉ, hẹp hòi, hòa giải những hận thù và gửi đi tình yêu thương nhiều hơn để cuộc sống tốt đẹp hơn. 5. Đọc sách là công việc vô cùng bổ ích, vì nó giúp ta hiểu biết thêm về đời sống. Những cuốn sách chứa đựng trong đó biết bao kho tàng tri thức quý báu của nhân loại, được lưu giữ và truyền lại qua ngàn năm lịch sử từ thuở sơ khai của loài người cho đến xã hội hiện đại. Có rất nhiều loại sách khác nhau đem lại tri thức cho con người: sách lịch sử đưa ta vượt thời gian tìm về với những biến cố lịch sử xa xưa, hiểu được quá trình dựng nước và giữ nước của cha ông, hay sách văn học đưa ta vào thế giới tâm hồn đủ mọi thời đại để ta biết cảm thông với những cuộc đời, chia sẻ niềm vui, nỗi buồn với các nhân vật, cho chúng ta chứng kiến những thăng trầm của lịch sử xã hội được phản ánh qua những trang văn, trang thơ, đồng thời đưa ta đến với thế giới muôn màu muôn vẻ, từ đó giúp ta biết trân trọng, tự hào về đất nước, con người. Bên cạnh đó, sách còn bồi dưỡng cho ta về tâm hồn, tình cảm, dạy cho ta nhân cách làm người. Sách cũng giúp cho chúng ta thư giãn, đem lại những giây phút thoải mái sau những giờ học căng thẳng. Sách khoa học lại cung cấp cho ta biết bao hiểu biết về những phát minh vĩ đại, để từ đó kích thích sự sáng tạo của mỗi người .Sách thực sự là người thầy, người bạn lớn của chúng ta. Vì vậy, chúng ta cần lựa chọn sách và rèn cho mình thói quen đọc sách. 6. Tác hại của lối học vẹt, học tủ: Ngày nay, thật đáng buồn khi học sinh đang có xu hướng học vẹt, học tủ. Vậy nên hiểu như thế nào là học vẹt, học tủ? Học vẹt chính là học thuộc lại những kiến thức đã có dù mình không hiểu gì còn học tủ là học theo vận may, chỉ học một kiến thức nhất định. Chính việc học tủ, học 2
  3. vẹt đã để lại nhiều hậu quả cho quá trình học tập của học sinh. Với cách học này, học sinh sẽ bị hổng kiến thức, không nắm vững được kiến thức của bài học, thiếu kiến thức nền tảng và phụ thuộc vào sự may mắn. Sở dĩ có điều đó bởi nhiều người không ý thức được vai trò của việc học, đó là cả một quá trình tích lũy lâu dài, học để mở mang kiến thức cho bản thân. Như vậy, có thể thấy, học vẹt, học tủ là một cách học mang tính phiến diện, bởi vậy, để có thể mở mang kiến thức mỗi người cần có cho mình phương pháp học phù hợp, đúng đắn để mang lại hiệu quả cao. 7. Học vẹt không phát triển được năng lực suy nghĩ Hiện nay trong trường học có nhiều hiện tượng tiêu cực ảnh hưởng trực tiếp đến tương lai của các em học sinh, trong đó phải kể đến chính là hiện tượng học vẹt. Học vẹt là cách học hời hợt, học thuộc lòng, không hiểu bản chất của kiến thức mà mình đang nghiên cứu. Học vẹt là những cách học chưa tốt, gây tiêu cực mà mỗi chúng ta cần loại trừ trong quá trình rèn luyện của mình. Cách học này dẫn đến hệ quả chính là việc chúng ta không hiểu, không nắm được bản chất của bài học, kiến thức khi trôi qua sẽ để lại lỗ hổng khiến ta khiếm khuyết. Lâu dần dẫn đến thói xấu trong học tập, tạo tác động tiêu cực đến môi trường học tập. Mỗi bạn học sinh cần phải có ý thức tự giác học tập, nghiên cứu kiến thức cho riêng mình, không lười biếng hay bị động. Nguồn kiến thức là vô hạn nhưng tiếp thu và tích lũy như thế nào lại là do ý chí chủ quan của con người. Hãy học tập và trở thành một công dân tốt, cống hiến những điều tốt đẹp cho xã hội và làm cho cuộc sống của chính mình tươi đẹp hơn. PHẦN 2. BÀI VĂN NGHỊ LUẬN. I. Nghị luận văn học: Đề 1: Nhận xét về bài thơ “ Ông đồ”, có ý kiến cho rằng: “ Bài thơ đã thể hiện sâu sắc tình cảnh đáng thương của ông đồ, qua đó toát lên niềm thương cảm chân thành trước một lớp người đang tàn tạ và nỗi nhớ tiếc cảnh cũ, người xưa của nhà thơ”. Dàn ý Bài viết 1. MB: Vũ Đình Liên là một trong những nhà thơ lớp đầu tiên của Phong trào Thơ - Giới thiệu tác mới.Thơ ông có hai nguồn cảm hứng chính là lòng thương người và niềm hoài cổ. giả, tác phẩm Bài thơ “ Ông đồ” là bài thơ tiêu biểu của nhà thơ. Nhận xét về bài thơ này, có ý - Trích nhận kiến cho rằng “Bài thơ đã thể hiện sâu sắc tình cảnh đáng thương của ông đồ, qua định nêu ở đề đó toát lên niềm thương cảm chân thành trước một lớp người đang tàn tạ và nỗi bài. nhớ tiếc cảnh cũ, người xưa của nhà thơ”. 2. Thân bài: Bài thơ “ Ông đồ” được sáng tác trong bối cảnh những năm đầu thế kỉ XX, * Khái quát về nền Hán học và chữ Nho mất dần vị thế quan trọng trong đời sống văn hóa VN. bài thơ: ( hoàn Chế độ khoa cử phong kiến bị bãi bỏ và các nhà nho từ chố là trung tâm của đời cảnh sáng tác) sống văn hóa dân tộc, được cả XH tôn vinh bỗng trở lên lạc lõng trong thời đại mới, bị XH bỏ quên và cuối cùng là vắng bóng. Vũ Đình Liên viết “ ông đồ” thể * Chứng minh ý hiện niềm ngậm ngùi, day dứt về cảnh cũ, người xưa. kiến: Trước tiên, bài thơ thể hiện sâu sắc tình cảnh đáng thương của ông đồ. Để a. Bài thơ đã làm nổi bật được tình cảnh ấy, nhà thơ Vũ Đình Liên đã xây dựng được hai cảnh thể hiện sâu sắc tượng đối lập của ông đồ ở hai thời kì. Đó là thời đắc ý và thời suy tàn của ông đồ. tình cảnh đáng Khổ thơ đầu là hình ảnh ông đồ thời đắc ý: thương của ông đồ. Bài thơ đã 3
  4. xây dựng được “Mỗi năm hoa đào nở hai cảnh tượng đối lập của ông Như phượng múa, rồng bay” đồ ở hai thời kì: “Mỗi năm lại thấy” – dường như hình ảnh ông đồ xuất hiện viết câu đối đã trở * Thời kì đắc ý: thành một phần không thể thiếu khi Tết đến xuân về. Cùng với hoa đào rực rỡ, ông -Ông đồ cùng đồ già “ bày mực tàu giấy đỏ” đã trở thành tín hiệu, thành sứ giả của mùa xuân. Khi hoa đào, giấy đỏ ông đồ xuống phố cùng với giấy đỏ nghiên mực thì cả góc phố như đông vui, tấp là dấu hiệu nập, rực rỡ sắc màu, ấm áp hẳn lên. Nhịp thơ ở hai khổ thơ này nhanh, giọng thơ của mùa xuân khỏe, hân hoan, Vũ Đình Liên như mời gọi mọi người xuống phố, đến bên ông đồ - ông đồ được để cùng chờ đợi, háo hức. Dòng người đông đúc đều quan tâm và ngưỡng mộ, khâm mọi người trọng phục tài viết chữ của ông đồ: Bao nhiêu người thuê viết/Tấm tắc ngợi khen tài). Nghệ dụng, ngưỡng thuật so sánh và thành ngữ “Như phượng múa rồng bay” làm toát lên vẻ đẹp của nét mộ, trân trọng chữ phóng khoáng, bay bổng, Giữa vòng người đón đợi, ông đồ như một nghệ sĩ và yêu quý. say sưa sáng tạo, trổ hết tài năng, tâm huyết của mình. Ông đồ trở thành tâm điểm chú ý của mọi người, Ông nổi bật như một pho sử sống, tài hoa và đáng kính. Đó là thời chữ Nho còn được mến mộ, nhà Nho được trọng dụng. Nhưng thời hoàng kim trôi đi thật nhanh, giờ đây, ông đồ đã trở thành một * Ông đồ thời kẻ sĩ lạc lõng,lẻ loi giữa dòng đời xuôi ngược: suy tàn: “Nhưng mỗi năm mỗi vắng - ông vẫn xuống Ngoài trời mưa bụi bay”. phố nhưng đã bị Từ “ Nhưng” đứng đầu câu như cánh cửa khép – mở hai thời kì. Khi văn hóa Tây mọi người thờ ơ, phương thắng thế, nền Nho học bị thất sủng, người ta không còn mảy may quan tâm quên lãng. đến ông đồ, đến chữ ông đồ viết. Giờ đây ông vẫn xuống phố những đã bị mọi người - Nỗi buồn của thờ ơ, quên lãng. Câu hỏi tu từ “ người thuê viết nay đâu?” vang lên đầy ngậm ngùi, ông như thấm da diết, tiếc nuối không nguôi. Để rồi sự tiếc nuối ấy đọng lại thành nỗi buồn và thấm sâu vào cảnh sâu vào cảnh vật: ( Giấy đỏ buồn không thắm/Mực đọng trong nghiên sầu). Phép vật. nhân hóa được VĐL sử dụng tài tình khiến cho giấy, mực vốn vô tri vô giác trở lên có tâm hồn, biết thấm thía, suy nghĩ như con người. Nỗi buồn của ông như lan tỏa thấm cả vào những vật vô tri vô giác. Để rồi tất cả như đồng cảm với nỗi niềm của ông đồ trước con người và thời thế. Đáng buồn hơn, đến khổ thơ thứ tư thì chỉ còn lại hình ảnh ông đồ lặng lẽ, cô - Ông đồ đã đơn giữa quang cảnh lạnh lẽo: ( Ông đồ .bụi bay). Trước mắt người đọc, hình vắng bóng hẳn ảnh ông đồ lạc lõng, trơ trọi “vẫn ngồi đấy” như bất động, lẻ loi và cô đơn khi hoàn toàn, đã trở người qua đường thờ ơ vô tình không ai nhận thấy hoặc đoái hoài tới sự tồn tại thành “ ông đồ của ông Hình ảnh “lá vàng, mưa bụi” giàu giá trị tạo hình vẽ nên một bức tranh xưa”. xuân lặng lẽ, âm thầm, tàn tạ với gam màu nhạt nhòa, xám xịt. Khổ thơ cực tả cái cảnh thê lương của nghề viết và sự ám ảnh n g à y tàn của nền nho học đồng thời thể hiện sự đồng cảm xót thương của nhà thơ trước số phận những nhà nho và một nền văn hóa bị lãng quên. Bằng việc xây dựng được sự đối lập của hình ảnh ông đồ trong hai khoảng thời gian khác nhau, nhà thơ VĐL đã làm nổi bật tình cảnh đáng thương của ông đồ: vẫn hoa tay ấy, nét chữ ấy, nếu trước kia ông được mọi người trọng dụng, trầm trồ ngưỡng mộ thì nay ông đã bị xã hội bỏ rơi, bị người đời quên lãng. 4
  5. Ý 2: Niềm Bài thơ còn là niềm thương cảm chân thành và nỗi nhớ tiếc cảnh cũ người thương cảm xưa của nhà thơ. Niềm thương cảm ấy được thể hiện trong từng câu thơ, từng hình chân thành và ảnh, nhưng có lẽ, khổ thơ tập trung rõ nhất tình cảm này đó là khổ cuối của bài: nỗi nhớ tiếc “Nam nay đào lại nở cảnh cũ, người Không thấy ông đồ xưa xưa của nhà Những người muôn năm cũ thơ: ( khổ cuối) Hồn ở đâu bây giờ?” Tết đến, xuân về, hoa đào vẫn nở nhưng không còn thấy ông đồ xưa. Cảnh cũ, người đâu? Lòng nhà thơ như hụt hẫng, trống trải và tiếc nuối. Ông đồ già viết chữ nho gắn với mùa xuân, với phố phường giờ đã hoàn toàn vắng bóng. Hình ảnh ông đã trở thành “ ông đồ xưa”. Trước sự vắng bóng đó, nhà thơ cất lên tiếng hỏi trong nỗi thương cảm xót xa, nhớ tiếc: ( Những người ). Từ câu chuyện ông đồ, nhà thơ bày tỏ niềm thương cảm chân thành trước tình cảnh một lớp người – những ông đồ thất thế, tàn tạ, bị ném ra khỏi cuộc đời với sự đổi trắng thay đen. Họ giờ đây chỉ còn là “ cái di tích tiều tụy đáng thương của một thời tàn”. Thương cảm trước một lớp người của một thời tàn không chỉ thể hiện tình cảm nhân đạo sâu sắc mà tác giả còn cất lên nỗi nhớ nhung, luyến tiếc trước cảnh cũ người xưa đã vắng bóng, tiếc cho thú chơi chữ từng gắn bó và mang vẻ đẹp văn hóa gắn liền với giá trị tinh thần truyền thống không còn nữa, và xa hơn, nhà thơ còn tiếc cho cả nền Hán học nghìn năm sụp đổ. Bởi vậy, bài thơ không chỉ dừng lại ở ý nghĩa nhân đạo mà còn thể hiện ý nghĩa nhân văn và một tinh thần dân tộc đáng trân trọng. 3. KB: Bằng thể thơ ngũ ngôn bình dị mà hàm súc, xây dựng hai cảnh tượng tương phản - Khái quát và đối lập, ngôn ngữ trong sáng, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, bài thơ “ ông đồ” đã thể khẳng định nhận hiện sâu sắc tình cảnh đáng thương của ông đồ, qua đó toát lên niềm thương cảm định ở đề bài. chân thành trước một lớp người đang tàn tạ và nỗi nhớ tiếc cảnh cũ, người xưa của - Liên hệ. nhà thơ”. Bài thơ đã gợi lên trong lòng người đọc một nỗi niềm day dứt, bâng khuâng về sự mai một của những giá trị văn hóa xưa, đồng thời nhắc nhở chúng ta cần trân trọng , giữ gìn và phát huy những nét đẹp truyền thống đã từng làm nên hồn cốt dân tộc một thời Đề 2: Nhận xét về bài thơ “ Quê hương” của nhà thơ Tế Hanh, có ý kiến cho rằng: “ Bài thơ cho thấy tình yêu quê hương trong sáng thiết tha của nhà thơ”. Bằng hiểu biết của em về bài thơ Quê hương, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên? Dàn ý Bài viết 1. MB: Quê hương mỗi người chỉ một - Giới thiệu tác Như là chỉ một mẹ thôi giả, tác phẩm Bài hát với giai điệu và ca từ sâu lắng, chân tình đã đi vào biết bao trái tim - Trích nhận người Việt để rồi khi nhớ về mảnh đất chôn nhau, cắt rốn của mình, ai ai cũng định nêu ở đề không khỏi rưng rưng. Tế Hanh đã sáng tác không ít tác phẩm về miền quê làng bài. chài ven biển của ông như một nỗi nhớ, niềm thương về một nơi đầy những hồi ức yêu dấu, ngọt ngào. "Quê hương" là một trong những sáng tác nằm trong dòng cảm xúc ấy. Bài thơ cho thấy tình yêu quê hương trong sáng thiết tha của nhà thơ. 2. Thân bài: Trước tiên, người đọc cảm nhận được tình yêu quê hương trong sáng, thiết * Ý 1: Tình yêu tha của nhà thơ qua lời giới thiệu mộc mạc, chân tình mà không kém phần tự quê hương hào về quê hương yêu dấu của nhà thơ Tế Hanh: 5
  6. được thể hiện Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới qua lời giới Nước bao vây cách biển nửa ngày sông. thiệu về làng Hai câu thơ mở đầu bình dị, tự nhiên, tác giả giới thiệu chung về làng quê của quê của nhà mình. Từ hai câu thơ, người đọc cũng dần hình dung ra những đặc điểm của làng thơ: chài quê tác giả, đó là một nới gắn với công việc chài lưới, ở địa hình cách biệt “ - Đặc điểm: làng Nước bao vây” tựa như một cù lao nổi lên giữa mênh mồng sông nước. Hai từ “ ven biển, nghề Làng tôi” được vang lên đầy tha thiết, tự hào. Có cảm tưởng một làng chài ven biển chài lưới. với con sông Trà Bồng thư mộng uốn khúc, lượn quanh như đang hiện lên trong - Làng tôi: tự tâm tưởng, trong nỗi nhớ của Tế Hanh. Lời kể như ngân lên cảm xúc tự hào và nỗi hào. nhớ khôn nguôi. Từ đó, hình ảnh làng chài quê hương hiện lên thật tươi sáng, sinh động. Ý 2: Tình yêu Nhớ về quê hương, đẹp nhất là hình ảnh quê hương trong lao động, đó là quê hương cảnh thuyền cá ra khơi trong một sáng đẹp trời: trong sáng được Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng thể hiện qua Rướn thân trắng bao la thâu góp gió. bức tranh lao Âm hưởng đoạn thơ nhẹ nhàng, phơi phới, những hình ảnh liệt kê “ trời trong, động làng chài: gió nhẹ, sớm mai hồng” là những hình ảnh đẹp vừa rất thực lại vừa lãng mạn, mở Cảnh thuyền cá ra cảnh tượng bầu trời cao rộng, trong trẻo, nhuốm nắng hồng bình minh.Đó là một ra khơi: khung cảnh thơ mộng, bình yên, báo hiệu một ngày lao động may mắn. Nổi bật lên - Thiên nhiên trên nền cảnh ấy là hình ảnh đoàn thuyền đang hăng hái ra khơi dưới bàn tay chèo thơ mộng, yên lái khỏe khoắn, khéo léo, tự tin của người dân chài. Biện pháp so sánh “ Chiếc bình. thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã” gợi vẻ đẹp, sự khỏe khoắn của con thuyền, cùng - con thuyền với những động từ mạnh: hăng, phăng, vượt gợi hình ảnh con thuyền đang băng mạnh mẽ, đầy mình ra khơi thật dũng mãnh, diễn tả sức sống mạnh mẽ, dạt dào khí thế hăng hái, sức sống. hứng khởi của con thuyền. Đó cũng là sức sống, khí thế của dân trai tráng – những con người hăng say lao động, tự tin, kiêu hãnh giữa biển cả, đất trời. Đẹp hơn cả trong cảnh ra khơi là hình ảnh cánh buồm no gió được hiện lên - Cánh buồm qua hình ảnh so sánh độc đáo, bất ngờ: biểu tượng cho Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng linh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió. chài. “ cánh buồm” vốn là một hình ảnh cụ thể, hữu hình, vô tri vô giác được so sánh với “ mảnh hồn làng” – một hình ảnh vô hình, trừu tượng, thiêng liêng, và nhân hóa qua hành động “ Rướn thân trắng” đã làm cho nó trở lên có hồn, trở thành biểu tượng của dân làng chài thân thương. Cánh buồm chính là quê hương theo bước chân người dân đi biển, nâng đỡ, động viên họ mạnh mẽ, vững tin trong hành trình lao động. Mang trong mình rất nhiều ý nghĩa, cánh buồm trắng căng gió biển khơi quen thuộc hàng ngày bỗng trở lên vừa đẹp đẽ, vừa ấm áp, vừa lớn lao thiêng liêng, vừa thơ mộng, hùng tráng. Hai câu thơ vừa vẽ chính xác cái hình, vừa cảm nhận được cái hồn của sự vật. Liệu có hình ảnh nào diễn tả được chính xác, giàu ý nghĩa và đẹp hơn để biểu hiện linh hồn làng chài bằng hình ảnh cánh buồm trắng giương to no gió đó? Phải có tâm hồn trong sáng, nhạy cảm, một tấm lóng yêu quê tha thiết, sâu lắng, Tế Hanh mới cảm nhận được “ mảnh hồn làng” trên “ cánh buồm giương” như thế. * Ý 3: Cảnh Tình yêu quê hương trong sáng, thiết tha còn được thể hiện qua vẻ đẹp của làng thuyền cá trở quê trong cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về: về: “ Ngày hôm sau bạc trắng” 6
  7. - Không khí ồn Tế Hanh thật tài tình khi vừa dựng được bức tranh lao động khỏe khoắn, náo ào, náo nhiệt, nhiệt, đầy ắp niềm vui qua không khí ồn ào, tấp nập, qua hình ảnh khắp dân làng ra đầy ắp niềm vui, đón ghe về, qua những chiếc ghe đầy ăm ắp cá, vừa hiểu được tấm lòng người dân sự sống. biển hồn hậu, chân thành, nghĩa tình qua lời cảm tạ trời đất, biển khơi đã đem đến cho họ sự bình yên, no ấm. Trong cảm xúc tư hào, khâm phục về những người dân chài vượt qua một hành trình lao động, Tế Hanh viết lên hai câu thơ thật hay khắc họa vẻ đẹp của người dân chài: - Hình ảnh Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng người dân chài Cả thân hình nồng thở vị xa xăm khỏe khoắn, rắn Thật hiếm có bức vẽ nào về người lao động lại đẹp đến thế! Vẻ đẹp của cơ thể “ làn rỏi, tầm vóc phi da ngăm rám nắng” khỏe khoắn, rắn rỏi, từng trải, phong trần. Nhưng đẹp hơn cả là thường. sức sống mạnh mẽ của họ giữa biển cả đất trời. Họ như trở thành những đứa con của lòng biển cả đại dương: “ cả thân hình nồng thở vị xa xăm”. Cái vị mặn mòi của muối biển, nồng đượm, thấm sâu trong từng thớ thịt, từng hơi thở của người dân chài. HÌnh ảnh người dân chài được miêu tả vừa chân thực, vừa lãng mạn, vừa gần gũi thân thương lại có tầm vóc phi thường. Và phải chăng, trong thiên nhiên mọi sự vật đều có tâm hồn, hay con người yêu sự vật đã thỏi linh hồn cho nó, để sự vật hiện lên như chính con người vậy: - Con thuyền Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm tâm hồn tinh tế, Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ. say sưa tận Có thể coi hai câu thơ là một sáng tạo độc đáo của Tế Hanh. Nhờ phép nhân hóa: hưởng vị mặn im, mỏi, trở về, nằm, nghe, con thuyền giống như một người lao động làng chài mòi của biển cũng biết nghỉ ngơi, thư giãn sau những chuyến ra khơi đầy vất vả. Tác giả không cả chỉ thấy con thuyền đang nằm im trên bến nghỉ ngơi thư giãn mà còn cảm nhận được con thuyền đang “ Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”. Phép nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác qua từ “ nghe” được nhà thơ sử dụng một cách tài tình khiến con thuyền không chỉ sống động mà còn trở lên có tâm hồn – một tâm hồn tinh tế, biết nghĩ suy, tự lắng nghe, tự cảm nhận chất muối- hương vị của biển khơi đang thấm dần trong cơ thể mình đằm sâu, thắm thiết. Hai câu thơ không đơn thuần chỉ tả cảnh mà còn gợi biết bao liên tưởng. Con thuyền được gợi lên như chính con người lao động, chiều sâu của cảm xúc, suy từ nơi con thuyền cũng chính là vẻ đẹp tâm hồn, sự lắng sâu trong cảm xúc của con người nơi đây mà Tế Hanh, bằng sự nhạy cảm tinh tế, bằng tình yêu quê hương tha thiết đã cảm nhận được. * Ý 4: Nỗi nhớ Kết thúc bài thơ, nhà thơ trực tiếp bày tỏ nỗi nhớ que ehuowng da diết của mình: quê trong xa “ Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ . cách: Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá. - Điệp từ “ nhớ” Điệp khúc “ nhớ” diễn tả một tiếng lòng tha thiết, thẳm sâu. Nhớ về quê hương là - Liệt kê nhà thơ nhớ về cá, về biển, cánh buồm, nước xanh, con thuyền và đặc biệt là “ mùi nồng mặn”. Đó là hương vị đặc trưng của làng chài, rất riêng và quyến rũ. Những hình ảnh thơ chân thực, giản dị, giọng điệu da diết, bộc lộ một nỗi nhớ thiết tha, thành thực của Tế Hanh về làng quê với cả hình ảnh, màu sắc, hương vị. Tất cả đều bâng khuâng, xao xuyến, ảm ảnh với Tế Hanh và với cả người đọc. * Đánh giá Bài thơ với những lời thơ giản dị, trong sáng mà nồng hậu thiết tha, những hình nghệ thuật ảnh tiêu biểu, chọn lọc, ngôn ngữ tự nhiên đã tạo nên sức hấp dẫn của cả bài. NHững hình ảnh thơ độc đáo, được sáng tạo từ trí tưởng tượng liên tưởng, vận dụng các thủ 7
  8. pháp so sánh, nhân hóa, ẩn dụ nhà thơ đã vẽ ra một bức tranh phong cảnh về một làng chài sinh động, nổi bật là hình ảnh con người lao động khỏe khoắn. Tất cả được vẽ nên bằng chính tình yêu tha thiết mà Tế Hanh dành trọn cho quê hương. 3. KB: Với những vần thơ bình dị, gợi cảm, “ Quê hương” của Tế Hanh đã khắc họa - Khái quát và thành công hình ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống về người dân chài và sinh hoạt lao khẳng định nhận động làng chài. Bài thơ như một cung đàn dịu ngọt, mảnh tâm hồn trong trẻo, đằm định ở đề bài. thắm nhất của nhà thơ tế Hanh luôn gắn bó sâu nặng với quê hương, xứ sở. Đọc bài - Liên hệ. thơ, chắc hẳn mỗi chúng ta sẽ được đánh thức tình cảm thiêng liêng, sâu kín nhất: đó là tình yêu, là niềm tự hào, gắn bó với quê hương của mỗi người. Đề 3: Bài thơ “ Khi con tu hú” của nhà thơ Tố Hữu thể hiện sâu sắc lòng yêu cuộc sống và niềm khao khát tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày. Em hãy làm sáng tỏ nhận định trên bằng một bài văn nghị luận. Dàn ý Bài viết 1. MB: Tố Hữu (1920 – 2002), tên thật là Nguyễn Kim Thành, quê ở Thừa Thiên - Giới thiệu tác giả, – Huế. Ông giác ngộ cách mạng từ rất sớm và được coi là lá cờ đầu của thơ ca tác phẩm cách mạng và kháng chiến. Bài thơ “ Khi con tu hú” được viết khi nhà thơ bị - Trích dẫn nhận xét bắt và giam ở nhà lao Thừa Phủ. Bài thơ thể hiện sâu sắc lòng yêu cuộc sống trong đề bài. và niềm khao khát tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày. 2. Thân bài: Trước tiên, bài thơ thể hiện sâu sắc lòng yêu cuộc sống của người tù chiến * Ý 1: Bài thơ thể sĩ. Tình cảm ấy được thể hiện rõ qua sự hoài niệm thiết tha về một mùa hè rực hiện sâu sắc lòng rỡ, thanh bình: yêu cuộc sống của “ Khi con tu hú tầng không” người tù chiến sĩ: Mùa hè trong nỗi nhớ, trong tâm tưởng người tù được bắt đầu từ âm thanh - Bức tranh mùa hè tiếng chim tu hú. Âm thanh quen thuộc ấy như tín hiệu, sứ giả báo hè về. tràn đầy sức sống Không chỉ bắt nhịp cho tất cả sự sống tưng bừng trong không gian, âm thanh hiện lên trong cảm ấy còn tác động mạnh mẽ đến tâm hồn người tù, đánh thức một mùa hè kỉ nhận và tâm hồn niệm trong lòng người. Đó là một thế giới tràn ngập âm thanh: âm thanh tiếng tinh tế của người tù: chin tu hú, tiếng ve râm ran tạo dư âm đặc biệt của mùa hè, tiếng sáo diều vi + Âm thanh rộn rã vu Âm thanh báo hiệu hè sang như một bản nhạc sôi động đầu mùa, là tín hiệu của mùa hè rực rỡ, của sự sống tưng bừng, sinh sôi, nảy nở. + sắc màu tươi tắn Hè đến trong tâm tưởng của người chiến sĩ còn tràn ngập sắc màu: màu vàng của lúa chín, của bắp màu hồng đào của nắng mới, màu xanh thẳm của vườn cây, của bầu trời. Đó là những mảng màu lung linh, rực rỡ của bức tranh quê. Gam màu tươi sáng, chan hòa và rực rỡ ấy chính là gam màu của sự sống đã tô điểm cho bức tranh mùa hè thật tươi đẹp biết bao. + Hương vị ngọt Không chỉ có âm thanh, sắc màu mà mùa hè qua cảm nhận nhà thơ còn ngào hiện lên với hương vị ngọt ngào và hình ảnh sống động. Cánh đồng lúa chín, + Bầu trời khoáng trái cây trong vườn quê ngọt dần, những từ “ đang chín”, “ ngọt dần” như báo đạt. hiệu bước chuyển mình của thời gian, của sự vật. Các hình ảnh lúa, trái ngọt, bắp vàng gắn với những từ “ đang chín, ngọt dần” “ đầy sân” gợi sự sống sinh sôi, đầy đặn, ngọt ngào, gợi nhắc đến sự no đủ, tốt lành. Đặc biệt trong bức tranh mùa hè không thể thiếu hình ảnh “ Đôi con diều sáo” giữa nền trời xanh thẳm gợi không gian cao rộng, thoáng đãng của bầu trời quê hương thơ mộng, một thế giới thanh bình, tràn ngập tự do. 8
  9. Như vậy, chỉ bằng vài nét vẽ, nhà thơ Tố Hữu đã gợi lại cả một mùa hè tươi mới, sinh động, tràn đầy sức sống qua con mắt của một tâm hồn trẻ trung, yêu đời. Phải có trí tưởng tượng phong phú, có lòng yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống thiết tha mới cảm nhận được từng bước di chuyển của không gian và thời gian như vậy. * Ý 2: Bài thơ thể Mùa hè càng rực rỡ, sôi động, thanh bình, khoáng đạt bao nhiêu thì càng hiện niềm khao thôi thúc người tù cách mạng khao khát mãnh liệt được trở về với thế giới tự khát tự do mãnh liệt do bấy nhiêu. Vì khao khát tự do nên trong tâm tưởng của tác giả, mùa hè như của người tù cách thôi thúc, giục giã người tù cách mạng đập tan xiềng xích đến với thế giới tự mạng: ( 4 câu cuối) do: “ Ta nghe .cứ kêu”. - Cách ngắt nhịp thơ Vì khao khát tự do nên tâm trạng người tù cảm thấy bí bách, ngột ngạt hơn thay đổi: 3/3 bao giờ hết Lòng uất hận căm tức trào dâng trong lòng, bật thành lời thơ thống thiết. Cách ngắt nhịp đột ngột 3/3 kết hợp với những từ “ ngột” “ chết - từ cảm thán tâm uất” cùng hàng loạt những từ cảm thán “ ôi, làm sao, thôi” thể hiện một tâm trạng ngột ngạt trạng uất ức, ngột ngạt, khó chịu, một khao khát “ muốn đạp tan phòng”. Đó là ý chí kiên cường, mạnh mẽ quyết không chịu đời nô lệ, khao khát cháy - âm thanh tiếng bỏng muốn thoát khỏi cảnh ngục tù trở về với thế giới tự do của người thanh chim tu hú cuối niên yêu nước đang bị giam cầm trong lao tù đế quốc. Vì khao khát tự do nên bài tiếng gọi của trong cảm nhận của tác giả, tiếng chim tu hú là tiếng gọi của tự do, giục giã tự do. lên đường chiến đấu, thúc giục người tù thoát khỏi chốn ngục tù, hướng tới bầu trời tự do.Và sâu xa hơn là khát khao đất nước được hòa bình độc lập đang cháy hừng hực trong lòng tác giả. 3. Kết bài: “ Khi con tu hú” sử dụng thể thơ lục bát dân tộc, ngôn ngữ giản dị, - Khái quát nội giàu cảm xúc đã cho người đọc thấy tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống của dung, nghệ thuật: người tù chiến sĩ trẻ và thể hiện niềm khao khát tự do mãnh liệt của người tù - Liên hệ bản thân. cách mạng. Bài thơ là bức chân dung tự họa của người chiến sĩ cộng sản đẹp đẽ, sáng ngời, tiêu biểu cho thế hệ trẻ VN thời chiến tranh. Bài thơ đã đánh thức mỗi bạn đọc niềm yêu cuộc sống và trân trọng, giữ gìn nền hòa bình, tự do của dân tộc. Đề 4. Bài thơ “ Ngắm trăng” của Hồ CHí Minh cho thấy tình yêu thiên nhiên đến say mê và phong thái ung dung của Bác ngay cả trong cảnh ngục tù tối tăm, cực khổ. Em hãy viết một bài văn làm sáng tỏ nhận định trên? Dàn ý Bài viết 1. MB: Hồ Chí Minh là một lãnh tụ cách mạng, một nhà văn, nhà thơ lớn của dân - Giới thiệu tác giả, tộc Việt Nam. Trong những di sản mà Người để lại cho đời thì thi ca chiếm vị tác phẩm trí quan trọng. Thơ Hồ Chí Minh thể hiện tình yêu đời, yêu thiên nhiên, yêu - Trích dẫn nhận xét quê hương đất nước thắm thiết, thể hiện một nghệ thuật thơ mang đậm màu trong đề bài. sắc cổ điển và hiện đại. "Ngắm trăng" là bài thơ số 20, được rút ra trong tập "Nhật kí trong tù". Bài thơ đã cho thấy tình yêu thiên nhiên đến say mê và phong thái ung dung của Bác ngay cả trong cảnh ngục tù tối tăm, cực khổ. 2. Thân bài: Đọc bài thơ, ta không khỏi cảm phục tinh thần và ý chí nghị lực của Bác * Ý 1: Bài thơ thể trong hoàn cảnh khắc nghiệt gian khó. Chốn lao tù ngỡ chỉ có tối tăm và lạnh hiện Tình yêu thiên lẽo, vậy mà tâm hồn Bác vẫn vượt lên trên những thứ đen tối đó để hướng ra ngoài, đến một thế giới tươi đẹp có thiên nhiên bầu bạn: 9
  10. nhiên đến say mê “Ngục trung vô tửu diệc vô hoa của Bác: Đối thử lương tiêu nại nhược hà?” - Ngắm trăng trong (Trong tù không rượu cũng không hoa hoàn cảnh đặc biệt. Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ) Câu thơ mở ra một hoàn cảnh khắc nghiệt: trong tù không có rượu cũng chẳng có hoa. Điệp từ “vô” (không) lặp lại hai lần càng nhấn mạnh cái hiện thực nghiệt ngã ấy. Uống rượu và thưởng hoa vốn là hai thú vui tao nhã của thi nhân xưa, cũng là chất xúc tác tạo cảm hứng để thi sĩ sáng tác nên những áng thơ trữ tình. Trái ngược với thực tế chốn nhà lao, câu thơ thứ hai vang lên đầy bất ngờ: “Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ”. - Trước cảnh đẹp, Theo câu thơ chữ Hán, ba chữ “nại nhược hà”(- biết làm sao đây) vang lên tâm hồn thi sĩ rung chất chứa bao băn khoăn, xốn xang và nỗi niềm tâm sự. Bác đối diện với động, xốn xang. trăng khi không có rượu cũng chẳng có hoa, chỉ có một tâm hồn cao đẹp đang bị kìm hãm tự do sau song sắt nhà tù. Thế nhưng, điều đó không ảnh hưởng đến việc Bác tìm đến thiên nhiên tươi đẹp, hòa mình vào với thiên nhiên đất trời. Vượt lên trên tất cả, bằng tình yêu thiên nhiên say đắm, Bác đã có một cuộc vượt ngục bằng tinh thần đầy độc đáo: “Thân thể ở trong lao/ Tinh thần ở ngoài lao”. Hai câu thơ cuối khép lại bài thơ làm sáng lên phẩm chất của người tù * Ý 2: Bài thơ thể cách mạng: mặc cho hoàn cảnh hiện tại khắc nghiệt gian khổ, Bác vẫn ung hiện phong thái dung, tự tại, lạc quan, yêu đời: ung dung của Bác: “Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt - Bác vượt qua song Nguyệt tòng song khích khán thi gia.” sắt nhà tù để ngắm (Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ, trăng, thưởng thức Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.) cái đẹp. Bác lặng lẽ ngắm vầng trăng qua song sắt của nhà giam. Bức tường nhà lao chật hẹp không thể ngăn cản tâm hồn lãng mạn của Bác tìm đến với vầng trăng xinh đẹp, gửi theo đó khát vọng tự do. Và như để lại tấm chân tình của Bác, vầng trăng đáp lại bằng cách “khán thi gia” qua khung cửa sổ nhỏ. Tình cảm giữa người và trăng đã tạo nên một khoảnh khắc thật kì diệu. Không một - Trăng như đồng âm thanh, tiếng động, tất cả đều im lặng trong giây phút giao hòa. Cấu trúc cảm cũng chủ động đăng đối của hai câu thơ đã tạo ra hiệu quả đặc biệt. Đâu chỉ có người yêu tìm đến giao hòa với trăng mà vượt qua song sắt ngắm vầng trăng đang tỏa mộng giữa trời. Trăng Bác cũng được nhân hóa vượt qua chốn ngục tù để cảm động vì tình người, say vì tâm hồn nghệ sĩ nên trăng cũng ngắm thi gia trong niềm đồng cảm, sẻ chia như kẻ tâm giao, người tri kỉ. Cả hai cùng chủ động tìm đến nhau. Khoảnh khắc ấy người đọc không còn thấy người tù, không còn thấy song sắt nữa mà - Nghệ thuật đối cho chỉ còn lại cái lãng mạn của tâm hồn thi sĩ. Ngay lúc này, người đọc thấy thấy cả hai cùng chủ được phong thái ung dung thanh thản giữa chốn ngục tù, ta thấy một tinh thần động tìm đến nhau thép trong thơ Hồ Chí Minh: không bao giờ khuất phục thực tại mà luôn tìm phong thái ung cách vượt lên trên thực tại. Đó là vẻ đẹp của một tâm hồn, một nhân cách lớn dung vừa có sự tài hoa lãng mạn của thi sĩ, vừa có cái phi thường của người chí sĩ cách mạng. Với những vần thơ tứ tuyệt giản dị, bài thơ “ Ngắm trăng” của Hồ Chí 3. Kết bài: Minh cho thấy vẻ đẹp tâm hồn của Bác dù ở trong hoàn cảnh nào cũng ngời 10
  11. - Khái quát nội sáng lên những phẩm chất cao cả của một con người vĩ đại. Chính tâm hồn dung, nghệ thuật: lãng mạn cùng tinh thần lạc quan đã tạo nên sức mạnh giúp Bác vượt qua hết - Liên hệ bản thân. khó khăn này đến khó khăn khác, giữ vững niềm tin vào cuộc sống, vào tương lai tươi sáng của dân tộc Việt Nam. Đề 5. “ Chiếu dời đô phản ánh khát vọng của nhân dân về một đất nước độc lập, thống nhất đồng thời phản ánh ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh”. Bằng hiểu biết của em về văn bản “ Chiếu dời đô” của Lý Công Uẩn, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên? Dàn ý Bài viết 1. MB: Lý Công Uẩn (974 -1028) tức vua Lý Thái Tổ, quê ở tỉnh Bắc Ninh.Ông là - Giới thiệu tác giả, người thông minh, nhân ái, lập được nhiều công lớn. Ông là vị vua đầu tiên tác phẩm của nhà Lý, mở ra thời kì hưng thịnh của đất nước. Năm 1010, ông viết văn - Trích dẫn nhận xét bản “ Chiếu dời đô” để thông báo cho toàn dân Đại Việt biết ý định của mình trong đề bài. là dời đô từ Hoa Lư ( NB) ra Đại La ( Hà Nội). Văn bản đã phản ánh khát vọng của nhân dân về một đất nước độc lập, thống nhất đồng thời phản ánh ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh. 2. Thân bài: Trước tiên, Chiếu dời đô phản ánh khát vọng của nhân dân về một đất * Ý 1: Chiếu dời đô nước độc lập, thống nhất. Trong bản chiếu, Lý Công Uẩn đã khẳng định việc phản ánh khát vọng dời đô là một việc đúng đắn. Điều đó không chỉ có ý nghĩa noi theo tấm của nhân dân về gương của các bậc tiền bối mà còn là việc mang tính trọng đại tới vận mệnh một đất nước độc dân tộc, qua đó thể hiện ý thức tự cường, "tính kế muôn đời" cho con cháu lập, thống nhất mai sau. Lý Công Uẩn đã hiểu được khát vọng của nhân dân là mong muốn non sông được thu về một mối, người người được đoàn tụ, thống nhất, cùng nhau xây dựng một Đại Việt vững mạnh, tự lực, tự cường. Vùng đất Đại La là nơi "trung tâm của trời đất" với thế "rồng cuộn hổ ngồi" - một mảnh đất lí tưởng để "dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ và ngập lụt, muôn vật rất mực phong phú tốt tươi". Dân an thì nước mới thịnh, dân giàu thì nước mới mạnh. Có thể thấy việc quyết định dời đô đã thể hiện một khát vọng vô cùng mãnh liệt về một đất nước độc lập và phát triển giàu đẹp, thịnh trị trong tương lai của Lý Công Uẩn nói riêng và nhân dân Đại Việt nói chung. Thật cảm động biết bao khi có một bậc minh quân sống hết mình vì nhân dân, lấy dân làm gốc, trăn trở để tìm chốn lập đô vì an thịnh của nhân dân, dời đô vì mong cầu hạnh phúc của nhân dân. * Ý 2: “ Chiếu dời Mặt khác, Chiếu đời đô còn phản ánh niềm tin về một Đại Việt có tầm đô” phản ánh ý chí vóc và khao khát xây dựng một đất nước Đại Việt ngày càng lớn mạnh, phát tự cường của dân triển. Nếu trước đó hai triều Đinh, Lê vì thế và lực chưa đủ lớn mạnh nên nên tộc Đại Việt đang chỉ dám chọn Hoa Lư làm nơi đóng đô nhằm phòng thủ trước quân thù thì Đại trên đà lớn mạnh”. Việt lúc này đã chọn Đại La, một vùng đồng bằng rộng lớn, tuy khả năng phòng thủ thấp nhưng thuận lợi cho giao thương phát triển. Qua đó, ta thấy được Đại Việt lúc này thế và lực đã được củng cố nên chủ động hơn trong việc chống ngoại xâm hơn các triều đại trước. Chúng ta không cần phải sống trong cảnh dựa vào núi non khô cằn để phòng thủ nữa mà đã có tiềm lực để lập đô ở nơi thuận lợi cho đất nước phát triển, sánh ngang với các triều đại 11
  12. phương Bắc. Có thể nói Kinh đô Thăng Long là một cái nôi đầy tiềm năng cho sự phát triển bền vững muôn đời của Đại Việt. * Ý 3: Đánh giá ( Để phản ánh khát vọng của nhân dân về một đất nước độc lập, thống nghệ thuật): nhất và phản ánh ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh, bài chiếu đã lập luận một cách mạch lạc, chặt chẽ, lí lẽ sắc sảo, rõ ràng. Văn bản xứng đáng là một áng văn nghị luận đặc sắc, có sự kết hợp hài hòa giữa lý và tình nên có sức thuyết phục cao. Bài chiếu cho người đọc thấy được ý chí tự lực tự cường, khát vọng độc lập thống nhất của nhân dân Đại Việt. Đồng thời, người đọc còn cảm nhận được sự anh minh, sáng suốt, tầm nhìn xa trông 3. Kết bài: rộng của vị vua tài danh nhà Lý. - Khái quát nội “Chiếu dời đô” phản ánh khát vọng dân tộc về một đất nước cường thịnh, dung, nghệ thuật: tự do, độc lập. Đây là một áng văn cổ đầy độc đáo, sáng tạo của ông cha ta, - Liên hệ bản thân. ngôn ngữ của bậc đế vương được thể hiện với đầy đủ sự uy nghi, trang trọng, đồng thời cũng thể hiện được tấm lòng thương yêu nhân dân, luôn dồn hết tâm tư vận mệnh đất nước, vận mệnh dân tộc của Lý Công Uẩn. Đọc văn bản, người đọc càng thêm tự hào về ý chí, khát vọng của dân tộc Đại Việt của ông cha ta, để từ đó, mỗi người cùng xác định trách nhiệm của mình trong việc xây dựng và phát triển đất nước. Đề 6. Nhận xét về văn bản “ Nước Đại Việt ta”, có ý kiến cho rằng: “ Với cách lập luận chặt chẽ và dẫn chứng hùng hồn, “ Nước Đại Việt ta” có ý nghĩa như bản tuyên ngôn độc lập”. Dựa vào văn bản “ Nước Đại Việt ta” ( Trích “ Bình Ngô đại cáo”) của Nguyễn Trãi, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên? Dàn ý Bài viết 1.Mở bài: Trong lịch sử văn học dân tộc, áng thiên cổ hùng văn “ Bình Ngô đại cáo” - Giới thiệu tác giả, của Nguyễn Trãi là một áng văn tràn đầy lòng tự hào dân tộc. Trong áng văn tác phẩm bất hủ này, đoạn trích “ Nước Đại Việt ta” nằm ở phần đầu có thể coi là một - Giới thiệu vấn đoạn trích chứa đựng những ý nghĩa sâu sắc nhất. Nhận xét về đoạn trích này, đề. có ý kiến cho rằng: “Với cách lập luận chặt chẽ và dẫn chứng hùng hồn, “ Nước Đại Việt ta” có ý nghĩa như bản tuyên ngôn độc lập”. 2. Thân bài: Trước tiên, chúng ta cần hiểu “Tuyên ngôn độc lập” là gì? Đó là những văn a. Giải thích thế bản tuyên bố sự độc lập của một quốc gia, thường là ra đời để khẳng chủ quyền nào là bản “tuyên của quốc gia vừa giành lại được từ tay ngoại bang. ngôn độc lập”. Bình Ngô đại cáo ra đời vào đầu năm 1428, ngay sau khi cuộc kháng chiến b. Giới thiệu hoàn chống quân Minh thắng lợi. Đây là bản tuyên cáo khẳng định nước Đại Việt là cảnh ra đời, xuất một quốc gia độc lập và tổng kết sự nghiệp bình Ngô phục quốc đã kết thúc xứ của văn bản: thắng lợi, đất nước giành được độc lập vẹn toàn. Với ý nghĩa như vậy, đây có thể coi là bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc ta. Văn bản “ Nước ĐV ta” nằm ở phần đầu tác phẩm, tuy ngắn gọn nhưng đoạn trích đã nêu lên những tiền đề cơ bản có ý nghĩa then chốt đối với nội dung của bài. Đó là chân lý về nhân nghĩa, chân lý về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt. Văn bản được mở đầu với những lời văn nêu nguyên lý nhân nghĩa: c. Chứng minh: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân * Mở đầu đoạn Quân điếu phạt trước lo trừ bạo. trích, Nguyễn Trãi Cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là “yên dân”, “trừ bạo”. Yên đã nêu ra nguyên dân là làm cho dân được hưởng thái bình, hạnh phúc. Mà muốn yên dân thì 12