Bài tập ôn tập môn Toán Lớp 7 - Lần 6

pdf 1 trang Thương Thanh 01/08/2023 1560
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập ôn tập môn Toán Lớp 7 - Lần 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_tap_on_tap_mon_toan_lop_7_lan_6.pdf

Nội dung text: Bài tập ôn tập môn Toán Lớp 7 - Lần 6

  1. BÀI TẬP TOÁN 7 LẦN 6 ( NGHỈ DỊCH) Bài 1: Hai thanh nhôm và chì có khối lượng bằng nhau. Hỏi thanh nào có thể tích lớn hơn và lớn hơn bao lần, biết rằng khối lượng riêng của nhôm là 2,7(g/cm3) và của chì là 11,3(g/cm3). Bài 2: Một ô tô đi từ A đến B với vận tốc 48(km/h). Lúc về xe đi quãng đường BA với vận tốc 42(km/h). Biết thời gian cả đi lẫn về là 7h 30’. Tính thời gian lúc đi, thời gian lúc về và chiều dài quãng đường AB. Bài 3: Giả sử A là một điểm thuộc đồ thị hàm số y = -5x – 3 a) Tung độ của điểm A bằng bao nhiêu nếu hoành độ của nó bằng -5? b) Hoành độ của điểm A bằng bao nhiêu nếu tung độ của nó bằng 2 ? 5 4 c) Ba điểm M(2; -13) ; N(-3; 12) ; P( ; 1) có thuộc đồ thị của hàm số đã cho 5 không? Bài 4: Đội I có 10 công nhân, mỗi người làm 18 ngày đào được 648m3 đất. Hỏi 8 công nhân đội II, mỗi người làm 25 ngày đào được bao nhiêu m3 đất? ( Biết rằng năng suất của mỗi công nhân như nhau). Bài 5: Cho ∆ABC cân ở A. Trên cạnh AB lấy điểm D, trên cạnh AC lấy điểm E sao cho AD = AE. Gọi M là giao điểm của BE và CD. Chứng minh rằng: a) BE = CD b) ∆ BMD = ∆CME c) AM là tia phân giác của góc BAC. Bài 6: Cho ∆ABC cân ở A. Trên cạnh BC lấy điểm D, trên tia đối của tia CB lấy điểm E sao cho BD = CE. Từ D kẻ đường vuông góc với BC cắt AB ở M, từ E kẻ kẻ đường vuông góc với BC cắt AC ở N. a) Chứng minh MD = NE b) MN cắt DE ở I. Chứng minh I là trung điểm của DE. c) Từ C kẻ đường vuông góc với AC, từ B kẻ đường vuông góc với AB chúng cắt nhau tại O. Chứng minh AO là đường trung trực của BC.