Bài tập ôn tập Ngữ văn Lớp 8 - Lần 2

pdf 5 trang Thương Thanh 09/08/2023 2650
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập ôn tập Ngữ văn Lớp 8 - Lần 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_tap_on_tap_ngu_van_lop_8_lan_2.pdf

Nội dung text: Bài tập ôn tập Ngữ văn Lớp 8 - Lần 2

  1. BÀI TẬP ÔN NGỮ VĂN KHỐI 8 LẦN 2 A. ÔN TẬP LÍ THUYẾT I. TIẾNG VIỆT 1. Câu nghi vấn : a. Khái niệm : - Là câu có những từ nghi vấn ( ai, nào, sao, tại sao, đâu, bao giờ ) hoặc có từ hay. - Khi viết câu nghi vấn kết thức bằng dấu chấm hỏi. b. Chức năng: - Chức năng chính: dùng để hỏi. - Chức năng khác : cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe dọa, bộc lộ cảm xúc II. VĂN BẢN : 1. “Nhớ rừng” của Thế Lữ a. Tác phẩm :.Bài thơ là tác phẩm tiêu biểu góp phần mở đường cho sự thắng lợi của thơ mới. b.Nội dung: Tác giả đã mượn lời con hổ bị nhốt trong vườn bách thú để diễn tả tâm trạng chán ghét cảnh thực tại tù hãm bất công, khát vọng tnhf yêu mãnh liệt -> Tình yêu quê hương đất nước thầm kín của người dân Việt Nam lúc bấy giờ. c. Nghệ thuật : + Bài thơ trànầ đ y cảm xúc lãng mạn. + Hình ảnh, hình tượng thơ độc đáo, hoành tráng, giàu chất tạo hình. + Ngôn ngữ và nhạc điệu phong phú, giàu tính biểu cảm. 2. “Quê hương” của Tế Hanh a. Tác phẩm : “Quê hương” là khởi đầu cho đề tài ấy của ông in trong tập “Nghẹn ngào”(1939), sau in lại ở tập “ Hoa niên”(1945) b. Nội dung : Bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh, là một bài thơ về làng chài vùng biển vô cùng tươi sáng và sinh động. Tác giả đã làm nổi bật được sức sống khỏe khoắn của người dân làng chai. Trong đó là cảnh lao động đầy hứng khởi của người dân nơi đây. Qua đó, tác giả cũng bày ỏt tình yêu quê hương, đất nước của mình. c .Nghệ thuật : Bài thơ quê hương có nhiều yếu tố nghệ thuật cùng với sự sáng tạo trong các hình ảnh thể hiện sự quan sát, cảm nhận vô cùng sắc sảo của nhà thơ về cuộcsống miền biển. Hình ảnh thơ chân thực, gần gũi khiến cho bài thơ thêm phần thi vị, bay bổng.
  2. Bài thơ Quê hương có sử dụng phương thức miêu tả và biểu cảm, chủ yếu yếu tố miêutả giúp các yếu tố biểu cảm, trữ tình thêm phần rõ nét. Với sự kết hợp các phương thứcmiêu tả và biểu cảm, trữ tình giúp bài thơ Quê hương thể hiện được tinh tế và đầy chân thực cuộc sống con người nơi đây. 3. “Khi con tu hú” của Tố Hữu a. Tác phẩm: Khi con tu hú” là một trong số những tác phẩm tiêu biểu trong tập thơ “Từ ấy” của tác giả. Tháng 4 -1939, trên bước đường hoạt động cách mạng, Tố Hữu bị địch bắt và giam cầm tại nhà lao tỉnh Thừa Thiên – Huế. Trong thời gian bị giam cầm, Tố Hữu đã viết nên bài thơ này (tháng 7 – 1939), khi đó ông mới 19 tuổi. Đây được coi là tiếng lòng của chàng thanh niên 19 tuổi mang trong mình niềm say mê lí tưởng, tha thiết yêu đời. Dù bị giam cầm, tách biệt với thế giới bên ngoài vẫn hăng hái hoạt động,một lòng vì lý tưởng cao cả. b. Nội dung: Nhà thơ Tố Hữu sáng tác khi đang ở trong tù giam chật hẹp, ngột ngạt, khi ông nghe thấy tiếng chim tu hú cũng có nghĩa là mùa hè đang đến gần. Chính điều đó khơi mạch cảmxúc và càng làm cho người cách mạng cảm thấy tù túng, chật hẹp, cô đơn và mong muốn thoát ra khỏi cảnh ngục tù để được tự do, khao khát bay nhảy. Tiếng tu hú gọi nhớ mùa hè như thôi thúc tác giả hồi tưởng kỉ niệm và khát vọng cháy bỏng thoát khỏi cảnh giam cầm, thoát khỏi hiện thực tối tăm mà mình đang đốimặt. Chính tiếng tu hú gọi hè là yếu tố rất quan trọng và đóng góp vào sự thành côngcủabài thơ. c. Nghệ thuật Không chỉ thành công với nội dung cách mạng, “Khi con tu hú” còn chạm đến cảm xúc của người đọc với những đặc sắc nghệ thuật của nó.Thể thơ lục bát quen thuộc tạocảm giác ngân nga mà chân tình, dễ đi vào lòng người.Bài thơ cho ta thấy nghệ thuật đỉnh cao trong miêu tả và trí tưởng tượng giàu cảm xúc của nhà thơ. Theo đó cả một bầu trờithiên nhiên hiện ra trước mắt người đọc, bỏ qua hoàn cảnh chật hẹp nơi chốn lao tù. Cách kể chuyện sinh động, uyển chuyển thay đổi mọi góc nhìn của nhà thơkhiến cho người đọc như đắm chìm vào bức tranh sôi động ngoài kia.
  3. Đặc biệt là cách xây dựng nghệ thuật âm thanh kết hợp với tạo hình không gian đa dạng.Có thể nói tiếng chim tu hú là nút điểm làm nên thành công cho toàn bài thơ.Ngoài ra còn kể đến các biện pháp tu từ được nhà thơ sử dụng một cách linh hoạt trong toàn bộbài thơ. III. TẬP LÀM VĂN: Cách làm bài văn nghị luận - Bước 1: Tìm hiểu đề: Xác định vấn đề cần nghị luận - Bước 2: Tìm ý : Giải thích vấn đề, bàn luận vấn đề ( nguyên nhân,biểu hiện, tác hạ/ tác dụng, dẫn chứng ), mở rộng vấn đề ( phản bác, hành động rút ra) - Bước 3 : lập dàn ý -> viết bài - Bước 4: đọc và sửa chữa B. BÀI TẬP : ĐỀ 1 Câu 1: đọc dữ liệu sau rồi trả lời câu hỏi : “ Ông Lê Đại, Gia Lộc, Hải Dương đưa nhận xét thú vị, khi đến thăm VN, từ các chính khách đến người bình dân đều học một vài từ tiếng Việt, ví dụ: xin chào, cảm ơn Ông viết: “Đặc biệt, một số chính khách nước ngoài khi đến VN đã dùng thơ (mà đặc biệt là Truyện Kiều của Nguyễn Du) để thể hiện tình cảm của họ với VN. Ông Bill Clinton khi đến thăm đã dùng câu “Sen tàn cúc lại nở hoa/Sầu dài ngày ngắn đông đà sang xuân”. Hay mới đây Tổng thống Mỹ Barack Obama sang thăm cũng đã dùng câu: “Rằng trăm năm cũng từ đây/Của tin gọi một chút này làm ghi”. Thật tự hào biết bao khi tiếng Việt được các chính khách dùng tinh tế, ý nghĩa đến vậy. Vì thế, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt là một việc cần phải làm từ hôm qua, hôm nay và mãi mai sau nhằm góp phần làm cho đất nước giàu đẹp, văn minh và ngang tầm với các cường quốc trên thế giới.”( ) (Trích Tiếng Việt cần có luật – Báo Thanh Niên, ngày 06/11/2016) a. Chỉ ra phương thức biểu đạt và đặt cho văn bản trên môt nhan đề? b.Đặt một câu nghi vấn với chức năng khẳng định sự giàu đẹp của tiếng Việt. c. “Vì thế, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt là một việc cần phải làm từ hôm qua, hôm nay và mãi mai sau nhằm góp phần làm cho đất nước giàu đẹp, văn minh và ngang tầm với các cường quốc trên thế giới”, Viết từ 3 đến 5 câu nêu những hành động để giữ gìn sự trong sáng và giàu đẹp của tiếng Việt. Câu 2: Sách là kho tàng tri thức vô giá của nhân loại. Em hãy viết một đoạn văn từ 10-15 dòng để khuyên mọi người tích cực đọc sách nhiều hơn.
  4. Câu 3:Viết bài văn nghị chỉ ra mối quan hệ giữa học và hành . GỢI Ý PHẦN LÀM VĂN I. Mở bài: giới thiệu vấn đề Ông bà ta xưa ta có câu “ học đi đôi với hành”. Một câu nói khẳng định mối quan hệ giữa“ học” và “ hành”. Học và hành là hai vấn đề càn thiết trong học tập mà chúng ta không thể thiếu. chúng ta sẽ đi tìm hiểu về mối quan hệ giữa hai vấn hành động “ học” và “hành”. II. Thân bài: 1. Giải thích “ học” và “ hành”. • Học: đây là ộm t quá trình tiếp nhận, lĩnh hội tri thức, kinh nghiệm từ sách vở và thực tiễn vào bên trong đầu óc của con người. Học còn có thể hiểu là nắm bắt lí thuyết, biến lí thuyết thành kĩ năng, năng lực của mình. • Hành: là quá trình vận dụng tri thức, kinh nghiệm đã học vào trong cuộc sống thực tiễn của cuộc sống. việc này nhằm hoàn thành một công việc cụ thể và tạo ra của cải vật chất nuôi sống bản thân và đóng góp vào sự phát triển của xã hội. Hành còn có thể hiểu là quá trình biến lí thuyết thành hànhộ đ ng cụ thể. >>học và hành có mối quan hệ rất chặt chẽ 2. Học để làm người Khi học chúng ta sẽ có hiểu biết về đạo đức, đối nhân xửthế Ví dụ: • Học ăn, học nói, học gói, học mở • Kim vàng ai nỡ uốn câu, Người khôn ai nỡ nói nhau nặng lời 3. Phê phán những lối học lệch lạc, bàn luận những đổi mới trong học a. Phê phán những lối học lệch lạc • Học chỉ có hình thức mà không hiểu nội dung được coi là học vẹt, học tủ
  5. • Học dể cầu danh lợi ở đây có nghĩa làọ h c để làm quan, chức lớn chứ không thật sự muốn học b. Những phương pháp học đổi mới • Học phải được phổ biến rộng khắp • Học phải bắt đầu từ những cái cơ ảb n đến phức tạp, từ dễ đến khó • Học phải kết hợp với thực hành thì mới có thể hiệu quả và thành công 4. Suy nghĩ về mối quan hệ giữa học và hành • Mục đích đi học của con người là chỉ để có danh lợi thì hết sức sai lầm. chính vì điều sai ấy mà cách học của con người cũng sai. Người đi học không biết nó như thế nào chỉ biết sao chép y nguyên cho đúng. • Khi học chúng ta cần phải mở rộng và kết hợp với thực hành >>khẳng định mối quan hệ giữa học và hành. III. Kết bài • Khẳng định lại mối quan hệ giữa học và hành • Kinh nghiệm bản thân rút ra từ câu nói