Bài tập ôn tập Ngữ văn 7 học kì II - Bài ôn tập số 3

docx 7 trang thienle22 5950
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập ôn tập Ngữ văn 7 học kì II - Bài ôn tập số 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_tap_on_tap_ngu_van_7_hoc_ki_ii_bai_on_tap_so_3.docx

Nội dung text: Bài tập ôn tập Ngữ văn 7 học kì II - Bài ôn tập số 3

  1. BÀI TẬP ÔN TẬP NGỮ VĂN 7 HỌC KÌ II- BÀI ÔN TẬP SỐ 3 NĂM HỌC: 2019- 2020 ( Nghỉ dịch cúm Covid – 19) Trắc nghiệm: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất Câu 1: Tục ngữ là một thể loại của bộ phận văn học nào ? A. Văn học dân gian. B. Văn học viết C. Văn học thời kì kháng chiến chống Pháp D. Văn học thời kì kháng chiến chống Mĩ. Câu 2: Em hiểu thế nào là tục ngữ ? A. Là những câu nói ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh. B. Là những câu nói thể hiện kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt. C. Là một thể loại văn học dân gian D. Cả ba ý trên. Câu 3: Câu nào sau đây không phải là tục ngữ ? A. Khoai đất lạ, mạ đất quen B. Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa C. Một nắng hai sương D. Thứ nhất cày ải, thứ nhì vãi phân Câu 4: Nhận xét nào sau đây giúp phân biệt rõ nhất tục ngữ và ca dao ? A. Tục ngữ là những câu nói ngắn gọn, còn ca dao, câu đơn giản nhất cũng phải là một cặp lục bát (6/8). B. Tục ngữ nói đến kinh nghiệm lao động sản xuất còn ca dao nói đến tư tưởng tình cảm của con người. 1
  2. C. Tục ngữ là những câu nói ngắn gọn, ổn định, thiên về lí trí, nhằm nêu lên những nhận xét khách quan còn ca dao là thơ trữ tình, thiên về tình cảm, nhằm phô diễn nội tâm con người. D. Cả A, B, C đều sai. Câu 5: Câu “Chuồn chuồn bay thấp thì mưa. Bay cao thì nắng bay vừa thì râm” thuộc thể loại văn học dân gian nào ? A. Thành ngữ. B. Tục ngữ C. Ca dao D. Vè Câu 6: Nội dung những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất nói về điều gì ? A. Các hiện tượng thuộc về quy luật tự nhiên B. Công việc lao động sản xuất của nhà nông. C. Mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người D. Những kinh nghiệm quý báu của nhân dân lao động trong việc quan sát các hiện tượng tự nhiên và trong lao động sản xuất. Câu 7: Những kinh nghiệm được đúc kết trong các câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất có ý nghĩa gì ? A. Là bài học dân gian về khí tượng, là hành trang, “túi khôn” của nhân dân lao động, giúp cho họ chủ động dự đoán thời tiết và nâng cao năng xuất lao động B. Giúp nhân dân lao động chủ động đoán biết được cuộc sống và tượng lai của mình. C. Giúp nhân dân lao động có một cuộc sống vui vẻ, nhàn hạ và sung sướng hơn. D. Giúp nhân dân lao động sống lạc quan, tin tưởng vào cuộc sống và công việc của mình. Câu 8: Em hiểu câu tục ngữ “Tấc đất tấc vàng” như thế nào ? A. Đề cao, khẳng định sự quý giá của đất đai. B. Cuộc sống và công việc của người nông dân gắn với đất đai đồng ruộng, đất sản sinh ra của cải, lương thực nuôi sống con người, bởi vậy đối với họ, tấc đất quý như vàng. 2
  3. C. Nói lên lòng yêu quý, trân trọng từng tấc đất của những người sống nhờ đất. D. Cả ba ý trên. Câu 9: Các câu tục ngữ trong bài học Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất nói riêng và tục ngữ nói chung nên được hiểu theo nghĩa nào ? A. nghĩa đen. B. Nghĩa bóng C. Cả A và B đều đúng D. Cả A, B và C đều sai Câu 10: Những câu tục ngữ đồng nghĩa là những câu tục ngữ như thế nào ? A. Có ý nghĩa gần giống nhau B. Có ý nghĩa trái ngược nhau C. Có ý nghĩa hoàn toàn giống nhau D. Có ý nghĩa mâu thuẫn với nhau. Câu 11: Câu tục ngữ nào trong các câu sau đồng nghĩa với câu “Thâm đông, hồng tây, dựng mây. Ai ơi ở lại ba ngày hãy đi ? A. Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa. B. Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt C. Trăng quầng trời hạn, trăng tán trời mưa D. Mống đông, vồng tây, chẳng mưa dây cũng bão giật Câu 12: Những câu tục ngữ trái nghĩa là những câu có ý nghĩa như thế nào với nhau ? A. Hoàn toàn trái ngược nhau B. Bổ sung ý nghĩa cho nhau C. Hoàn toàn giống nhau 3
  4. D. Mâu thuẫn với nhau Câu 13: Câu nào trái nghĩa với câu tục ngữ “Rét tháng ba bà già chết cóng” ? A. Tháng ba mưa đám, tháng tám mưa cơn. B. Bao giờ cho đến tháng ba, Hoa gạo rụng xuống bà già cất chăn. A. Mưa tháng ba hoa đất Mưa tháng tư hư đất. B. Bao giờ cho đến tháng ba Hoa gạo rụng xuống thì tra hạt vừng. Câu 14: Trường hợp nào cần bị phê phán trong việc sử dụng câu tục ngữ “Tấc đất, tấc vàng” ? A. Phê phán hiện tượng lãng phí đất B. Đề cao giá trị của đất ở một vùng đất được ưu đãi về thời tiết, địa hình nên dễ trồng trọt, làm ăn. C. Cổ vũ mọi người khai thác các nguồn lợi từ đất một cách bừa bãi D. Kêu gọi mọi người hãy tiết kiệm và bảo vệ đất. Câu 15: Theo em, các câu tục ngữ có cách nói “thứ nhất, thứ nhì ” được dùng để nhấn mạnh thứ tự các yếu tố được coi là quan trọng đúng hay sai ? A. Đúng. B. Sai Câu 16: Dòng nào không phải là đặc điểm về hình thức của câu tục ngữ ? A. Ngắn gọn. B. Thường có vần, nhất là vần chân C. Các vế thường đối xứng nhau cả về hình thức và nội dung D. Lập luận chặt chẽ giàu hình ảnh. 4
  5. Trắc nghiệm: Tục ngữ về con người và xã hội Câu 1: Đối tượng phản ánh của tục ngữ về con người và xã hội là gì ? A. Là các quy luật của tự nhiên B. Là quá trình lao động, sinh hoạt và sản xuất của con người. C.Là con người với các mối quan hệ và những phẩm chất, lối sống cần phải có. D.Là thế giới tình cảm phong phú của con người. Câu 2: Tục ngữ về con người và xã hội được hiểu theo những nghĩa nào ? A.Cả nghĩa đen và nghĩa bóng. B. Chỉ hiểu theo nghĩa đen. C. Chỉ hiểu theo nghĩa bóng. D. Cả A,B,C đều sai. Câu 3: Đặc điểm nổi bật về hình thức của tục ngữ về con người và xã hội là gì ? A. Diễn đạt bằng hình ảnh so sánh B. Diễn đạt bằng hình ảnh ẩn dụ C. Từ và câu có nhiều nghĩa. D. Cả 3 ý trên. Câu 4: Nội dung của hai câu tục ngữ “ Không thầy đố mày làm nên” và “ Học thầy không tày học bạn” có mối quan hệ như thế nào ? A. Hoàn toàn trái ngược nhau B. Bổ sung ý nghĩa cho nhau C. Hoàn toàn giống nhau D. Gần nghĩa với nhau 5
  6. Câu 5: Trong các câu tục ngữ sau, câu nào có ý nghĩa giống với câu “ Đói cho sạch, rách cho thơm” ? A. Đói ăn vụng, túng làm càn. B. ăn trông nồi, ngồi trông hướng. C. ăn phải nhai, nói phải nghĩ D. Giấy rách phải giữ lấy lề. Câu 6: Trong các câu tục ngữ sau, câu nào có ý nghĩa trái ngược với câu “ Uống nước nhớ nguồn”? A. ăn quả nhớ kẻ trồng cây B. Uống nước nhớ kẻ đào giếng C. ăn cháo đá bát D. ăn gạo nhớ kẻ đâm xay giần sàng Câu 7: Nội dung nào không có trong nghĩa của câu tục ngữ “ Học thầy không tày học bạn” ? A. Đề cao ý nghĩa, vai trò của việc học bạn B. Khuyến khích mở rộng phạm vi và đối tượng học hỏi C. Không coi học bạn quan trọng hơn học thầy D. Không coi trọng việc học thầy hơn học bạn. Câu 8: Câu tục ngữ “ăn quả nhớ kẻ trồng cây ” dùng cách diễn đạt nào ? A. Bằng biện pháp so sánh B. Bằng biện pháp ẩn dụ C. Bằng biện pháp chơi chữ D. Bằng biện pháp nhân hoá. Câu 9: ý nghĩa nào đúng nhất có trong câu tục ngữ “ Không thầy đố mày làm nên” ? 6
  7. A. ý nghĩa khuyên nhủ B. ý nghĩa phê phán C. ý nghĩa thách đố D. ý nghĩa ca ngợi Câu 10: Trường hợp nào cần bị phê phán trong việc sử dụng câu tục ngữ “Một mặt người bằng mười mặt của” ? A. Phê phán những trường hợp coi trọng của cải hơn con người B. An ủi, động viên những trường hợp mà nhân dân ta cho là “của đi thay người” C. Nói về tư tưởng đạo lí, triết lí sống của nhân dân ta: đặt con người lên trên mọi thứ của cải D. Khuyến khích việc sinh đẻ nhiều con. Câu 11: Câu tục ngữ “ Một cây làm chẳng nên non, Ba cây chụ lại nên hòn núi cao” khẳng định sức mạnh của sự đoàn kết. Đúng hay sai ? A. Đúng B. Sai Câu 12: Nối nội dung ở cột A với nội dung ở cột B để được một nhận định đúng. A B Dưới hình thức nhận xét, 1. nhìn nhận các quan khuyên nhủ, tục ngữ về con hệ giữa con người với người và xã hội truyền đạt giới tự nhiên rất nhiều bài học bổ ích về cách 2. nhìn nhận giá trị 3. nhận biết 4. khai thác tốt con người, trong cách các hiện điều kiện, hoàn học, cách sống và tượng thời cảnh tự nhiên để cách ứng xử hằng tiết. tạo ra của cải vật ngày. chất. 7