Bài tập ôn tập môn Ngữ văn 7 tháng 3

docx 5 trang thienle22 5540
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập ôn tập môn Ngữ văn 7 tháng 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_tap_on_tap_mon_ngu_van_7_thang_3.docx

Nội dung text: Bài tập ôn tập môn Ngữ văn 7 tháng 3

  1. BÀI TẬP ÔN TẬP NGỮ VĂN 7 THÁNG 3 NĂM HỌC: 2019- 2020 ( Nghỉ dịch cúm Covid – 19) I.Trắc nghiệm: Từ ghép Câu 1.Từ ghép có mấy loại? A. 2 B.3 C.4 D. 5 Câu 2.Các tiếng trong từ ghép đẳng lập bình đẳng với nhau về mặt ngữ pháp (không phân tiếng chính, không phân tiếng phụ) đúng hay sai? A. Đúng B. Sai Câu 3.Từ ghép phân nghĩa tiếng phụ có nghĩa hẹp hơn tiếng chính, đúng hay sai? A. Đúng B. Sai Câu 4.Từ ghép là những từ như thế nào? A. Hai từ ghép lại với nhau B. Hai từ ghép lại với nhau trong đó có một từ chính và một từ phụ C. Hai tiếng trở lên ghép lại với nhau, có quan hệ với nhau về mặt ý nghĩa D. Cả ba đáp án trên đều đúng Câu 5.Từ “học hành” có phải từ ghép không? A. Có B. Không Câu 6.Từ “quần áo” là từ ghép đẳng lập, có các tiếng bình đẳng với nhau về mặt ý nghĩa, đúng hay sai? A. Đúng B. Sai Câu 7.Từ “cười nụ” là từ ghép chính phụ đúng hay sai? A. Đúng B. Sai Câu 8.Từ ghép chính phụ có tính chất phân nghĩa, nghĩa của từ ghép chính phụ nhỏ hơn nghĩa của tiếng chính, đúng hay sai? A. Đúng B. Sai 1
  2. Câu 9.Từ ghép đẳng lập có tính chất gì về mặt ý nghĩa? A. Từ ghép đẳng lập có tính hợp nghĩa, nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của tiếng tạo nên nó B. Từ ghép đẳng lập có tính chất pân nghĩa, nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của tiếng tạo nên nó C. Từ ghép đẳng lập có tính hợp nghĩa, nghĩa của từ ghép hẹp hơn nghĩa của tiếng chính D. Cả ba đáp án trên Câu 10.Từ '' hợp tác xã'' là từ ghép gì? A,. Đẳng lập B. Chính phụ C. Vừa đẳng lập, vừa là chính phụ D. Cả 3 đáp án trên đều đúng II.Trắc nghiệm: Từ láy Câu 1. Từ láy là gì? A. Từ láy là những từ có các tiếng được ghép lại với nhau tạo thành B. Từ láy là những từ có sự đối xứng âm với nhau C. Từ láy là những từ có các tiếng lặp lại hoàn toàn, một số trường hợp tiếng đứng trước biến đổi thanh điệu, giống nhau phần phụ âm đầu hoặc phần vần D. Cả 3 đáp án trên Câu 2. Từ láy được phân thành mấy loại? A. Hai loại B. Ba loại C. Bốn loại D. Không thể phân loại được Câu 3. Nghĩa của từ láy được tạo nên như thế nào? A. Nghĩa từ láy được tạo thành nhờ đặc điểm âm thanh của tiếng và sự hòa phối âm thanh giữa các tiếng B. Từ láy có tiếng có nghĩa làm gốc thì nghĩa của từ láy có thể có những sắc thái riêng so với tiếng gốc như sắc thái biểu cảm, giảm nhẹ hoặc nhấn mạnh C. Cả A và B đều đúng D. Cả A và B đều sai Câu 4. Từ “tươi tốt” có phải từ láy không? 2
  3. A. Có B. Không Câu 5. Tìm từ láy trong câu sau: “Mặt mũi nó lúc nào cũng nhăn nhó như bà già đau khổ ”? A. Mặt mũi B. Nhăn nhó C. Bà già D. Đau khổ Câu 6. Từ “nhem nhuốc” là từ láy toàn phần, đúng hay sai? A. Đúng B. Sai Câu 7.Trong câu “Đêm qua, lúc nào chợt tỉnh, tôi cũng nghe tiếng nức nở, tức tưởi của em.” Có mấy từ láy? A. 1 từ B. 2 từ C. 3 từ D. 4 từ Câu 8. Từ “thoang thoảng” là từ láy được xếp vào nhóm nào? A. Từ láy bộ phận B. Từ láy toàn phần C. Cả A và B đều đúng D. Cả A và B sai Câu 9. Các từ chùa chiền, no nê, rơi rớt, học hành là từ láy hay từ ghép? A. Từ ghép B. Từ láy Câu 10. Từ “thăm thẳm” là từ láy bộ phận, đúng hay sai? A. Đúng B. Sai III.Trắc nghiệm: Đại từ Câu 1.Đại từ là gì? A. Dùng để trở người, sự vật, hoạt động, tính chất được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi B. Đại từ là những từ sử dụng để gọi tên người, sự vật, hoạt động C. Đại từ là từ dùng để chỉ tính chất, hoạt động của sự vật hiện tượng D. Cả 3 đáp án trên đều đúng Câu 2.Có mấy loại đại từ? A. 2 loại B. 3 loại C. 4 loại D. 5 loại Câu 3.Đại từ “bao nhiêu, mấy” là đại từ để trỏ người, sự vật đúng hay sai? A. Đúng B. Sai 3
  4. Câu 4.Đại từ “sao, thế nào” là đại từ dùng làm gì? A. Để hỏi B. Để trỏ số lượng C. Để hỏi về hoạt động, tính chất, sự việc D. Để hỏi về người, sự vật Câu 5. Xác định đại từ có trong câu “ Mình về mình có nhớ ta/ Ta về ta nhớ những hoa cùng người” là? A. Mình, ta B. Hoa, người C. Nhớ D. Về Câu 6. Xác định đại từ trong câu sau: “Chúng tôi thấy mùa hè nắng nóng, ai cũng sợ” ? A. Ai B. Chúng tôi, ai C. Chúng tôi D. Cũng Câu 7. Xác định đại từ trỏ người trong ví dụ sau: “Đã bấy lâu nay bác tới nhà/ Trẻ thời đi vắng chợ thời xa” ? A. Đã B. Bấy lâu C. Bác D. Trẻ Câu 8.Từ loại dùng làm từ ngữ xưng hô trong đoạn trích sau là gì? Phú nông gần đất xa trời Họp riêng con lại, nói lời thiết tha Rằng: “Ruộng đất ông cha để lại Các con đừng dại mà bán đi” A. Động từ B. Phó từ C. Danh từ D. Tính từ Câu 9.Tìm đại từ trong câu “Em gái tôi tên là Kiều Phương, nhưng tôi quen gọi nó là Mèo bởi vì mặt nó luôn bị chính nó bôi bẩn”? A. Tôi B. Tôi, nó C. Tôi, Kiều Phương D. Nó, Mèo IV.Trắc nghiệm: Từ Hán việt Câu 1.Từ Hán Việt là những từ như thế nào? A. Là những từ được mượn từ tiếng Hán B. Là từ được mượn từ tiếng Hán, trong đó tiếng để cấu tạo từ Hán Việt được gọi là yếu tố Hán Việt C. Cả A và B đều đúng D. Cả A và B đều sai Câu 2.Từ nào trong các câu dưới đây là từ Hán Việt? Xã tắc hai phen chồn ngựa đá 4
  5. Non sông nghìn thuở vững âu vàng A. Xã tắc B. Ngựa đá C. Âu vàng D. cả A và C Câu 3.Từ ghép Hán Việt có mấy loại chính? A. Hai B. Ba C. Bốn D. Năm Câu 4.Nghĩa của từ “tân binh” là gì? A. Người lính mới B. Binh khí mới C. Con người mới D. Cả 3 đáp án trên đều đúng Câu 5.Khi sử dụng từ mượn Hán Việt cần chú ý tới ngữ cảnh sử dụng, mục đích và đối tượng giao tiếp, tránh việc lạm dụng từ Hán Việt, đúng hay sai? A. Đúng B. Sai Câu 6. Từ Hán Việt nào sau đây không phải từ ghép đẳng lập? A. Xã tắc B. đất nước C. Sơn thủy D. Giang sơn Câu 7. Giải thích nghĩa của các từ Hán Việt sau: A. Tiều phu B. Viễn du C. Sơn thủy D. Giang sơn Câu 8.Từ nào dưới đây có yếu tố “gia” cùng nghĩa với từ “gia” trong gia đình? A. Gia vị B. Gia tăng C. Gia sản D. Tham gia Câu 9.Chữ “thiên” trong từ nào sau đây không có nghĩa là “trời”? A. Thiên lí B. Thiên kiến C. Thiên hạ D. Thiên thanh Câu 10. Tìm các từ Hán Việt có chứa những yếu tố sau: A. Hoài : B. Chiến: C. Mẫu: . D. Hùng: 5