Bài tập ôn tập môn Địa lý Lớp 8

doc 4 trang Thương Thanh 24/07/2023 2620
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập ôn tập môn Địa lý Lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_tap_on_tap_mon_dia_ly_lop_8.doc

Nội dung text: Bài tập ôn tập môn Địa lý Lớp 8

  1. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ĐỊA LÝ LỚP 8 (PHẦN 2) Chọn đáp án đúng nhất (* Lưu ý: HS sử dụng cuốn Át lát ĐLVN hoặc tập bản đồ ĐL 8, làm BT ra giấy nộp lại cho GV khi đi học trở lại) Câu 1. Độ muối trung bình của biển Đông là: A. 20 -30 % B. 30 - 33 % C. 33 - 35 % D. 23 - 30 % Câu 2. Lịch sử phát triển của tự nhiên Việt Nam tính từ 570 triệu năm trở lại đây chia ra các giai đoạn lớn: A. 2 giai đoạn B. 3 giai đoạn C. 4 giai đoạn D. 5 giai đoạn Câu 3. Các nền móng Tiền Cambri của lãnh thổ Việt Nam có tên là: A. Vòm sông Chảy, Phan xi păng, Sông Mã, Đông Nam Bộ B. Hoàng Liên Sơn, Vòm Sông Chảy, Sông Mã, Kon Tum C. Đông Bắc, Việt Bắc, Hoàng Liên Sơn, Kon Tum D. Việt Bắc, Sông Đà, Hoàng Liên Sơn, Pu Hoạt, Kon Tum Câu 4. Đặc điểm địa hình Việt Nam giai đoạn Tiền Cambri là: A. Những mảng nền nổi rải rác trên mặt biển B. Hoàn thiện nền móng của lãnh thổ nước ta C. Địa hình được nâng cao và mở rộng rất nhiều D. Có nhiều cuộc vận động tạo núi lớn Câu 5. Khối nền cổ Việt Bắc của nước ta có hình dáng: A. Khá lớn và tương đối tròn B. Khá lớn và kéo dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam C. Kéo dài theo hướng Đông Bắc – Tây Nam D. Lớn nhất trong các khối nền cổ của nước ta Câu 6. Mảng nền cổ Hoàng Liên Sơn, Sông Mã của nước ta hình dáng kéo dài và có hướng: A. Đông Bắc – Tây Nam B. Tây Bắc – Đông Nam C. Bắc – Nam D. Đông – Tây Câu 7. Vào giai đoạn Tân kiến tạo đã xảy ra vận động tạo núi lớn là: A. Inđôxia B. Himalaya C. Kimêri D. Hecxini Câu 8. Vận động tạo núi Himalaya cách đây khoảng: A. 20 triệu năm B. 25 triệu năm C. 35 triệu năm D. 15 triệu năm Câu 9. Bề mặt địa hình hiện tại của nước ta được quyết định bởi: A. Vận động tạo núi Calêđôni B. Vận động tạo núi Hecxini C. Vận động tạo núi Himalaya D. Vận động tạo núi Inđôxini Câu 10. Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long được hình thành trong giai đoạn: A. Đại Cổ sinh B. Đại Trung sinh C. Đại Tân sinh D. Đại Nguyên sinh Câu 11. Ý nghĩa của giai đoạn Tân kiến tạo đối với sự hình thành địa hình Việt Nam hiện nay là: A. Giảm độ cao địa hình B. Nâng cao địa hình, làm cho núi non sông ngòi trẻ lại, hình thành lên các cao nguyên badan, đồng bằng phù sa trẻ C. Nâng cao địa hình, hình thành lên các cao nguyên badan, đồng bằng phù sa cổ D. Hình thành lên các mỏ than lớn Câu 12. Những vùng đất liền của nước ta được hình thành trước Đại cổ sinh là: A. Đông Nam Bộ B. Đồng bằng sông Cửu Long C. Đồng bằng sông Hồng D. Kon Tum, Việt Bắc, Sông Mã Câu 13. Những cuộc vận động tạo tạo núi lớn xảy ra trong giai đoạn cổ kiến tạo là: A. Calêđôni, Hecxini, Himalaya B. Calêđôni, Hecxini, Inđôxini, Kimêri C. Himalaya, Calêđôni, Hecxini, Kimêri D. Hecxini, Himalaya, Inđôxini Câu 14. Kết thúc giai đoạn cổ kiến tạo địa hình nước ta có đặc điểm: A. Phần lớn lãnh thổ nước ta trở thành đất liền và bị ngoại lực bào mòn B. Nhiều vùng lãnh thổ còn chìm ngập dưới biển C. Mới chỉ có một số mảng nền cổ nổi trên mặt biển D. Xảy ra hiện tượng sụt lún lớn tại 2 đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long
  2. Câu 15. Phần lớn các khoáng sản của nước ta có trữ lượng thuộc loại: A. Lớn B. Vừa C. Nhỏ D. Vừa và nhỏ Câu 16. Một số khoáng sản có trữ lượng lớn ở nước ta là: A. Than, dầu khí, vàng, sắt, đá vôi B. Than, dầu khí, đá vôi, sắt, niken C. Than, dầu khí, apatít, titan, đá vôi D. Than, dầu khí, apatít, đá vôi, sắt, crôm, đồng, thiếc, bôxít. Câu 17. Các mỏ khoáng sản hình thành trong giai đoạn tân kiến tạo ở nước ta là: A. Than chì, đồng, sắt, đá quý B. Apatít, than, sắt, thiếc, vàng, trầm tích đá vôi, đá quý C. Dầu mỏ, khí đốt, than nâu, than bùn, Bôxít ở Tây nguyên D. Cả hai ý A và C đúng Câu 18. Bô xít là khoáng sản có trữ lượng lớn của nước ta và được hình thành trong giai đoạn: A. Cổ kiến tạo và Tân kiến tạo B. Tiền Cambri và Tân kiến tạo C. Tiền Cambri và cổ kiến tạo D. Tiền Cambri Câu 19. Ở Lào Cai, Hoà Bình, Quảng Nam, Kon tum, Gia Lai cùng có chung một loại khoáng sản quý là: A. Than B. Thiếc C. Titan D. Vàng Câu 20. Các mỏ than lớn của nước ta phân bố tập trung ở: A. Lạng Sơn, Hà Giang B. Cao Bằng, Thái Nguyên C. Quảng Ninh D. Đồng bằng Sông Cửu Long Câu 21. Các khoáng sản có trữ lượng lớn nhất ở Việt Nam là: A. Than antraxit, bôxit, sắt, apatít B. Bôxít, than, Mangan, titan C. Than, bôxít, vàng, sắt D. Than, sắt, dầu mỏ, đất hiếm Câu 22. Phần lớn các mỏ khoáng sản của nước ta được hình thành vào thời gian thuộc: A. Tiền Cambri B. Cổ Kiến tạo C. Tân Kiến tạo D. Tiền Cambri và Tân kiến tạo Câu 23. Giai đoạn Tân kiến tạo đã hình thành những khoáng sản ở Việt Nam là: A. Dầu khí, than bùn, bôxít B. Dầu khí, than bùn, than đá C. Sắt, than, đồng, chì D. Vàng, than, dầu mỏ Câu 24. Những vùng mỏ trong quá trình khai thác, vận chuyển và chế biến đã làm ô nhiễm môi trường sinh thái ở nước ta là: A. Quảng Ninh, Thái Nguyên, Vũng Tàu B. Quảng Ninh, Cao Bằng, Kon tum, TP Hồ Chí Minh C. Quảng Ninh, Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam D. Quảng Ninh, Thái Nguyên, Lai Châu Câu 25. Số tỉnh và thành phố của Việt Nam giáp biển là: A. 18 B. 28 C. 38 D. 30 Câu 26. Tỉnh nằm ở ngã ba biên giới Lào - Campuchia và Việt Nam là: A. Kontum B. Đắc Lắc C. Lâm Đồng D. Đồng Nai Câu 27. Điểm Cực Bắc của lãnh thổ phần đất liền nước ta ở 23023’ Bắc thuộc: A. Xã Lũng Cú, tỉnh Hà Giang B. Xã Đất Mũi, tỉnh Hà Giang C. Xã Lũng Cú, tỉnh Cao Bằng D. Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh Câu 28. Điểm cực Nam của lãnh thổ phần đất liền nước ta ở 8034’ Bắc thuộc: A. Xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau B. Xã Ngọc Hiển, huyện Đất Mũi, tỉnh Cà Mau C. Xã Vạn Thanh, Huyện Vạn Ninh, tỉnh Cà Mau D. Xã Đất Mũi, huyện Vạn Ninh, tỉnh Cà Mau Câu 29. Số tỉnh và thành phố của Việt Nam có chung biên giới với Trung Quốc là: A. 5 B. 7 C. 10 D. 11 Câu 30. Những tỉnh và thành phố của Việt Nam có chung biên giới với Trung Quốc là: A. Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Quảng Ninh, Lạng Sơn, B. Điện Biên, Lai Châu, Yên Bái, Hà Giang, Lạng Sơn, Quảng Ninh, C. Điện biên, Lai Châu, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bắc Giang D. Lai Châu, Hà Giang, Lạng Sơn, Cao Bằng, Thái Nguyên, Quảng Ninh Câu 31. Số tỉnh và thành phố của Việt Nam có chung biên giới với Lào là: A. 5 B. 10 C. 15 D. 18 Câu 32. Các tỉnh và thành phố có chung biên giới với Lào là:
  3. A. Điện Biên, Sơn La, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Kon tum B. Lai Châu, Sơn La, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Kon Tum C. Điện Biên, Thanh Hoá, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Kon tum D. Sơn La, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Kon Tum Câu 33. Khoáng sản của nước ta phần lớn tập trung ở: A. Vùng núi và trung du Bắc Bộ, đồng bằng sông Hồng B. Tây Nguyên, Nam Bộ C. Bắc Trung Bộ, đồng bằng sông Cửu Long D. Vùng núi và trung du Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên Câu 34. Tỷ lệ đồi núi của nước ta là: A. 1/4diện tích B. 3/4 diện tích C. 2/3 diện tích D. 1/3 diện tích Câu 35. Địa hình núi cao trên 2000 m ở nước ta chiếm tỷ lệ là: A. 1% diện tích B. 5% diện tích C. 10% diện tích D. 85% diện tích Câu 36. Đỉnh núi cao nhất nước ta là: A. Núi Yên Tử B. Núi Phanxipăng C. Núi Hoàng Liên Sơn D. Núi Ngọc Linh Câu 37. Dãy núi Hoàng Liên Sơn của nước ta có hướng A. Tây Bắc – Đông Nam B. Vòng cung C. Đông Bắc – Tây Nam D. Bắc – Nam Câu 88. Các dãy núi Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều cùng chạy theo hướng: A. Vòng cung B. Tây Bắc – Đông Nam C. Đông Bắc - Tây Nam D. Bắc – Nam Câu 39. Nét nổi bật của địa hình Việt Nam là: A. Cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm B. Đồi núi chiếm ¾ diện tích C. Đồng bằng chiếm ¼ diện tích D. Đồi núi cao chiếm 10% diện tích Câu 40. Vận động tạo núi Himalaya có ảnh hưởng tới địa hình Việt Nam là: A. Làm cho địa hình thấp xuống B. Làm cho địa hình nâng cao, sông ngòi trẻ lại C. Tạo lên nhiều CN đá vôi ở Bắc Trung Bộ D.Bào mòn địa hình đồi núi và tạo lên các đồng bằng Câu 41. Địa hình cao nguyên Badan tập trung nhiều ở: A. Bắc Bộ B. Bắc Trung Bộ C. Tây Nguyên D. Tây Bắc Câu 42. Địa hình nước ta thấp dần theo hướng: A. Đông Bắc - Tây Nam B. Tây Bắc - Đông Nam C. Bắc - Nam D. Tây - Đông Câu 43. Địa hình núi nước ta chay theo hai hướng chính là: A. Đông Bắc - Tây Nam và vòng cung B. Tây Bắc - Đông Nam và vòng cung C. Bắc- Nam và vòng cung D. Đông- Tây và vòng cung Câu 44. Dãy núi cao nhất nước ta là: A. Hoàng Liên Sơn B. Trường Sơn C. Bắc Sơn D. Ngân Sơn Câu 45. Nguyên nhân hình thành nên các dãy núi có hướng vòng cung ở phía Bắc nước ta là do: A. Khối nền cổ Việt Bắc khá lớn và có hình dáng tương đối tròn B. Sông ngòi chảy theo hướng vòng cung C. Địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam D. Do sụt lún, đứt gãy địa hình theo hướng vòng cung Câu 46. Nguyên nhân các dãy núi chính của nước ta chạy theo hướng Tây Bắc -Đông Nam là do: A. Địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam B. Sông ngòi chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam C. Các khối cổ kéo dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam D. Động đất núi lửa diễn ra mạnh mẽ Câu 47. Địa hình đồi núi thấp của nước ta phân bố tập trung ở: A. Vùng Tây Bắc B. Vùng Đông Bắc và Trường Sơn Bắc C. Tây Nguyên và Đông Bắc D. Vùng Đông Bắc, Tây Bắc và Trường Sơn Bắc Câu 48. Đồng bằng Sông Cửu Long cao hơn so với mực nước biển trung bình khoảng: A. 1m B. 5m C. 2m- 3m D. 4m – 5m
  4. Câu 49. Thềm lục địa của nước ta sâu và hẹp tại vùng biển thuộc: A. Bắc Bộ B. Nam Bộ C. Trung Bộ D. Trung Bộ và Nam Bộ Câu 50. Các đai khí áp cao của trái đất nằm ở vị trí: A. Xích đạo và vùng cực B. Chí tuyến và địa cực ở cả hai bán cầu C. Chí tuyến và Xích đạo D. Khoảng 30 -350 vĩ tuyến và vùng cực ở hai bán cầu.