Bài tập ôn tập môn Ngữ văn Lớp 6 - Lần 8

pdf 4 trang Thương Thanh 01/08/2023 2150
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập ôn tập môn Ngữ văn Lớp 6 - Lần 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_tap_on_tap_mon_ngu_van_lop_6_lan_8.pdf

Nội dung text: Bài tập ôn tập môn Ngữ văn Lớp 6 - Lần 8

  1. ĐỀ 1 Đọc kỹ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “ Chú Hai vứt sào, ngồi xuống thở không ra hơi. Dòng sông cứ chảy quanh co dọc những núi cao sừng sững. Dọc sườn núi, những cây to mọc giữa những bụi cây lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước. Qua nhiều lớp núi, đồng ruộng lại mở ra. Đã đến Trung Phước ” a) Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Nêu xuất xứ của văn bản. b) Chỉ ra các từ láy có trong đoạn văn. c) Giải thích từ “ lúp xúp” d) Chỉ ra biện pháp tu từ trong đoạn văn và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đó. e) Từ đoạn văn trên kết hợp với những kiến thức đã học từ văn bản, em hãy viết một đoạn văn ngắn ( khoảng 5 – 6 câu) nêu suy nghĩ của em về khung cảnh thiên nhiên được thể hiện trong văn bản. Trong đoạn văn sử dụng một hình ảnh so sánh. ĐỀ 2 Đọc kỹ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “ Thép đã cắm vào sỏi! Dượng Hương ghì chặt trên đầu sào, lấy thế trụ lại, giúp cho chú Hai và thằng Lao phóng sào xuống nước. Chiếc sào của dượng Hương dưới sức chống cong lại. Nước bị cản văng bọt tứ tung, thuyền vùng vằng cứ chực trụt xuống quay đầu chạy về lại Hòa Phước ” a. Chỉ ra các danh từ riêng có trong đoạn văn. b. Chỉ ra các động từ ( cụm động từ) có trong đoạn văn và nêu tác dụng của việc sử dụng những động từ đó. c. Viết một đoạn văn ngắn ( 8 – 10 câu) miêu tả lại cảnh dượng Hương Thư vượt thác theo tưởng tượng của em. Trong đoạn văn sử dụng một phó từ.
  2. ĐỀ 3 Câu 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: Dưới gốc tre, tua tủa những mầm măng. Măng trồi lên nhọn hoắt như một mũi gai khổng lồ xuyên qua đất lũy mà trỗi dậy, bẹ măng bọc kín thân cây non, ủ kĩ như áo mẹ trùm lần trong lần ngoài cho đứa con non nớt. (Trích Lũy làng, Ngô Văn Phú) 1. Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt nào? 2. Chỉ ra các phép so sánh được sử dụng trong đoạn văn và nêu tác dụng của chúng. 3. Xác định một cụm danh từ trong đoạn văn. Phân tích cấu tạo của cụm danh từ đó. 4. Tìm các tính từ trong đoạn văn trên. Câu 2: Đọc bài thơ “Đêm nay bác không ngủ” (Minh Huệ) và trả lời câu hỏi: 1. Bài thơ kể lại câu chuyện gì? 2. Tìm các từ láy trong bài và cho biết giá trị của một số từ láy em cho là đặc sắc 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp so sánh có trong đoạn thơ sau: Anh đội viên mơ màng Như nằm trong giấc mộng Bóng Bác cao lồng lộng Ấm hơn ngọn lửa hồng 4. Nêu đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ. 5. Học thuộc lòng bài thơ.
  3. ĐỀ 4 Bài 1. Trong từ “đồng bào” thì tiếng “đồng” có nghĩa là gì? Tìm những từ có tiếng “đồng” với nghĩa như trên? Bài 2: Xếp các từ sau vào 3 cột: từ đơn, từ ghép, từ láy Nhỏ nhẹ, nho nhỏ, nhỏ nhắn, mong ngóng, mong mỏi, mong đợi, học hỏi, học lỏm, tươi tắn, tươi vui, tươi tốt, bạn bè, anh cả, anh em, yêu thương, anh rể, chị dâu. Bài 3: Điền các từ : xanh biếc, xanh lơ, xanh xao, xanh ngắt, xanh um, xanh rờn vào các câu sau đây: a. Hàng cây .bên sông b. Tường quét vôi màu c. Trời thu c. Khuôn mặt hốc hác e. Cây cối mọc g. Lúa con gái . Bài 4: a.Hãy tìm các từ đồng nghĩa, trái nghĩa với từ “chăm chỉ” b. Hãy giải nghĩa các từ sau và đặt câu với mỗi từ ấy: Cưu mang, đỡ đần, phụng dưỡng. c. Từ “biển” trong các câu sau là từ đồng âm khác nghĩa hay hiện tượng nhiều nghĩa so với nghĩa gốc. - Ngày 2/9, trước quảng trường Ba Đình là một biển người. - Ông ấy mới treo cái biển quảng cáo. Bài 5 a. Chỉ rõ thành phần chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau và nói rõ “bị sặc nước” giữ chức vụ gì trong câu. - Mấy con dế bị sặc nước loạng choạng bò ra khỏi tổ - Mấy con dế bị sặc nước, loạng choạng bò ra khỏi tổ b. Những từ gạch chân thuộc từ loại nào và giữ chức vụ gì trong câu: - Hoa nhài thơm thoang thoảng - Bạn Linh có chiếc cặp mới tinh - Anh chiến sĩ trẻ bắn rất giỏi
  4. ĐỀ 5 Đọc đoạn văn trích trong văn bản “ Vượt thác” sau và trả lời câu hỏi: “ Thỉnh thoảng chúng tôi gặp những thuyền chất đầy cau tươi, dây mây, dầu rái, những thuyền chở mít, chở quế. Thuyền nào cũng xuôi chậm chậm. Càng về ngược, vườn tược càng um tùm. Dọc sông, những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước ” Câu 1: Chỉ ra các từ láy trong đoạn văn. Câu 2: Chỉ ra các phó từ có trong đoạn văn và cho biết đó là loại phó từ nào? Câu 3: Khái quát lại giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản. Câu 4: Em thích nhất chi tiết nào trong văn bản? Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 – 6 câu) phân tích chi tiết đó.