Bài tập Ngữ văn 8 (ngày 23-3)

docx 2 trang thienle22 5300
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập Ngữ văn 8 (ngày 23-3)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_tap_ngu_van_8_ngay_23_3.docx

Nội dung text: Bài tập Ngữ văn 8 (ngày 23-3)

  1. KHI CON TU HÚ 1. Bài 1. Hãy viết một câu có bốn chữ đầu là “ Khi con tu hú ” để tóm tắt nội dung bài thơ? 2. Tại sao nói hình ảnh đôi con diều sáo là hình ảnh đẹp nhất mùa hè ? 3. Mở đầu và kết thúc bài thơ đều có tiếng tu hú, nhưng tâm trạng người tù khi nghe tiếng tu hú thể hiện ở đoạn đầu và đoạn cuối rất khác nhau. Vì sao? 4. Bài 4. a. Chép chính xác 6 câu thơ đầu bài thơ. b. Phân tích Cảnh mùa hè trong tâm tưởng người tù bằng 1 đoạn văn qui nạp khoảng 10 câu. CÂU NGHI VẤN 1. Xác định chức năng của câu nghi vấn trong các đoạn trích sau: a. Thoắt trông lờn lợt màu da Ăn gì cao lớn đẫy đà làm sao ? (Nguyễn Du) b. Nghe nói, vua và các triều thần đều bật cười. Vua lại phán: - Mày muốn có em thì phải kiếm vợ khác cho cha mày, chứ cha mày là giống đực, làm sao mà đẻ được! (Em bé thông minh) c. Mụ vợ nổi trận lôi đình tát vào mặt ông lão: - Mày cãi à ? Mày dám cãi một bà nhất phẩm phu nhân à ? Đi ngay ra biển, nếu không tao sẽ cho người lôi đi. (Ông lão đánh cá và con cá vàng) 2. Các câu nghi vấn sau đây biểu thị những mục đích gì ? a. Bác ngồi đợi cháu một lúc có được không ạ ? b. Cậu có đi chơi biển với bọn mình không? c. Cậu mà mách bố thì có chết tớ không ? d. Sao mà các cháu ồn thế ? e. Bài văn này xem ra khó quá cậu nhỉ ? g. Sao u lại về không thế ? 3. Trong các trường hợp sau đây: - Đốt nén hương thơm mát dạ người Hãy về vui chút, mẹ Tơm ơi ! (Tố Hữu) - Hãy còn nóng lắm đấy nhé ! Em đừng mó vào mà bỏng thì khốn.
  2. (Ngô Tất Tố) a. Câu nào là câu cầu khiến ? - Hãy về vui chút, mẹ Tơm ơi ! - Em đừng mó vào mà bỏng thì khốn. b. Phân biệt sự khác nhau giữa từ hãy trong 2 câu ở các đoạn trích trên. - Hãy về vui chút, mẹ Tơm ơi ! - Hãy còn nóng lắm đấy nhé !