Đề cương ôn tập học kỳ I năm học 2017 – 2018 Vật lý 11 - Ban cơ bản định hướng A

doc 2 trang thienle22 3800
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kỳ I năm học 2017 – 2018 Vật lý 11 - Ban cơ bản định hướng A", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_hoc_ky_i_nam_hoc_2017_2018_vat_ly_11_ban_co.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kỳ I năm học 2017 – 2018 Vật lý 11 - Ban cơ bản định hướng A

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I NĂM HỌC 2017 – 2018 VẬT LÝ 11 - BAN CƠ BẢN ĐỊNH HƯỚNG A I. LÝ THUYẾT 1. Phát biểu và viết biểu thức định luật Cu-lông? Định luật bảo toàn điện tích. 2. Cường độ điện trường là gì? Nêu đặc điểm véctơ cường độ điện trường tại một điểm gây bởi 1 điện tích điểm? 3. Phát biểu và viết biểu thức nguyên lý chồng chất điện trường. 4. Viết biểu thức và nêu đặc điểm công của lực điện. 5. Nêu định nghĩa hiệu điện thế. Viết công thức liên hệ giữa cường độ điện trường và hiệu điện thế. 6. Điện dung của tụ là gì? Viết công thức tính điện dung của tụ điện phẳng 7. Viết công thức của bộ tụ ghép nối tiếp và ghép song song. 8. Viết công thức tính năng lượng điện trường. 9. Viết biểu thức tính công, công suất của dòng điện chạy qua đoạn mạch; công, công suất của nguồn điện, hiệu suất của nguồn điện. 10. Viết biểu thức điện năng tiêu thụ, công suất tiêu thụ điện của dụng cụ tỏa nhiệt, máy thu điện, hiệu suất của máy thu. 11. Viết biểu thức định luật Ôm đối với các loại đoạn mạch, xét các trường hợp đoạn mạch chỉ chứa điện trở thuần, chứa nguồn điện và chứa máy thu. 12. Phát biểu và viết biểu thức định luật Ôm đối với toàn mạch. 13. Viết công thức của suất điện động tương đương và điện trở trong tương đương của bộ các nguồn ghép nối tiếp, song song các nguồn giống nhau, ghép hỗn hợp đối xứng. 14. Nêu loại hạt tải điện và bản chất của dòng điện trong các môi trường: Kim loại; Chất điện phân; Chất khí; Chân không; Chất bán dẫn. II. BÀI TẬP Câu 1. Hai điện tích điểm q1 = 20μC và q2 = -50μC đặt cách nhau một khoảng r = 3cm trong môi trường có hằng số điện môi ε = 4. Tính độ lớn lực điện tương tác giữa hai điện tích. -9 -9 Câu 2. Hai điện tích điểm q1 = 10 C và q2 = 4.10 C đặt cách nhau 6cm trong môi trường có hằng số điện môi là . Biết lực tương tác giữa chúng có độ lớn là F = 5.10-6N. Tính giá trị của . Câu 3. Hai điện tích điểm giống nhau đặt trong chân không cách nhau một khoảng r1 = 2cm thì lực đẩy giữa chúng -4 -4 có độ lớn là F1 = 1,6.10 N. Để lực tương tác giữa hai điện tích đó bằng F2 = 2,5.10 N thì khoảng cách giữa chúng bằng bao nhiêu? Câu 4. Hai điện tích điểm q 1 = 600nC và q2 = 400nC đặt tương ứng tại hai điểm A và B cách nhau đoạn r = 8cm trong điện môi có ε = 2. Điện tích q = - 40μC đặt tại điểm M sao cho B là trung điểm của AM. Tính lực điện tác dụng lên điện tích q. Câu 5. Cường độ điện trường gây ra bởi điện tích điểm Q = 5.10 -9C tại điểm M trong chân không cách điện tích một khoảng 10cm có độ lớn bằng bao nhiêu? Câu 6. Hai điện tích điểm q1 = 0,5nC và q2 = - 2nC đặt tại hai điểm A, B cách nhau 6 cm trong không khí. Cường độ điện trường tại trung điểm của AB có độ lớn bằng bao nhiêu? -10 Câu 7. Hai điện tích q1 = q2 = 16.10 (C), đặt tại hai đỉnh B và C của một tam giác đều ABC cạnh bằng a = 8cm trong không khí. Tính độ lớn cường độ điện trường tại đỉnh A của tam giác ABC. Câu 8. Cho hai điện tích q1 = 4C và q2 = 16C đặt tại 2 điểm A, B cách nhau đoạn a = 9cm trong môi trường có ε = 8. Xác định vị trí của điểm M tại đó cường độ điện trường bằng 0. Câu 9. Cho hai điện tích q1 = - 360nC và q2 = 40nC đặt tại 2 điểm A, B cách nhau đoạn a = 12cm trong điện môi có ε = 8. Xác định vị trí điểm P tại đó cường độ điện trường bằng 0. 4 Câu 10. Một điện tích điểm q = 10μC đặt tại điểm M có cường độ điện trường EM = 2.10 (V/m). Tính độ lớn lực điện tác dụng lên điện tích q. Câu 11. Một điện tích điểm q đặt tại điểm P có cường độ điện trường E P = 5000 (V/m). Biết lực tác dụng lên điện tích q cùng hướng với cường độ điện trường và có độ lớn là 0,04N. Xác định giá trị của q. Câu 12. Một điện tích q = - 20μC chuyển động dọc theo chiều một đường sức trong một điện trường đều có cường độ điện trường E = 1000 V/m trên quãng đường dài s = 1m. Tính công của lực điện đã thực hiện. Câu 13. Công của lực điện trường dịch chuyển một điện tích q = 10mC theo hướng của đường sức trong một điện trường đều với quãng đường 20cm là A = 12J. Tính độ lớn của cường độ điện trường. Câu 14. Một điện tích điểm q = 800μC chuyển động từ điểm M đến điểm N trong điện trường đều. Biết hiệu điện thế giữa M và N là UMN = 150V. Công của lực điện đã thực hiện bằng bao nhiêu?
  2. Câu 15. Đặt vào hai bản kim loại phẳng đặt song song cách nhau 4 cm có một hiệu điện thế không đổi U = 200 V. Tính độ lớn cường độ điện trường ở khoảng giữa hai bản kim loại. Câu 16. Hai bản kim loại phẳng đặt song song cách nhau d = 10cm. Đặt vào hai bản một hiệu điện thế không đổi U thì cường độ điện trường giữa hai bản là E = 6000 V/m. Tính giá trị của U. Câu 17. Một tụ điện có điện dung C = 400nF được tích điện đến hiệu điện thế U = 20V. Tính điện tích và năng lượng của tụ điện. Câu 18. Một tụ điện phẳng gồm hai bản có dạng hình vuông cạnh a = 10cm, đặt cách nhau đoạn 2cm trong không khí. Tính điện dung của tụ điện đó. Câu 19. Một tụ điện phẳng gồm hai bản có dạng hình tròn bán kính 5cm, đặt cách nhau 2cm trong không khí. Điện trường đánh thủng đối với không khí là 2.10 6(V/m). Tính hiệu điện thế lớn nhất có thể đặt vào hai bản của tụ điện để tụ không bị đánh thủng. Câu 20. Một bộ tụ điện gồm 5 tụ điện giống nhau có điện dung C 0 = 10μF ghép nối tiếp. Bộ tụ điện được nối với hiệu điện thế không đổi U = 400V. Tính độ biến thiên năng lượng của bộ tụ điện sau khi có một tụ điện bị đánh thủng. C2 Câu 21. Cho đoạn mạch như hình vẽ. C1 C5 A B Biết C1 = 200F, C2 = 160F, C3 = C5 = 400F, C4 = 600F M Ban đầu các tụ chưa tích điện. Đặt vào hai đầu đoạn mạch hiệu điện thế UAB = 30V. C3 C4 Tính hiệu điện thế hai đầu mỗi tụ, điện tích của mỗi tụ và hiệu điện thế UBM. Câu 22. Đặt vào hai đầu điện trở R = 80 một hiệu điện thế U = 16V. Tính cường độ dòng điện qua điện trở. Câu 23. Cường độ dòng điện chạy qua điện trở R = 200 là I = 1,2A. Tính nhiệt lượng tỏa ra trên điện trở R trong thời gian 10 phút. Câu 24. Cho đoạn mạch gồm ba điện trở R1 = 200, R2 = 400, R3 = 500 mắc nối tiếp nhau. Điện trở tương đương của đoạn mạch bằng bao nhiêu: R 2 R Câu 25. Cho đoạn mạch như hình vẽ. Biết R1 = 30, R2 = 40, R3 = 60, R4 = 26. R1 4 Đặt vào hai đầu đoạn mạch hiệu điện thế UAB = 16V. A B R Tính cường độ dòng điện qua mỗi điện trở 2 R 3 Câu 26. Cho đoạn mạch như hình vẽ. Biết R1 = 25, R2 = 20, R3 = 60. R1 R 3 Điện trở của Ampe kế A không đáng kể, của Vôn kế V rất lớn A D Biết cực dương của vôn kế mắc vào D và số chỉ của Vôn kế là UV = 9V. A B Xác định số chỉ của Ampe kế và tính hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch. V Câu 27. Cho mạch điện kín gồm nguồn điện có E = 6V, r = 2Ω và điện trở R = 10Ω. Cường độ dòng điện qua điện trở R là: Câu 28. Cho mạch điện kín gồm nguồn điện có suất điện động E = 20V và điện trở R = 25Ω. Cường độ dòng điện qua điện trở R là I = 0,64A. Tính điện trở trong của nguồn. Câu 29. Cho mạch điện kín gồm nguồn điện có E = 6V, r = 1Ω và điện trở R. Biết công suất tiêu thụ trên toàn E , r R mạch là P = 2,4W. Xác định giá trị của R? 4 Câu 30. Cho mạch điện như hình vẽ. Biết E = 10V, r = 2Ω, R1 = 8Ω, R2 = 12Ω, R3 = 30Ω, R 1 R 2 R4 = 18Ω. Tính hiệu điện thế hai đầu mỗi điện trở và hiệu suất của nguồn. R Câu 31. Cho bộ gồm các nguồn giống nhau có suất điện động E = 2V và điện trở trong 3 r = 0,5Ω ghép thành 3 dãy, mỗi dãy có 4 nguồn mắc nối tiếp. , r Tính suất điện động và điện trở trong tương đương của bộ nguồn E Câu 32. Cho mạch điện kín gồm nguồn điện có E = 8V, r = 4Ω và biến trở R. Xác định giá trị của R để công suất tỏa nhiệt trên R đạt cực đại? Tính giá trị cực đại đó. R Câu 33. Nguồn điện E = 24V, r = 6Ω được dùng để thắp sáng cho 6 bóng đèn loại 6V – 3W. Hỏi phải mắc như thế nào để các đèn đều sáng bình thường? Câu 34. Hệ số nhiệt điện động của một cặp nhiệt điện là T = 65µV/K. Đặt một mối hàn của cặp nhiệt điện trong không khí ở 200C, còn mối kia được nung nóng đến nhiệt độ 2320C. Tính suất điện động xuất hiện trong cặp nhiệt điện. Câu 35. Một bình điện phân chứa dung dịch bạc nitrat có anôt bằng bạc có cường độ dòng điện chạy qua bình điện phân là I = 5A. Cho biết bạc có A = 108, n = 1. Tính khối lượng bạc bám vào cực âm của bình điện phân trong 2 giờ?