Bài tập Ngữ văn 8 ngày 30.3

docx 2 trang thienle22 3880
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập Ngữ văn 8 ngày 30.3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_tap_ngu_van_8_ngay_30_3.docx

Nội dung text: Bài tập Ngữ văn 8 ngày 30.3

  1. BÀI TẬP NGỮ VĂN 8 HỌC TRÊN TRUYỀN HÌNH VÀ TRÊN ZOOM TỪ NGÀY 30.3. 2020 I. PHẦN CÂU HỎI ÔN TẬP CÂU HỎI ÔN TẬP BÀI “ TỨC CẢNH PÁC PÓ” Câu 1: em hãy nêu một vài hiểu biết của em về tác giả và hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm? Câu 2: Tư thế ung dung của người chiến sĩ cách mạng được thể hiện như thế nào qua bài thơ “Tức cảnh Pác Pó”? Câu 3: Nguyễn Trãi cũng từng ca ngợi “thú lâm tuyền” (niềm vui thú được sống với rừng, suối) trong bài “Côn Sơn ca. Hãy viết đoạn văn khoảng 10 câu cho biết “thú lâm tuyền” ở Nguyễn Trãi và ở Bác Hồ có gì giống và khác nhau? CÂU HỎI ÔN TẬP BÀI “CÂU CẦU KHIẾN” Câu 1: Em hãy nêu đặc điểm hình thức và chức năng của câu cầu khiến? Câu 2: Tìm các câu cầu khiến trong các câu dưới đây và chỉ ra các dấu hiệu hình thức và chức năng của các câu cầu khiến đó. a.Đừng cho gió thổi nữa! Đừng cho gió thổi nữa! (Cây bút thần) b. Con trăn ấy là của vua nuôi đã lâu. Nay em giết nó, tất không khỏi bị tội chết. Thôi bây giờ nhân trời chưa sáng em hãy trốn ngay đi. Có chuyện gì để anh ở nhà lo liệu. (Thạch Sanh) c. Đã ăn thịt còn lo liệu thế nào? Mày đừng có làm dại mà bay đầu đi đó, con ạ? d. Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân. (Sự tích Hồ Gươm)
  2. Câu 3: Tìm các câu cầu khiến trong các câu sau. Hãy giải thích tại sao trong các câu cầu khiến đó không có chủ ngữ. a.Ừ được! Muốn hỏi con gái ta, hãy về sắm đủ một chĩnh vàng cốm, mười tấm lụa đào, mười con lợn béo, mười vò rượu tăm đem sang đây. (Sọ Dừa) b. Cho gió to thêm một tí! Cho gió to thêm một tí! (Cây bút thần) c. Thằng kia! Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à? Nộp tiền sưu! Mau! (Ngô Tất Tố) Câu 4: Đặt các câu cầu khiến để: - Nói với bác hàng xóm cho mượn cái thang. - Nói với mẹ để xin ít tiền mua sách. - Nói với bạn để mượn quyển vở. Chỉ ra những từ ngữ biểu thị những sắc thái khác nhau làm cho câu cầu khiến phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp, phù hợp với quan hệ với người nghe. II. Hướng dẫn hoạt động tiếp theo - Chuẩn bị soạn bài: Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh, Ngắm trăng, Đi đường