Bài tập ôn tập môn Đại lí Lớp 9
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập ôn tập môn Đại lí Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_tap_on_tap_mon_dai_li_lop_9.docx
Nội dung text: Bài tập ôn tập môn Đại lí Lớp 9
- CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ĐỊA LÝ LỚP 9 (ĐỀ 2) Chọn đáp án đúng nhất (* Lưu ý: HS sử dụng cuốn Át lát ĐLVN hoặc tập bản đồ ĐL 8, làm BT ra giấy nộp lại cho GV khi đi học trở lại) Câu 1:Dân tộc nào có nhiều kinh nghiệm trong thâm canh lúa nước, có nghề thủ công đạt mức độ tinh xảo? A. Tày B. Khơ-me C. Thái D. Kinh Câu 2:Các dân tộc ít người có số dân trên 1 triệu người ở nước ta là A. Hoa, Nùng, Thái, MườngC.Dao, Mông, Tày, Thái B. Tày, Thái, Mường, Khơ-meD.Chăm, Tày, Khơ-me, Thái Câu 3:Vùng có tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số cao nhất nước ta là A. Bắc Trung BộC.Tây Nguyên B.Trung du và miền núi Bắc BộD.Đồng bằng sông Cửu Long Câu 4:Dân số nước ta đứng hàng thứ mấy trong khu vực Đông Nam Á (năm 2002)? A.3B. 4C. 5D. 6 Câu 5:So với nhiều nước trên thế giới, nước ta có trình độ đô thị hóa A. rất thấp.B. thấp. C. trung bình .D. cao. Câu 6:Năm 2003, mật độ dân số ở Đồng bằng sông Hồng là A. 1192 người/km2 C. 1521 người/km2 B. 1367 người/km2 D. 1769 người/km2 Câu 7:Ở nước ta, tình trạng thiếu việc làm là nét đặc trưng của khu vực A. đồng bằng.C.duyên hải. B. nông thôn.D.trung du và miền núi. Câu 8: Ý nào sau đây không đúng với thành tựu chất lượng cuộc sống nước ta? A. Mức thu nhập bình quân trên đầu người tăng. B. Chất lượng cuộc sống khác nhau giữa các vùng. C. Tỷ lệ tử vong, suy dinh dưỡng ở trẻ em ngày càng giảm. D. Người dân được hưởng các dịch vụ xã hội ngày càng tốt hơn. Câu 9: Ý nào sau đây không phải là thách thức trong phát triển kinh tế của nước ta? A. Sự phân hóa giàu nghèo, vẫn còn các xã nghèo, vùng nghèo. B. Tăng trưởng kinh tế không vững chắc. C. Nhiều loại tài nguyên đang bị khai thác quá mức, môi trường bị ô nhiễm. D. Những bất cập trong sự phát triển văn hóa, giáo dục, y tế. Câu 10:Tỉnh nào sau đây không thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc? A. Hưng Yên.B. Thái Nguyên.C. Bắc Ninh. D. Vĩnh Phúc. Câu 11: Nguồn nước tưới rất quan trọng vào mùa khô cho các vùng chuyên canh cây công nghiệp ở Tây Nguyên là A. mưa. B. sông. C.hồ.D.nước ngầm. Câu 12:Nhân tố được coi là cơ sở để động viên nhân dân vươn lên làm giàu, thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp là A. dân cư và nguồn lao động.C. chính sách phát triển nông nghiệp. B. cơ sở vật chất-kĩ thuật.D. tài nguyên thiên nhiên. Câu 13:Vùng trồng chè nhiều nhất ở nước ta là C. Tây NguyênC.Trung du và miền núi Bắc Bộ. D. Bắc Trung BộD.Duyên hải Nam Trung Bộ. Câu 14: Ở nước ta, gỗ được phép khai thác trong khu vực A. rừng đặc dụng.C. rừng phòng hộ.
- B. rừng sản xuất.D. A và B Câu 15:Nhân tố nào quyết định con đường và quá trình phát triển công nghiệp của mỗi quốc gia? A. Dân cư và nguồn lao động. B. Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất-kĩ thuật. C. Đường lối chính sách. D. Tiến bộ khoa học kĩ thuật. Câu 16:Nhà máy thủy điện Ya-ly trên A. Sông Xê Xan.C.sông Krông Knô. B. Sông Xrê Pôk.D.sông Đồng Nai. Câu 17: Ở nước ta, dịch vụ công cộng gồm A. dịch vụ cá nhân và cộng đồng; KHCN, giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao; quản lí nhà nước, đoàn thể. B. giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, tài chính, tín dụng, dịch vụ cá nhân và cộng đồng; quản lí nhà nước, đoàn thể. C. quản lí nhà nước, đoàn thể và bảo hiểm bắt buộc; KHCN, giáo dục y tế, văn hóa, thể thao. D. dịch vụ cá nhân và cộng đồng; quản lí nhà nước, đoàn thể; giao thông vận tải, bưu chính viễn thông; KHCN, giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao. Câu 18: Ở nước ta, thuộc nhóm dịch vụ tiêu dùng là A. kinh doanh tài sản, tư vấn. B. quản lí nhà nước, đoàn thể và bảo hiểm bắt buộc. C. nhà hàng, khách sạn. D. giao thông vận tải, bưu chính viễn thông. Câu 19: Quốc lộ 1 ở nước ta chạy từ A. Hà Nội đến TP. Hồ Chí Minh.C. Hà Giang đến Cà Mau. B. Lạng Sơn đến Cà Mau.D. Cao Bằng đến TP. Hồ Chí Minh. Câu 20:Hai trung tâm thương mại, dịch vụ lớn nhất của nước ta là A. Đà Nẵng và Cần Thơ.C. TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội. B. Hải Phòng và TP. Hồ Chí Minh.D. Hà Nội, Đà Nẵng. Câu 21:Thắng cảnh nào ở nước ta được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới? A. Động Phong Nha.C. Động Phong Nha. B. Di tích Mỹ Sơn.D. A và C đúng. Câu 22: Vườn quốc gia không thuộc đồng bằng sông Hồng là A. Cúc Phương. B.Cát Bà.C.Xuân Sơn. .D.Xuân Thủy. Câu 23: Tiều vùng Tây Bắc nước ta không có thế mạnh về A. phát triển thủy điện. B. trồng rừng, cây công nghiệp lâu năm. C. nuôi trồng, đánh bắt thủy sản. D. chăn nuôi gia súc lớn. Câu 24:Tỉnh nào ở Trung du và miền núi Bắc Bộ giáp cả Trung Quốc và Lào? A. Lai Châu. B. Điện Biên. C. Sơn La.D. Lào Cai. Câu 25:Vùng Đồng bằng sông Hồng gồm A. đồng bằng phù sa do sông Hồng và sông Cả bồi đắp. B. đồng bằng châu thổ sông Hồng và vịnh Bắc Bộ. C. đồng bằng châu thổ sông Hồng và vùng vịnh Bắc Bộ. D. đồng bằng châu thổ, dải đất rìa Trung du và vịnh Bắc Bộ. Câu 26:Bãi tắm nổi tiếng thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng là A. Thiên Cầm.B. Sầm Sơn. C. Trà Cổ.D. Đồ Sơn. Câu 27:Vùng kinh tế trọng điểm là vùng
- A. có thế mạnh lâu dài, mang lại hiệu quả kinh tế cao, và có tác động đến sự phát triển của các ngành kinh tế khác. B. hội tụ đầy đủ nhất các điều kiện phát triển và có ý nghĩa quyết định đối với nền kinh tế của các nước. C. khai thác tốt các nguồn lực tự nhiên và kinh tế -xã hội, đảm bảo duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao đồng thời giải quyết tốt các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường. D. đã nâng cao hiệu quả khai thác lãnh thổ rất tốt trên cơ sở đẩy mạnh đầu tư vốn, khoa học công nghệ. Câu 28: Mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Tây Nguyên là A. cao su.B. cà phê. C. gỗ tròn.D. hoa, quả. Câu 29: Di tích lịch sử, văn hóa có ý nghĩa lớn để phát triển du lịch của vùng Đông Nam Bộ là A. Bến cảng Nhà Rồng.C.Nhà tù Côn Đảo. B. Địa đạo Củ Chi.D.tất cả các ý trên Câu 30: Tỉnh nào sau đây không thuộc vùng Đông Nam Bộ ? A. Bình Thuận. B. Tây Ninh.C. Đồng Nai. D. Bà Rịa – Vũng Tàu. Câu 31:Cây công nghiệp hàng năm không trồng nhiều ở vùng Đông Nam Bộ là A. đậu tương.B. lạc. C. dâu tằm. D. thuốc lá. Câu 32: Ý nào sau đây không đúng với đặc điểm dân cư, xã hội của vùng Đồng bằng sông Cửu Long? A. Là vùng đông dân, chỉ đứng sau Đồng bằng sông Hồng. B. Có nhiều dân tộc sinh sống như người Kinh, Khơ-me, Chăm, Hoa, C. Người dân thích ứng linh hoạt với sản xuất hàng hóa. D. Mặt bằng dân trí cao. Câu 33:Giao thông giữ vai trò quan trọng trong đời sống và hoạt động giao lưu kinh tế ở Đồng bằng sông Cửu Long là A. đường ô tô. B.đường sông. C. đường biển.D. đường hàng không. Câu 34:Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 20, hãy cho biết tỉnh nào sau đây có giá trị sản lượng thủy sản nuôi trồng cao nhất Đồng bằng sông Cửu Long? A. An Giang.B. Kiên Giang.C.Đồng Tháp.D. Bạc Liêu. Câu 35:Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, theo biểu đồ cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của vùng đồng bằng sông Hồng, hãy cho biết nhận định nào sau không đúng? A. Nông lâm thủy sản chiếm tỉ trọng cao nhất. B. Nông lâm thủy sản chiếm tỉ trọng thấp nhất. C. Công nghiệp và xây dựng chiểm tỉ trọng khá cao. D. Dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất. Câu 36:Cho bảng số liệu: SẢN LƯỢNG THỦY SẢN KHAI THÁC VÀ NUÔI TRỒNG CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2005 - 2015( Đơn vị: nghìn tấn) Năm 2005 2010 2014 2015 Khai thác 1 977,9 2 414,4 2 920,4 3 049,9 Nuôi trồng 1 478,9 2 728,3 3 412,,8 3 532,2 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017) Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về sản lượng thủy sản khai thác và nuôi trồng của nước ta, giai đoạn 2005-2015? A. Khai thác tăng, nuôi trồng giảm. C. Khai thác tăng nhiều hơn nuôi trồng. B. Khai thác giảm, nuôi trồng tăng. D. Khai thác và nuôi trồng đầu tăng. Câu 37: Cho bảng số liệu: DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG LÚA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2005-2014
- Năm 2005 2009 2011 2014 Diện tích (nghìn ha) 7 329,2 7 437,2 7 655,4 7 816,2 Sản lượng (nghìn tấn) 35 832,9 38 960,2 42 398,5 44 974,6 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, NXB Thống kê, 2016) Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng diện tích và sản lượng lúa nước ta, giai đoạn 2005-2014 là biểu đồ A. kết hợp.C.đường. B. miền.D. cột. Câu 38:Cho bảng số liệu: CƠ CẤU DOANH THU DU LỊCH LỮ HÀNH PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA NƯỚC TA NĂM 2010 VÀ 2014(đơn vị : %) Năm 2010 2014 Tổng số 100,0 100,0 Kinh tế Nhà nước 31,9 16,0 Kinh tế ngoài Nhà nước 60,3 72,0 Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 7,8 12,0 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, NXB Thống kê, 2016) Để thể hiện cơ cấu doanh thu du lịch lữ hành phần kinh tế của nước ta, năm 2010 và 2014 theo bảng số liệu, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất? A. Cột.B. MiềnC. Tròn.D. Đường. Câu 39: Cho biểu đồ: CƠ CẤU KHỐI LƯỢNG HÀNG HÓA THÔNG QUA CÁC CẢNG BIỂN CỦA NƯỚC TA NĂM 2000 VÀ 2014 (%) (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, NXB Thống kê, 2016) Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về sự thay đổi cơ cấu hàng hóa? A. Tỉ trọng hàng nhập khẩu tăng.B. Tỉ trọng hàng xuất khẩu giảm. C. Tỉ trọng hàng nội địa tăng.D. Tỉ trọng hàng nhập khẩu luôn nhỏ nhất. Câu 40: Cho biểu đồ: SẢN LƯỢNG LÚA CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2005-2014
- Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về sản lượng lúa của nước ta giai đoạn 2005-2014? A. Lúa hè thu tăng liên tục. B. Sản lượng lúa các vụ không đồng đều. C. Lúa đông xuân tăng liên tục. D. Lúa mùa luôn có sản lượng cao nhất. Hết