Đề cương ôn tập học kì môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Ngọc Thụy

doc 5 trang Thương Thanh 22/07/2023 2560
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Ngọc Thụy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_hoc_ki_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2019_2020_t.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Ngọc Thụy

  1. TRƯỜNG THCS NGỌC THỤY NỘI DUNG ÔN TẬP HỌC KÌ MÔN NGỮ VĂN 8 NHÓM NGỮ VĂN 8 NĂM HỌC 2019 – 2020 Ôn tập kiến thức đã học từ tuần 19 đến tuần 33 (SGK Ngữ văn 8 tập 2) A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM Phần I: Văn học: 1. Thơ Mới: - Nhớ rừng. - Quê hương. 2. Thơ ca Cách Mạng: - Khi con tu hú. - Tức cảnh Pác Bó. - Ngắm trăng. - Đi đường. 3. Văn bản nghị luận (Trung đại, hiện đại): - Chiếu dời đô. - Hịch tướng sĩ. - Nước Đại Việt ta. - Bàn luận về phép học. *Yêu cầu về văn bản - Nắm được tác giả, tác phẩm, thể loại, hoàn cảnh sáng tác, bố cục, phương thức biểu đạt, ý nghĩa nhan đề, thuộc thơ. - Nắm được nội dung, nghệ thuật, biết khai thác tín hiệu nghệ thuật đặc sắc trong tác phẩm văn học để làm nổi bật nội dung. - Hệ thống các tác phẩm văn học theo từng giai đoạn, theo từng thể loại. Phần II: Tiếng Việt Các kiến thức tiếng Việt học trong học kì 2 chương trình Ngữ văn 8 - Câu: Câu cầu khiến, câu cảm thán, câu nghi vấn, câu trẩn thuật, câu phủ định. - Hành động nói, hội thoại. - Lựa chọn trật tự từ trong câu. *Yêu cầu về tiếng Việt: - Nhận điện được đơn vị kiến thức Tiếng Việt cơ bản trong văn bản. - Nêu vai trò, tác dụng của các đơn vị kiến thức trong văn bản. - Vận dụng kiến thức trong giao tiếp và tạo lập văn bản. Phần III: Tập làm văn - Văn thuyết minh về phương pháp làm, về danh lam thắng cảnh. - Văn nghị luận có sử dụng yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm. *Yêu cầu về Tập làm văn:
  2. - Nắm vững văn thuyết minh và vận dụng để làm bài văn thuyết minh về cách làm, về danh lam thắng cảnh. - Nắm vững thể loại văn nghị luận, vận dụng làm được bài văn nghị luận, đưa được yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm vào bài văn nghị luận. - Làm dàn ý những đề tập làm văn về văn thuyết minh và văn nghị luận có trong SGK kì II * Lưu ý: GV chú trọng việc hướng dẫn HS vận dụng kiến thức ở ba phần: Văn bản, tiếng Việt, Tập làm văn vào giải quyết vấn đề trong thực tiễn (Liên hệ). B. MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP: Bài tập 1: Nêu hoàn cảnh ra đời văn bản “ Chiếu dời đô”, “ Hịch tướng sĩ”, “Nước Đại Việt ta” , “ Bàn về phép học” . Phân biệt sự khác nhau giữa: Hịch, cáo, chiếu, tấu. Bài tập 2: a. Chép lại đoạn văn thể hiên rõ tâm trạng của tác giả trong văn bản “ Hịch tướng sĩ”. b. Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên và tác dụng ? c. Xác định từ ngữ phủ định được sử dụng trong đoạn trích trên. d. Có thể thay từ “quên”, từ “chưa” bằng từ phủ định “không” được không? Vì sao? Bài tập 3: Vì sao nói “Chiếu dời đô” ra đời phản ánh ý chí độc lập tự cường và phát triển lớn mạnh của dân tộc Đại Việt? Bài tập 4: Vì sao nói đoạn trích “Nước Đại Viêt ta” có ý nghĩa như một bản tuyên ngôn độc lập? Bài tập 5: Chép thuộc thơ, và nêu hoàn cảnh ra đời văn bản: “Quê hương”, “Tức cảnh Pắc Bó”, “Khi con tu hú”. Bài tập 6: Chỉ ra biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong khổ thơ thứ hai của bài “ Quê hương”, và nêu tác dụng. Bài tập 7: Ý nghĩa của việc lặp lại âm thanh tiếng chim tu hú trong bài “ Khi con tu hú” của Tố Hữu. Bài tập 8: Em hiểu thế nào về câu thơ “Cuộc đời cách mạng thật là sang” trong bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” của Hồ Chí Minh. Bài tập 9: Chỉ ra phép tu từ được sử dụng trong hai câu thơ cuối của bài thơ “ Ngắm trăng” của Hồ Chí Minh? Bài tập 10: Giới thiệu một danh lam thắng cảnh ở quê hương em. Bài tập 11: Từ bài “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa học và hành. Bài tập12: Hãy nói “không” với tệ nghiện game. * Học sinh có thể tham khảo bài tập tiếng Việt trong SGK Ngữ văn 8 tập 2 như: BT1,2,3 (trang 130-131), BT 1,2,3 (trang 131-132), BT2,3 (trang 133), BT (trang 138-139). * Ghi chú: - GV cho HS ôn tập dựa vào các tiết ôn tập theo phân phối chương trình, có thể kết hợp với các tiết tự chọn.
  3. - Ôn tập tích hợp giữa Văn bản, Tiếng Việt, Tập làm văn. - GV căn cứ vào đối tượng HS từng lớp để có kế hoạch hướng dẫn HS ôn tập cụ thể. Gợi ý đáp án: Bài tập 1: HS tự làm. Bài tập 2: Câu a: HS tự làm Câu b: Nói quá, liệt kê Tác dụng: Nhấn mạnh tâm trạng căm tức, nỗi lòng đau xót, ý chí quyết tâm chiến thắng kẻ thù.→ Lòng yêu nước của vị chủ tướng. Câu c: Từ phủ định “chưa”. Câu d: Không thể thay thế từ “quên”, bằng từ không bởi: + Nhu cầu ăn ngủ là thiết yếu nhưng vì quá căm tức kẻ thù, đau xót trước cảnh lũ giặc nghênh ngang mà vị chủ tướng không còn nghĩ đến nhu cầu thiết yếu: ăn, ngủ nữa. + Từ “không” : Không thể hiện nội dung đó. - Không thể thay từ “chưa” bằng từ phủ định “ không” +Từ “ chưa”: Chỉ phủ định thời điểm hiện tại, hiện tại chưa chiến thắng kẻ thù nhưng trong tương lai thì có thể.→Thể hiện ý chí quyết tâm chiến thắng kẻ thù của vị chủ tướng. + Từ “ không” phủ định hoàn toàn việc chiến thắng kẻ thù. Bài tập 3: Nói “Chiếu dời đô” phản ánh ý chí độc lặp tự cường của dân tộc bởi: + Khẳng định Đại Việt đã lớn mạnh không còn nạn cát cứ, không còn phải dựa vào thế núi rừng hiểm trở để bào vệ đất nước. +Việc dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long là phù hợp, khẳng định Đại Việt đã lớn mạnh. Bài tập 4: Nói văn bản “ Nước Đại Việt” như một bản tuyên ngôn độc lập bởi: -Văn bản đã khẳng định chủ quyền của dân tộc trên các phương diện: Lãnh thổ riêng; văn hiến lâu đời; phong tục tập quán riêng; có truyền thống lịch sử, anh hùng hào kiệt. Bài tập 5: HS tự làm Bài tập 6: Nghệ thuật được sử dụng trong khổ thơ thứ hai của bài “Quê hương”: So sánh: “Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã” “Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng”. Nhân hóa: “Rướn thân trắng ” Tác dụng: Gợi hình gợi cảm Thấy được dáng vẻ khỏe khoắn của con thuyền khi ra khơi. → Tinh thần hứng khởi, niềm vui của người dân chài trong lao động. Bài tập 7: Ý nghĩa của việc lặp lại âm thanh tiếng chim tu hú trong bài “ Khi con tu hú” của Tố Hữu: - Tạo nên kết cấu đầu cuối tương ứng. - Làm hoàn chỉnh mạch thơ. - Nhấn mạnh vai trò của âm thanh tiếng chim tu hú: Tiếng chim tu hú không chỉ gợi về trong tâm trí người tù về một ngày hè tràn đầy sức sống mà còn gợi về tâm trạng ngột ngạt, bức bối muốn phá tan tù ngục để được hoạt động cách mạng. Bài tập 8: Nội dung câu thơ: “ Cuộc đời cách mạng thật là sang” Câu thơ không phải thể hiện cái “ sang” về vật chất mà “ sang” về tinh thần. Tinh thần thỏa mái, vui vẻ vì Bác được về nước hoạt động cách mạng. Hơn nữa với nhãn quan của
  4. nhà chính trị Bác thấy thời cơ cách mạng đang đến gần.→ Tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác. Bài tập 9: Biện pháp NT được sử dụng trong 2 câu thơ cuối bài “ Ngắm trăng” của Hồ Chí Minh: - NT: nhân hóa - Tác dụng: Trăng gần gũi với Người, trăng như người bạn tri âm tri kỉ, trăng với Người giao hòa trọn vẹn→ Tình yêu thiên nhiên đăm say, tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác. Bài tập 10: 1. Mở bài: Giới thiệu khái quát di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh ở địa phương. 2. Thân bài: - Giới thiệu vị trí địa lý. - Giới thiệu về thời gian hình thành. - Giới thiệu đặc điểm, cấu trúc quần thể. - Quá trình tu tạo - Vai trò của di tích lịch sử trong đời sống của con người. 3. Kết bài: Khẳng định giá trị của di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh. Bài tập 11: 1. Mở bài: - Trích dẫn câu văn thể hiện quan điểm của Nguyễn Thiếp về việc “học” và “hành” trong văn bản “Bàn luận về phép học”. - Mối quan hệ giữa “học” và “hành”. 2. Thân bài: - Giải thích rõ : + “Học” là gì ? + “Hành” là gì ? - Tác dụng của việc “học” và “hành” đối với mỗi chúng ta. - Trình bày mối quan hệ giữa “học” và “hành”: Chặt chẽ + Nếu chỉ chú trọng việc “học” mà không “hành” thì sao ? + Nếu bỏ qua việc “học” mà đi ngay và “hành” thì điều gì xảy ra ? + “Học” và “hành” phải đi đôi với nhau. - Liên hệ, rút ra bài học 3. Kết bài: - Nhấn mạnh ý nghĩa, tác dụng của việc “học” và “hành” đối với bản thân và mọi người. - Thông điệp gửi đến mọi người và liên hệ bản thân. Bài tập 12 1. Mở bài: - Dẫn dắt vấn đề - Nêu vấn đề: Tác hại của việc nghiện game 2. Thân bài: a. Giải thích: - Giải thích về trò chơi game
  5. b. Chứng minh: Tác hại của các tệ nghiệm game - Với bản thân: + Về sức khỏe + Về học tập, công danh, sự nghiệp, và nhân cách - Với gia đình + Về kinh tế + Về tinh thần - Với xã hội: + Về an ninh trật tự xã hội + Về sự phát triển kinh tế c. Hãy nói không với các tệ nghiệm game, thái độ và hành động cụ thể: - Tự ý thức được tác hại của việc nghiện game - Có nghị lực, quyết tâm từ bỏ, khi mà đã nghiện - Với cộng đồng: + Giúp đỡ, khuyên bảo những người nghiện để họ thức tỉnh và thay đổi. + Cùng chung tay ngăn chăn tệ nghiện game. 3. Kết bài. - Bài học nhận thức. - Liên hệ bản thân. Người lập Tổ trưởng CM BGH Trần Thị Minh Phương Phạm Thị Mai Hương Lê Thị Thu Hoa