Bài tập về nhà môn Ngữ văn 7 (ngày 01 tháng 04)
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập về nhà môn Ngữ văn 7 (ngày 01 tháng 04)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_tap_ve_nha_mon_ngu_van_7_ngay_01_thang_04.docx
Nội dung text: Bài tập về nhà môn Ngữ văn 7 (ngày 01 tháng 04)
- Phiếu bài tập về nhà Ngữ Văn 7 Năm học 2019-2020 BÀI TẬP VỀ NHÀ MÔN NGỮ VĂN 7 CHƯƠNG TRÌNH HỌC TRÊN TRUYỀN HÌNH PHÁT THỨ 4 NGÀY 01 THÁNG 04 NĂM 2020 Bài 1: Tìm và nêu công dụng của các trạng ngữ có trong các văn bản sau: a. Tôi đã nhìn say sưa làn mây mùa xuân bay trên song Đà, tôi đã xuyên qua đám mây mùa thu mà nhìn xuống dòng sông Đà. Mùa xuân dòng xanh ngọc bích, chứ nước sông Đà không xanh màu xanh cánh hến của Sông Gấm, Sông Lô. Mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chin đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận sữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về. b. Hồi nhỏ sống với đồng Với sông rồi với bể Hồi chiến tranh ở rừng Vầng trăng thành tri kỉ. c. Dưới cầu nước chảy trong veo Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha. d. Lần thứ nhất nó chỉ là cái đồ bỏ đi, gắn liền với thành ngữ dân gian “con gà quạ tha” là một hình dung thảm hại thua kém mọi đường giữa thế gian và sống sót được là may cho kiếp gà. Nhưng ở lần thứ hai xuất hiện thì quả là nó nhận được phép thiêng, vụt trở nên một anh kiệt, đẹp cao cả và cả dũng mãnh. e. Bố tôi càng khen tôi tôi lại càng nơm nớp chờ đợi Ngày mùng một, điều ấy không đến, may sao! Ngày mùng hai, lạy trời, cũng thế. f. Trưa, bà lủi thủi xách giỏ về. Chiều bà lại tới. Sự lặp đi lặp lại ấy dai dẳng đến nỗi tôi không chịu nổi. Bài 2: Em hãy chỉ ra các trường hợp tách trạng ngữ thành câu riêng trong các chuỗi câu sau đây. Sau đó nêu tác dụng của những câu do trạng ngữu tạo thành. a. Thầy cô là người gieo hạt, là người làm vườn để trí tuệ của em đâm chồi nảy lộc, để thành hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng Để em đủ vốn sống và tự mình đi tiếp trong đời.
- b. Tận dưới đáy biển, loại sò, loại ốc, loại nhum đang há miệng, lè lưỡi bò chậm chạp. Trên nền đá tím nổi gân vàng, trên nền đá vàng nổi gân trắng. c. Ông đến để tìm sự ấm áp. Trong trái tim. d. Là một đứa trẻ mồ côi từ nhỏ, Béc – ki hiểu rằng người bệnh nhân già đó không phải là một ông lão khó chịu. Chỉ vì không có ai trên thế giới này quan tâm đến ông ấy. Vì ông ấy thấy mọi người đều quên ông ấy, ngay cả khi ông ấy vẫn còn sống. Bài 3: Viết một đoạn văn ngắn chứng minh: “Tình yêu thương làm con người trở nên tốt đẹp hơn”. Trong đó có sử dụng ít nhất hai trạng ngữ. (gạch chân, chú thích)
- Phiếu bài tập về nhà Ngữ Văn 7 Năm học 2019-2020 BÀI TẬP VỀ NHÀ MÔN NGỮ VĂN 7 CHƯƠNG TRÌNH HỌC TRÊN TRUYỀN HÌNH PHÁT THỨ 7 NGÀY 04 THÁNG 04 NĂM 2020 Đọc kĩ văn bản sau và trả lời câu hỏi: Chẳng bao giờ “quá già cả” Con người già đi không phải vì thể xác mà vì cái bản ngã. Khi ta già lúc ta dám thực hiện những bước đi táo bạo. Trong cuộc sống chúng ta, nhiều thành tựu được lập nên khi các nhà khoa học ấy đã bước qua cái tuổi 60. Họ, những người nổi tiếng nhất, đã chứng minh được rằng tuổi tác không phải là vật cản trở bước tiến. Ông John Glenn, người đầu tiên bay xung quanh quĩ đạo trái đất vào những năm đầu 1960, đã lại tham gia tập huấn chuẩn bị cho chuyến bay 30 năm sau. Trong quá trình tập luyện, dù đã hơn bảy mươi tuổi, ông vẫn tham gia đầy đủ mọi bài tập thể lực khắc nghiệt dành cho các du hành gia. Ông được đưa vào vũ trụ, lần này nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu tuổi tác của con người trong không gian cho NASA. Hơn nữa như tục ngữ có câu: “Tiếng đàn hay là tiếng đàn được đánh bằng cây đàn cũ”. Chúng ta biết có nhiều nghệ sĩ lừng danh thế giới đã đủ sức mạnh minh chứng câu nói này. Điển hình là ông Pallo Casals. Năm ông chin mươi lăm tuổi, một ký giả trẻ tuổi đã đặt cho ông một câu hỏi sau: “Thưa ông Casals, hiện nay ông đã chín mươi lăm và được đánh giá là người đánh đàn Cello vĩ đại nhất từ trước đến nay, vậy ông cần gì phải bỏ ra sáu tiếng một ngày để tập đàn vậy?” Và đây là câu trả lời của ông Casals: “Vì tôi nghĩ tôi sẽ còn tiến bộ hơn nữa.” Hẳn các bạn từng nghe đến cái tên Goethe, ông hoàn thành tác phẩm bất hủ Faust khi ông tám mươi ba tuổi. Rồi Verdi hoàn tất bản Opera nổi tiếng có tên là Falstaff khi ông cũng trên tám mươi. Đấy là lĩnh vực văn nghệ. Còn lịch sử thì sao? Trong lịch sử cũng đã chứng minh được rằng một số nhà lãnh đạo xuất chúng trên thế giới vẫn tiếp tục đạt được nhiều thành quả xuất sắc khi họ đã lớn tuổi. Cụ thể là ông Wilston Churchill, mãi đến năm sáu mươi hai tuổi ông mới đắc cử chức Thủ tướng Anh – sau gần cả cuộc đời đấu tranh, phấn đấu, rồi thất bại, rồi lại phấn đấu. Quả vậy, thành công to lớn và những đóng góp lớn lao nhất mà ông lập được chính là khi ông lên chức “Lão”. Harry Truman phải đợi đến năm năm mươi tuổi mới lần đầu tiên được bầu vào chức thượng nghị sĩ và phải đến năm sáu mươi hai tuổi, ông mới trở thành tổng thống Hoa Kỳ. Ông phục
- vụ nhân dân cho đến năm sáu mươi chin tuổi, ông mới trở thành tổng thống Hoa Kì. Ông phục vụ nhân dân cho đến năm sáu mươi sáu mươi chin tuổi, nhưng sau này ông vẫn tiếp tục miệt mài viết. Ông đã hoàn tất hai tập truyện hồi ký. Ngoài ra, trong các lần trao giải Nobel – một giải uy tín trên thế giới, thì số người trên sáu mươi tuổi được nhận phần thưởng vinh dự này cũng không phải là hiếm. Trong số đó, nổi bật nhất hẳn phải kể đến mẹ Teresa. Khi đã ở cái tuổi gần nhất thập cổ lai hi, sau mươi chin, Mẹ Teresa đã nhận được giải Nobel Hòa Bình cao quý do những đóng góp hết sức tích cực cho nhân dân nghèo ở Calcutta, Ấn Độ. Thế đấy! Thế còn các bạn thì sao? Các bạn đang già đi, đang thu hẹp không gian sống cũng như những nhân vật sáng chói trên đây, nghĩa là vẫn đang tiếp tục sống vui vẻ, sống có ích và sống tích cực cho xã hội? Nếu có thể, xin các bạn hãy ngẫm nghĩ câu nói của Jane Brody, người phụ trách chuyên mục sức khỏe của tờ báo New York Times: “Thà chết trẻ còn hơn sống thọ mà vô dụng.” Câu 1: Văn bản đưa ra luận điểm gì? Luận điểm được thể hiện trong những câu văn nào? Câu 2: Để chứng minh tính đúng đắn của luận điểm, văn bản đã sử dụng những luận cứ (lí lẽ và dẫn chứng) nào? Câu 3: Những luận cứ được sử dụng có đáng tin cậy, có thuyết phục người đọc không? Vì sao? Câu 4: Cho luận điểm sau: “Đọc sách là một thói quen tốt”. Em hãy viết một đoạn văn ngắn chứng minh luận điểm trên, trong đó có sử dụng một câu rút gọn. (gạch chân, chú thích)