Đề cương ôn tập kiểm tra giữa kì 1 môn Tin học 6 - Năm học 2020-2021

docx 4 trang Thủy Hạnh 09/12/2023 1980
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập kiểm tra giữa kì 1 môn Tin học 6 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_kiem_tra_giua_ki_1_mon_tin_hoc_6_nam_hoc_202.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập kiểm tra giữa kì 1 môn Tin học 6 - Năm học 2020-2021

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KÌ NĂM HỌC 2020 - 2021 Câu 1 Chúng ta gọi dữ liệu hoặc lệnh được nhập vào máy tính là : A. dữ liệu được lưu trữ. B. thông tin vào. C. thông tin ra. D. thông tin máy tính. Câu 2: Nghe bản tin dự báo thời tiết “Ngày mai trời có thể mưa”, em sẽ xử lý thông tin và quyết định như thế nào (thông tin ra) ? A. Mặc đồng phục ; B. Đi học mang theo áo mưa; C. Ăn sáng trước khi đến trường; D. Hẹn bạn Trang cùng đi học. Câu 3: Mắt thường không thể tiếp nhận thông tin nào dưới đây? A. Đàn kiến đang “tấn công” lọ đường quên đậy nắp; B. Những con vi trùng gây bệnh lị lẫn trong thức ăn bị ôi thiu; C. Rác bẩn vứt ngoài hành lang lớp học; D. Bạn Phương quên không đeo khăn quàng đỏ. Câu 4: Trước khi sang đường theo em, con người cần phải xử lý những thông tin gì? A. Quan sát xem có phương tiện giao thông đang đến gần không; B. Nghĩ về bài toán hôm qua trên lớp chưa làm được; C. Quan sát xem đèn tín hiệu giao thông đang bật màu gì; D. Kiểm tra lại đồ dùng học tập đã có đủ trong cặp sách chưa; Câu 5: Em cần nấu một nồi cơm. Hãy xác định những thông tin nào cần xử lý? A. Kiểm tra gạo trong thùng còn không; B. Nước cho vào nồi đã đủ chưa; C. Bếp nấu đã chuẩn bị sẵn sàng chưa; D. Tất cả các thông tin trên. Câu 6: Một trong những nhiệm vụ chính của tin học là A. Nghiên cứu giải các bài toán trên máy tính; B. Nghiên cứu chế tạo các máy tính với nhiều tính năng ngày càng ưu việt hơn; C. Nghiên cứu việc thực hiện các hoạt động thông tin một cách tự động nhờ sự trợ giúp của máy tính điện tử; D. Biểu diễn các thông tin đa dạng trong máy tính. Câu 7: Hoạt động thông tin là: A. Tiếp nhận thông tin B. Xử lí, lưu trữ thông tin C. Truyền (trao đổi) thông tin D. Tất cả các đáp án trên Câu 8: Trình tự của quá trình xử lí thông tin là: A. Nhập (INPUT) → Xuất (OUTPUT) → Xử lý; B. Nhập → Xử lý → Xuất; C. Xuất → Nhập → Xử lý ; D. Xử lý → Xuất → Nhập; Câu 9: CPU là cụm từ viết tắt để chỉ: A. Bộ nhớ trong của máy tính; B. Thiết bị trong máy tính; C. Bộ phận điểu khiển hoạt động máy tính và các thiết bị; D. Bộ xử lý trung tâm Câu 10: Các khối chức năng chính trong khối cấu trúc chung của máy tính điện tử theo Von Neumann gồm có: A. Bộ nhớ; bàn phím; màn hình B. Bộ xử lý trung tâm; Thiết bị vào; Bộ nhớ; C. Bộ xử lý trung tâm; bàn phím và chuột; Máy in và màn hình; D. Bộ xử lý trung tâm và bộ nhớ; Thiết bị vào; thiết bị ra. Câu 11: Các khối chức năng chính của máy tính hoạt động dưới sự hướng dẫn của: A. Các thông tin mà chúng có; B. Phần cứng máy tính; C. Các chương trình do con người lập ra; D. Bộ não máy tính.
  2. Câu 12: Chương trình máy tính là: A. Thời gian biểu cho các bộ phận của máy tính; B. Tập hợp các câu lệnh, mỗi câu lệnh hướng dẫn một thao tác cụ thể cần thực hiện; C. Những gì lưu được trong bộ nhớ; D. Tất cả đều sai Câu 13: Thiết bị dùng để di chuyển con trỏ trên màn hình là: A. Mođem; B. Chuột C. CPU D. Bàn phím Câu 14: Phần mềm máy tính là: A. Chương trình máy tính; B. Tập hợp các lệnh chỉ dẫn cho máy tính thực hiện các công việc cụ thể; C. Cả A và B; D. Chỉ có hệ điều hành mới được gọi là phần mềm máy tính. Câu 15: Sự khác biệt giữa phần cứng và phần mềm máy tính là gì? A. Em có thể tiếp xúc với phần cứng, nhưng không tiếp xúc được với phần mềm mà chỉ thấy kết quả hoạt động của chúng; B. Phần cứng được chế tạo bằng kim loại; còn phần mềm được làm từ chất dẻo; C. Phần cứng luôn luôn tồn tại, còn phần mềm chỉ tạm thời (tồn tại trong thời gian ngắn); D. Phần cứng hoạt động ổn định còn phần mềm hoạt động không tin cậy. Câu 16: Người ta chia phần mềm ra hai loại chính là các loại nào dưới đây? A. Phần mềm giải trí và phần mềm làm việc; B. Phần mềm soạn thảo văn bản và phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu; C. Phần mềm của hãng Microsoft và phần mềm của hãng IBM. D. Phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng. Câu 17:Những khả năng to lớn nào đã làm cho máy tính trở thành một công cụ xử lý thông tin hữu hiệu? A. Khả năng tính toán nhanh, chính xác; B. Làm việc không mệt mỏi; C. Khả năng lưu trữ lớn; D. Tất cả các khả năng trên. Câu 18: Máy tính không thể: A. Nói chuyện tâm tình với em như một người bạn thân; B. Lưu trữ những trang nhật ký em viết hằng ngày; C. Giúp em học ngoại ngữ; D. Giúp em kết nối với bạn bè trên toàn thế giới. Câu 19: Sức mạnh của máy tính tuỳ thuộc vào: A. Khả năng tính toán nhanh; B. Giá thành ngày càng rẻ; C. Khả năng và sự hiểu biết của con người; D. Khả năng lưu trữ lớn. Câu 20: Hạn chế lớn nhất của máy tính hiện nay: A. Khả năng lưu trữ còn hạn chế; B. Chưa nói được như người; C. Không có khả năng tư duy như con người; D. Kết nối Internet còn chậm. Câu 21:Có thể dùng máy tính vào các công việc : A. Điều khiển tự động và rô –bốt B. Quản lí C. Học tập, giải trí, liên lạc D. Tất cả đáp án trên Câu 22: Trong phần mềm luyện gõ mười ngón Rapid Typing, Khi khởi động, phần mềm ngầm định mức đầu tiên và bài đầu tiên luyện gõ hàng: A. Hàng cơ sở B. Hàng phím số C. Hàng phím trên D. Hàng phím dưới
  3. Câu 23: Hàng phím cơ sở là hàng phím: A. Chứa 2 phím có gai F và J B. Chứa 2 phím có gai G và H C. Chứa dấu cách D. Chứa các kí tự A, B, C Câu 24Vị trí các phím điều khiển (các phím đặc biệt) trên bàn phím là: A. Nằm tại trung tâm bàn phím B. Nằm trên một hàng C. Nằm trên hai hàng gần nhau D. Nằm xung quanh bàn phím Câu 25: Hàng phím có chứa phím J và K là: A. Hàng phím số B. Hàng phím cơ sở Câu 26: Lợi ích của việc gõ 10 ngón: A. Tốc độ gõ nhanh hơn, gõ chính xác hơn, luyện tác phong làm việc chuyên nghiệp với máy tính B. Gõ nhẹ nhàng hơn C. Tiết kiệm công sức D. Không có lợi gì so với gõ bằng 2 ngón Câu 27: Hãy chọn câu phát biểu sai qui cách khi luyện gõ phím? A. Thẳng lưng, đầu không ngửa ra trước cũng không cúi về phía sau B. Mắt nhìn thẳng vào màn hình, bàn phím ở vị trí trung tâm C. Hai tay để thả lỏng trên bàn phím D. Mắt nhìn cúi vào bàn phím để nhìn thấy các phím 28: Khi bắt đầu gõ phím ta đặt 2 ngón trỏ như thế nào? A. Ngón trỏ của bàn tay trái đặt vào phím F, ngón trỏ của bàn tay phải đặt vào phím J B. Ngón trỏ của bàn tay trái đặt vào phím J, ngón trỏ của bàn tay phải đặt vào phím F C. Ngón trỏ của bàn tay trái và ngón trỏ của bàn tay phải đặt tùy ý D. Ngón trỏ của bàn tay trái đặt và ngón trỏ của bàn tay phải đặt vào phím cách Câu 29: Khu vực chính của bàn phím máy tính có mấy hàng phím? A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 Câu 30: Nháy đúp chuột là: A. Giữ và di chuyển chuột trên mặt phẳng B. Nháy nhanh hai lần liên tiếp nút trái chuột. C. Nháy nhanh nút phải chuột và thả tay D. Nhấn và giữ nút trái chuột, di chuyển chuột đến vị trí đích và thả tay để kết thúc thao tác Câu 31Cách cầm chuột là: A. Ngón trỏ của tay phải đặt lên nút trái chuột B. Ngón giữa của tay phải đặt lên nút phải chuột C. Cả A và B đều đúng D. Cả A và B đều sai Câu 32: Di chuyển chuột là: A. Giữ và di chuyển chuột trên mặt phẳng B. Nhấn nhanh nút trái chuột rồi thả tay C. Nhấn nhanh nút phải chuột rồi thả tay D. Cả 3 đáp án trên đều sai Câu 33: Có mấy thao tác chính với chuột: A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 Câu 34: Luyện tập chuột với phần mềm Mouse SKills gồm mấy mức? A. 4 B. 5 C. 6 D. 7 Câu 35: Trong khi đang luyện tập, để chuyển sang mức tiếp theo ta nhấn phím:
  4. A. N B. M C. L D. Q Câu 36: Trong phần mềm Mouse skills, mức 5 ta thực hiện luyện tập chuột với thao tác nào? A. Di chuyển chuột B. Kéo thả chuột C. Nháy đúp chuột D. Nháy chuột Câu 37: Để thoát khoát khỏi phần mềm Mouse skills, ta nháy vào nút: A. Try Again B. Quit C. Start D. Begin Câu 38: Sau khi hoàn thành xong các mức luyện tập với chuột, nếu muốn luyện tập lại ta nháy vào nút: A. Try Again B. Quit C. Start D. Begin Câu 39: Cách khởi động phần mềm Luyện tập chuột: A. Nháy vào biểu tượng phần mềm Mouse SKills trên màn hình B. Nháy đúp vào biểu tượng phần mềm Mouse SKills trên màn hình C. Nháy đúp vào biểu tượng phần mềm Rapid Typing trên màn hình D. Nháy vào biểu tượng phần mềm Rapid Typing trên màn hình Câu 40: Ba dạng thông tin cơ bản trong tin học là: A. Văn bản, chữ viết, tiếng nói; B. Văn bản, âm thanh, hình ảnh; C. Các con số, hình ảnh, văn bản; D. Âm thanh, chữ viết. Câu 41: Các thông tin lưu giữ trong máy tính như văn bản, hình ảnh, nhạc, được gọi là: A. Dữ liệu. B. Thông tin. C. Phần mềm học tập. D. Phần cứng. Câu 42: Thông tin trong máy tính biểu diễn dưới dạng: A. Âm thanh. B. Hình ảnh C. Dãy bit D. Văn bản Câu 43: Các thiết bị để lưu trữ thông tin là: A. Đĩa mềm, thiết bị nhớ USB. B. Đĩa cứng. C. Đĩa CD/ DVD. D. Tất cả các thiết bị trên. Câu 44: Máy tính không thể làm công việc nào: A. Thực hiện tính toán. B. Học tập, giải trí. C. Suy nghĩ. D. In thiệp mời. Câu 45: Thông tin trong thiết bị nào sẽ bị mất đi khi tắt máy: A. Ram. B. Ổ đĩa cứng C. Đĩa mềm D. USB Câu 46: Các thiết nào sau đây là thiết bị vào: A. Bàn phím, chuột B. Màn hình, máy in C. Bàn phím, màn hình D. Chuột, màn hình Câu 47: Máy tính chưa thể làm gì ? A. Tư duy (sáng tạo) B. Nhận biết được mùi vị C. Cả A, B đều đúng. D. Cả A, B đều sai II, Tự luận Câu 1: Phần mềm là gì? Có mấy loại phần mềm Câu 2 : Đơn vị chính để đo dung lượng nhớ là gì ? Hãy nêu 3 đơn vị đo dung lượng nhớ Câu 3 : Có mấy thao tác với chuột ? Nháy đúp chuột là làm như thế nào ? Câu 4 : Hãy nêu lợi ích của gõ mười ngón ?