Đề cương ôn tập học kì I - Môn Hoá học 10

docx 3 trang thienle22 4340
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì I - Môn Hoá học 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_hoc_ki_i_mon_hoa_hoc_10.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì I - Môn Hoá học 10

  1. NĂM HỌC 2019- 2020 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I- MÔN HOÁ HỌC 10. Cấu trúc đề: 50% tự luận + 50% trắc nghiệm A. PHẦN LÝ THUYẾT: I. Cấu tạo nguyên tử , bảng tuần hoàn 1. Viết cấu hình electron của nguyên tử. 2. Viết cấu hình eletron của ion. 3. Từ cấu hình electron của nguyên tử suy ra vị trí nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn và ngược lại. 4. Xác định số hạt p, n, e trong nguyên tử, trong ion đơn nguyên tử, trong ion đa nguyên tử. 5. Xác định vị trí (ô, chu kì, nhóm) khi biết tổng số hạt p, n, e. 6. Xác định 2 nguyên tố thuộc cùng một nhóm A và thuộc hai chu kì liên tiếp trong bảng tuần hoàn khi biết tổng số proton trong hai hạt nhân nguyên tử. 7. Xác định các nguyên tố liên tiếp trong bảng tuần hoàn khi biết tổng các hạt mang điện. 8. Xác định nguyên tố khi biết số electron phân lớp ngoài cùng của nguyên tử hoặc ion. 9. Quy luật biến thiên tính chất các nguyên tố trong bảng tuần hoàn và tính chất axit, bazơ của các hợp chất tương ứng. 10. Quy luật biến thiên độ âm điện, hóa trị của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn. II. Liên kết hóa học 1. Bản chất liên kết ion, liên kết cộng hóa trị không có cực, liên kết cộng hóa trị có cực. 2. So sánh liên kết ion, liên kết cộng hóa trị không có cực, liên kết cộng hóa trị có cực. 3. Dựa vào hiệu độ âm điện để xác định bản chất liên kết. 4. Viết công thức cấu tạo các chất dựa vào quy tắc bát tử và các trường hợp không tuân theo quy tắc bát tử. III. Phản ứng hóa học 1. Phân loại phản ứng hóa học. 2. Cách xác định số oxi hóa của các nguyên tố trong hợp chất, trong ion. 3. Lập phương trình của phản ứng oxi hóa – khử. 4. Cân bằng phương trình phản ứng oxi hóa – khử theo phương pháp thăng bằng electron. B. PHẦN BÀI TẬP. I. Bài tập trắc nghiệm Câu 1: Hạt nhân của hầu hết các nguyên tử do các loại hạt nào sau cấu tạo nên ? A. electron, proton và nơtron B. electron và nơtron C. proton và nơtron D. electron và proton Câu 2: Số obitan có trong lớp N là A. 4. B. 9. C. 16. D. 25. Câu 3: Cho cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố X có phân lớp ngoài cùng là 4s2 .Số hiệu ntử lớn nhất có thể có của X là? A. 20 B. 36 C. 25 D. 30 Câu 4: Trong nguyên tử, hạt không mang điện là A. Nơtron và Proton B. Proton C. Electron D. Nơtron Câu 5: Nguyên tử X có tổng số hạt p, n, e là 28 hạt. Kí hiệu nguyên tử của X là A. 16 X B. 10 X C. 19 X D. 18 X 8 9 9 9 Câu 6: Nguyên tử X có tổng số hạt (p, n, e) là 52 và số khối là 35. Số hiệu nguyên tử của X là A. 17 B. 18 C. 34 D. 52 Câu 7: Các ion và nguyên tử Ar, K+ ,Cl- có ? A. số notron bằng nhau B. số khối bằng nhau C. số protron bằng nhau D. số electron bằng nhau Câu 8: Nguyên tử của nguyên tố X có Z = 12. Cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố X là A. 1s22s22p53s2.B. 1s 22s22p63s2. C. 1s22s12p63s2. D. 1s22s22p63s1. Câu 9: Tính kim loại tăng dần trong dãy : A. K, Al, Mg B. Al, Mg, K C. K, Mg, Al D. Al, Mg, K Câu 10: Công thức hợp chất khí của phi kim R với hiđro là RH3. Hóa trị cao nhất của R với O là A.5. B. 2. C. 3 D. 4.
  2. Câu 11: Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron 1s22s22p63s23p3, nguyên tố X thuộc A. chu kỳ 3, nhóm VIA. B. chu kỳ 3, nhóm IIIA. C. chu kỳ 3, nhóm VA D. chu kỳ 4 ,nhóm VA. Câu 12: Nguyên tố R thuộc nhóm A, oxit cao nhất có dạng RO2, nguyên tố R thuộc A. nhóm IIA.B. nhóm IIIA. D. nhóm VIA. D. nhóm IVA. Câu 13: Liên kết trong phân tử CaCl2 thuộc loại A. liên kết ion B. liên kết cộng hóa trị có cực. C. liên kết cộng hóa trị không có cực. D. liên kết phối trí (cho - nhận). Câu 14: Cho dãy các oxit sau: NaCl, P2O5, MgO, NO2. Số phân tử có liên kết ion là A. 3 B. 2 C. 1D. 4 Câu 15: Cho độ âm điện N (3,04), Cl (3,16), H (2,20), O (3,44). Trong các phân tử sau, N2, HCl, H2O, NH3. Liên kết trong phân tử nào sau đây không phân cực ? A.H 2O.B. HCl. C. N 2 D. NH3. Câu 16: Hợp chất nào sau có liên kết cộng hóa trị trong phân tử ? A. NaCl B. NH3 C. K2O D. MgO Câu 17: Số oxi hóa của nguyên tố N trong hợp chất HNO3 là A. -3.B. +5. C. +4. D. +3 Câu 18: Cho sơ đồ phản ứng: Fe 3O4 + HNO3 Fe(NO 3)3 + NxOy + H2O. Sau khi cân bằng, hệ số của phân tử HNO3 là A. 23x-9y. B. 23x- 8y. C. 46x-18y. D. 13x-9y. Câu 19: Cho phương trình hóa học: H2S+ Br2 + H2O HBr + H2SO4.Câu nào sau đây diễn tả đúng tính chất các chất phản ứng? A. Br2 là chất khử, SO2 là chất oxi hóa.B. Br 2 là chất oxi hóa, SO2 là chất khử. C. Br2 là chất khử, H2O là chất oxi hóa.D. SO 2 là chất khử, H2O là chất oxi hóa. Câu 20: Cho các phản ứng sau, phản ứng nào là phản ứng oxi hóa – khử ? A. NaOH + HCl NaCl + H2OB. CaCO 3 CaO + CO2 C. CaO + H O Ca(OH) D. Fe + CuSO 2 2 4 FeSO4 + Cu II. Bài tập tự luận Câu 1: a. Viết cấu hình electron, xác định vị trí trong bảng tuần hoàn của các nguyên tố sau: 11Na, 17Cl, 10Ne, 26Fe. b. Từ các nguyên tử của nguyê tố đó có thể tạo được những ion nào ? Câu 2: Nguyên tố A được tạo từ hợp chất AH 4, oxit cao nhất của A chứa 53,33 % oxi về khối lượng. Xác định tên A. Câu 3. Nguyên tố R tạo với hiđro hợp chất khí công thức RH 3. Trong oxit cao nhất của R, oxi chiếm 56,34% về khối lượng. Vậy R là: A. PB. CC. ND. S Câu 4: a. Viết cấu hình electron của nguyên tử các nguyên tố kí hiệu bởi các chữ cái sau 11A, 17B, 18C, 24D, 26E b. Cho biết nguyên tố nào (câu a) là kim loại, phi kim, khí hiếm. Vì sao? Câu 5 : Cho biết số thứ tự của nguyên tố Cu là 29.Viết cấu hình electron của Cu, Cu+, Cu2+. Câu 6: Oxit cao nhất của một nguyên tố có công thức X 2O5. Hợp chất khí của X với hiđro có chứa 17,647% là hiđrô về khối lượng X là: A. NB. PC. SD. Cl Câu 7: Công thức phân tử của hợp chất khí tạo bởi nguyên tố R và hiđro là RH 3. Trong oxit mà R có hóa trị cao nhất thì oxi chiếm 74,07% về khối lượng. Nguyên tố R là: A. SB. AsC. ND. P Câu 8: Ion M+ và X2– đều có cấu hình electron như sau : 1s22s22p63s23p6. a. Viết cấu hình electron của M và X. b. Tính tổng số hạt mang điện của hợp chất tạo nên từ hai ion trên ?
  3. Câu 9: Nguyên tố X có tổng số hạt (p, n, e) là 82. Hạt mang điện nhiều hơn hạt không mang điện là 22. a. Xác định A, Z của nguyên tử nguyên tố X. b. Xác định số lượng các hạt cơ bản trong ion X2+ và viết cấu hình electron của ion đó. Câu 10 : Nguyên tố R tạo được hợp chất khí với hyđro có công thức phân tử RH 3. Trong oxit cao nhất, R có 25,926% về khối lượng. Xác định tên nguyên tố R. Câu 11: Cân bằng các phản ứng oxi hóa – khử sau theo phương pháp thăng bằng electron. Xác định chất oxi hóa, chất khử ? a. Cu + HNO3 Cu(NO3)2 + H2O + NO b. MnO2 + HCl MnCl2 + Cl2 + H2O Câu 12: 1. Phân biệt sự oxi hóa và chất oxi hóa. Sự khử và chất khử. 2.Cân bằng phương trình phản ứng oxi hóa khử sau theo phương pháp thăng bằng electron. a. Cl2 + KOH KCl + KClO3 + H2O b. Na2SO3 + KMnO4 + NaHSO4 Na2SO4 + MnSO4 + K2SO4 + H2O c. FexOy + HNO3 Fe(NO3)3 + H2O + NO d. Mg + HNO3 → Mg(NO3)2 + H2O + N2 e. KClO3 → KCl + O2 g. S + NaOH → Na2S + Na2SO3 + H2O Câu 13: Cân bằng các phản ứng oxi hóa – khử sau theo phương pháp thăng bằng electron. Xác định chất oxi hóa, chất khử ? a. Cu + HNO3 Cu(NO3)2 + H2O + NO b. KClO3 KCl + O2 c. Cl2 + NaOH NaCl + NaClO + H2O d. P + NH4ClO4 → N2 + Cl2 + H3PO4 + H2O Câu 14: Cho 11g hỗn hợp X gồm Fe và Al vào V lít dung dịch HCl 2M (dư), sau phản ứng thu được 8,96 lít khí H2 (đktc). a. Tính phần trăm (khối lượng) mỗi kim loại trong hỗn hợp X. b. Tính V, biết axit đã lấy dư 20% so với cần thiết.