Đề cương ôn tập giữa học kỳ II môn Ngữ văn 6 - Năm học 2020-2021

doc 6 trang Thủy Hạnh 05/12/2023 2880
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập giữa học kỳ II môn Ngữ văn 6 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_giua_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_6_nam_hoc_2020_20.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập giữa học kỳ II môn Ngữ văn 6 - Năm học 2020-2021

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 6 – GIỮA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2020- 2021 A. HỆ THỐNG KIẾN THỨC I. PHẦN VĂN BẢN 1. Bảng hệ thống các văn bản truyện đã học: T Tác phẩm Tác Thể T (hoặc đoạn giả loại Nội dung Nghệ thuật Ý nghĩa trích) 1 Bài học Tô Truyện Bài văn miêu tả Dế Mèn có - Cách kể chuyện Đoạn trích nêu lên đường đời Hoài vẻ đẹp cường tráng của tuổi theo ngôi thứ nhất bài học: tính kiêu đầu tiên trẻ nhưng tính nết rất kiêu rất tự nhiên, hấp dẫn, căng của tuổi trẻ có (Trích Dế căng, xốc nổi. Do bày trò kết hợp với miêu tả. thể làm hại người Mèn phiêu trêu chị Cốc nên dẫn đến cái - Ngôn ngữ chính khác, khiến ta phải lưu kí) chết thảm thương cho Dế xác, giàu tính tạo ân hận suốt đời. Choắt. Dế Mèn ân hận và hình. rút ra được bài học đường - Sử dụng hiệu quả đời đầu tiên cho mình. phép tu từ nhân hóa, so sánh. 2 Sông nước Đoàn Truyện - Thiên nhiên vùng sông - Miêu tả từ bao quát Sông nước Cà Mau Cà Mau Giỏi dài nước Cà Mau có vẻ đẹp đến cụ thể. là một đoạn trích độc (Trích Đất rộng lớn, hùng vĩ, đầy sức - Lựa chọn từ ngữ đáo và hấp dẫn, thể rừng phương sống hoang dã. gợi hình, chính xác hiện sự am hiểu, tấm Nam) - Chợ Năm Căn là hình ảnh kết hợp với việc sử lòng gắn bó của nhà cuộc sống tấp nập, trù phú, dụng các phép tu từ. văn Đoàn Giỏi với độc đáo ở vùng đất tận cùng thiên nhiên và con phía Nam Tổ Quốc. người vùng đất Cà Mau. ➢ Yêu cầu: Nắm chắc tên tác phẩm, tác giả, nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa, phương thức biểu đạt, đặc điểm chính của các nhân vật trong các văn bản truyện trên. 2. Thơ TT Tác Tác Thể Nội dung Nghệ thuật Ý nghĩa phẩm giả thơ 1 Đêm nay Minh Thơ Bài thơ thể hiện tấm -Thể thơ năm chữ, kết hợp tự Đêm nay Bác không Bác Huệ năm lòng yêu thương bao la sự, miêu tả và biểu cảm. ngủ thể hiện tấm lòng không chữ của Bác Hồ với bộ đội - Sử dụng từ láy tạo giá trị yêu thương bao la của ngủ và nhân dân, đồng thời gợi hình và biểu cảm. Bác Hồ đối với bộ đội thể hiện tình cảm kính - Lựa chọn, sử dụng lời thơ và nhân dân, tình cảm yêu, cảm phục của giản dị, có nhiều hình ảnh thể kính yêu, cảm phục
  2. người chiến sĩ đối với hiện tình cảm tự nhiên, chân của bộ đội, của nhân Bác Hồ. thành. dân ta đối với Bác. 2 Lượm Tố Thơ - Bài thơ khắc họa hình - Thể thơ bốn chữ, kết hợp tự Bài thơ khắc họa hình Hữu bốn ảnh chú bé Lượm hồn sự, miêu tả và biểu cảm. ảnh một chú bé hồn chữ nhiên, vui tươi, hăng - Sử dụng nhiều từ láy có giá nhiên, dũng cảm hi hái, dũng cảm, say mê trị gợi hình. sinh vì nhiệm vụ với công việc kháng - Kết cấu đầu cuối tương ứng kháng chiến. Đó là chiến. đã khắc sâu hình ảnh của một hình tượng cao - Lượm đã hi sinh nhân vật, làm nổi bật chủ đề đẹp trong thơ Tố Hữu. nhưng hình ảnh của em của tác phẩm. Đồng thời bài thơ đã sống mãi với quê hương thể hiện chân thật tình đất nước và trong lòng cảm mến thương và mọi người. cảm phục của tác giả => Qua đó thể hiện tình dành cho chú bé cảm yêu mến trân trọng Lượm nói riêng và của tác giả dành cho những em bé yêu chú bé Lượm nói riêng nước nói chung và những em bé yêu nước nói chung. ➢ Yêu cầu: Thuộc lòng các văn bản thơ; nêu được đặc điểm chính của các nhân vật trong thơ; nội dung, nghệ thuật, phương thức biểu đạt. II. PHẦN TIẾNG VIỆT Bài học Định nghĩa Phân loại Đặc điểm, cấu tạo,tác dụng CÁC So Là đối chiếu sự vật, sự việc Có hai kiểu so sánh:  Cấu tạo phép so BIỆN sánh này với sự vật, sự việc khác - So sánh ngang bằng sánh: PHÁP có nét tương đồng để làm Vd: Cô giáo như mẹ hiền. - Vế A (sự vật được so TU TỪ tăng sức gợi hình, gợi cảm - So sánh không ngang bằng sánh) + phương diện so cho sự diễn đạt. Vd: Trời hôm nay nắng hơn sánh + từ so sánh + vế B hôm qua. (sự vật dùng để so sánh)  Lưu ý: Trong thực tế, mô hình cấu tạo có sự biến đổi: - Các từ ngữ chỉ phương diện so sánh và chỉ ý so sánh có thể được lược bớt. Vd: Đẹp như tiên. - Vế B có thể đảo lên trước vế A cùng với từ
  3. so sánh. Vd: Như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất. • Tác dụng: + Tác dụng gợi hình giúp cho việc miêu tả sự vật, sự việc được cụ thể, sinh động hơn. + Tác dụng gợi cảm giúp biểu hiện tư tưởng, tình cảm sâu sắc. Nhân Là gọi hoặc tả con vật, đồ Có 3 kiểu nhân hóa thường • Tác dụng: hóa vật, cây cối bằng những từ gặp: ngữ vốn được dùng để gọi - Dùng những từ vốn gọi người Làm cho thế giới đồ vật, cây cối, con vật được gần hoặc tả con người; làm cho để gọi vật. gũi với con người thế giới loài vật, cây cối, đồ Vd: Tôi đã quát mấy chị Cào hơn,biểu thị được những vật, trở nên gần gũi với Cào, ghẹo anh Gọng Vó. suy nghĩ, tình cảm của con người, biểu thị được - Dùng những từ vốn chỉ hoạt con người. những suy nghĩ, tình cảm của động, tính chất của người để chỉ con người. tính chất, hoạt động của vật. Vd: Chòm cổ thụ đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước. - Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người. Vd: Bầu ơi! Thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn. ➢ Yêu cầu: - Nhận biết các biện pháp tu từ, nắm được khái niệm; xác định và chỉ ra được tác dụng của các biện pháp tu từ. III. PHẦN TẬP LÀM VĂN (VĂN MIÊU TẢ) DÀN Ý KHÁI QUÁT Văn tả cảnh MB: Giới thiệu chung về cảnh định tả. TB: - Tả quang cảnh chung - Tả chi tiết cảnh theo trình tự KB: Cảm nghĩ của em về cảnh định tả.
  4. ĐỀ THAM KHẢO (PGD) Câu 1. (3,0 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới. Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt, đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn. Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận. Cây đước mọc dài theo bãi, theo từng lứa trái rụng, ngọn bằng tăm tắp, lớp này chồng lên lớp kia ôm lấy dòng sông, đắp từng bậc màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ, lòa nhòa ẩn hiện trong sương mù và khói sóng ban mai.” (Sách giáo khoa Ngữ văn 6, học kì 2) 1.1 Đoạn văn được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? 1.2 Xác định phương thức biểu đạt chính và nội dung chính của đoạn văn? 1.3 Tìm trong đoạn văn những từ ngữ miêu tả màu sắc của rừng đước? Nhận xét và nêu tác dụng về cách miêu tả những màu sắc đó của tác giả trong đoạn văn? Câu 2. (2,0 điểm) 2.1. Đặt một câu có dùng biện pháp tu từ so sánh hoặc nhân hóa phù hợp với hình ảnh bên. 2.2. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu em vừa đặt ở 2.1. Câu 3. (5,0 điểm) Viết bài văn miêu tả quang cảnh chợ tết mà em có dịp quan sát. -HẾT-
  5. B. LUYỆN TẬP I. Phần đọc – hiểu Dựa vào ma trận phần đọc – hiểu để tham khảo thực hành một số đoạn văn sau: + Tác giả, tác phẩm; + Phương thức biểu đạt; + Nội dung, ý nghĩa văn bản; + Ý nghĩa chi tiết, ý nghĩa hình ảnh trong văn bản; + Đặc điểm nhân vật; + Tìm văn bản cùng đề tài, chủ đề, cùng phương thức biểu đạt. 1. Văn bản : Bài học đường đời đầu tiên a. Đoạn : “ Bởi tôi ăn uống điều độ cả hai chân lên vuốt râu”/SGK/3 b. Đoạn: “Tôi đi đứng oai vệ .tôi ghi nhớ suốt đời”/SGK/3,4 c. Đoạn: “Tôi không ngờ vào mình đấy” /SGK/8 2. Văn bản : Sông nước Cà Mau a. Đoạn: “Càng đổ dần về hướng mũi Cà Mau đơn điệu”/18 b. Đoạn: “Từ khi qua Chà Là .nước đen”/18,19 c. Đoạn: “Thuyền chúng tôi khói sóng ban mai”/SGK/19 d. Đoạn: “Chợ Năm Căn .Cà Mau”/20 3. Văn bản : Lượm a. Đoạn: “Chú bé loắt choắt Nhảy trên đường vàng” b. Đoạn: “Một hôm nào đó Sợ chi hiểm nghèo” c. Đoạn: “Bỗng lòe chớp đỏ Hồn bay giữa đồng” 4. Văn bản :Đêm nay Bác không ngủ a. Đoạn: Anh đội viên thức dậy đốt lửa cho anh nằm”/63 b. Đoạn: “Rồi Bác đi dém chăn .lửa hồng”/63 c. Đoạn: Anh đội viên nhìn Bác .Bác là Hồ Chí Minh”/65 II. Phần vận dụng 1. Xác định và nêu tác dụng biện pháp tu từ so sánh hoặc nhân hóa trong các câu sau: a. Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. (Thép Mới) b. Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận. (Đoàn Giỏi)
  6. 2. - Đặt câu có sử dụng phép tu từ so sánh về các đề tài: ngôi trường, cây, hoa, biển cả, núi sông, người thân, bạn bè, . - Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu vừa đặt. 3. - Đặt câu có sử dụng phép tu từ nhân hóa về các đề tài: ngôi trường, cây, hoa, biển cả, núi sông, con vật, đồ dùng học tập, . - Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu vừa đặt. III. Phần vận dụng cao: ➢ Luyện tập: Một số đề văn tham khảo: Đề 1: Miêu tả một cảnh thiên nhiên mà em yêu thích. (Biển, cánh đồng lúa, dòng sông, ) Đề Đề 2: Tả cảnh sân trường giờ ra chơi. Đề 3: Tả cảnh nơi em ở. Đề 4: Tả buổi lao động ở trường em.