Đề cương ôn tập học kì I các môn Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngọc Thụy

docx 23 trang Thương Thanh 22/07/2023 1350
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương ôn tập học kì I các môn Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngọc Thụy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_hoc_ki_i_cac_mon_lop_8_nam_hoc_2018_2019_tru.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì I các môn Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngọc Thụy

  1. TRƯỜNG THCS NGỌC THỤY NỘI DUNG ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN 8 NĂM HỌC 2018-2019 Ôn tập kiến thức đã học từ tuần 1 đến tuần 16 (SGK Ngữ văn 8 tập 1) A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM Phần I: Văn học 1. Truyện kí Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945. (Văn bản “Trong lòng mẹ”, “Tức nước vỡ bờ”, “Lão Hạc”) 2. Văn học nước ngoài. (“Cô bé bán diêm”, “Chiếc lá cuối cùng”). 3. Văn bản nhật dụng: (Văn bản “Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000”, “Ôn dịch, thuốc lá”, “Bài toán dân số”). 4. Thơ Cách mạng đầu thế kỉ XX: (Văn bản “Đập đá ở Côn Lôn”). * Yêu cầu về văn bản : - Nắm được tác giả, tác phẩm, thể loại, hoàn cảnh sáng tác, phương thức biểu đạt, ý nghĩa nhan đề, tóm tắt truyện, thuộc thơ. - Nắm được nội dung, nghệ thuật, biết khai thác tín hiệu nghệ thuật trong tác phẩm văn học để làm nổi bật nội dung. - Hệ thống các tác phẩm văn học theo từng giai đoạn. Phần II: Tiếng Việt Các kiến thức tiếng Việt trong học kì I chương trình ngữ văn 8 1. Từ, từ loại: Từ tượng thanh tượng hình, Trợ từ, Thán từ, Tình thái từ. 2. Biện pháp tu từ: Nói giảm nói tránh, Nói quá. 3. Câu: Câu ghép 4. Dấu câu: Dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm, dấu ngoặc kép. * Yêu cầu về Tiếng Việt - Nhận diện được đơn vị kiến thức tiếng Việt cơ bản trong văn bản - Nêu vai trò, tác dụng của các đơn vị kiến thức trong văn bản. - Vận dụng kiến thức trong thực hành nói và viết. Phần III: Tập làm văn 1. Tự sự: Tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm. 2. Thuyết minh: Thuyết minh đồ vật. * Yêu cầu Tập làm văn: - Nắm được các bước tạo lập văn bản. - Lập dàn ý và tạo lập một văn bản hoàn chỉnh. * Lưu ý : GV ra các dạng bài tập vận dụng kiến thức đã học vào việc giải quyết các vấn đề thực tiễn. B. MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP Câu 1: Tóm tắt văn bản “Lão Hạc”: * Gợi ý : Lão Hạc có một con trai, một mảnh vườn và một con chó. Con trai lão đi phu đồn điền cao su, lão chỉ còn lại cậu Vàng. Vì muốn giữ lại mảnh vườn cho con, lão đành phải bán con chó, mặc
  2. dù hết sức buồn bã và đau xót. Lão mang tất cả tiền giành dụm được gửi ông giáo và nhờ ông trông coi mảnh vườn. Cuộc sống mỗi ngày một khó khăn, lão kiếm được gì ăn nấy và từ chối những gì ông giáo giúp. Một hôm lão xin Binh Tư ít bả chó, nói là để giết con chó hay đến vườn, làm thịt và rủ Binh Tư cùng uống rượu. Ông giáo rất buồn khi nghe Binh Tư kể chuyện ấy. Nhưng bỗng nhiên Lão Hạc chết - cái chết thật dữ dội. Cả làng không hiểu vì sao lão chết, chỉ có Binh Tư và ông giáo hiểu. Câu 2: Tóm tắt văn bản “Tức nước vỡ bờ” : Vì thiếu suất sưu của người em đã chết, anh Dậu bị bọn tay sai đánh, trói, lôi ra đình cùm kẹp, vừa được tha về. Một bà lão hàng xóm ái ngại hoàn cảnh nhà chị nhịn đói từ hôm qua, mang đến cho chị bát gạo để nấu cháo. Anh Dậu vừa cố ngồi dậy cầm bát cháo, chưa kịp đưa lên miệng thì cai lệ và gã đầy tớ nhà Lý trưởng lại xộc vào định trói anh mang đi. Van xin hết không được, chị Dậu đã liều mạng chống lại quyết liệt, đánh ngã cả hai tên tay sai vô lại. Câu 3: Em hãy cho biết nguyên nhân và ý nghĩa cái chết của lão Hạc? Qua đó ta thấy được nhân cách gì của lão ? * Gợi ý : + Nguyên nhân: - Tình cảnh nghèo khổ túng quẫn đã đẩy Lão Hạc đến cái chết như một hành động tự giải thoát. - Lão đã tự chọn cái chết để bảo toàn căn nhà, đồng tiền, mảnh vườn, đó là những vốn liếng cuối cùng lão để lại cho con. => Cái chết tự nguyện của Lão Hạc xuất phát từ lòng thương con âm thầm sâu sắc và lòng tự trọng đáng kính của lão. + Ý nghĩa: Cái chết của Lão Hạc có ý nghĩa sâu sắc: - Góp phần bộc lộ rõ số phận và tính cách của Lão Hạc: nghèo khổ, bế tắc, cùng đường, giàu lòng tự trọng. - Tố cáo hiện thực xã hội thực dân nửa phong kiến, đẩy người nông dân vào đường cùng. + Nhân cách: Lão Hạc là người cha hết lòng vì con, là người tình nghĩa và biết tôn trọng hàng xóm. => Nhân cách cao thượng của Lão Hạc. Câu 4: Truyện ngắn “Lão Hạc” cho em những suy nghĩ gì về phẩm chất và số phận người nông dân trong chế độ cũ ? * Gợi ý : - Chắt chiu, tằn tiện - Giàu lòng tự trọng (không làm phiền hàng xóm kể cả lúc chết) - Giàu tình thương yêu( với con trai, với con vàng) => Số phận của người nông dân: nghèo khổ bần cùng không lối thoát. Câu 5: Qua hai nhân vật chị Dậu và Lão Hạc em hãy viết bài văn ngắn nêu suy nghĩ về số phận và tích cách người nông dân Việt Nam trong xã hội cũ? * Gợi ý : - Truyện ngắn “ Lão Hạc” của Nam Cam và đoạn trích “ Tức nươc vỡ bờ” của Ngô Tất Tố đó làm nổi bật phẩm chất tốt đẹp và số phận bi kịch của người nông dân Việt Nam trong xã hội thực dân phong kiến. - Số phận cùng khổ người nông dân trong xã hội cũ, bị áp bức chà đạp, đời sống của hộ vô cùng nghèo khổ. Lão Hạc một nông dân già cả sống cực kì nghèo khổ vất vả kiếm sống qua ngày. Cuộc
  3. sống, áp bức của xã hội cũng như sự dồn ép của tình cảm và day dứt lão đã tìm đến cái chết để giải thoát cho số kiếp của mình. Câu 6: Qua ba văn bản truyện ký Việt Nam: “Trong lòng mẹ”, “Tức nước vỡ bờ” và “Lão Hạc”, em thấy có những đặc điểm gì giống và khác nhau? * Gợi ý : a. Giống nhau: - Thời gian sáng tác: Cùng giai đoạn 1930- 1945. Phương thức biểu đạt: tự sự. - Nội dung: Cả 3 văn bản đều phản ánh cuộc sống khổ cực của con người trong xã hội đương thời chứa chan tinh thần nhân đạo. Nghệ thuật: Đều có lối viết chân thực, gần gũi, sinh động. b. Khác nhau: - Thể loại: Mỗi văn bản viết theo một thể loại: Trong lòng mẹ( hồi kí), Lão Hạc( Truyện ngắn), Tức nước vỡ bờ( Tiểu thuyết). - Đều biểu đạt phương thức tự sự những mỗi văn bản yếu tố miêu tả, biểu cảm có sự đậm nhạt khác nhau. Mỗi văn bản viết về những con người với số phận và những nỗi khổ riêng. Câu 7: Từ truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng” của O.Hen-ri, theo em vì sao chiếc lá cuối cùng được coi là kiệt tác của cụ Bơ-men ? * Gợi ý : Giải thích được ba lý do sau: - Chiếc lá mang lại giá trị nghệ thuật: Giống chiếc lá thật mà con mắt họa sĩ như Giôn- xi và Xiu cũng không nhận ra. - Chiếc lá mang lại giá trị nhân sinh: vì con người, vì cuộc sống. - Chiếc lá được đổi bằng cả tính mạng của cuh Bơ-men. Câu 8: Phân tích ý nghĩa của việc dùng dấu phẩy trong đầu câu của đoạn văn “Ôn dịch, thuốc lá”. Có thể sửa thành Ôn dịch thuốc lá hoặc thuốc lá là một loại ôn dịch được không? Vì sao? * Gợi ý : Ý nghĩa nhan đề: - Ôn dịch: Chỉ là thứ bệnh lan truyền rộng ( có thể gây chết người hàng loạt trong một thời gian nhất định) - Thuốc lá: Là cách gọi tắt của tệ nghiện thuốc lá - Dấu phẩy tu từ: Nhấn mạnh sắc thái biểu cảm: Vừa căm tức vừa ghê tởm, nguyền rủa, tẩy chay. => Nhan đề có ý nghĩa: “Thuốc lá! Mày là ôn dịch” Câu 9: Nguyên nhân và tác hại của sự việc sử dụng bao bì ni lông? * Gợi ý - Nguyên nhân gây hại: Do đặc tính không phân hủy của nhựa Plaxtic - Tác hại: + Lẫn vào đất, cản trở sự phát triển của thực vật dẫn đến sói mòn. + Làm chết động vật khi nuôi phải + Làm tắc cống rãnh gây muỗi, bệnh tật, dịch. + Làm ô nhiễm thực phẩm gây tác hại cho não, là nguyên nhân gây nên ung thư phổi. + Vứt túi bừa bãi: Gây mất mĩ quan + Ngăn cản sự phân hủy của các rác thải khác. + Nếu chôn sẽ rất tốn diện tích + Khi đốt gây ngộ độc, ảnh hưởng tuyến nội tiết, giản khả năng miễn dịch. Câu 10: Bốn câu thơ đầu của bài thơ Đập đá ở Côn Lôn có hai lớp nghĩa. Nêu rõ từng lớp nghĩa? Phân tích giá trị nghệ thuật của những câu thơ đó. Nhận xét về khẩu khí của tác giả? * Gợi ý : Bốn câu thơ đầu: Hình ảnh người tù và công việc đập đá ở Côn Lôn. - Không gian: Trơ trọi, hoang vắng, rộng lớn, là địa ngục trần gian
  4. - Tư thế: Hiên ngang, sừng sững toát lên vẻ đẹp hùng tráng. - Công việc đập đá: là công việc lao động khổ sai nặng nhọc. - Hành động quả quyết, mạnh mẽ: - Khắc họa nổi bật tầm vóc của người anh hùng. - Sử dụng động từ, phép đối, lối nói khoa trương, lượng từ, giọng thơ hùng tráng, sôi nổi. => Khí phách hiên ngang, tư thế ngạo nghễ = vươn cao ngang tầm vũ trụ, biến công việc cưỡng bức thành công việc chinh phục thiên nhiên dũng mãnh của con người. Câu 11: Bốn câu thơ cuối bộc lộ trực tiếp những cảm xúc và suy nghĩ của tác giả. Em hãy tìm hiểu ý nghĩa của những câu thơ này và cách thức biểu hiện cảm xúc của tác giả? * Gợi ý : Bốn câu cuối: Cảm nghĩ từ công việc đập đá. - Sử dụng phép đối, khẩu khí ngang tàng, rắn giỏi -> Cho thấy sức chịu đựng mãnh liệt về thể xác lẫn tinh thần của con người trước thử thách. - Bất khuất trước nguy nan, trung thành với lý tưởng yêu nước. - Những người có gan làm việc lớn, khi phải chịu cảnh tù đầy thì chỉ là việc nhỏ, không có gì đáng nói. - Tự hào kiêu hãnh về công việc to lớn mà mình theo đuổi, coi thường việc tù đầy. - Giọng điệu cứng cỏi, hình ảnh ẩn dụ, cấu trúc đối lập, câu cảm thán -> khẳng định lí tưởng yêu nước lớn lao mới là điều quan trọng nhất. - Tin tưởng mãnh liệt vào sự nghiệp yêu nước của mình. Câu 12: Nếu là người được chứng kiến cảnh Lão Hạc bán chó với ông giáo trong truyện ngắn của Nam Cao thì em sẽ ghi lại câu chuyện như thế nào ? * Mở bài: Giới thiệu câu chuyện * Thân bài: - Hoàn cảnh chứng kiến câu chuyện. - Diễn biến câu chuyện + Câu chuyện cảu lão Hạc kể với ông giáo ( hình ảnh lão khi kể, giọng nói ) + Lời động viên của ông giáo + Tâm trạng của tôi khi nghe câu chuyện đó. * Kết bài: Câu chuyện kết thúc, lão Hạc ra về, tâm trạng của tôi Câu 13: Thuyết minh chiếc bút bi. * Mở bài: Giới khái quát vai trò của bút bi trong đời sống con người. * Thân bài: Giới thiệu cụ thể về chiếc bút bi qua các nội dung sau : - Nguồn gốc ra đời và quá trình phát triển của chiếc bút bi . - Cấu tạo của chiếc bút bi: Vỏ bút, ruột bút. - Đặc điểm của chiếc bút bi: chất liệu, màu sắc, kiểu dáng - Nguyên lí hoạt động và cách sử dụng của chiếc bút bi. - Công dụng của chiếc bút bút bi * Kết bài: - Khẳng định vai trò của bút bi trong cuộc sống con người đặc biệt với HS - Cần sử dụng và giữ gìn bút bởi nó là một vật dụng hữu ích, thiết thực cho con người Câu 14: Thuyết minh cái nón lá. * Mở bài: Giới khái quát vai trò nón lá trong đời sống con người. * Thân bài: Giới thiệu cụ thể về chiếc nón lá qua các nội dung sau : - Nguồn gốc ra đời . - Cấu tạo có 2 phần chính: khung nón, lá lợp nón
  5. - Cách làm nón, đặc điểm của nón. - Công dụng của chiếc nón. - Cách sử dụng và bảo quản chiếc nón. * Kết bài: Khẳng định vai trò của chiếc nón trong đời sống con người. Ngoài ra, còn một số dạng bài tập Tiếng Việt, giáo viên có thể tham khảo trong SGK Ngữ văn 8 tập 1 như : BT1 ( trang 49 ), BT1,2,3,4 ( trang 70-72 ), BT1,2 ( trang 81-82 ), BT1,2,3 ( trang 102 ), BT1,2,3,4 ( trang 108-109 ), BT1,2,3,4,5 ( trang 113-114 ), BT1,2,3,4 ( trang 124-125 ), BT1,2,3,4,5 ( trang 135-137 ), BT1,2,3, ( trang 142-143 ). *Chú ý: - GV cho HS ôn tập dựa vào các tiết ôn tập theo phân phối chương trình, có thể kết hợp với các tiết tự chọn - Tích hợp giữa Văn bản, tiếng Việt, Tập làm văn. - Căn cứ vào đối tượng HS từng lớp, các đồng chí GV có kết hoạch hướng dẫn HS ôn tập cụ thể. NỘI DUNG ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN LỊCH SỬ 8 NĂM HỌC 2018-2019 I. Nội dung ôn tập Học sinh ôn tập những kiến thức Lịch sử đã học từ tuần 1 đến tuần 16, trọng tâm những bài học sau: 1. Bài 15: Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng (1917 – 1921) 2. Bài 16: Liên Xô xây dựng Chủ nghĩa xã hội (1921 - 1941) 3. Bài 17: Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) 4. Bài 18: Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) 5. Bài 19: Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) 6. Bài 21: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) * Lưu ý: Chú trọng việc vận dụng kiến thức lý thuyết để giải quyết vấn đề trong thực tế. II. Một số dạng câu hỏi và bài tập. Bài 1: Câu hỏi trắc nghiệm khách quan Bài 2: Trình bày nội dung “Chính sách kinh tế mới” ở nước Nga. Em có nhận xét gì về chính sách này? Theo hiểu biết của em, Đảng cộng sản Việt Nam có vận dụng chính sách này trong thời kì đổi mới ở nước ta không? Bài 3: Vì sao ở nước Nga năm 1917 có hai cuộc cách mạng? Em hãy đánh giá vai trò của Lê-nin đối với thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga năm 1917. Bài 4: Vì sao nói cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) là cuộc khủng hoảng kinh tế lớn nhất, kéo dài nhất và gây thiệt hại nặng nề nhất? Bài 5: Trình bày những điểm giống và khác nhau của nền kinh tế Mĩ và Nhật Bản trong thập niên 20 của thế kỉ XX? Bài 6: Trình bày những điểm khác nhau trong cách giải quyết của Mĩ và Nhật Bản để đưa đất nước thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933? Bài 7: Trình bày những nét chính về tình hình đất nước Nhật Bản trong những năm 1929 – 1939
  6. Bài 8: Vì sao nước Mĩ thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) Bài 9: Em hãy khái quát các giai đoạn phát triển của hệ thống chủ nghĩa tư bản trong thời gian giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) Bài 10: Nêu nguyên nhân bùng nổ và kết cục của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945). Bài 11: Câu hỏi vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề thực tế a. Dựa vào những kiến thức lịch sử đã học về hai cuộc chiến tranh thế giới, em hãy so sánh nguyên nhân bùng nổ của hai cuộc chiến tranh này? b. Nêu suy nghĩ của em về hậu quả của chiến tranh thế giới thứ hai đối với nhân loại. Từ những hâu quả mà cuộc chiến tranh thế giới thứ hai để lại, em có giải pháp gì để ngăn chặn các cuộc chiến tranh khu vực, xung đột và tình trạng khủng bố hiện nay. c. Trong cuộc chiến tranh thế giới thứ hai , em đánh giá thế nào về vai trò của Liên Xô trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít. d. Cuộc chiến tranh thế giới thứ hai đã có tác động như thế nào đến tình hình đất nước ta thời kì đó? III. Gợi ý trả lời câu hỏi Bài 1: HS ghi nhớ các mốc thời gian và sự kiện chính để trả lời. Bài 2: * Nội dung “Chính sách kinh tế mới” ở nước Nga: - Bãi bỏ chế độ trưng thu lương thực thừa và thay thế bằng chế độ thu thuế lương thực - Thực hiện tự do buôn bán - Mở lại các chợ - Cho phép tư nhân được mở các xí nghiệp nhỏ và khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư, kinh doanh ở Nga * Nhận xét: Có thể xem “Chính sách kinh tế mới” ở nước Nga là một bước lùi nhưng là một bước lùi cần thiết để Liên Xô vượt qua khỏi những khó khăn, thử thách, tạo đà vững bước vào thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Bôn-sê-vích, đứng đầu là Lê-nin c. Dựa vào hiểu biết thực tế, học sinh trả lời câu hỏi theo các ý: - Khẳng định có vận dụng hay không - Nếu có thì đó là những chính sách nào? Bài 3: * Năm 1917 ở nước Nga có hai cuộc cách mạng vì: - Cuộc CM tháng Hai năm 1917 đã lật đổ được chế độ Nga hoàng và dẫn tới tình trạng hai chính quyền song song tồn tại - Cuộc CM tháng Mười nhằm lật đổ chính phủ lâm thời tư sản, đưa nước Nga bước vào thời kì Cách mạng xã hội chủ nghĩa. b. Đánh giá vai trò của Lê-nin trong cuộc cách mạng tháng Mười Nga: HS dựa vào quá trình phát triển của CM tháng Mười Nga để đánh giá về vai trò lãnh đạo, lập kế hoạch, vai trò chỉ huy, Bài 4: * Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933 là cuộc khủng hoảng lớn nhất vì làm ảnh hưởng và lan rộng đến tất cả các nước, dù là nước tư bản phát triển hay các nước thuộc địa, phụ thuộc. * Kéo dài nhất vì đây là cuộc khủng hoảng kéo dài 5 năm, dài hơn các cuộc khủng hoảng trước đó. * Gây thiệt hại nặng nhất vì những thiệt hại vì những thiệt hại do cuộc khủng hoảng đưa đến là không thể tính được. Cuộc khủng hoảng diễn ra trên tất cả các mặt của kinh tế thế giới. Đặc biệt hậu quả chính trị- xã hội tai hại nhất là nạn thất nghiệp, phong trào đấu tranh ngày càng tăng của
  7. nhân dân các nước, dẫn đến chủ nghĩa phát xít lên nắm chính quyền ở nhiều nước và đẩy loài người đứng trước một cuộc chiến tranh mới là không thể tránh khỏi. Bài 5: Trong thập niên 20 của thế kỉ XX, kinh tế Mĩ và Nhật Bản có điểm giống và khác nhau: * Giống nhau: kinh tế Mĩ và Nhật Bản đều thu được nhiều lợi nhuận, ít bị mất mát trong chiến tranh. * Khác nhau: Dựa vào kiến thức mục bài và mục bài, HS tìm điểm khác nhau về sự phát triển của mỗi nước - Kinh tế Mĩ: phát triển cực kì nhanh chóng do cải tiến kĩ thuật, thực hiện phương pháp sản xuất dây chuyền, tăng cường bóc lột công nhân - Kinh tế Nhật: phát triển không đều, mất cân đối (trong vòng mấy năm đầu) rồi lại lâm vào khủng hoảng, công nghiệp không có sự cải thiện, nông nghiệp trì trệ, lạc hậu, kinh tế phát triển chậm chạp, bấp bênh Bài 6: Để thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933, cách giải quyết của Mĩ và Nhật Bản khác nhau: - Mĩ giải quyết khủng hoảng bằng cách cải cách kinh tế, xã hội, thực hiện Chính sách mới của Tổng thống Ru-dơ-ven, bao gồm các biện pháp nhằm giải quyết nạn thất nghiệp, nông nghiệp và ngân hàng với những quy định chặt chẽ, đặt dưới sự kiểm soát của Nhà nước. Nhà nước tăng cường vai trò trong việc cải tổ hệ thống ngân hàng, tổ chức lại sản xuất, cứu trợ người thất nghiệp, tạo thêm nhiều việc làm mới và ổn định tình hình xã hội. - Nhật giải quyết khủng hoảng bằng cách tăng cường chính sách quân sự hóa đất nước, phát xít hóa bộ máy thống trị, gây chiến tranh, bành trướng bên ngoài. Bài 7: Những nét chính về tình hình đất nước Nhật Bản trong những năm 1929 – 1933: - Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 đã giáng một đòn nặng nề vào nền kinh tế Nhật Bản. - Để đưa đất nước ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế, giới cầm quyền Nhật Bản tăng cường chính sách quân sự hóa đất nước, gây chiến tranh xâm lược, . - Trong thập niên 30 thế kỉ XX, ở Nhật Bản đã diễn ra quá trình thiết lập chế độ phát xít . - Phong trào đấu tranh của nhân dân lao động Nhật Bản lan rộng khắp cả nước. Bài 8: Nước Mĩ thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế vì: - Năm 1932, tổng thống Mĩ Ru-dơ-ven đắc cử đã thực hiện “Chính sách mới” - Nội dung: “Chính sách mới” bao gồm các biện pháp nhằm giải quyết nạn thất nghiệp, phục hồi sự phát triển của các ngành kinh tế - tài chính, - Tác dụng: + “Chính sách mới” đã cứu nguy cho Chủ nghĩa tư bản Mĩ nhưng cũng giải quyết phần nào những khó khăn của người lao động + Góp phần làm cho Mĩ duy trì được chế độ dân chủ tư sản Bài 9: Các giai đoạn phát triển của Chủ nghĩa tư bản giữa hai cuộc Chiến tranh thế giới: - Giai đoạn 1918 – 1923: Chủ nghĩa tư bản lâm vào khủng hoảng chính trị - Giai đoạn 1924 – 1929: Chủ nghĩa tư bản bước vào thời kì ổn định về chính trị và phát triển nhanh chóng về kinh tế - Giai đoạn 1929 – 1939: Chủ nghĩa tư bản lâm vào cuộc đại khủng hoảng kinh tế, dẫn đến việc chủ nghĩa phát xít lên nắm chính quyền ở một số nước, xuất hiện hai khối đế quốc đối lập, nguy cơ chiến tranh thế giới mới bùng nổ. Bài 10: Nguyên nhân bùng nổ và kết cục của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945). 1. Nguyên nhân : * Nguyên nhân sâu xa:
  8. - Mâu thuẫn về quyền lợi giữa các nước giữa các nước đế quốc sau Chiến tranh thế giới thứ nhất lại tiếp tục nảy sinh. - Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 đã dẫn đến sự ra đời và lên cầm quyền của chủ nghĩa phát xít ở Đức, I-ta-li-a và Nhật Bản nhằm gây chiến tranh để chia lại thị trường thế giới. - Các nước đế quốc hình thành hai khối đối địch nhau * Nguyên nhân trực tiếp: - Ngày 1/9/1939, phát xít Đức tấn công Ba Lan, chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ 2. Kết cục: mục III SGK trang 108 Bài 11: Câu hỏi vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề thực tế HS vận dụng kiến thức đã học để nêu suy nghĩ bản thân. *Chú ý: - Trên đây là những gợi ý trả lời cho mỗi câu hỏi. Trong quá trình làm bài, học sinh cần trả lời theo các ý như trên và bổ sung nội dung kiến thức trong SGK. - Căn cứ vào đối tượng học sinh, các đồng chí giáo viên hướng dẫn học sinh ôn tập theo đề cương. NỘI DUNG ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN SINH HỌC 8 NĂM HỌC 2018-2019 I. Lý thuyết: 6đ Chương IV: Hô hấp 1. Trình bày tóm tắt quá trình hô hấp ở người 2. Tại sao trong đường dẫn khí của hệ hô hấp đã có những cấu trúc và cơ chế chống bụi, bảo vệ phổi mà khi lao động vệ sinh hay đi đường vẫn cần đeo khẩu trang chống bụi. 3. Dung tích sống là gì? Quá trình luyện tập để tăng dung tích sống phụ thuộc vào các yếu tố nào? Chương V: Tiêu hoá 1. Trình bày quá trình tiêu hoá ở khoang miệng. Với khẩu phần đầy đủ các chất, sau tiêu hoá ở khoang miệng thì còn những loại chất nào trong thức ăn cần được tiêu hoá tiếp? 2. Ở dạ dày có các hoạt động tiêu hoá nào? Với khẩu phần đầy đủ các chất, sau tiêu hoá ở dạ dày thì còn những loại chất nào trong thức ăn cần được tiêu hoá tiếp? 3. Hoạt động tiêu hoá chủ yếu ở ruột non là gì? 4. Gan đảm nhận những vai trò gì trong quá trình tiêu hoá ở cơ thể người? II. Thực hành: 4đ Chương III: Tuần hoàn Trình bày các thao tác sơ cứu vết thương chảy máu: Động mạch, mao mạch và tĩnh mạch Chương IV: Hô hấp Trình bày các phương pháp hô hấp nhân tạo thường được áp dụng. NỘI DUNG ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN HÓA 8 NĂM HỌC 2018-2019 I/ Lý thuyết: 1. Các khái niệm cơ bản: Thế nào là nguyên tử ? phân tử? đơn chất ? hợp chất? NTHH? NTK ? PTK? đơn vị Cacbon? Mol ? khối lượng mol phân tử ? thể tích mol chất khí? phát biểu định luật bảo toàn khối lượng, công thức áp dụng định luật. 2. Thế nào là PƯHH? điều kiện để xảy ra PƯ? dấu hiệu của hiện tượng và PƯHH? 3. Viết công thức biến đổi giữa khối lượng(m), lượng chất (n), và thể tích khí(V),công thức tính tỉ khối của chất khí. 4. Các bước lập PTHH, biết vận dụng vào làm bài tập.
  9. 5. Các bước giải bài toán tính theo CTHH( bài toán xuôi và bài toán ngược) 6. Thực hành: Xem lại hiện tượng các thí nghiệm đã học trong các bài thực hành. II/ Bài tập: Làm lại các bài tập trong SGK thuộc các dạng bài tập cơ bản sau. 1- Lập CTHH của hợp chất khi biết a/ Hoá trị ( bài5,6,7- trang 38) b/ % về khối lượng các nguyên tố ( bài 2-trang 79) c/ Tỉ lệ về khối lượng các nguyên tố. (bài 1- trang 79) 2- Lập phương trình hoá học của phản ứng, xác định tỉ lệ số nguyên tử phân tử ( bài 2,3,4,5,6,7 – trang 58) 3- Tính theo định luật bảo toàn khối lượng. (bài 2,3 – trang 54) 4- Tinh % về khối lượng các nguyên tố trong hợp chất.(bài 3- trang 79, bài 1- trang 71) 5- Tính toán chuyển đổi giữa các đại lượng m  n  V ↓ Số hạt vi mô(nguyên tử, phân tử) (bài 1,2,3,4 – trang 65, bài 3,4 – trang 67) Bài tập ôn tập HKI hoá 8 Bài 1: Hãy cân bằng các sơ đồ phản ứng sau xác định tỉ lệ số nguyên tử, phân tử của các chất trong phản ứng 1. H2 + O2 H2O 6) H2SO4 + KOH K2SO4 + H2 O 2. Al + O2 Al2O3 7) AgNO3 + FeCl3 AgCl+Fe(NO3)3 3) Fe + HCl FeCl2 + H2 8) CaCO3 + HCl CaCl2+H2O + CO2 4) Fe2O3 + H2 Fe + H2O 9) CH4 + O2 CO2 + H2O 5) NaOH +CuSO4 Na2SO4+ Cu(OH)2 10) Fe + Cl2 FeCl3 Bài 2 : Viết CTHH của các hợp chất sau, tính M của các hợp chất đó. Fe(II) Fe(III) Al K Ca Na Mg AxBy OH SO4 NO3 Cl PO4 CO3 Bài 3: Điền số thích hợp để hoàn thành bảng sau CTHH chất M(gam/mol) n(mol) m(g) V (đktc) lít Tổng số phân tử/ nguyên tử 1. Cu 0,12. N 2. Khí CO2 1,5 3. Khí Cl2 11,2 4. H2SO4 9,8
  10. 5. Na2CO3 0,25 6. Al 81 Bài 4: a/ Tình thành phần % về khối lượng mỗi nguyên tố hoá học có trong các hợp chất sau: FeO, Fe2O3 , Fe2(SO4)3 b/ Hãy tính khối lượng nguyên tố oxi có trong 250 g mỗi chất trên. Bài 5: Cho mỗi chất sau : a) NO b) NO2 c) N2O d) N2O5 Hãy chỉ ra chất nào chứa nguyên tố N với thành phần % khối lượng nhiều nhất, ít nhất. Bài 6: Hãy xác định CTHH của các hợp chất sau biết: a/ Hợp chất có thành phần khối lượng: 57,5% Na, 40%O, 2,5% H. PTK = 40đvC b/ Chất khí A có tỉ khối so với không khí bằng 2,76 và tỉ lệ về khối lượng các nguyên tố là: mS : m O = 2 : 3 c/ Chất D biết 0,2 mol chất D có chứa 9,2g Na, 2,4g C và 9,6g O. d/ 0,25 mol khí B có khối lượng là 4g và khí B có công thức là CHx e/ Hợp chất E biết tỉ lệ khối lượng các nguyên tố là mCa :m N : m O = 10 : 7 : 24 và 0,2 mol E nặng 32,8 g . NỘI DUNG ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN ĐỊA LÍ 8 NĂM HỌC 2018-2019 I. Phần lí thuyết 1. Khái quát về kinh tế- xã hội các nước Châu Á. Câu 1. Trình bày sự khác nhau về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nước và vùng lãnh thổ Châu Á ? Câu 2. Dựa vào bảng : Cơ cấu GDP và thu nhập bình quân đầu người, năm 2012 Nước Cơ cấu GDP ( % ) Thu nhập bình quân Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ đầu người ( USD/ năm) Nhật Bản 1,2 27,4 71,4 34.870 Thái Lan 8,4 39,2 52,4 5.771 Hãy nhận xét cơ cấu GDP của Nhật Bản và Thái Lan. Cho biết quan hệ giữa cơ cấu GDP và thu nhập bình quân đầu người của 2 nước. 2. Khu vực Tây Nam Á. Câu 1. Dựa vào Tập bản đồ Địa lí 8 ( trang 10), em hãy cho biết: - Tây Nam Á có vị trí địa lí như thế nào? - Vị trí địa lí và tài nguyên thiên nhiên có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực? Câu 2. Tại sao Tây Nam Á nằm sát biển nhưng lại có khí hậu nóng và khô hạn? Câu 3. Dân cư và kinh tế khu vực Tây Nam Á có những đặc điểm gì nổi bật? 3. Khu vực Nam Á Câu 1. Dựa vào Tập bản đồ Địa lí 8 ( trang 12 ) em hãy trình bày đặc điểm địa hình khu vực Nam Á? Câu 2. Giải thích nguyên nhân dẫn đến sự phân bố lượng mưa không đều ở Nam Á? Câu 3. Cho bảng số liệu sau: Cơ cấu GDP của Ấn Độ Các ngành kinh tế Tỉ trọng trong cơ cấu GDP ( %)
  11. Năm 2013 Năm 2016 Nông- lâm- ngư nghiệp 17 16,5 Công nghiệp – xây dựng 26 29,8 Dịch vụ 57 45,7 Hãy vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu kinh tế của Ấn Độ năm 2013 và 2016. Nhận xét sự thay đổi cơ cấu kinh tế của Ấn Độ. 4. Khu vực Đông Á. Câu 1. Dựa vào Tập bản đồ Địa 8 ( trang 14) , em hãy phân tích những điểm khác nhau về địa hình của phần đất liền và phần hải đảo của khu vực Đông Á? Câu 2. Nêu điểm giống và khác nhau của 2 sông Hoàng Hà và Trường Giang? II. Phần trắc nghiệm: - Ôn từ bài 1 đến bài 12 chương trình Địa lí 8. NỘI DUNG ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN CÔNG NGHỆ 8 NĂM HỌC 2018-2019 I. Câu hỏi ôn tập: Câu 1: Vật liệu kim loại được chia làm mấy loại, kể tên. Hãy nêu các tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí? Câu 2: Nêu tên gọi, cấu tạo, công dụng của dụng cụ đo và kiểm tra, dụng cụ tháo lắp và kẹp chặt, dụng cụ gia công cơ khí? Câu 3: Ngành cơ khí có vai trò như thế nào trong sản xuất và đời sống? Nêu quá trình hình thành sản phẩm cơ khí? Câu 4: Thế nào là chi tiết máy ? Chi tiết máy gồm có mấy nhóm chi tiết? Chi tiết máy được lắp ghép với nhau như thế nào ? Câu 5: Thế nào là mối ghép cố định, mối ghép động? Cho VD? Câu 6: Nêu cấu tạo và đặc điểm, ứng dụng của mối ghép bằng ren? Câu 7: Nêu cấu tạo và đặc điểm, ứng dụng của mối ghép bằng then và chốt? Câu 8: Trình bày cấu tạo và đặc điểm của khớp tịnh tiến và khớp quay? Câu 9: Tại sao máy và thiết bị cần phải truyền chuyển động ?Trình bày cấu tạo và nguyên lí làm việc của bộ truyền động ma sát – truyền động đai? Viết công thức tỉ số truyền, giải thích các đại lượng. Câu 10: Trình bày cấu tạo, nguyên lí làm việc và ứng dụng của bộ truyền động ăn khớp – truyền động xích? Câu 11: Tại sao máy và thiết bị cần phải biến đổi chuyển động ? Trình bày cấu tạo, nguyên lí làm việc và ứng dụngcủa cơ cấu tay quay – con trượt? Câu 12: Trình bày cấu tạo, nguyên lí làm việc và ứng dụng của cơ cấu tay quay – con trượt? II. Bài tập: Bài 1: Một động cơ truyền động có bánh dẫn động quay với vận tốc 40 vòng/ phút, biết bánh này có đường kính 120 cm, bánh bị dẫn có đường kính 40 cm. Hỏi a. Viết công thức tính tỉ số truyền động, giải thích đại lượng b. Tính tỉ số truyền c. Tính tốc độ bánh bị dẫn Bài 2 .Đĩa xích của xe đạp có 45 răng , líp xe đạp có 15 răng , đĩa líp quay 60 vòng/phút a/Tính tỉ số truyền i ?
  12. b/ Tính tốc độ quay của đĩa xích ? c/ Cho biết chi tiết nào quay nhanh hơn? Tại sao ? ___ NỘI DUNG ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN MỸ THUẬT 8 NĂM HỌC 2018-2019 I. NỘI DUNG ÔN TẬP: HS ôn tập các thể loại tranh theo đề tài. II. ĐỀ TÀI: 1. Tranh đề tài phong cảnh 2. Tranh đề tài học tập 3. Tranh đề tài an toàn giao thông 4. Tranh tĩnh vật 5. Vẽ trang trí 6. Tranh đề tài tự do 7. Tranh đề tài gia đình ___ NỘI DUNG ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN ÂM NHẠC 8 NĂM HỌC 2018-2019 I/ Nội dung ôn tập: Học sinh học thuộc lòng bài hát và tập đọc nhạc Trình bày một trong những bài sau (Học sinh bốc thăm bài) 1. Hát bài “Tuổi hồng”. 2. Hát bài “Hò ba lý”. 3. Tập đọc nhạc số 3 4. Tập đọc nhạc số 4 II/ Yêu cầu: 1. Hát đúng lời ca, giai điệu, thể hiện tốt sắc thái, tình cảm 2. Đọc đúng cao độ, trường độ, gõ đúng phách, thể hiện đúng tính chất nhịp của bài tập đọc nhạc ___ NỘI DUNG ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN TIẾNG ANH 8 NĂM HỌC 2018-2019 A. VOCABULARY AND GRAMMAR - Verbs of liking + gerunds - Simple sentences and compound - Verbs of liking + to-infinitives sentences: review - Comparative forms of adjectives: review - Complex sentences - Comparative forms of adverbs - Past Simple: review - Past continuous - Questions: review - Sound: cluster /br/, /pr/, /bl/, /cl/, - Articles (some uses) /sk/, /sp/, /st/, /spr/, /str/ - Should and shouldn’t: review - Stress of words ending in –ion and - Have to –ian - Intonation in exclamatory sentences - Vocabulary in Unit 1 – Unit 6
  13. B. EXERCISES I. Choose the word whose underlined part is pronounced differently from that of the others 1. A. celebrate B. leisure C. eight D. penalty 2. A. princess B. comedy C. novel D. cinema 3. A. fun B. surf C. sun D. cut 4. A. although B. enough C. paragraph D. laugh 5. A. cake B. cake C. bracelet D. hat II. Choose the word that is stressed differently from that of the other words. 1. A. vegetarian B. musician C. magician D. historian 2. A. comparison B. communication C. socialization D. organization 3. A. performance B. organization C. foundation D. location 4. A. decorate B. museum C. heritage D. blackberry 5. A. objection B. reduction C. appearance D. competition 6. A. recreation B. congratulation C. application D. education 7. A. enjoy B. belong C. behave D. worship 8. A. alternate B. entertain C. cultivate D. symbolize 9. A. slowly B. cloudy C. unique D. harmful 10. A. recognition B. animation C. contribution D. attention 11. A. mathematician B. explosion C. technician D. consumption 12. A. Brazilian B. librarian C. Indonesian D. physician III. Choose the correct option for each gap to complete the sentences. 1. The farmer rides the buffalo -___ carts loaded full of rice home. A. draw B. drawing C. drew D. drawn 2. My dad doesn’t mind___ my mom from work every day. A. pick up B. picked up C. picking up D. picks up 3. Using computers too much may have harmful effects ___ your minds and bodies. A. on B. to C. with D. onto 4. People in the countryside live ___ than those in the city. A. happier B. happily C. happy D. more happily 5. Does she fancy ___a book to the younger children? A. reads B. reading C. to read D. read 6. I love the people in my village. They are so ___ and hospitable. A. friendly B. vast C. slow D. inconvenient 7. You should ___ information about a custom or tradition. A. finds B. found C. finding D. find 8. A custom is something that has become an ___ way of doing things. A. to be accept B. to accept C. accepting D. accepted 9. In the UK, there are lots of customs for table manners. For example, We ___ use a knife and fork at dinner. A. have to B. are having C. has to D. having to 10. In Viet Nam, you___ use only the first name to address people older than you. A. should B. must C. shouldn’t D. have to 11. At the Mid-Autumn Festival, kids can sing, dance, and enjoy moon-cakes; ___, every child likes it very much. A. However B. Moreover C. Because D. Therefore 12. In 2010, Ha Noi___ its 1000th anniversary. A. celebrated B. commemorated C. worshipped D. remembered 13. Tet is an occasion for family___ in Viet Nam. A. visitings B. Meeting C. reunions D. seeings 14.___ spring comes, many Vietnamese villages prepare for a new festival season. A. While B. When C. Nevertheless D. However 15. While I ___the performance, I met one of my old friends. A. watched B. was watching C. watch D. am watching 16. You should buy the blue sweater. It suits you ___than the red one. A. good B. well C. better D. the best 17The ___ of quan ho singing has been recognized as a world heritage. A. preservation B. procession C. song D. performance 18 . Saint Giong was unable to talk, smile, or walk ___ he was three years old.
  14. A. even though B. because C. while D. if 19. Lang Lieu couldn’t buy any special food___he was very poor. A. although B. when C. while D. because 20. The toad was very ___because he tried to find way to the heaven to sue God. A. brave B. kind C. Generous D. mean 21. Ali Baba was very ___when he also used the words “Open sesame” to enter the cave of treasures. A. wise B. cunning C. kind D. evil 22. The Mountain Spirits (Son Tinh) was very ___, but the Sea Spirit (Thuy Tinh) was ___. A. gentle-wise B. Fierce-gentle C. Gentle-fierce D. wicked-ugly 23. It is the ___for Australians to eat with their fingers at barbecues or picnics outside the home. A. habit B. belief C. custom D. tradition 24. ___you take the fruit, you should think of the growers. A. Although B. However C. When D. While 25. The girl was crying when a fairy___ A. appears B. was appearing C. appeared D. is appearing IV. Use the correct tense of the verbs to complete the sentences. 1. If you write more (care)___ , you will make more mistakes. 2. When I was a small child I fancied (fly)___ kites in the field. 3. They (live)___ .a nomadic life for six years. 4. Thien Nhan (win)___ The Voice Kids 2014. 5. Their teacher (sing)___ an English song now. 6. The horse (herd)___ by Vang every day. 7. John dislikes (work)___in front of a computer all day. 8. I’d like (visit)___the Viet Nam Museum of Ethnology this weekend. 9. I’d rather (make)___crafts than listen to music. 10. Quang hates (take)___the dog for a walk. 11. We all adored (do)___aerobics when we were young. 12. They don’t need (watch)___that programme if they don’t like it. 13. Do you fancy (socialize)___with friends? 14. My brother prefers (surf)___the Net. 15. We postpone the picnic because it (rain)___heavily. 16. I didn’t interrupt Phuong because he (speak)___to the teacher. 17. Hung Kings Temple Festival___ a public holiday in Vietnam since 2007. (be) 18. Phuc, do you fancy ___ the modern art exhibition with me this week? (visit) 19. My father doesn’t mind ___ the washing up in my family. (do) 20. These days lots of children prefer staying indoors to ___ outside. (play) V. Use the correct form of the words to complete the sentences. 1. When I came, the whole family ___ dinner around a big dining table. (have) 2. Children should___ things from adults with both hands. (take) 3. My father and I ___ up at 5 o’clock every morning. (get) 4. They ___ English at the moment. (learn) 5. We ___ to Hung King Festival since last Sunday. (go) 6. Before leaving the dinner table, ___ your son ___ ask for permission? (have to) 7. When I ___ ,the whole family was having dinner around a big dining table. (come) 8. The Muong are well-known for the ___ of their traditional songs. (rich) 9. The exhibition shows the ___ of different cultural groups. (diverse) 10. There are always regional ___ in every country. (differ) 11. All the ethnic peoples of Vietnam have ___ in every field. (equal) 12. Most ethnic peoples live in the ___ regions in the north. (mountain) VI. Find ONE mistake in each sentence 1. It takes you too much time playing games. You should go out and play sports. 2. Tom was hooked about playing video games. 3. She would rather do homework than doing housework. 4. He goes to school in the morning and helps his family herding the buffaloes in the afternoon 5. The Tay have largest population than the Thai.
  15. 6. We sit down on a tray on a mat to have meals. 7. Remember to take up your shoes when entering a house in Japan. 8. Young people break up tradition by travelling on Tet holiday. 9. In the south, people use apricot blossom to decorate their house in Tet. 10. The prince found a fainted girl while he walked along the beach. VII. Choose the word or phrase among A, B, C or D that best fits the blank in the following passage. My village is about 50 kilometers from the city center. It is a very (1)___ place where people (2)___ flowers and vegetables only. It is very famous of its pretty roses and picturesque scenes. The air is quite fresh, however, the smell of the roses make people (3)___ cool. In spring, my village looks (4)___ a carpet with plenty of colors. Tourists come to visit it so often. Nowadays, with electricity, it doesn’t take the villagers much time (5)___ the roses. 1. A. beauty B. beautiful C. beautify D. beautifully 2. A. plant B. plants C. grow up D. grows up 3. A. feel B. feeling C. felt D. to feel 4. A. as B. like C. alike D. same 5. A. water B. watering C. to water D. watered VIII. Read the articles about the two famous festivals in Viet Nam, and then decide whether the statements are true (T) or false (F). Nha Trang Sea Festival Nha Trang Sea Festival takes place every two years for a week in around June in Nha Trang City, Khanh Hoa Province. This is a colorful and dynamic sea festival which honors natural beauty of Nha Trang – the charming city overlooking the sea. The first Nha Trang Sea Festival was held in 2003 when Nha Trang Beach was proclaimed as a member of the Most Beautiful Bays in the World Club. Coming to Nha Trang at the time of festival, visitors will be able to take part in various cultural and recreational events. First of all is an abundant opening ceremony by Vietnamese and international art groups. Besides, many interesting activities also take place during the festival like seafood competition, wine festival, beach volleyball, art kite flying festival, underwater group wedding, etc. The festival is also a great chance for tourists to know more about Viet Nam through special events. Nha Trang Sea Festival will definitely give you an unforgettable impression about Vietnam’s charming beauty as well as time-honored traditional values. Ha Long Carnival The festival is joined by thousand of actors, dancers, singers, musicians as well as students. Most of them are the local residents of Ha Long Bay. The highlight of Ha Long Carnival is street parades with variety of colorful costumes and dance on wide streets along the coast. Moreover, a laser, sound and water performance combining with a sparkling aerial firework show is an amazing party of light and color which tourist shouldn’t miss at the festival. Ha Long Carnival is the heart of the series of events within the schedule of Ha Long Tourism Week – a tourism promotional celebration which has been held yearly for six years. It’s usually taken place in a week in late-April to early-May. On the occasion of the 6th celebration in 2012, Ha Long Bay was officially recognized as one of New 7 Wonders of Nature of the world by the New 7 Wonders Organization. T F 1. Both festivals are held yearly at the two famous sea cities in Viet Nam   2. Coming to the two festivals, visitors can take part in various cultural and recreational   events. 3. Only professional actors or actresses can take part in Ha Long Carnival   4. Nha Trang and Ha Long are internationally well known for their natural beauty.   5. Ha Long Carnival is held in a week (late-April to early-May), and Nha Trang Sea   Festival is in June. 6. Weddings can be held in both festivals.   7. Ha Long Carnival is older than Nha Trang Sea Festival   8. There are several sports events held in both festivals   9. Both festivals have the same purpose of promoting tourism.   10. Ha Long Bay was officially recognized as one of New 7 Wonders of Nature of the   world on its first celebration. IX. Read the following passage and then answer the questions. Once upon a time, there was a girl called Cinderella who did all the work in the kitchen while her lazy sisters did nothing. One night her sisters went to a ball at the palace, Cinderella was left a home, feeling very sad. After a time her fairy
  16. godmother appeared and told Cinderella that she could go to the ball, but she has to return home by midnight. So she went to the ball in a beautiful dress and a wonderful coach. She danced with the prince, but at midnight she ran back home, leaving one of her shoes on the dance floor. The prince wanted to see her again and went to every house in the capital until he found that the shoe was right size for Cinderella. The prince and Cinderella were married and lived happily ever after. 1. Where did Cinderella’s sisters go one night? ___ 2. How was Cinderella when she was left at home? ___ 3. Who appeared and helped Cinderella? ___ 4. What did Cinderella do at the ball? ___ 5. What was the end of the story? ___ X. Use the given words to rewrite the following sentences without changing their meanings 1. The red car is more expensive than the black car. (cheap) ___ 2. John runs faster than Thomas. (slowly) ___ 3. It’s forbidden to fish here. (must) ___ 4. It’sunnecessary to take coats and boots in such beautiful weather. (have to) ___ 5. The librarian forced us to keep silent in the library. (have to) ___ 6. I fancy doing extreme sports. (enjoy) ___ 7. I advise you to see the dentist now. (should) ___ 8. Maria is the most intelligent student in the class. (No one) ___ 9. You’re not allowed to park here. (must) ___ 10. Her speaking skills are better than mine. (speak) ___ XI. Combine the following sentences, using the given words in the box if because and so when but although while 1. Playing computer games may be interesting. It is bad for your health. ___ 2. My sister sings well. She can also play the piano. ___ 3. I came home. My mom was cooking dinner. ___ 4. My grandparents arrived. We were all sleeping. ___ 5. The weather was awful. We fulfill our duty on time. ___ 6. I study harder. I won’t fail the exam. ___ 7. The teacher told us to finish our project by Friday. I stayed up late last night. ___ 8. The kid’s toys are broken. He is upset. ___
  17. XII. Make questions for the underlined parts 1. She was raised by her stepmother because her real mother left her when she was little. ___ 2. The house was chosen for the background of the film in 2006. ___ 3. The Ha Nhi mainly worship their ancestors. ___ 4. The gardens are often close to their houses. ___ 5. If the dead were not buried in beautiful graves, they would return and harass the living. ___ XIII. Free-writing 1. Describe a festival in Vietnam that you like. 2. Write about your favourite leisure activity. 3. Write about changes in the countryside. XIV. Listen and fill in the blank: Today I’m going to tell you about the (1) , a traditional dance of the Thai ethnic group in VietNam. Thai people have followed this spiritual tradition for generations. The xoe dance expresses people’s working life and wishes for a happy and wealthy life. It is performed in both public and (2) . gatherings such as celebrations, festivals or family reunions. The xoe dance has more than 30 forms based on the first six ancient forms. The most popular form is the xoe vong or ‘circle dance’ because it expresses (3) People, young or old alike, join hands to make a circle around the fire and dance to the music. Besides the circle dance, there are dances with (4) ., paper fans or scarves. Old people say they shouldn’t break with this tradition because it reflects Thai culture and (5) . As a Thai folk song goes, without the xoe dance, the rice won’t grow and people won’t get married. XV. Listen and tick () True (T) or False (F). STATEMENTS T F 1. The Giong Festival is held in Soc Trang. 2. People start preparing traditional games one month beforehand. 3. The procession starts at the Mother Temple and goes to Thuong Temple. 4. A cheo play is performed when the night falls. C. SPEAKING TOPICS Topic 1: Your favourite leisure activity/ activities Topic 2: Things you like or dislike about life in the countryside Topic 3: Life of an ethnic group Topic 4: Your family customs and traditions Topic 5: Your favourite festival in Vietnam Topic 6: Your favourite folk tale ___ NỘI DUNG ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN GDCD 8 NĂM HỌC 2018-2019 I. NỘI DUNG ÔN TÂP: Ôn các bài từ tuần 1 đến tuần 16, trong đó trọng tâm kiến thức: - Bài 8: Tôn trọng học hỏi các dân tộc khác. - Bài 9: Góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư. - Bài 10: Tự lập. - Bài 11: Lao động tự giác và sáng tạo.
  18. * Lưu ý: Vận dụng các kiến thức đã học vào giải quyết các tình huống trong thực tế. II. CÂU HỎI ÔN TẬP. Câu 1. Thế nào là tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác? Cho hai ví dụ thể hiện tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác? Câu 2 :Theo em, chúng ta cần phải tôn trọng học hỏi và tiếp thu những thành tựu của các nước trong khu vực và trên thế giới không? Vì sao? Câu 3. Em cần phải làm gì để góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư? Câu 4. Thế nào là tự lập? Cho hai ví dụ thể hiện đức tính tự lập trong học tập, công việc và cuộc sống hàng ngày? Câu 5. Nêu biểu hiện của tự lập trong học tập, trong công việc và cuộc sống sinh hoạt hàng ngày? Là học sinh, chúng ta cần rèn luyện đức tính tự lập như thế nào? Câu 6. Thế nào là lao động tự giác? Cho hai ví dụ cụ thể về lao động tự giác? Câu 7: Thế nào là lao động sáng tạo? Cho hai hành vi thể hiện lao động sáng tạo? Câu 8. Tại sao chúng ta cần phải lao động tự giác, sáng tạo? Học sinh cần rèn luyện lao động tự giác và lao động sáng tạo như thế nào? III. BÀI TẬP: Học sinh làm các bài tập trong SGK vận dụng kiến thức lí thuyết vào giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. Bài 8: Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác. - Bài tập 5 (trang 22) Bài 9: Góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư. - Bài tập 1,2 (trang 24) Bài 10:Tự lập. - Bài tập 2 (trang 26) HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI II. CÂU HỎI ÔN TẬP Câu 1. Thế nào là tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác? Cho hai ví dụ thể hiện tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác? - Khái niệm: + Tôn trọng chủ quyền, lợi ích, nền văn hoá dân tộc + Luôn tìm hiểu và tiếp thu những điều tốt đẹp. + Tự hào dân tộc - Học sinh cho hai ví dụ đúng về tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác. Câu 2: Theo em chúng ta cần phải tôn trọng học hỏi và tiếp thu những thành tựu của các nước trong khu vực và trên thế giới không ? Vì sao? - Vì: * Mỗi dân tộc có giá trị văn hoá riêng mà chúng ta không có. * Những giá trị văn hoá tư tưởng của dân tộc khác góp phần giúp chúng ta phát triển, văn hoá, giáo dục và khoa học kĩ thuật. * Đất nước ta còn nghèo, trải qua nhiều cuộc chiến tranh, rất cần học hỏi các giá trị văn hoá của dân tộc khác. * Nên học hỏi và tiếp thu chọn lọc phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của dân tộc. Tránh bắt chước dập khuôn máy móc, mù quáng. Phải tự chủ. Độc lập có lòng tự tin dân tộc. Câu 3. Em cần phải làm gì để góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư. - Chấp hành tốt những nội quy của khu dân cư đưa ra
  19. - Xây dựng quy dân cư đoàn kết, xóm giềng - Bảo vệ môi trường sạch đẹp khu mình đang sinh sống - Bài trừ các tệ nạn lạc hậu, mê tín và phòng chống các tệ nạn xã hội. Câu 4. Thế nào là tự lập? Cho hai ví dụ thể hiện đức tính tự lập trong học tập, công việc và cuộc sống hàng ngày? - Khái niệm : • Tự làm lấy • tự giải quyết công việc, tự lo liệu, tạo dựnng cuộc sống • không trông chờ dựa dẫm vào người khác. - Học sinh lấy ví dụ đúng về đức tính tự lập Câu 5. Nêu biểu hiện của tự lập trong học tập, trong công việc và cuộc sống sinh hoạt hàng ngày? Là học sinh chúng ta cần rèn luyện tính tự lập như thế nào? - Biểu hiên trong học tâp: Tự giác làm bài tập, tự đi học bằng xe đạp, tự chuẩn bị đồ dùng học tập - Biểu hiện trong cuộc sống: Một mình chăm sóc em bé cho mẹ đi làm, trực nhật lớp một mình, hoàn thành công việc trường giao - Biểu hiện trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày: Tự giặt quần áo, tự chuẩn bị bữa ăn sáng, tự mình hoàn thành mọi công việc được giao. - Cách rèn luyện đức tính tự lập: * Rèn luyện từ nhỏ. * Đi học, đi làm * Sinh hoạt hằng ngày Câu 6. Thế nào là lao động tự giác? Cho hai ví dụ cụ thể về lao động tự giác? - Khái niệm: * Lao động tự giác là tự làm việc không cần ai nhắc nhở, không phải do áp lực bên ngoài - Học sinh lấy ví dụ đúng. Câu 7: Thế nào là lao động sáng tạo? Cho hai hành vi thể hiện lao động sáng tạo? - Khái niệm: * Lao động sáng tạo là quá trình luôn suy nghĩ, cải tiến tìm tòi những cái mới, tìm ra các giải quyết hiệu quả nhất. - Học sinh lấy ví dụ đúng. Câu 8. Tại sao chúng ta cần phải lao động tự giác, sáng tạo? Học sinh cần rèn luyện lao động tự giác và lao động sáng tạo như thế nào? - Tại vì: • Giúp chúng ta tiếp thu kiến thức kĩ năng ngày càng thuần thục • Hoàn thiện và phát triển phẩm chất, năng lực của cá nhân. • Chất lượng học tập, lao động sẽ được nâng cao. - Học sinh cần rèn luyện: Cần xây dựng kế hoạch rèn luyện tự giác, sáng tạo trong học tập cũng như trong lao động hằng ngày. III.BÀI TẬP: Học sinh làm các bài tập trong SGK vận dụng kiến thức lí thuyết vào giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. A .Bài 5 (trang 22) - Đồng ý với ý kiến b, d, h.
  20. - Vì: Tất cả những biểu hiện trên thể hiện tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác, qua đó chúng ta cần tiếp thu có chọn lọc thành tựu văn hóa của mỗi nước. B. Bài tập 1,2 (trang 24) - Bài tập 1: * Gia đình em đã có những việc làm để xây dựng gia đình văn hóa là: + Tổ chức tuyên truyền cho mọi người sinh đẻ có kế hoạch + Trồng nhiều cây xanh nơi mình sinh sống + Xây dựng các điểm vui chơi cho trẻ em - Bài tập 2: • Những biểu hiện xậy dựng nếp sống văn hóa ở khu dân cư là: a, c, d, đ, g, i, k. - Vì: Tất cả những biểu hiện trên góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư ở xóm mình tốt hơn. C. Bài tập 2 (trang 26) - Em đồng ý với quan điểm: c, d - Vì: Trong cuộc sống chúng ta nên xây dựng cho mình đức tính tự lập, ở mọi nơi, mọi lúc, trong học tập cũng như trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Phần bài tập tình huống. Tùy vào tình huống cụ thể, cách diễn đạt khác nhau, học sinh cần đảm bảo các ý sau: * Nhận xét: - Hành vi đó đúng hay sai, thuộc phẩm chất đạo đức nào. - Giải thích rõ vì sao. * Cách giải quyết: - Phân tích, giảng giải đưa ra lời khuyên. - Đồng tình, hoặc phản đối và đưa ra hướng giải quyết - Rút ra bài học cho bản thân. ___ NỘI DUNG ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN TOÁN 8 NĂM HỌC 2018-2019 I. LÝ THUYẾT Câu 1: Nêu các quy tắc nhân đơn thức với đa thức, nhân đa thức với đa thức Câu 2: Viết 7 hằng đẳng thức đáng nhớ.Mỗi hằng đẳng thức cho 1 VD? Câu 3: Kể tên các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử. Mỗi phương pháp cho 1 VD. Câu 3: Nêu quy tắc chia 2 đa thức một biến đã sắp xếp? Cho VD. Câu 4: Nêu định nghĩa phân thức đại số, định nghĩa hai phân thức bằng nhau.Cho VD Câu 5: Nêu quy tắc rút gọn phân thức; quy tắc quy đồng mẫu thức nhiều phân thức.Cho VD Câu 6: Nêu các quy tắc cộng, trừ, nhân và chia các phân thức.Cho VD. Câu 7: Nêu định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhân biết: Tứ giác, hình thang, hình thang cân, hình bình hành, hinh chữ nhật, hình thoi và hình vuông.Vẽ hình minh hoạ các đinh nghĩa. Câu 8: Nêu công thức tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông, tam giác vuông, tam giác. II.BÀI TẬP A. Đại số: 1/ Thực hiện phép tính: a) 2x. (x2 – 7x -3) b) (x2 -2x+3). (x-4) c) ( x3 – x2 – 7x + 3 ) : ( x – 3 ) 2/ Rút gọn biểu thức: a) ( 2x + 3 )2 – 4x(x+3) c) ( x+4) ( x2 – 4x + 16)- (x+3)3 e) ( x – 2)2 -2( x + 3) ( x -2) +( x + 3)2 b) ( 3x – y)2 - (y-3x)(y+3x) d) ( 1-3y)(12 + 3y + 9y2 ) +(1+y)3 f) ( x - 1)2 +2( x + 2) ( x - 1) ( x + 2)2 3/ Chøng minh biÓu thøc sau kh«ng phô thuéc vµo biÕn x
  21. A= (3x - 5)(2x + 11) - (2x + 3)(3x + 7) +5 B = (2x + 3)(4x2 - 6x + 9) - 2(4x3 - 1) - 2 4/ Ph©n tÝch c¸c ®a thøc sau thµnh nh©n tö: a) x2 - 2x b)2x + 2y - x2 - xy c)x2 + y2 + 2xy d)x2(x-1) + 16(1- x) e) x2 - 8x + 15 f) x2 - x - 12 g) 81x4 + 4 h) 36 – 12x + x2 5/ T×m x biÕt: a) 2x(x-1)-x(3+2x)=26 b) 5x(x-2) = x-2 c) 2(x+5) - x2-5x = 0 6/ Rót gän ph©n thøc: 2x 6 x 2 9 2x x 2 3x 2 6x 12 A = B = C = D = (x 3)(x 2) x 2 6x 9 x 2 4 x 3 8 7) Thùc hiÖn c¸c phÐp tÝnh sau: x 1 2x 3 3 x 6 a) + b) 2x 6 x 2 3x 2x 6 2x 2 6x x x 4xy 1 1 3x 6 c) + + d) x 2y x 2y 4y 2 x 2 3x 2 3x 2 4 9x 2 2 2 x 1 x 1 2x 8/ Chøng minh ®¼ng thøc: x 1 : 3x x 1 3x x x 1 1 2x 1 2 9/ Cho biÓu thøc : A  1 x 2 4 x 2 2 x x a) Rót gän A. b) TÝnh gi¸ trÞ cña biÓu thøc A t¹i x =-1 1 c) T×m x ®Ó A= d) T×m x nguyªn ®Ó A nguyªn d­¬ng. 2 21 x 4 x 1 1 10. Cho biÓu thøc : B : 1 x 2 9 3 x 3 x x 3 a) Rót gän B. b) TÝnh gi¸ trÞ cña biÓu thøc B t¹i x tho¶ m·n:x=2 3 c) T×m x ®Ó B = d) T×m x ®Ó B < 0. 5 B. Hình học : 1/ Cho h×nh b×nh hµnh ABCD cã BC = 2AB vµ gãc A = 600. Gäi E,F theo thø tù lµ trung ®IÓm cña BC vµ AD. a) Tø gi¸c ECDF lµ h×nh g×? Tø gi¸c ABED lµ h×nh g×? V× sao ? b) TÝnh sè ®o cña gãc AED. 2/ Cho ABC. Gäi M,N lÇn l­ît lµ trung ®iÓm cña BC,AC. Gäi H lµ ®iÓm ®èi xøng cña N qua M. a) C/m tø gi¸c BNCH vµ ABHN lµ hbh. b) ABC tháa m·n ®iÒu kiÖn g× th× tø gi¸c BCNH lµ h×nh ch÷ nhËt. 3/ Cho tø gi¸c ABCD. Gäi O lµ giao ®iÓm cña 2 ®­êng chÐo ( kh«ng vu«ng gãc),I vµ K lÇn l­ît lµ trung ®iÓm cña BC vµ CD. Gäi M vµ N theo thø tù lµ ®iÓm ®èi xøng cña ®iÓm O qua t©m I vµ K. a) C/m tø gi¸c BMND lµ h×nh b×nh hµnh. b) Víi ®iÒu kiÖn nµo cña hai ®­êng chÐo AC vµ BD th× tø gi¸c BMND lµ h×nh ch÷ nhËt. c) Chøng minh 3 ®iÓm M,C,N th¼ng hµng. 4/ Cho h×nh b×nh hµnh ABCD. Gäi E vµ F lÇn l­ît lµ trung ®iÓm cña AD vµ BC. §­êng chÐo AC c¾t c¸c ®o¹n th¼ng BE vµ DF theo thø tù t¹i P vµ Q. a) C/m tø gi¸c BEDF lµ h×nh b×nh hµnh.
  22. b) Chøng minh AP = PQ = QC. c) Gäi R lµ trung ®iÓm cña BP. Chøng minh tø gi¸c ARQE lµ h×nh b×nh hµnh. 5/ Cho tø gi¸c ABCD. Gäi M,N,P,Q lÇn l­ît lµ trung ®iÓm cña AB,BC,CD,DA. a) Tø gi¸c MNPQ lµ h×nh g×? V× sao? b) T×m ®iÒu kiÖn cña tø gi¸c ABCD ®Ó tø gi¸c MNPQ lµ h×nh vu«ng? c) Víi ®iÒu kiÖn c©u b) h·y tÝnh tØ sè diÖn tÝch cña tø gi¸c ABCD vµ MNPQ 6/ Cho ABC,c¸c ®­êng cao BH vµ CK c¾t nhau t¹i E. Qua B kÎ ®­êng th¼ng Bx vu«ng gãc víi AB. Qua C kÎ ®­êng th¼ng Cy vu«ng gãc víi AC. Hai ®­êng th¼ng Bx vµ Cy c¾t nhau t¹i D. a) C/m tø gi¸c BDCE lµ h×nh b×nh hµnh. b) Gäi M lµ trung ®iÓm cña BC. Chøng minh M còng lµ trung ®iÓm cña ED. c) ABC ph¶i tháa m·n ®/kiÖn g× th× DE ®i qua A 7/ Cho h×nh thang c©n ABCD (AB//CD),E lµ trung ®iÓm cña AB. a) C/m EDC c©n b) Gäi I,K,M theo thø tù lµ trung ®iÓm cña BC,CD,DA. Tg EIKM lµ h×nh g×? V× sao? c) TÝnh S ABCD,SEIKM biÕt EK = 4,IM = 6. 8/ Cho h×nh b×nh hµnh ABCD. E,F lÇn l­ît lµ trung ®iÓm cña AB vµ CD. a) Tø gi¸c DEBF lµ h×nh g×? V× sao? b) C/m 3 ®­êng th¼ng AC,BD,EF ®ång qui. c) Gäi giao ®iÓm cña AC víi DE vµ BF theo thø tù lµ M vµ N. Chøng minh tø gi¸c EMFN lµ h×nh b×nh hµnh. d) TÝnh SEMFN khi biÕt AC = a,BC = b. ___ NỘI DUNG ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN LÝ 8 NĂM HỌC 2018-2019 I/ LÍ THUYẾT 1. Thế nào là chuyển động cơ học? Tính tương đối của chuyển động và đứng yên? Các dạng chuyển động thường gặp? 2. Độ lớn của vận tốc cho biết gì? Công thức tính vận tốc? Đơn vị hợp pháp của vận tốc là gì? 3. Thế nào là chuyển động đều, chuyển động không đều? Công thức tính vận tốc trung bình của chuyển động không đều? 4. Nêu 3 yếu tố của lực? Tại sao nói lực là một đại lượng vectơ? 5. Cách biểu diễn một vectơ lực? 6. Thế nào là hai lực cân bằng? Tác dụng của hai lực cân bằng lên một vật đang chuyển động? 7. Khi nào có lực ma sát? Cho ví dụ về lực ma sát nghỉ, lăn, trượt? Ý nghĩa của ma sát trong đời sống và kỹ thuật? a.Thế nào là áp lực? b.Thế nào là áp suất? Đơn vị tính áp suất?Công thức tính áp suất? c.Vận dụng: Tại sao đường đất mềm lầy lội, người ta thường dùng tấm ván đặt trên đường để người hoặc xe đi? Tại sao mũi kim thì nhọn, còn chân ghế không nhọn? Chất lỏng gây ra áp suất theo phương nào? Công thức tính áp suất chất lỏng? Nguyên tắc bình thông nhau? 10. Sự tồn tại của áp suất khí quyển? 11. Tác dụng của chất lỏng lên vật nhúng chìm trong nó? Công thức tính độ lớn của lực đẩy Acsimét?
  23. Khi nào vật nổi, khi nào vật chìm? Độ lớn của lực đẩy Acsimét khi vật nổi trên mặt thoáng của chất lỏng? 12. Điều kiện để có công cơ học? Công thức tính công? Đơn vị của công? II. BÀI TẬP Như các dạng bài: 7.5, 7.6, 7.12, 8.4, 8.11,10.9, 10.12, 12.7,13.3, 13.4 SBT vật lí 8 Bài 1: Một người đi xe đạp xuống một cái dốc dài 100m hết 25s. Xuống hết dốc, xe lăn tiếp đoạn đường dài 50m trong 20s rồi dừng hẳn. Tính vận tốc trung bình của xe trên mỗi đoạn đường và trên cả quãng đường. Bài 2: Hai người đi xe đạp. Người thứ nhất đi quãng đường 300m hết 1 phút. Người thứ hai đi quãng đường 7,5km hết 0,5h. a) Người nào đi nhanh hơn. b) Nếu hai người cùng khởi hành một lúc và đi cùng chiều thì sau 20 phút hai người cách nhau bao nhiêu km? Bài 3: Biểu diễn các vectơ lực sau đây: a) Trọng lực tác dụng lên một vật có khối lượng 5kg. Tỉ xích tuỳ chọn b) Lực kéo một vật là 2000N theo phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải. Tỉ xích tuỳ chọn c) Lực kéo của xà lan là 20000N theo phương ngang, chiều từ phải sang trái, tỉ xích 1cm ứng với 5000N. d) Trọng lực tác dụng lên một vật có khối lượng 25000g theo tỉ xích tùy chọn. Bài 4: Một vật có dạng hình hộp chữ nhật, kích thước 5cm x 6cm x 7cm. Lần lượt đặt ba mặt liên tiếp của vật đó lên mặt sàn nằm ngang. Biết khối lượng của vật đó là 0,84kg. Tính áp lực và áp suất mà vật đó tác dụng lên mặt sàn trong ba trường hợp? Bài 5: Một thùng cao 1,6m đựng đầy nước. Tính áp suất của nước lên đáy thùng, lên điểm cách đáy 0,4m lên điểm cách mặt thoáng 0,6m. Bài 6: Một đầu tàu hoả kéo toa tàu chuyển động đều với lực kéo là 5 000N. Trong 5 phút đã thực hiên được một công là 1 200kJ. Tính vận tốc của đoàn tàu.