Bài tập Hóa học 10 - Bài: Đơn chất halogen - Trường THPT Bùi Hữu Nghĩa

docx 4 trang Thủy Hạnh 09/12/2023 810
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập Hóa học 10 - Bài: Đơn chất halogen - Trường THPT Bùi Hữu Nghĩa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_tap_hoa_hoc_10_bai_don_chat_halogen_truong_thpt_bui_huu.docx

Nội dung text: Bài tập Hóa học 10 - Bài: Đơn chất halogen - Trường THPT Bùi Hữu Nghĩa

  1. Trường THPT Bùi Hữu Nghĩa – Tổ: Hóa học BÀI TẬP ĐƠN CHẤT HALOGEN I. TRẮC NGHIỆM 1. BIẾT Câu 1. Phương pháp để điều chế khí F2 trong công nghiệp là A. dùng halogen khác đẩy flo ra khỏi muối.B. oxi hóa muối florua. C. điện phân hỗn hợp KF và HF ở thể lỏng. D. không có phương pháp nào. Câu 2. Cho phản ứng hóa học Cl2 + Ca(OH)2 → CaOCl2 + H2O. Phản ứng này thuộc loại phản ứng A. oxi hóa – khử B. trao đổi C. trung hòa D. hóa hợp Câu 3. Ứng dụng không phải của Clo là A. sản xuất chất tẩy trắng, sát trùng và hóa chất vô cơ B. diệt trùng và tẩy trắng C. sản xuất các hóa chất hữu cơ D. sản xuất nhựa Teflon làm nhựa chống dính Câu 4. Số oxi hóa của Cl và Br trong HClO, HBr lần lượt là A. -1; -1 B. -1; +1 C. +1; -1 D. +1; +1 Câu 5. Để điều chế F2 ta có thể sử dụng phương pháp nào trong các phương pháp sau A. Dùng chất khử mạnh khử muối florua B. Cho HF tác dụng với chất oxi hóa mạnh như H2SO4 đặc, KMnO4, O3. C. Dùng dòng điện oxi hóa muối florua D. Nhiệt phân muối florua Câu 6. Nguồn chủ yếu dùng để điều chế iot trong công nghiệp là A. nước biển B. muối mỏ C. rong biển D. dầu mỏ Câu 7. Trong tự nhiên, Clo không tồn tại dưới dạng nào? A. NaCl trong nước biển. B. Trong muối mỏ. C. đơn chất Cl2. D. khoáng vật cacnalit (KCl.MgCl2.6H2O) Câu 8: Cấu hình e lớp ngoài cùng của các nguyên tử các nguyên tố halogen là A. ns2np4.B. ns 2p5. C. ns2np3.D. ns 2np6. Câu 9: Liên kết trong các phân tử đơn chất halogen là gì? A. công hóa trị không cực.B. cộng hóa trị có cực. C. liên kết ion. D. liên kết cho nhận. Nội dung ôn tập Hóa 10 – Đơn chất halogen 1
  2. Trường THPT Bùi Hữu Nghĩa – Tổ: Hóa học Câu 10: Phản ứng nào sau đây được dùng để điều chế clo trong phòng thí nghiệm? dpnc dpdd A. 2NaCl  2Na Cl2 B. 2NaCl 2H2O cmn H2 2NaOH Cl2 t0 C. F2 2NaCl 2NaF Cl2 D. MnO2 4HCld  MnCl2 Cl2 2H2O 2. HIỂU Câu 1: Chất nào có tính khử mạnh nhất? A. HI.B. HF. C. HBr.D. HCl. Câu 2. Phản ứng nào sau đây là không đúng. A. Cl2 + 2KI → 2KCl + I2. B. Br2 + 2NaCl → 2NaBr + Cl2. C. Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2. D. Br2 + 2KI → 2KBr + I2. Câu 3. Khi nung nóng, iot biến thành hơi không qua trạng thái lỏng. Hiện tượng này gọi là A. sự biến dạng. B. sự sôi. C. sự thăng hoa. D. sự phân hủy. Câu 4. Hãy chỉ ra mệnh đề không đúng. A. Trong tất cả các hợp chất, F chỉ có số oxi hóa là –1 B. Trong các hợp chất hiđro và kim loại, các halogen luôn có số oxi hóa –1. C. Trong tất cả các hợp chất, các halogen chỉ có số oxi hóa –1 D. Tính oxi hóa của các halogen giảm dần từ F đến I. Câu 5. Phản ứng giữa hidro với chất nào sau đây là phản ứng thuận nghịch A. Flo. B. Clo. C. Iot. D. Brom Câu 6. Chất dùng để làm khô khí Cl2 ẩm là A. dung dịch H2SO4 đậm đặc. B. Na2SO3 khan. C. dung dịch NaOH đặc. D. CaO Câu 7. Nếu cho 1 mol mỗi chất: KMnO4, MnO2 lần lượt phản ứng với lượng dư dung dịch HCl đặc thì chất nào tạo ra lượng khí Cl2 nhiều nhất? A. KMnO4. B. MnO2. C. Bằng nhau. D. Không xác định được. Câu 8. Để loại bỏ hơi nước có lẫn trong khí Cl2, có thể dẫn hỗn hợp khí qua A. dung dịch NaCl đặc. B. dung dịch NaOH C. CaO rắn khan. D. H2SO4 đậm đặc Câu 9. Để biết được trong muối NaCl có lẫn tạp chất NaI ta có thể dùng A. khí Cl2.B. dung dịch hồ tinh bột. C. giấy quỳ tím. D. khí Cl2 và dung dịch hồ tinh bột. Câu 10. Đốt nóng đỏ một sợi dây đồng rồi đưa vào bình khí Cl2 thì xảy ra hiện tượng nào sau đây? Nội dung ôn tập Hóa 10 – Đơn chất halogen 2
  3. Trường THPT Bùi Hữu Nghĩa – Tổ: Hóa học A. Dây đồng không cháyB. Dây đồng cháy yếu rồi tắt ngay C. Dây đồng cháy mạnh, có khói màu nâu và màu trắng. D. Dây đồng cháy âm ỉ rất lâu 3. VẬN DỤNG Câu 1: Có 4 chất bột màu trắng là vôi bột, bột gạo, bột thạch cao (CaSO 4.2H2O) bột đá vôi (CaCO 3). Chỉ dùng chất nào dưới đây là nhận biết ngay được bột gạo? A. Dung dịch HCl. B. Dung dịch H 2SO4 loãng. C. Dung dịch Br2 .D. Dung dịch I 2. Câu 2. Khí brom bị lẫn tạp chất là clo; để thu được brom tinh khiết cần làm cách nào sau đây A. Dẫn qua dung dịch H2SO4 đặc B. Dẫn qua nước nóng C. Dẫn qua dung dịch muối NaBr D. Dẫn qua dung dịch muối NaI Câu 3: Sẽ quan sát được hiện tượng gì khi ta thêm dần dần nước clo vào dung dịch KI có chứa sẵn một ít hồ tinh bột? A. không có hiện tượng gì. B. Dung dịch chuyển sang màu vàng. C. Dung dịch chuyển sang màu vàng, sang xanh tím rồi mất màu. D. Dung dịch có màu xanh tím đặc trưng. Câu 4. Cho m gam đơn chất halogen X 2 tác dụng với Mg dư thu được 19g muối. Cũng m gam X 2 cho tác dụng với Al dư thu được 17,8g muối. X là A. Flo. B. Clo. C. Iot. D. Brom. Câu 5. Đốt cháy 11,9 gam hỗn hợp gồm Zn, Al trong khí Cl2 dư. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 40,3 gam hỗn hợp muối. Thể tích khí Cl2 (ở đktc) đã phản ứng là A. 17,92 lítB. 6,72 lítC. 8,96 lítD. 11,2 lít II. TỰ LUẬN Câu 1. Khi cho m (g) kim loại Canxi tác dụng hoàn toàn với 17,92 lit khí X2 (đktc) thì thu được 88,8g muối halogenua. a. Viết PTPƯ dạng tổng quát. b. Xác định công thức chất khí X2 đã dùng. c. Tính giá trị m. Câu 2. Cho 3,87 gam hỗn hợp muối natri của hai halogen liên tiếp tác dụng với dung dịch AgNO 3 dư thu được 6,63g kết tủa. Xác định muối của hai halogen đó. Câu 3. Cho Cl2 tác dụng với 30,9 gam NaBr sau một thời gian thu được 26,45 gam muối X. Tính hiệu suất của phản ứng. Nội dung ôn tập Hóa 10 – Đơn chất halogen 3
  4. Trường THPT Bùi Hữu Nghĩa – Tổ: Hóa học Câu 4. Cho 31,6 g KMnO4 tác dụng với dung dịch HCl dư sẽ thu được bao nhiêu lít Cl2 (ở đktc) nếu hiệu suất của phản ứng là 75%. Câu 5. Cho 2,24 lít H2 tác dụng với 3,36 lít Cl2 thu được khí X. Cho X tác dụng với dung dịch AgNO 3 dư hiệu suất 100% thu được 11,48 gam kết tủa trắng. Tính hiệu suất của phản ứng H2 với Cl2?  Hết  Chúc các em học tốt!!! Nội dung ôn tập Hóa 10 – Đơn chất halogen 4