Bài tập ôn tập môn Ngữ văn Lớp 8 - Lần 6
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập ôn tập môn Ngữ văn Lớp 8 - Lần 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_tap_on_tap_mon_ngu_van_lop_8_lan_6.pdf
Nội dung text: Bài tập ôn tập môn Ngữ văn Lớp 8 - Lần 6
- TRƯỜNG THCS THANH LIỆT Đề 1: Câu 1. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: “Về sau, khi nhưng năm đã trôi qua, tôi mới hiểu được điều bí ẩn của hai cây phong. Chẳng qua chúng đứng trên đồi cao lộng gió nên đáp lại bất kì chuyển động khe khẽ nào của không khí, mỗi chiếc lá nhỏ đều nhạy bén đón lấy mọi làn gió nhẹ thoảng qua. Nhưng việc khám phá ra chân lí giản đơn ấy vẫn không làm tôi vỡ mộng xưa, không làm tôi bỏ mất cách cảm thụ của tuổi thơ mà tôi còn giữ đến tận ngày nay. Và cho đến tận ngày nay tôi vẫn thấy hai cây phong trên đồi có một vẻ sinh động khác thường. Tuổi trẻ của tôi đã để lại nơi ấy, bên cạnh chúng như một mảnh vỡ của chiếc gương thần xanh ” a. Cho biết đoạn trích trên nằm trong văn bản, tác phẩm nào? của ai? thể loại? b. Cách cảm thụ của tuổi thơ về hai cây phong được nhân vật tôi giữ đến tận ngày nay là gì? 3. Em hiểu như thế nào về câu “Tuổi trẻ của tôi đã để lại nơi ấy, bên cạnh chúng như một mảnh vỡ của chiếc gương thần xanh ” sau khi đọc toàn bộ văn bản chứa đoạn trích trên. c. Nhận xét về bút pháp miêu tả hai cây phong trong văn bản của tác giả. d. Viết bài văn (khoảng 1 trang giấy) trình bày suy nghĩ của em về sức mạnh của tuổi trẻ trong cuộc đời mỗi con người. Câu 2: Cho đoạn trích sau: “ Theo các nhà khoa học, bao bì ni lông lẫn vào đất làm cản trở quá trình sinh trưởng của các loài thực vật bị nó bao quanh, cản trở sự phát triển của cỏ dẫn đến hiện tượng xói mòn ở các vùng đồi núi. Bao bì ni lông bị vứt xuống cống làm tắc các đường dẫn nước thải, làm tăng khả năng ngập lụt của các đô thị về mùa mưa. Sự tắc nghẽn hệ thống cống rãnh làm cho muỗi phát sinh, lây truyền dịc bệnh”. (Sách giáo khoa Ngữ văn 8, tập 1) a. Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào? Xác định phương thức biểu đạt của văn bản? b. Chỉ ra các từ thuộc trường từ vựng chỉ hiện tượng thiên nhiên. c. Nêu nội dung chính của đoạn trích. d. Viết đoạn văn 8-10 câu trình bày suy nghĩ của em về phong trào “Chống rác thải nhựa, chung tay bảo vệ môi trường”. Đề 2: Câu 1: Xác định từ tượng hình và tượng thanh có trong các câu văn sau: a. Thằng Dần vừa thổi vừa húp soàn soạt. Chị Dậu rón rén bưng một bát cháo lớn đến chỗ chồng nằm. 1
- TRƯỜNG THCS THANH LIỆT b. Vừa nói hắn vừa bịch luôn luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi lại sấn đến để trói anh Dậu. c. Cai lệ tát vào mặt chị một cái đânhs bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh anh Dậu. Câu 2: Xác định tình thái từ có trong các đoạn trích sau và cho biết đó là loại tình thái từ gì? a. Bây giờ , nghe mẹ giục nó phải đi, nó lại nhếch nhác, mếu máo khóc: - U nhất định bán con đấy ư? b. Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi lão báo ngay: - Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ! Câu 3: Xác định câu ghép có trong đoạn văn sau và cho biết mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu. “Vào mùa sương, ngày ở Hạ Long như ngắn lại. Buổi sớm mặt trời lên ngang cột buồm, sương tan, trời mới quang. Buổi chiều, nắng vừa nhạt, sương đã buông nhanh xuống mặt biển” Câu 4: Cho đoạn văn: “ Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng. Từ ngã tư ở đầu trường học về đến nhà, tôi không còn nhớ mẹ tôi đã hỏi tôi và tôi đã trả lời mẹ tôi những câu gì”. (Trích Ngữ văn 8, tập 1) a. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? b. Câu văn: “ Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng” sử dụng phép tu từ nào? c. Viết đoạn văn từ 10-12 câu nói lên niềm hạnh phúc, vui sướng của bé Hồng khi được gặp mẹ. Trong đoạn văn có sử dụng thán từ, gạch chân và chú thích. Đề 3: Câu 1: Cho đoạn văn sau: “ Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức loẻo khoẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu”. a. Tìm các từ thuộc trường từ vựng “bộ phận của con người” b. Tìm các từ thuộc trường từ vựng “hoạt động của con người” Câu 2: Những câu thơ sau sử dụng biện pháp tu từ gì? a. Bàn tay ta làm nên tất cả Có sức người sỏi đá cũng thành cơm. b. Bác đã đi rồi sao, Bác ơi! Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời. 2
- TRƯỜNG THCS THANH LIỆT Câu 3: Cho đoạn thơ: “Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi, Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi, Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!” a. Đoạn thơ trên trích trong bài thơ nào? Tác giả là ai? b. Cho biết thể thơ và phương thức biểu đạt của bài thơ? c. Viết đoạn văn qui nạp khoảng 10-12 câu làm sáng tỏ nhận xét sau: “Với Tế Hanh, tình yêu quê hương chính là nỗi nhớ khôn nguôi những hình ảnh thân thuộc của làng chài ven biển miền Trung”. Trong đoạn văn có sử dụng câu ghép, gạch chân và chú thích. d. Hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 1 trang giấy thi) về tình yêu quê hương đất nước của thế hệ trẻ ngày nay. Đề 4: Câu 1: Trong những câu sau đây câu nào là câu ghép, câu nào không phải là câu ghép, vì sao? a. Thỉnh thoảng không có việc làm, lão bắt rận cho nó hay đem nó ra ao tắm. b. Uể oải, chống tay xuống phản, anh vừa rên vừa ngỏng đầu lên. c. Huế còn nổi tiếng với những món ăn mà chỉ riêng Huế mới có. d. Giun đất dùng để chăn nuôi gia súc, người cũng có thể ăn giun đất vì nó có tới 70% lượng đạm trong cơ thể. e. Từ đèo Hải vân mây phủ, chúng ta nghe tiếng sóng biển rì rào. f. Nơi chúng em đứng, mọi người đều trông thấy rất rõ. g. Hắn làm nghề ăn trộm nên hắn không ưa lão Hạc bởi vì lão lương thiện quá. Câu 2: Các câu nghi vấn sau biểu thị những mục đích gì? a. Bác ngồi đợi cháu một lúc có được không? b. Cậu có đi chơi biển với bọn mình không? c. Bài văn này xem ra khó quá cậu nhỉ? d. Nam ơi! Bạn có thể đưa cho mình quyển sách được không? Câu 3: Cho đoạn văn sau: “ Em thật là một con bé hư, chị Xiu thân yêu ơi”, Giôn- xi nói, “Có một cái gì đấy đã làm cho chiếc lá cuối cùng vẫn còn đó để cho em thấy rằng mình đẽ tệ như thế nào. Muốn chết là một tội. Giờ thì chị có thể cho em xin tí cháo và chút sữa pha ít rượu vang đỏ và - khoan- đưa cho em chiếc gương tay trước đã, rồi xếp mấy chiếc gối lại quanh em, để em ngồi dậy xem chị nấu nướng. Một tiếng đồng hồ sau, cô nói: “chị Xiu thân yêu ơi, một ngày nào đó em hi vọng sẽ được vẽ vịnh Na-plơ”. a. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? 3
- TRƯỜNG THCS THANH LIỆT b. Trong đoạn văn trên có những nhân vật nào? c. Viết đoạn văn 10-12 câu theo cách diễn dịch phân tích diễn biến tâm trạng của Giôn- xi. Trong đoạn văn có sử dụng câu nghi vấn, gạch chân và chú thích. Đề 5: Câu 1:Trong các câu dưới đây, từ nào (trong các từ in đậm) là trợ từ, từ nào không phải là trợ từ? a. Chính thầy hiệu trưởng đã tặng tôi e. Cô ấy đẹp ơi là đẹp. quyển sách này. f. Tôi nhớ mãi những kỉ niệm thờ niên b. Chị Dậu là nhân vật chính của tác thiếu. phẩm “Tắt đèn”. g. Tôi nhắc anh những ba bốn lần mà anh c. Ngay tôi cũng không biết đến việc vẫn quên. này. h. Cha tôi là công nhân. d. Anh phải nói ngay điều này cho cô giáo biết. Câu 2: Đọc đoạn trích sau: “Vừa nói hắn vừa bịch luôn luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi lại sấn đến để trói anh Dậu. Hình như tức quá không thể chịu được, chị Dậu liều mạng cự lại: - Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ! Cai lệ tát vào mặt chị một cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh anh Dậu. Chị Dậu nghiến hai hàm răng: - Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem! Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức loẻo khoẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu”. a. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Thuộc tác phẩm nào?Tác giả là ai? b. Chỉ ra phương thức biểu đạt chủ yếu được sử dụng trong đoạn văn trên? c. Nêu nội dung chính của đoạn văn trên?Từ văn bản có đoạn văn được dẫn ở trên, em rút ra được qui luật gì trong cuộc sống? d. Trong cuộc sống hôm nay, nếu chứng kiến cảnh người phụ nữ hay một bé gái bị chồng, cha ngược đãi, em sẽ ứng xử như thế nào? Viết thành đoạn văn từ 8-10 câu trình bày ý kiến của em. Câu 3: Cho hai câu thơ: Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu Chạy mỏi chân thì hãy ở tù a. Chép tiếp 6 câu thơ còn lại đề hoàn thiện bài thơ “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” của Phan Bội Châu. 4
- TRƯỜNG THCS THANH LIỆT b. Chỉ ra những câu thơ thể hiện quan niệm sống và chiến đấu tích cực của Phan Bội Châu trong bài thơ. Phân tích ý nghĩa của quan niệm sống và chiến đấu ấy c. Nêu cảm nhận về nỗi buồn cao cả của người anh hùng được thể hiện trong hai câu thực của bài thơ. d. Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác đã khắc họa được bức chân dung tinh thần của nhà cách mạng yêu nước Phan Bội Châu Hãy viết đoạn văn diễn dịch khoảng 15 câu với chủ đề cho sẵn nêu trên, trong đoạn có sử dụng câu nghi vấn (gạch chân) 5