Câu hỏi ôn tập học kì II môn Địa lí Lớp 6 - Đề 6 - Trường THCS Ngọc Thụy

docx 3 trang Thương Thanh 24/07/2023 930
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi ôn tập học kì II môn Địa lí Lớp 6 - Đề 6 - Trường THCS Ngọc Thụy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxcau_hoi_on_tap_hoc_ki_ii_mon_dia_li_lop_6_de_6_truong_thcs_n.docx

Nội dung text: Câu hỏi ôn tập học kì II môn Địa lí Lớp 6 - Đề 6 - Trường THCS Ngọc Thụy

  1. TRƯỜNG THCS NGỌC THỤY ÔN TẬP HỌC KÌ 2 MÔN ĐỊA LÍ 6 NHÓM ĐỊA 6 Đề 6 I. TRẮC NGHIỆM. Câu 1: Trên Trái Đất, các đai khí áp cao nằm ở vĩ độ? • A. 300 và 900. B. 00 và 600. C. 300 và 600. D. 600 và 900. Câu 2: Loại gió thổi thường xuyên từ đai áp cao chí tuyến đến đai áp thấp ở khoảng vĩ độ 600 A. Tây ôn đới. B. Đông cực. C. Tín phong. D. Gió đất. Câu 3: Dòng biển lạnh xuất phát từ vùng A. vĩ độ thấp. B. vĩ độ cao. C. vĩ độ 60. D. vĩ độ 70. Cho biểu đồ nhiệt lượng mưa của Hà Nội sử dụng từ câu 4 đến câu 9: Câu 4: Yếu tố nào được biểu hiện theo đường? A. Lượng mưa. B. Nhiệt độ. C. Độ ẩm. D. Khí áp. Câu 5: Yếu tố nào được biểu hiện bằng hình cột? A. Lượng mưa. B. Nhiệt độ. C. Độ ẩm. D. Khí áp. Câu 6: Đơn vị để tính nhiệt độ là A. 0C. B. mm. C. g/m³. D. m3 /s. Câu 7: Đơn vị để tính lượng mưa là A. 0C. B. mm. C. g/m³. D. cm2. Câu 8: Tháng có nhiệt độ thấp nhất là A. 1. B. 2. C. 6. D. 7. Câu 9: Tháng có lượng mưa cao nhất là A. 7. B. 8. C. 9. D. 10. Câu 10: Khi nào không khí bão hòa hơi nước? A. Khi không khí đã chứa được lượng hơi nước tối đa. B. Khi nhiệt độ không khí tăng lên nhanh. C. Khi nhiệt độ không khí giảm xuống. D. Khi nhiệt độ không khí đã bão hòa mà giảm nhiệt độ. Câu 11: Loại gió thổi thường xuyên từ đai áp cao cực về đai đai áp thấp ở khoảng vĩ độ 600
  2. A. Tín phong. B. Tây ôn đới. C. Đông cực. D. Gió biển. Câu 12: Vị trí của đới khí hậu nhiệt đới là từ A. 23027’B - 66033’B và 23027’N - 66033’N. B. 66033’B - 900B và 66033’ N - 900N. C. 23027’B - 23027’N. D. 23027’B - 900B và 23027’N - 900N. Câu 13: Ranh giới để phân chia bề mặt Trái Đất thành các vòng đai nhiệt là A. xích đạo. B. vĩ tuyến 300. C. vĩ tuyến 600. D. các chí tuyến và các vòng cực. Câu 14: Lượng nước chảy qua mặt cắt lòng sông ở một điểm nào đó trong một giây đồng hồ được gọi là A. lưu vực. B. lưu lượng. C. thủy chế. D. hệ thống sông. Câu 15: Nhịp điệu thay đổi lưu lượng nước của sông trong năm gọi là A. thủy chế. B. dòng rắn. C. lưu vực. D. lưu lượng. Câu 16: Hồ nào sau đây ở nước ta là hồ nhân tạo? A. Ba Bể. B. Hồ Tây. C. Tơ Nưng. D. Thác Bà. Câu 17: Hồ nước mặn thường có ở những nơi có khí hậu A. cận xích đạo. B. mát mẻ, mưa nhiều. C. khô khan, ít mưa. D. nóng ẩm. Câu 18: Thủy triều là A. nước biển có lúc dâng lên, lấn sâu vào đất liền, có lúc lại rút xuống, lùi tít ra xa. B. những dòng chảy giống như những dòng sông trên lục địa. C. là sự chuyển động tại chỗ của lớp nước trên mặt biển và đại dương. D. nước sông hòa tan các loại muối từ đất, đá trong lục địa đưa ra. Câu 19: Độ muối của các biển và đại dương không giống nhau vì sao? A. Tùy thuộc vào nhiệt độ của nước. B. Các biển và đại dương đều thông với nhau. C. Độ muối trung bình của nước biển là 35 ‰. D. Phụ thuộc mật độ sông đổ ra biển, độ bốc hơi. Câu 20: Sông có tổng lượng nước chảy trong năm lớn nhất nước ta là A. Sông Đồng Nai. B. Sông Hồng. C. Sông Đà. D. Sông Cửu Long. PHẦN II: TỰ LUẬN. Câu 1: Sông và hồ khác nhau như thế nào?
  3. Câu 2: Dựa vào bảng sau: Lượng mưa (mm) Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 TP. Hồ 13,8 4,1 10,5 50,4 218,4 311,7 293,7 269,8 327,1 266,7 116,5 48,3 Chí Minh a, Hãy tính tổng lượng mưa trong năm ở Thành phố Hồ Chí Minh. b, Hãy tính tổng lượng mưa trong các tháng mùa mưa (tháng 5, 6, 7, 8, 9, 10) ở Thành phố Hồ Chí Minh. c, Hãy tính tổng lượng mưa trong các tháng mùa khô (tháng 11, 12, 1, 2, 3, 4) ở Thành phố Hồ Chí Minh. Câu 3: Nhiệt độ có ảnh hưởng đến khả năng chứa hơi nước của không khí như thế nào? Lấy ví dụ chứng minh?