Bài tập chính tả phân biệt l/n, ch/tr, x/s, gi/d/, c/q/k, i/y

doc 25 trang Thủy Hạnh 04/12/2023 6500
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài tập chính tả phân biệt l/n, ch/tr, x/s, gi/d/, c/q/k, i/y", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_tap_chinh_ta_phan_biet_ln_chtr_xs_gid_cqk_iy.doc

Nội dung text: Bài tập chính tả phân biệt l/n, ch/tr, x/s, gi/d/, c/q/k, i/y

  1. BÀI TẬP CHÍNH TẢ PHÂN BIỆT l/n, ch/tr, x/s, gi/d/, c/q/k, i/y 1-Chính tả phân biệt l /n: Ghi nhớ: – L xuất hiện trong các tiếng có âm đệm (VD: loan, luân, loa, ) / N không xuất hiện trong các tiếng có âm đệm (trừ 2 âm tiết Hán Việt: noãn, noa). Trong cấu tạo từ láy: + L/n không láy âm với nhau. + L có thể láy vần với nhiều phụ âm khác (VD: lệt bệt, la cà, lờ đờ, lò dò, lạnh lùng, ) + N chỉ láy âm với chính nó (no nê, nợ nần, nao núng, ) Bài tập: Điền l / n: o ê, o ắng, ưu uyến, ô ức, ão ùng, óng ảy, ăn óc, ong anh, ành ặn, anh ợi, oè oẹt, ơm ớp. 2- Chính tả phân biệt ch / tr : Ghi nhớ: -Khả năng tạo từ láy của tr hạn chế hơn ch. Tr tạo kiểu láy âm là chính (trắng trẻo), còn ch cấu tạo vừa láy âm, vừa láy vần (chông chênh, chơi vơi) (tr chỉ xuất hiện trong một vài từ láy vần : trẹt nlét, trọc lóc, trụi lũi). – Những danh từ (hay đại từ) chỉ quan hệ thân thuộc trong gia đình chỉ viết với ch (không viết tr): cha, chú, cháu, chị , chồng, chàng, chút, chắt, -Những danh từ chỉ đồ vật thường dùng trong nhà chỉ viết với ch : chạn, chum, chén, chai, chõng, chiếu, chăn, chảo, chổi, – Từ có ý nghĩa phủ định chỉ viết với ch: chẳng, chưa, chớ, chả, – Tên cây, hoa quả; tên các món ăn; cử động, thao tác của cơ thể, động tác lao động chân tay phần lớn viết với ch. – Tiếng trong từ Hán Việt mang thanh nặng(.) và huyền ( ) viết tr. Mẹo tr / ch : – Khi gặp một chữ bắt đầu bằng ch, nếu thấy chữ đó mang dấu huyền ( ), dấu ngã (~) và dấu nặng (.) thì đấy là từ thuần Việt. Ngược lại, một chữ viết với tr nếu mang một trong ba dấu thanh nói trên thì chữ đó là chữ HV. Cụ thể: Tiếng HV mang một trong ba dấu huyền, ngã, nặng thì phụ âm đầu chỉ viết tr (không viết ch): trà, tràng, trào, trầm, trì, triều, trình, trù, trùng, truyền, trừ (12 chữ); trĩ, trữ (2 chữ), trạch, trại, trạm, trạng, trận, trập, trệ, trị, triện, triệt, triệu, trịnh, trọc, trọng, trợ, trụ, trục, truỵ, truyện, trực, trượng (21 chữ). – Trong tiếng HV, nếu sau phụ âm đầu là nguyên âm a thì hầu hết viết tr (không viết ch) : tra, trà, trá, trác, trách, trạch, trai, trại, trạm, trảm, trang,
  2. tràng, tráng, trạng, tranh, trào, trảo (18 chữ). – Trong tiếng HV, nếu sau phụ âm đầu là nguyên âm o hoặc ơ thì hầu hết viết tr (không viết ch): tróc, trọc, trọng, trở, trợ (5 chữ). – Trong tiếng HV, nếu sau phụ âm đầu là ư thì phần lớn viết tr : trừ, trữ, trứ, trực, trưng, trừng, trước, trương, trường, trưởng, trướng, trượng, trừu (13 chữ). Viết ch chỉ có : chư, chức, chứng, chương, chưởng, chướng (7 chữ). Bài tập : Điền từ ngữ có chứa các tiếng sau : trẻ chẻ trê chê tri chi tro cho trợ chợ 3- Chính tả phân biệt x / s : Ghi nhớ: – X xuất hiện trong các tiếng có âm đệm (xuề xoà, xoay xở, xoành xoạch, xuềnh xoàng, ), s chỉ xuất hiện trong một số ít các âm tiết có âm đệm như: soát, soạt, soạn, soạng, suất. – X và s không cùng xuất hiện trong một từ láy. -Nói chung, cách phân biệt x/s không có quy luật riêng. Cách sửa chữa lỗi duy nhất là nắm nghĩa của từ, rèn luyện trí nhớ bằng cách đọc nhiều và viết nhiều. Bài tập : Tìm 5 từ láy có phụ âm đầu s; 5 từ láy có phụ âm đầu x; 5 từ ghép có phụ âm đầu s đi với x. *Đáp án: – Sạch sẽ, sụt sịt, sửng sốt, sù sì, sì sụp, sù sụ, so sánh, sinh sôi, sáng sủa, san sát, sặc sỡ, – Xót xa, xù xì, xấu xa, xì xào, xao xác, xinh xắn, xao xuyến, xào xạc, xa xôi, xấp xỉ, – Xứ sở, sản xuất, xuất sắc, xác suất, xoay sở, xổ số, sâu xa, soi xét, 4- Chính tả phân biệt gi / r / d : Ghi nhớ: –Gi và d không cùng xuất hiện trong một từ láy. -Những từ láy vần, nếu tiếng thứ nhất có phụ âm đầu là l thì tiếng thứ hai có phụ âm đầu là d (lim dim, lò dò, lai dai, líu díu, ) -Từ láy mô phỏng tiếng động đều viết r (róc rách, rì rào, réo rắt, ) –Gi và r không kết hợp với các tiếng có âm đệm. Các tiếng có âm đệm chỉ viết với d (duyệt binh, duy trì, doạ nạt, doanh nghiệp, ) -Tiếng có âm đầu r có thể tạo thành từ láy với tiếng có âm đầu b, c, k (gi và d không có khả năng này) (VD: bứt rứt, cập rập, )
  3. – Trong từ Hán Việt, tiếng có thanh ngã (~), nặng (.) viết d; mang thanh hỏi (?), sắc (/) viết với gi. Mẹo d / gi / r : – Phụ âm r không bao giờ xuất hiện trong một từ HV. – Các chữ HV mang dấu ngã (~) và dấu nặng (.) đều viết d ( dã man, dạ hội, đồng dạng, diễn viên, hấp dẫn, dĩ nhiên, dũng cảm). – Các chữ HV mang dấu sắc (/) và hỏi (?) đều viết gi (giả định, giải thích, giảng giải, giá cả, giám sát, tam giác, biên giới) – Các chữ HV có phụ âm đầu viết là gi khi đứng sau nó là nguyên âm a, mang dấu huyền () và dấu ngang (Gia đình, giai cấp, giang sơn). (Ngoại lệ có: ca dao, danh dự). – Chữ HV mang dấu huyền hoặc dấu ngang, âm chính không phải là nguyên âm a (mà là một nguyên âm khác) thì phải viết với d (dân gian, tuổi dần, di truyền, dinh dưỡng, do thám). 5- Quy tắc viết phụ âm đầu “cờ ”: A) Ghi nhớ: Âm đầu “cờ” được ghi bằng các chữ cái c, k, q. – Viết q trước các vần có âm đệm ghi bằng chữ cái u. – Viết k trước các nguyên âm e, ê, i (iê, ia) – Viết c trước các nguyên âm khác còn lại. B) Bài tập thực hành: Bài 1: Điền c / k /q : (Đã điền sẵn đáp án vào bài) kì cọ kiểu cách quanh co kèm cặp kì quan kẻ cả cập kênh quy cách kim cương kính cận cảm cúm co kéo quả quyết cảnh quan Bài 2: Tìm các từ láy có phụ âm đầu “cờ” ghi bằng các con chữ q/k/c. *Đáp án: – quấn quýt, quanh quẩn, quang quác, – cằn cỗi, cần cù, cục cằn, cặm cụi, – kiêu kì, kênh kiệu, kẽo kẹt, Bài 3: Điền c/ k/ q :(Bài đã điền sẵn đáp án) – cày sâu cuốc bẫm. – cốc mò cò xơi. – kết tóc xe tơ. – công thành danh toại. – quýt làm cam chịu. – quen hơi bén tiếng. – kén cá chọn canh. – kề vai sát cánh. 6- Quy tắc viết phụ âm đầu “gờ”, “ngờ” : A) Ghi nhớ:
  4. – Âm đầu “gờ” được ghi bằng con chữ g, gh. – Âm đầu “ngờ” được ghi bằng con chữ ng, ngh. – Viết gh, ngh trước các nguyên âm e, ê, i, iê (ia). – Viết g, ng trước các nguyên âm khác còn lại. 7- Quy tắc viết nguyên âm i / y : A) Ghi nhớ: – Nếu đứng một mình thì viết y (y tế, ý nghĩ ). – Nếu đứng sau âm đệm u thì viết y (suy nghĩ, quy định ). – Nếu nguyên âm đôi iê đứng đầu tiếng thì viết y (yên ả, yêu thương). – Nếu là vị trí đầu tiếng (không có âm đệm) thì viết i (im lặng, in ấn ). – Nếu là vị trí cuối tiếng (trừ uy, ay, ây) thì viết i (chui lủi, hoa nhài). 8- Quy tắc viết hoa: A) Ghi nhớ: 1. Tên người, tên núi, tên sông, tỉnh, thành phố, quận, huyện, xã, làng, của Việt Nam được viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng (VD: Lê Lợi, Trần Hưng Đạo, Trường Sơn, Cửu Long, ) – Riêng tên người, địa danh của một số dân tộc ít người nếu được phiên âm từ tiếng dân tộc thì chỉ viết hoa chữ cái đầu ở mỗi bộ phận của tên, giữa các tiếng trong cùng một bộ phận có dấu gạch nối ( VD: Kơ-pa Kơ- lơng, Y-a-li, Đăm –bri, Pắc-pó, ) 2. Tên người, tên địa danh nước ngoài phiên âm trực tiếp ra tiếng Việt thì viết hoa chữ cái đầu ở mỗi bộ phận của tên, giữa các tiếng trong cùng một bộ phận có dấu gạch nối (VD: Lu-i Pa-xtơ, Tô- mát, Ê-đi-xơn, Mê-kông, Von-ga, Ki-ép, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a, ) – Riêng tên người, tên địa danh nước ngoài được gọi như kiểu tên người, tên địa danh Việt Nam (do được phiên âm qua âm Hán Việt nên đã được Việt hoá ), thì được viết hoa như tên người, tên địa danh Việt Nam (VD: Lí Bạch, Đỗ Phủ, Trương Mạn Ngọc, Trung Quốc, Ấn Độ, Triều Tiên, ) 3. Tên các cơ quan, đoàn thể, tổ chức chính trị, xã hội; cụm từ chỉ huân, huy chương, danh hiệu, giải thưởng, được viết hoa chữ cái đầu ở tiếng đầu các bộ phận nêu nên tính chất “riêng” của tên riêng đó (VD: Đảng Cộng sản Việt Nam, Trường Đại học sư phạm Hà Nội, Huy hiệu Cháu ngoan Bác Hồ, ) 4. Các chữ cái đầu câu, đầu đoạn, đầu bài, đầu các chương mục, đầu dòng thơ đều phải viết hoa. 5. Một số danh từ chung và đại từ xưng hô cũng có thể được viết hoa để tỏ thái độ kính trọng đối với những người và sự việc mà chúng biểu thị ( VD: Việt Nam ta gọi tên Người thiết tha) 6. Các sự vật khác (động vật, thực vật, đồ đạc) nếu được đặt tên riêng thì
  5. những tên riêng ấy cũng viết hoa theo quy tắc viết hoa tên người (VD: cô Đậu Nành, anh Dưa Hấu, chị Gà Mái Mơ, chú Mướp, ) 9- Quy tắc đánh dấu thanh: A) Ghi nhớ: -Dấu thanh thường đặt ở trên hoặc dưới âm chính (VD: loá mắt, khoẻ khoắn, ) -Ở các nguyên âm có dấu mũ thì các dấu thanh được viết hơi cao lệch về bên phải của dấu mũ (VD: trồng nấm, biển khơi, cố gắng, ) -Trong tiếng có nguyên âm đôi mà không có âm cuối vần thì dấu thanh được viết ở con chữ thứ nhất của nguyên âm đôi. (VD: cây mía, lựa chọn, múa hát, ) -Trong tiếng có nguyên âm đôi mà có âm cuối vần thì dấu thanh được viết ở con chữ thứ hai của nguyên âm đôi (VD: ước muốn, chai rượu, sợi miến, ) (Sưu Tầm) LUẬT HỎI NGÃ Trong tiếng Việt chúng ta xử dụng tất cả 1270 âm tiết với dấu hỏi hoặc với dấu ngã, trong đó có 793 âm tiết (chiếm 62%) viết dấu hỏi, 477 âm tiết (38%) viết dấu ngã. Việc nắm được quy luật dấu hỏi và dấu ngã của lớp từ láy và lớp từ Hán Việt sẽ giúp ta giảm được nhiều lỗi chính tả. I. Từ láy và từ có dạng láy: • Các thanh ngang (viết không có dấu) và sắc đi với thanh hỏi, ví dụ như: dư dả, lửng lơ, nóng nẩy, vất vả • Các thanh huyền và nặng đi với thanh ngã, ví dụ như: tầm tã, lững lờ, vội vã, gọn ghẽ Quy tắc từ láy chỉ cho phép viết đúng chính tả 44 âm tiết dấu ngã sau đây: ã ầm ã, ồn ã sã suồng sã thãi thưà thãi vãnh vặt vãnh đẵng đằng đẵng ẫm ẫm ờ dẫm dựa dẫm, dọa dẫm, dò dẫm gẫm gạ gẫm rẫm rờ rẫm đẫn đờ đẫn
  6. thẫn thờ thẫn đẽ đẹp đẽ ghẽ gọn ghẽ quẽ quạnh quẽ kẽo kẽo kẹt nghẽo ngặt nghẽo ?? nghễ ngạo nghễ nhễ nhễ nhại chễm chiễm chệ khễng khập khễng tễng tập tễnh nghễu nghễu nghện hĩ hậu hĩ ĩ ầm ĩ rĩ rầu rĩ, rầm rĩ hĩnh hậu hĩnh, hợm hĩnh nghĩng ngộ nghĩnh trĩnh tròn trĩnh xĩnh xoàng xĩnh kĩu kĩu kịt tĩu tục tĩu nhõm nhẹ nhõm lõng lạc lõng õng õng ẹo ngỗ ngỗ nghịch, ngỗ ngược sỗ sỗ sàng chỗm chồm chỗm sỡ sặc sỡ, sàm sỡ cỡm kệch cỡm ỡm ỡm ờ phỡn phè phỡn phũ phũ phàng gũi gần gũi hững hờ hững (Hoàng Phê, 2). Ngoài ra còn có 19 âm tiết dấu ngã khác dùng như từ đơn tiết mà có dạng láy ví dụ như: cãi cọ giãy giụa
  7. sẵn sàng nẫu nà đẫy đà vẫy vùng bẽ bàng dễ dàng nghĩ ngợi khập khiễng rõ ràng nõn nà thõng thượt ngỡ ngàng cũ kỹ nũng nịu sững sờ sừng sững vững vàng ưỡn ẹo Cần phải nhớ cãi cọ khác với củ cải, nghĩ ngợi khác với nghỉ ngơi, nghỉ học. Như vậy quy tắc hài thanh cho phép viết đúng chính tả 63 âm tiết dấu ngã. Ngoài ra còn có 81 âm tiết dấu ngã dưới đây thuộc loại ít dùng: Ngãi, tãi, giãn (dãn), ngão, bẵm, đẵm (đẫm), giẵm (giẫm), gẵng, nhẵng, trẫm, nẫng, dẫy (dãy), gẫy (gãy), nẫy (nãy), dẽ, nhẽ (lẽ), thẽ, trẽ, hẽm (hẻm), trẽn, ẽo, xẽo, chễng, lĩ, nhĩ, quĩ, thĩ, miễu, hĩm, dĩnh, đĩnh, phĩnh, đõ, ngoã, choãi,doãi, doãn, noãn, hoãng, hoẵng, ngoẵng, chõm, tõm, trõm, bõng, ngõng, sõng, chỗi (trỗi), giỗi (dỗi), thỗn, nỗng, hỡ, xỡ, lỡi, lỡm, nỡm, nhỡn, rỡn (giỡn), xũ, lũa, rũa (rữa), chũi, lũi, hũm, tũm, vũm, lũn (nhũn), cuỗm, muỗm, đuỗn, luỗng, thưỡi, đưỡn, phưỡn, thưỡn, chưỡng, gưỡng, khưỡng, trưỡng, mưỡu (Hoàng Phê, 3). Tôi để ý thấy rất nhiều lỗi chính tả ở những âm tiết rất thường dùng sau đây: đã (đã rồi), sẽ (mai sẽ đi), cũng (cũng thế), vẫn (vẫn thế), dẫu (dẫu sao), mãi (mãi mãi), mỗi, những, hễ (hễ nói là lam), hỡi (hỡi ai), hãy, hẵng. Cũng có những trường hợp ngoại lệ như: 1. Dấu ngã: đối đãi (từ Hán Việt), sư sãi (từ Hán Việt), vung vãi (từ ghép), hung hàn (từ Hán Việt), than vãn, ve vãn, nhão nhoét (so sánh: nhão nhẹt),
  8. minh mẫn (từ Hán Việt), khe khẽ (so sánh: khẽ khàng), riêng rẽ, ễng ương, ngoan ngoãn, nông nỗi, rảnh rỗi, ủ rũ . . . 2. Dấu hỏi: sàng sảy (từ ghép), lẳng lặng, mình mẩy, vẻn vẹn, bền bỉ, nài nỉ, viển vông, chò hỏ, nhỏ nhặt, nhỏ nhẹ, sừng sỏ, học hỏi, luồn lỏi, sành sỏi, vỏn vẹn, mềm mỏng, bồi bỏ, chồm hổm, niềm nở, hồ hởi . . . (Hoàng Phê, 4). II. Từ Hán Việt: a) Dùng dấu hỏi khi có phụ âm đầu là: • Ch-: chuẩn, chỉ, chỉnh, chủ, chuẩn, chủng, chuyển, chưởng. • Gi-: giả, giải, giảm, giản, giảng, giảo. • Kh-: khả, khải, khảm, khảng, khảo, khẳng, khẩn, khẩu, khiển, khoả, khoản, khoảnh, khổ, khổng, khởi, khuẩn, khủng, khuyển, khử. • Và các từ không có phụ âm đầu như: ải, ảm, ảnh, ảo, ẩm, ấn, ẩu, ổn, uẩn, ủng, uổng, uỷ, uyển, ỷ, yểm, yểu. b) Dùng dấu ngã khi có phụ âm đầu là: • D-: dã, dẫn, dĩ, diễm, diễn, diễu, dĩnh, doãn, dõng, dũng, dữ, dưỡng. • L-: lãm, lãn, lãng, lãnh, lão, lẫm, lễ, liễm, liễu, lĩnh, lõa, lỗi, lỗ, lũ, lũng, luỹ, lữ, lưỡng. • M-: mã, mãi, mãn, mãng, mãnh, mão, mẫn, mẫu, mỹ, miễn. • N-(kể cả NH-NG): nã, não, ngã, ngãi, ngẫu, nghĩa, nghiễm, ngỗ, ngũ, ngữ, ngưỡng, nhã, nhãn, nhẫn, nhĩ, nhiễm, nhiễu, nhỡn, nhũ, nhũng, nhuyễn, nhưỡng, noãn, nỗ, nữ. • V-: vãn, vãng, vẫn, vĩ, viễn, vĩnh, võ, võng, vũ. c) 33 từ tố Hán-Việt có dấu ngã cần ghi nhớ (đối chiếu với bản dấu hỏi bên cạnh): Bãi: bãi công, bãi miễn. Bảo: bảo quản, bảo thủ. Bão: hoài bão, bão ho Bỉ: bỉ ổi, thô bỉ Bĩ: vận bĩ, bĩ cực thái lai Cưỡng: cưỡng bức, miễn cưỡng Cửu: cửu trùnh, vĩnh cửu Cữu: linh cữu Đãi: đối đãi, đãi ngộ Đảng: đảng phái Đãng: quang đãng, dâm đãng Để: đại để, đáo để, triệt để Đễ: hiếu đễ Đỗ: đỗ quyên Hải: hải cảng, hàng hải Hãi: kinh hãi Hãm: kìm hãm, hãm hại Hãn: hãn hữu, hung hãn
  9. Hãnh: hãnh diện, kiêu hãnh Hoãn: hoãn binh, hoà hoãn Hổ: hổ cốt, hổ phách Hỗ: hỗ trợ Hỗn: hỗn hợp, hỗn độn Huyễn: huyễn hoặc Hữu: tả hữu, hữu ích Kỷ: kỷ luật, kỷ niệm, ích kỷ, thế kỷ Kỹ: kỹ thuật, kỹ nữ Phẫn: phẫn nộ Phẫu: giải phẫu Quẫn: quẫn bách, quẫn trí Quỷ: quỷ quái, quỷ quyệt Quỹ: công quỹ, quỹ đạo Sỉ: sỉ nhục, liêm sỉ Sĩ: sĩ diện, chiến sĩ, nghệ sĩ Tể: tể tướng, chúa tể, đồ tể Tễ: dịch tễ Thuẫn: hậu thuẫn, mâu thuẩn Tiễn: tiễn biệt, thực tiễn, hoả tiễn Tiểu: tiểu đội, tiểu học Tiễu: tuần tiễu, tiễu phỉ Tỉnh: tỉnh ngộ, tỉnh thành Tĩnh: bình tĩnh, yên tĩnh Trĩ: ấu trĩ Trữ: tích trữ, trữ tình Tuẫn: tuẫn nạn, tuẫn tiết Xả: xả thân Xã: xã hội, xã giao, thị xã (Hoàng Phê, 6-7). III. Tóm lại: 1. Từ láy: Các thanh ngang và sắc đi với thanh hỏi. Các thanh huyền và nặng đi với thanh ngã. Để cho dễ nhớ chúng ta có thể tóm gọn trong hai câu thơ sau: Chị Huyền vác nặng ngã đau Anh Sắc không hỏi một câu được là (Hoàng Anh Tuấn). 2. Từ Hán Việt phần lớn viết với dấu hỏi (trong tổng số yếu tố Hán-Việt, có 176 yếu tố viết dấu hỏi, chiếm 62%; 107 yếu tố viết dấu ngã, chiếm 38%), (Hoàng Phê, 6). • Dùng dấu hỏi khi có phụ âm đầu là CH, GI, KH và các từ khởi đầu bằng nguyên âm hoặc bán nguyên âm như ải, ảm, ảnh, ảo, ẩm, ấn, ẩu, ổn, uẩn, ủng, uổng, uỷ, uyển, ỷ, yểm, yểu. • Dùng dấu ngã khi có phụ âm đầu là M, N(NH-NG), V, L, D, N (cho dễ nhớ tôi viết thành Mình Nên Viết Là Dãu Ngã) (Hoàng Anh Tuấn). Như vậy chỉ cần nắm các qui tắc trên và nhớ 33 trường hợp đặc biệt viết với dấu ngã là có thể viết đúng chính tả toàn bộ 283 yếu tố Hán-Việt có vấn đề
  10. hỏi ngã cũng coi như nắm được căn bản chính tả DẤU HỎI HAY DẤU NGÃ trong tiếng Việt (Hoàng Phê, 1). Tài liệu tham khảo: (1) Hoàng Anh Tuấn (2) Hoàng Phê, Dấu hỏi hay dấu ngã Trung tâm tự điển học. Tháng 1 năm 1996 MẸO VIẾT ĐÚNG DẤU HỎI - DẤU NGÃ Ðể viết đúng chính tả nói chung và viết đúng dấu hỏi, dấu ngã nói riêng, bên cạnh biện pháp rèn luyện âm chuẩn và nhớ mặt chữ của từ dựa vào nghĩa của chúng, chúng ta còn có thể vận dụng một số mẹo luật, tức là các quy tắc mà dựa vào đó, có thể suy ra dấu hỏi, dấu ngã một cách chính xác. Dưới đây là một số mẹo cụ thể. 1- Mẹo viết đúng dấu hỏi, dấu ngã đối với từ láy. 4.1.1- Khái niệm về từ láy và các kiểu từ láy. Từ láy là từ có hai hay trên hai âm tiết (tiếng), có cấu tạo ngữ âm lặp lại nguyên âm tiết hay một bộ phận của âm tiết, trong đó ít nhất một âm tiết không có nghĩa chân thực xác định. Dựa vào mối quan hệ qua lại về mặt ngữ âm giữa các âm tiết, từ láy được chia thành hai kiểu: từ láy nguyên và từ láy bộ phận. Từ láy nguyên là kiểu từ láy có các âm tiết giống nhau hoàn toàn hay có biến đổi chút ít về mặt thanh điệu theo quy luật hài thanh, tức quy luật hài hoà về thanh điệu. Ví dụ: Ba ba, chuồn chuồn, nao nao, nhao nhao, ngà ngà, đo đỏ, tim tím, bươm bướm, châu chấu, ngay ngáy, phinh phính v.v Từ láy bộ phận là kiểu từ láy có các âm tiết hoặc là lặp lại phụ âm đầu, hoặc là lặp lại vần. Ví dụ: Dễ dãi, dễ dàng, đẹp đẽ, khoẻ khoắn, lạnh lẽo, nhỏ nhắn, vui vẻ, bủn rủn, lảm nhảm, lẩm cẩm, lủng củng v.v Về mặt thanh điệu, các âm tiết trong từ láy chịu sự chi phối của luật hài thanh như bảng tóm tắt dưới đây: Bậc cao ngang - sắc - hỏi Bậc thấp huyền - nặng - ngã
  11. Nói cụ thể hơn, các âm tiết trong từ láy hoặc là cùng có một thanh điệu, hoặc là cùng thuộc một bậc thanh, trừ một ít ngoại lệ. 1.2- Mẹo viết đúng dấu hỏi, dấu ngã đối với từ láy. Từ luật hài thanh nêu trên, chúng ta rút ra được các mẹo luật cụ thể như sau: 1.2.1- Mẹo 1: ở bậc cao. a- Âm tiết có thanh ngang đi với âm tiết có thanh hỏi. Ví dụ: Bảnh bao, bỏ bê, da dẻ, dai dẳng, dư dả, đon đả, gây gổ, hả hê, hở hang, lẻ loi, leo lẻo, mỏng manh, mở mang, nể nang, nham nhở, nhỏ nhoi, thong thả, thơ thẩn, rủ rê, sa sả, vui vẻ, xây xẩm v.v Ngoại lệ: Âm tiết có thanh ngang đi với âm tiết có thanh ngã: Khe khẽ, lam lũ, ngoan ngoãn, nông nỗi (danh từ), se sẽ (âm thanh), trơ trẽn, ve vãn. b- Âm tiết có thanh sắc đi với âm tiết có thanh hỏi. Ví dụ: Bé bỏng, bóng bẩy, bướng bỉnh, cáu kỉnh, cứng cỏi, gởi gắm, gắng gỏi, gắt gỏng, khấp khởi, kháu khỉnh, hắt hủi, hóm hỉnh, hiểm hóc, hớn hở, lắt lẻo, lấp lửng, láu lỉnh, lém lỉnh, mát mẻ, mới mẻ, nhắc nhở, nức nở, nhảm nhí, phấp phỏng, rải rác, rẻ rúng, rác rưởi, tấp tểnh, tỉnh táo, thẳng thắn, thẳng thớm, thảm thiết, trắng trẻo, trống trải, vất vưởng, vớ vẩn, vắng vẻ, xấp xỉ, xó xỉnh, xối xả, v.v 1.2.2- Mẹo 2: ở bạc thấp. a- Âm tiết có thanh huyền đi với âm tiết có thanh ngã Ví dụ: Bão bùng, bẽ bàng, buồn bã, còm cõi, chồm chỗm, dễ dàng, đẫy đà, hãi hùng, hỗn hào, hững hờ, kĩ càng, lỡ làng, lững lờ, mùi mẽ, mỡ màng, não nề, não nùng, ngỡ ngàng, phè phỡn, phũ phàng, rành rẽ, rõ ràng, rầu rĩ, rền rĩ, rũ rượi, sàm sỡ, sỗ sàng, sững sờ, sừng sững, tầm tã, tẽn tò, trễ tràng, tròn trĩnh, vững vàng, vỗ về, vờ vĩnh, vòi vĩnh, vẽ vời, xoàng xĩnh v.v Ngoại lệ: Âm tiết có thanh huyền đi với âm tiết có thanh hỏi: Bền bỉ, chàng hảng, chồm hổm, chèo bẻo, mình mẩy, niềm nở, phỉnh phờ, sừng sỏ. b- Âm tiết có thanh nặng đi với âm tiết có thanh ngã. Ví dụ:
  12. Bụ bẫm, chễm chệ, chững chạc, chặt chẽ, chập chững, dạn dĩ, doạ dẫm, dựa dẫm, đẹp đẽ, đĩnh đạc, gạ gẫm, gãy gọn, gỡ gạc, gặp gỡ, gần gũi, giãy giụa, giặc giã, gọn ghẽ, hợm hĩnh, khập khiễng, lạnh lẽo, lặng lẽ, lạc lõng, lọc lõi, não nuột, nhạt nhẽo, nhễ nhại, nhẵn nhụi, ngặt nghẽo, nghễu nghện, ngỗ ngược, õng ẹo, quạnh quẽ, rộn rã, rộng rãi, rũ rượi, sạch sẽ, thưỡn thẹo, vạm vỡ, vặt vãnh, vội vã v.v Ngoại lệ: Âm tiết có thanh nặng đi với thanh hỏi: gọn lỏn, nhỏ nhặt, trọi lỏi, vỏn (vẻn) vẹn, xảnh xẹ. 1.2.3- Mẹo 3: ở cả hai bậc thanh. Khi hai âm tiết của từ láy bộ phận lặp lại vần hay lặp lại phụ âm đầu kết hợp với sự hài âm giữa các âm chính trong vần thì cả hai âm tiết cùng có thanh hỏi hay thanh ngã. Ví dụ: Lã chã, lả tả, lải nhải, lảng vảng, lẩm bẩm, lẩn thẩn, lẩy bẩy, lẽo đẽo, lõm bõm, lõng bõng, lỗ chỗ, lổm ngổm, lởm chởm, lởn vởn, lủng củng, lững thững, lảo đảo, tẩn mẩn, tủn mủn, xởi lởi, cũ kĩ, đủng đỉnh, hể hả, hổn hển, khủng khỉnh, lỏng lẻo, mủm mỉm, nhõng nhẽo, nhỏ nhẻ, tủm tỉm, thủng thỉnh, v.v 1.3- Phân biệt từ láy với từ ghép có sự lặp lại về mặt ngữ âm giữa các âm tiết một cách ngẫu nhiên. Về mặt ngữ nghĩa, từ láy chính danh bao giờ cũng có ít nhất một âm tiết không có nghĩa rõ ràng, xác định. Ví dụ: Bé bỏng, bóng bẩy, gắt gỏng, mát mẻ, trắng trẻo, đủng đỉnh, lẩm cẩm, vớ vẩn, vu vơ, bẽn lẽn v.v Ðó chính là cơ sở quan trọng giúp ta phân biệt từ láy với từ ghép có sự lặp lại về mặt ngữ âm giữa các âm tiết một cách ngẫu nhiên. Ví dụ: Lí lẽ, lú lẫn, mồ mả, mỏi mệt, hỏi han, giữ gìn, nghỉ ngơi, sửa chữa, dở lỡ, nhỏ nhẹ, sửa soạn, giãy nảy, nhểu nhão, kiêng cữ, ủ rũ v.v Ðối với những trường hợp vừa nêu, chúng ta không được vận dụng các mẹo để suy ra dấu hỏi, dấu ngã. 2- Mẹo viết đúng dấu hỏi, dấu ngã đối với từ đơn.
  13. Ðối với một số từ đơn âm, chúng ta cũng có thể dựa trên luật hài thanh đã trình bày để rút ra mẹo viết đúng dấu hỏi, dấu ngã. 2.1- Mẹo 1: ngang, sắc - hỏi. Giữa các từ đơn âm đồng nghĩa hay gần nghĩa, nếu một từ có thanh sắc hay thanh ngang (không dấu) thì từ còn lại có thanh hỏi. Ví dụ: Can - cản (ngăn); chăng - chẳng, chả (ý phủ định); chưa - chửa (phủ định); khan - khản (giọng nói); quăng - quẳng; tan - tản; tua - tủa; vênh - vểnh; há - hả, hở, hẻ; lén - lẻn; rắc - rải; tốn - tổn; thoáng - thoảng v.v 2.2- Mẹo 2: huyền, nặng - ngã. Giữa các từ đơn âm đồng nghĩa hay gần nghĩa, nếu một từ có thanh huyền hay thanh nặng thì từ còn lại có thanh ngã. Ví dụ: Chìa (ra) - chĩa; dầu - dẫu (cho); đầm - đẫm; đầy - đẫy; lời - lãi; mồm - mõm; ngờ - ngỡ; thòng - thõng; rồi - rỗi; cội - cỗi; đậu - đỗ; (chống) chọi - chõi v.v 3- Mẹo viết đúng dấu hỏi dấu ngã đối với từ Hán - Việt. 3.1- Khái niệm về từ Hán - Việt. Từ Hán - Việt là từ vay mượn của tiếng Hán, nhưng được đọc theo cách phát âm của tiếng Việt. Ðất nước ta đã bị các thế lực phong kiến Trung Quốc xâm chiếm, đô hộ hàng mấy trăm năm; sự giao lưu kinh tế, văn hoá giữa Việt Nam và Trung Quốc đã diễn ra trong một thời gian dài. Ðặc biệt là chữ Hán đã được dùng làm chữ viết chính thức của ta trong hàng thế kỉ. Vì thế cho nên tiếng Việt đã vay mượn từ tiếng Hán với số lượng rất cao. Hiện nay, số lượng từ Hán - Việt chiếm hơn 60% trong vốn từ vựng tiếng Việt. Ða số từ Hán - Việt là từ đa âm tiết: từ hai âm tiết trở lên. Ví dụ: An ninh, ẩn sĩ, bảo vệ, bản lĩnh, chính trị, kinh tế, quân sự, văn hoá, dân chủ, độc lập, chiến tranh, hoà bình, hạnh phúc v.v 3.2- Cách nhận diện từ Hán - Việt: Nhìn chung, nếu không có vốn hiểu biết sâu rộng về Hán học thì rất khó nhận diện chính xác từ Hán - Việt trong nhiều trường hợp. Tuy nhiên, có thể dựa vào các cách sau đây để nhận biết chúng. 3.2.1- Dựa vào đặc điểm về ý nghĩa.
  14. Từ Hán - Việt thường có ý nghĩa mang tính trừu tượng, khái quát cao. Vì thế, khi tiếp nhận từ Hán - Việt, chúng ta thường cảm thấy nghĩa của nó mơ hồ, khó giải thích. Chẳng hạn như nghe các từ: kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, độc lập, tự do, hoà bình, chiến tranh, du kích, hàm số, hằng số v.v Hay là chúng ta phải tìm yếu tố tương đương trong từ thuần Việt rồi mới suy ra được ý nghĩa. Chẳng hạn khi nghe các từ: ảo ảnh, ẩn sĩ, thực đơn, danh nhân, cường quốc v.v chúng ta thường liên hệ đến các yếu tố tương đương rồi suy ra nghĩa của chúng. 3.2.2- Dựa vào trật tự phân bố của các yếu tố trong từ. Trong lớp từ Hán - Việt, có một số lượng khá lớn từ ghép được cấu tạo theo quan hệ chính - phụ, gọi là từ ghép chính - phụ, trong đó, phụ tố thường đứng trước, chính tố thường đứng sau: P + C. Ví dụ: Ẩn ý, ẩn sĩ, cường quốc, dịch giả, tác giả, khán giả, văn sĩ, thi sĩ, viễn cảnh, cận cảnh, giáo viên, học viên, hội viên v.v Trong khi đó, từ thuần Việt thuộc loại này được cấu tạo theo trật tự ngược lại: C + P. Ví dụ: Người viết, người xem, người nghe, người đọc, nhà văn, nhà thơ v.v Dựa vào đặc điểm đã nêu, khi gặp một từ ghép chính phụ được cấu tạo theo trật tự P + C, thì ta có thể xác định đó là từ Hán - Việt. 3.3- Mẹo viết đúng dấu hỏi, dấu ngã đối với từ Hán - Việt. Khi có thể nhận diện, xác định được từ Hán - Việt, chúng ta có thể vận dụng các mẹo sau đây để viết đúng hỏi, ngã. 3.3.1- Mẹo 1: thanh ngã. Các từ Hán - Việt bắt đầu bằng các phụ âm được ghi bằng các chữ cái/tổ hợp chữ cái D, L, M, N, NG, NH, NGH, V có thanh ngã. Có thể dựa vào câu sau đây để nhớ các chữ cái/tổ hợp chữ cái vừa nêu: Mình nên nhớ viết là dấu ngã * Ví dụ: D: Dã man, hướng dẫn, dĩ vãng, dĩ nhiên, diễn viên, diễm lệ v.v L: Lão hoá, lãnh đạo, lãnh tụ, lãng phí, lễ nghĩa, lũng đoạn, tích luỹ, v.v M: Mãnh liệu, mãn khoá, minh mẫn, mẫu hệ, mẫu giáo, mĩ thuật, mĩ lệ v.v N: Não bộ, truy nã, nỗ lực, phụ nữ v.v
  15. NG/NGH: Bản ngã, ngôn ngữ, ngưỡng mộ, đội ngũ, nghĩa vụ, nghĩa trang v.v NH: Hoà nhã, nhãn hiệu, nhẫn nại, truyền nhiễm, thổ nhưỡng, nhũ mẫu, v.v V: Vãn hồi, vãng lai, vĩ đại, vĩ tuyến, viễn xứ, vĩnh viễn v.v 3.3.2- Mẹo 2: thanh hỏi. Các từ Hán - Việt bắt đầu bằng các nguyên âm và âm đệm /-u-/, được ghi bằng các chữ cái A, Ô, Â, Y, U và các từ Hán - Việt mở đầu bằng các phụ âm còn lại, được ghi bằng các chữ cái/ tổ hợp chữ cái B, C, Ð, H, K, KH, PH, Q, S, T, TH, X có thanh hỏi. Trừ một số ngoại lệ. A: Aío ảnh, ảm đạm, quan ải v.v Ô: Ổn định, ổn áp, ổn thoả v.v Â: Ẩn sĩ, ẩn số, ẩn dật, ẩm thực v.v Y: Ỷ lại, ỷ thế, yểm hộ, yểm trợ, yểu mệnh, yểu tử, yểu tử v.v U: Ủng hộ, uổng mạng, uổng phí, uổng tử, uẩn khúc, uỷ nhiệm, uỷ viên, uỷ thác, uyển chuyển v.v B: Bảo vệ, bản lĩnh, dân biểu, bảng nhãn v.v Ngoại lệ: Bãi (nghĩa là bỏ) trong hàng loạt từ: bãi công, bãi chức, bãi khoá ; hoài bão, bão hoà, bĩ thái. C: Cảm tình, cảnh cáo, cẩn thận, cổ tích, củng cố, cử hành, nghĩa cử v.v Ngoại lệ: cưỡng bức, linh cữu. Ð: Ðảm nhiệm, can đảm, đảo quốc, đảng phái, điển hình, đả kích v.v Ngoại lệ: Ðãi ngộ, đãng tử, phóng đãng, hiếu đễ, đỗ trọng, đỗ quyên, Ðỗ (họ). H: Hải cảng, hải quân, hảo hạng, hoan hỉ, hiển vinh, hủ tục, hoả pháo, hoả tiễn, hoảng hốt v.v Ngoại lệ: Hãi (nghĩa là sợ) trong các từ: sợ hãi, kinh hãi, ; hãm hại, hung hãn, kiêu hãnh, hoãn binh, trì hoãn, hỗ trợ, hỗn hợp, huyễn hoặc, hữu nghị, hữu hạn, hãng (buôn). K: Kỉ cương, kỉ luật, kỉ niệm, kiểm điểm v.v Ngoại lệ: Kĩ nữ, kĩ nghê, kĩ thuật, kĩ năng, kĩ xảo, kĩ sư, kĩ lưỡng. KH: Khả ái, khả năng, khảo hoàn, khảo cổ, khẩn cấp, khỏa thân, khẩu khí, khiển trách, khủng bố, khuyển nho v.v PH: Gia phả, phản chiếu, phản ánh, phẩm chất, phủ định v.v
  16. Ngoại lệ: Phẫn nộ, phẫn uất, phẫn chí, phẫu thuật. Q: Quả cảm, quả ohụ, quản lí, quản giáo, quảng cáo, quảng đại, quảng trường, quỷ kế, quỷ quyệt v.v Ngoại lệ: Quẫn bách, quẫn trí, cùng quẫn, quỹ đạo (đường đi của hành tinh). S: Sản sinh, sản vật, sở hữu, sủng ái, lịch sử v.v Ngoại lệ: Sĩ, suyễn (bệnh hen), sãi (người đàn ông giữ chùa). T: Miêu tả, vận tải, tản cư, tẩu thoát, tử trận, phụ tử, tiểu tiết v.v Ngoại lệ: Tiễn biệt, hỏa tiễn, tiễu trừ, tĩnh mịch, tuẫn tiết. TH: Sa thải, thảm kịch, thảm họa, thản nhiên, thảng thốt, thảo mộc, thiểu số, thiển cận v.v Ngoại lệ: Mâu thuẫn, hậu thuẫn, phù thũng. TR: Triển khai, trở lực, trưởng giả, trưởng nam v.v Ngoại lệ: Trữ lượng, tích trữ, trẫm, trĩ (bệnh), ấu trĩ, trĩ (chim). X: Xả thân, xảo trá, ngu xuẩn, xử lí, công xưởng. Ngoại lệ: Xã trong các từ: xã hội, xã tắc, xã giao. (Sưu Tầm) MỘT SỐ CÁCH PHÂN BIỆT L/N KHI NÓI VÀ VIẾT TIẾNG VIỆT Lỗi thay thế phụ âm đầu /l/-/n/ xảy ra ở ba trường hợp: - Trường hợp 1: thay thế âm cố định /l/ thành /n/ (ví dụ: “lạnh lẽo” thành ‘nạnh nẽo”). - Trường hợp 2: thay thế âm cố định /n/ thành /l/ (ví dụ: “núi non” thành “lúi lon”). - Trường hợp 3: thay thế âm bất định, nghĩa là khi đúng khi sai, lẫn lộn không thể phân biệt, ví dụ: “lúa nếp làng” phát âm thành “núa lếp làng”. 1. Mẹo phân biệt viết con chữ l-n Để cho dễ phân biệt về con chữ khi viết, mẹo “l cao, n thấp” được sử dụng để mô tả chiều cao của hai con chữ thể hiện hai âm này. Nhưng nhiều người đã biến tấu thành mẹo “n thấp, n cao” hoặc “l thấp, l cao” dựa vào cách phát âm của chính mình. Thực chất, mẹo này chỉ phần nào giúp phân biệt khi viết con chữ hơn là khi nói. Ngược lại, khi bị biến tấu, mẹo này lại làm cho người nói càng lẫn hơn khi phát ngôn. 2. Mẹo phân biệt l-n khi nói và viết theo quy tắc cấu tạo âm tiết tiếng Việt
  17. Dựa trên cơ sở/quy tắc kết hợp trong cấu tạo âm tiết, 7 mẹo nêu dưới đây liệt kê hệ thống từ vựng có phụ âm đầu là /l/ và /n/ để khi nói hay viết sẽ không lẫn nhau. Mẹo thứ nhất: Trong âm tiết, /l/ chỉ đứng trước âm đệm nhưng /n/ thì không (trừ trường hợp đặc biệt “noãn bào”). Ví dụ, những từ sau phải phát âm là l: cái loa, chói lòa, loan phượng, vết dầu loang, nói lưu loát, luẩn quẩn, loắt choắt, loanh quanh, luật pháp, luyến tiếc, Mẹo thứ hai, khi không xác định được là /l/ hay /n/ trong một từ láy vần[1] mà phụ âm này xuất hiện ở tiếng thứ nhất thì đó chắc chắn là phụ âm /l/. Có thể liệt kê ra các từ láy vần bắt đầu bằng phụ âm /l/ như sau: lệt bệt, lò cò, lộp độp,lúi húi, lai dai, lơ mơ, lã chã, lăng xăng, lon ton, lai rai, lởn vởn, lênh khênh, lăng nhăng, luẩn quẩn, lằng nhằng, loằng ngoằng, Theo danh sách đầy đủ thì kiểu láy vần bắt đầu bằng /l/ như trên có khoảng hơn 300 từ. Mẹo thứ ba, khi không xác định được là /l/ hay /n/ trong một từ láy vần mà phụ âm đầu của tiếng thứ nhất là /z/ (gi,d) và phụ âm này xuất hiện ở tiếng thứ hai thì đó chắc chắn là phụ âm /n/, ví dụ: gian nan, gieo neo, Mẹo thứ tư, khi không xác định được là /l/ hay /n/ trong một từ láy vần mà phụ âm này xuất hiện ở tiếng thứ hai và phụ âm đầu của âm tiết thứ nhất không phải là /z/ (gi, d) thì đó là phụ âm /l/ (trừ trường hợp: khúm núm, khệ nệ, ), ví dụ: cheo leo, khoác lác, Mẹo thứ năm, khi không xác định được là /l/ hay /n/ trong từ láy vần mà tiếng thứ nhất khuyết phụ âm đầu thì phụ âm đầu của tiếng thứ hai là /n/, ví dụ: ăn năn, ảo não, áy náy, Mẹo thứ sáu, những từ không phân biệt được là /l/ hay /n/ nhưng đồng nghĩa với một từ khác viết với /nh/ thì viết là /l/, ví dụ: lăm le- nhăm nhe; lố lăng- nhố nhăng; lỡ làng – nhỡ nhàng;lài-nhài; lời-nhời; lầm-nhầm, Mẹo thứ bẩy, trong từ láy phụ âm đầu thì cả hai tiếng trong từ láy đó phải cùng là một phụ âm. Do vậy, chỉ cần biết một tiếng bắt đầu bằng /l/ hay /n/ mà suy ra tiếng kia: Ví dụ: đều là l: lung linh, long lanh, lạnh lùng, Đều là n: no nê, nõn nà, núng nính, Mẹo liệt kê hệ thống từ vựng có phụ âm đầu /l/ và /n/ theo bẩy mẹo kể trên đã hệ thống hóa được một lượng từ vựng nhất định để người sử dụng không nhầm lẫn khi nói và viết. Đây còn là một nguồn tư liệu rất tiện ích cho các nhà trị liệu ngôn ngữ-lời nói, giáo viên và những người lớn khác sử dụng trong chương trình luyện tập phát âm hoặc chương trình phát triển ngôn ngữ cho cả trẻ em và người lớn. Tuy nhiên, hệ thống danh mục từ vựng trên cũng chưa bao quát được hết những từ có phụ âm đầu là /l/ hoặc /n/ dễ nhầm lẫn khác trong tiếng Việt, ví
  18. dụ: non nước với lon nước (ngọt), Hơn nữa, hệ thống từ vựng trên dường như giúp ích cho người sử dụng trong việc viết nhiều hơn là nói. Bởi khi nói năng thông thường, người sử dụng hiếm khi dừng lại để phân tích cấu tạo âm tiết của từ đó là gì để mà phát âm là /l/ hay /n/, ví dụ, khi đọc “Đi loanh quanh trong sân có con gà, có con gà ”, sẽ là kì cục và không đủ thời gian cho người nói khi họ dừng lại để phân tích “loanh” sẽ không đọc là “noanh” vì /n/ không đi với âm tiết có đệm. Còn với trẻ nhỏ, trẻ sẽ bắt chước theo cách phát âm của người khác và sử dụng dần theo thói quen chứ chưa có khả năng phân tích theo cấu tạo âm tiết như người lớn. Do vậy, ngoài việc sử dụng các mẹo trên và không phải ai cũng sử dụng được các mẹo trên nên những cách luyện tập theo kiểu trị liệu vẫn rất cần thiết được thiết kế. (Tác giả: Ths. Phạm Thị Bền, Khoa Giáo dục Đặc biệt – ĐHSP Hà Nội) MỘT SỐ QUY TẮC VIẾT CHÍNH TẢ TRONG TIẾNG VIỆT 1. Qui tắc viết hoa cơ bản - Đầu câu, danh từ riêng. Ví dụ: Bác Hồ, Tổ quốc, Mặt Trời, - Viết hoa khi dẫn lời nói trực tiếp. Ví dụ: Thanh gọi mẹ ríu rít: - Mẹ ơi ! - Sau dấu hai chấm mà kiểu câu liệt kê thì không viết hoa. Ví dụ: Xoài có nhiều loại: xoài tượng, xoài cát, xoài thanh ca, - Viết hoa tên người, tên địa danh nước ngoài: phiên âm, dịch ra tiếng Việt. + Trường hợp phiên âm qua âm Hán Việt: Viết theo quy tắc viết tên người, tên địa lí Việt Nam. Ví dụ: Mao Trạch Đông, Kim Nhật Thành, Khổng Tử, Đức, Nhật Bản, Bồ Đào Nha, Triều Tiên + Trường hợp phiên âm không qua âm Hán Việt (phiên âm trực tiếp, viết sát theo cách đọc): Đối với mỗi bộ phận tạo thành tên riêng, viết hoa chữ cái đầu và có gạch nối giữa các âm tiết. Ví dụ: Phơ-ri-đơ-rích Ăng-ghen, Vơ-la-đi-mia I-lích Lê-nin, Mát-xcơ-va, I- ta-li-a, An-giê-ri, 2. Qui tắc chính tả do một âm có nhiều cách viết (Trường hợp i/y) - Có 3 trường hợp viết y: + Bắt buộc viết y đứng sau âm đệm như: huy, tuy, thúy, + Đứng sau nguyên âm ngắn a như ây + Đứng trước ê khi chữ đó không có âm đầu như: yêu, yết, yếm - Trường hợp bắt buộc viết i: + Sau các nguyên âm dài, trong đó các vần kết thúc bằng phụ âm mà không có âm đệm.
  19. Ví dụ : kim tim, tin, + Trước a khi chữ đó không có âm đệm như: lía, kia, chia, - Trường hợp viết i/y đều đúng trong trường hợp có âm tiết mở (Khuyến khích học sinh viết i: Châu Mĩ/Châu Mỹ, Địa lí/Địa lý, Bác sĩ/Bác sỹ, ) - Phải viết i hoặc y bắt buộc do phân biệt nghĩa. Ví dụ: bàn tay - lỗ tai; ngày mai - may mắn; khoái chí - cái khoáy âm dương. 3. Qui tắc sử dụng âm đầu l/n; ch/tr; s/x; r/d/gi; c/k/q: a) Trường hợp l/n - Chữ n không đứng đầu các tiếng có vần có âm đệm (oa, oe, uâ, uy) trừ hai âm tiết Hán Việt: noãn, noa. Do đó nếu gặp các tiếng dạng này thì ta chọn l để viết, không chọn n. Ví dụ: chói loà, loá mắt, loảng xoảng, loà xoà, loạng choạng, loan báo, loăng quăng, loằng ngoằng, loắt choắt, quần loe, lập loè, loá sáng, luân lí, kỉ luật, luẩn quẩn, lưu luyến, luyên thuyên, tuý luý, - Trong cấu tạo từ láy: + Láy âm: Cả l và n đều có từ láy âm. Do đó nếu gặp từ láy âm thì ta có thể chọn cả hai tiếng cùng có âm l hoặc n. Ví dụ: no nê, nợ nần, nao núng, nôn nao, nảy nở, nung nấu, lo lắng, lầm lì, lanh lảnh, lung linh, long lanh, len lỏi, lâm li, + Láy vần: trong các từ láy vần có tiếng có n hoặc l thì tiếng thứ nhất bao giờ cũng có âm đầu l, tiếng thứ hai có âm đầu n khi tiếng thứ nhất có âm đầu gi hoặc khuyết âm đầu và tiếng thứ hai có âm đầu l khi tiếng thứ nhất có âm đầu khác gi. Do đó nếu gặp từ láy vần thì tiếng thứ nhất ta phải chọn âm đầu l còn nếu tiếng thứ nhầt có âm đầu gi hoặc khuyết âm đầu thì tiếng thứ hai ta chọn n, tiếng thứ nhất có âm đầu khác gi thì tiếng thứ hai ta chọn l. (Trừ hai trường hợp đặc biệt: khúm núm, khệ nệ). Ví dụ: la cà, lờ đờ, lò dò, lù đù, lơ mơ, lan man, lõm bõm, lạch bạch, gian nan, gieo neo, giãy nảy, áy náy, ảo não, ăn năn, cheo leo, chói lọi, lông bông, khét nẹt, khoác lác, - Một số từ có thể thay thế âm đầu nh bằng âm đầu l. Ví dụ: nhời - lời, nhẽ - lẽ, nhỡ - lỡ, nhát - lát, nhăm nhe - lăm le, nhấp nhánh - lấp lánh, nhố nhăng - lố lăng, - Một số từ có thể thay âm đầu đ, c bằng âm đầu n. Ví dụ: đấy - nấy, cạo - nạo, kích – ních, cạy - nạy, - Những từ dùng chỉ vị trí hoặc chỉ sự ẩn nấp thường viết bằng n. Ví dụ: này, nọ, ni, nớ, nào, nấp, náu, né, nép, b) Trường hợp ch/tr - Chữ tr không đứng đầu các tiếng có vần âm đệm (oa, oă, oe, uê). Do đó nếu gặp các dạng này ta chọn ch để viết, không chọn tr. Ví dụ: sáng choang, áo choàng, choáng váng, chập choạng, loắt choắt,
  20. chích choè, chí chéo, chuệch choạc, chuếnh choáng, - Những từ Hán Việt có thanh nặng hoặc thanh huyền thường có âm đầu tr. Do đó nếu gặp các dạng này ta chọn tr để viết, không chọn ch. Ví dụ: trọng, trường, trạng, trình tự, trừ phi, giá trị, trào lưu, trù bị, - Những từ chỉ đồ vật trong nhà, chỉ tên các loại quả, chỉ tên các món ăn, chỉ tên các hoạt động, chỉ quan hệ giữa những người trong gia đình và những từ mang ý nghĩa phủ định thường có âm đầu ch. Ví dụ: chăn, chiếu, chai, chén, chổi, chum, chạn, chõng, chảo, chuối, chanh, chôm chôm, cháo, chè, chả, chạy, chặt, chắn, chẻ, cha, chú, chị, chồng, cháu, chắt, chẳng, chưa, chớ, chả, - Một số từ có thể thay âm đầu tr bằng âm đầu gi. Ví dụ: trồng - giồng, trầu - giầu, trời - giời, trăng - giăng, - Trong cầu tạo từ láy: + Láy âm: Cả tr và ch đều có từ láy âm. Do đó nếu gặp láy âm đầu thì ta có thể chọn cả hai tiếng cùng có âm đầu ch hoặc tr. Ví dụ: chông chênh, chen chúc, chăm chỉ, chân chất, chập chững, tròn trĩnh, trùng trục, trăn trở, tròng trành, trơ tráo, trập trùng, + Láy vần: Trong các từ láy vần chỉ có tiếng có âm đầu ch (trừ một số trường hợp đặc biệt: trét lẹt, trót lọt, trụi lủi) Ví dụ: chơi vơi, lừng chừng, chàng màng, chênh vênh, chán ngán, chót vót c) Trường hợp s/x - Chữ s không đứng đầu các tiềng có âm đệm (oa, oă, oe, uê, uâ) ngoại trừ các trường hợp: soát, soạt, soạng, soạn, suất. Do đó nếu gặp các tiềng dạng này thì ta chọn x để viết không chọn s. Ví dụ: xuề xoà, xoay xở, xoành xoạch, xuềnh xoàng, xoăn, xoe, xuân, - Trong cấu tạo từ láy: + Láy âm: Cả s và x đều có từ láy âm. Do đó nếu gặp từ láy âm đầu thì có thể chọn cả hai tiếng cùng có âm đầu s hoặc x. Ví dụ: sắc sảo, suy suyển, sờ soạng, sục sạo, sung sướng, sỗ sành, xao xuyến, xôn xao, xàm xỡ, xì xào, xí xoá, xấp xỉ, xoèn xoẹt, + Láy vần: Tiếng có x thường láy với tiềng có l, trừ một số trường hợp: lụp sụp, đồ sộ, sáng láng. Do đó nếu gặp láy vần thì ta chọn tiếng chứa âm đầu x. Ví dụ: liểng xiểng, loăn xoăn, loà xoà, lộn xộn, lao xao, xoi mói, xích mích, xa lạ, - Một số từ ghép có một tiếng có âm đầu s và có một số tiếng có âm đầu x: Ví dụ: xứ sở, sản xuất, xuất sắc, xác suất, xổ số, soi xét, d) Trường hợp r/d/gi - Chữ r và gi không đứng đầu các tiềng có vần có âm đệm (oa, oe, uê, uy).
  21. Do đó gặp các tiếng dạng này thì ta chọn d để viết, không chọn r hoặc gi. Ví dụ: kinh doanh, doạ nạt, doãng ra, hậu duệ, duy nhất, duyệt binh, - Trong các từ Hán Việt: + Các tiếng có thanh ngã hoặc thanh nặng thường viết với âm đầu d. Ví dụ: diễn viên, hấp dẫn, bình dị, mậu dịch, kì diệu, + Các tiếng có thanh sắc hoặc thanh hỏi thường viết gi. Ví dụ: giải thích, giảng giải, giá cả, giám sát, giới thiệu, tam giác, + Các tiếng có thanh huyền hoặc thanh ngang thường viết với âm đầu gi khi vần có âm đầu a và viết với âm đầu d khi vần có âm đầu khác a. Ví dụ: gian xảo, giao chiến, giai nhân, tăng gia, gia nhân, du dương, do thám, dương liễu, dư dật, ung dung, - Trong cấu tạo từ láy: + Láy âm: Cả gi, r, d đều có từ láy âm. Nếu gặp từ láy âm thì có thể chọn cả hai tiếng cùng có âm đầu gi, r hoặc d. Ví dụ: giành giật, giãy giụa, giục giã, già giặn, giấm giúi, dai dẳng, dào dạt, dằng dặc, dập dìu, dãi dầu, ríu rít, ra rả, rì rào, réo rắt, run rẩy, rung ring, rưng rức, rùng rợn, rón rén, rừng rực, rạng rỡ, rực rỡ, + Láy vần: Tiếng có d thường láy với tiếng có l, tiếng có r thường láy với tiếng có b hoặc c, tiếng có gi thường láy với tiếng có n. Ví dụ: lim dim, lò dò, lai dai, bứt rứt, cập rập, bịn rịn, co ro, cò rò, bủn rủn, gian nan, gieo neo, giãy nảy. - Một số từ láy có các biến thể khác nhau: rào rạt - dào dạt, rập rờn - giập giờn, dân dấn - rân rấn, dun dủi - giun giủi, dấm dứt - rấm rứt, dở dói - giở giói, gióng giả - dóng dả, réo rắt - giéo giắt. rậm rật - giậm giật, - Trong cấu tạo từ ghép giữa r, d, và gi. Chỉ có từ ghép có tiếng âm đầu gi và tiếng có âm đầu d, không có từ ghép có tiếng âm đầu r và âm đầu d hay âm đầu r và âm đầu gi. Ví dụ: già dặn, giáo dục, giao dịch, giả dối, giản dị, giao du, giảng dạy, giận dữ, gian dối, giận dỗi, giao duyên, e) Trường hợp c/k/q - Giúp cho học sinh nắm được các qui luật: + q luôn bao giờ cũng đi với âm đệm u để thành qu + c luôn đứng trước các nguyên âm: a, ă, â, o, ô, ơ, u, ư. + k luôn đứng trước các nguyên âm: i, e, ê. (Sưu Tầm) LUẬT CHÍNH TẢ. Qui tắc sử dụng âm đầu l/n; ch/tr; s/x; r/d/gi; c/k/q: a) Trường hợp l/n - Chữ n không đứng đầu các tiếng có vần có âm đệm (oa, oe, uâ, uy) trừ hai âm tiết Hán Việt: noãn, noa. Do đó nếu gặp các tiếng dạng này thì ta chọn l
  22. để viết, không chọn n. Ví dụ: chói loà, loá mắt, loảng xoảng, loà xoà, loạng choạng, loan báo, loăng quăng, loằng ngoằng, loắt choắt, quần loe, lập loè, loá sáng, luân lí, kỉ luật, luẩn quẩn, lưu luyến, luyên thuyên, tuý luý, - Trong cấu tạo từ láy: + Láy âm: Cả l và n đều có từ láy âm. Do đó nếu gặp từ láy âm thì ta có thể chọn cả hai tiếng cùng có âm l hoặc n. Ví dụ: no nê, nợ nần, nao núng, nôn nao, nảy nở, nung nấu, lo lắng, lầm lì, lanh lảnh, lung linh, long lanh, len lỏi, lâm li, + Láy vần: trong các từ láy vần có tiếng có n hoặc l thì tiếng thứ nhất bao giờ cũng có âm đầu l, tiếng thứ hai có âm đầu n khi tiếng thứ nhất có âm đầu gi hoặc khuyết âm đầu và tiếng thứ hai có âm đầu l khi tiếng thứ nhất có âm đầu khác gi. Do đó nếu gặp từ láy vần thì tiếng thứ nhất ta phải chọn âm đầu l còn nếu tiếng thứ nhầt có âm đầu gi hoặc khuyết âm đầu thì tiếng thứ hai ta chọn n, tiếng thứ nhất có âm đầu khác gi thì tiếng thứ hai ta chọn l. (Trừ hai trường hợp đặc biệt: khúm núm, khệ nệ). Ví dụ: la cà, lờ đờ, lò dò, lù đù, lơ mơ, lan man, lõm bõm, lạch bạch, gian nan, gieo neo, giãy nảy, áy náy, ảo não, ăn năn, cheo leo, chói lọi, lông bông, khét nẹt, khoác lác, - Một số từ có thể thay thế âm đầu nh bằng âm đầu l. Ví dụ: nhời - lời, nhẽ - lẽ, nhỡ - lỡ, nhát - lát, nhăm nhe - lăm le, nhấp nhánh - lấp lánh, nhố nhăng - lố lăng, - Một số từ có thể thay âm đầu đ, c bằng âm đầu n. Ví dụ: đấy - nấy, cạo - nạo, kích – ních, cạy - nạy, - Những từ dùng chỉ vị trí hoặc chỉ sự ẩn nấp thường viết bằng n. Ví dụ: này, nọ, ni, nớ, nào, nấp, náu, né, nép, . b) Trường hợp ch/tr - Chữ tr không đứng đầu các tiếng có vần âm đệm (oa, oă, oe, uê). Do đó nếu gặp các dạng này ta chọn ch để viết, không chọn tr. Ví dụ: sáng choang, áo choàng, choáng váng, chập choạng, loắt choắt, chích choè, chí chéo, chuệch choạc, chuếnh choáng, - Những từ Hán Việt có thanh nặng hoặc thanh huyền thường có âm đầu tr. Do đó nếu gặp các dạng này ta chọn tr để viết, không chọn ch. Ví dụ: trọng, trường, trạng, trình tự, trừ phi, giá trị, trào lưu, trù bị, - Những từ chỉ đồ vật trong nhà, chỉ tên các loại quả, chỉ tên các món ăn, chỉ tên các hoạt động, chỉ quan hệ giữa những người trong gia đình và những từ mang ý nghĩa phủ định thường có âm đầu ch. Ví dụ: chăn, chiếu, chai, chén, chổi, chum, chạn, chõng, chảo, chuối, chanh, chôm chôm, cháo, chè, chả, chạy, chặt, chắn, chẻ, cha, chú, chị,
  23. chồng, cháu, chắt, chẳng, chưa, chớ, chả, - Một số từ có thể thay âm đầu tr bằng âm đầu gi. Ví dụ: trồng - giồng, trầu - giầu, trời - giời, trăng - giăng, - Trong cầu tạo từ láy: + Láy âm: Cả tr và ch đều có từ láy âm. Do đó nếu gặp láy âm đầu thì ta có thể chọn cả hai tiếng cùng có âm đầu ch hoặc tr. Ví dụ: chông chênh, chen chúc, chăm chỉ, chân chất, chập chững, tròn trĩnh, trùng trục, trăn trở, tròng trành, trơ tráo, trập trùng, + Láy vần: Trong các từ láy vần chỉ có tiếng có âm đầu ch (trừ một số trường hợp đặc biệt: trét lẹt, trót lọt, trụi lủi) Ví dụ: chơi vơi, lừng chừng, chàng màng, chênh vênh, chán ngán, chót vót c) Trường hợp s/x - Chữ s không đứng đầu các tiềng có âm đệm (oa, oă, oe, uê, uâ) ngoại trừ các trường hợp: soát, soạt, soạng, soạn, suất. Do đó nếu gặp các tiềng dạng này thì ta chọn x để viết không chọn s. Ví dụ: xuề xoà, xoay xở, xoành xoạch, xuềnh xoàng, xoăn, xoe, xuân, - Trong cấu tạo từ láy: + Láy âm: Cả s và x đều có từ láy âm. Do đó nếu gặp từ láy âm đầu thì có thể chọn cả hai tiếng cùng có âm đầu s hoặc x. Ví dụ: sắc sảo, suy suyển, sờ soạng, sục sạo, sung sướng, sỗ sành, xao xuyến, xôn xao, xàm xỡ, xì xào, xí xoá, xấp xỉ, xoèn xoẹt, + Láy vần: Tiếng có x thường láy với tiềng có l, trừ một số trường hợp: lụp sụp, đồ sộ, sáng láng. Do đó nếu gặp láy vần thì ta chọn tiếng chứa âm đầu x. Ví dụ: liểng xiểng, loăn xoăn, loà xoà, lộn xộn, lao xao, xoi mói, xích mích, xa lạ, - Một số từ ghép có một tiếng có âm đầu s và có một số tiếng có âm đầu x: Ví dụ: xứ sở, sản xuất, xuất sắc, xác suất, xổ số, soi xét, Biểu tượng cảm xúc like d) Trường hợp r/d/gi - Chữ r và gi không đứng đầu các tiềng có vần có âm đệm (oa, oe, uê, uy). Do đó gặp các tiếng dạng này thì ta chọn d để viết, không chọn r hoặc gi. Ví dụ: kinh doanh, doạ nạt, doãng ra, hậu duệ, duy nhất, duyệt binh, - Trong các từ Hán Việt: + Các tiếng có thanh ngã hoặc thanh nặng thường viết với âm đầu d. Ví dụ: diễn viên, hấp dẫn, bình dị, mậu dịch, kì diệu, + Các tiếng có thanh sắc hoặc thanh hỏi thường viết gi. Ví dụ: giải thích, giảng giải, giá cả, giám sát, giới thiệu, tam giác, + Các tiếng có thanh huyền hoặc thanh ngang thường viết với âm đầu gi khi vần có âm đầu a và viết với âm đầu d khi vần có âm đầu khác a. Ví dụ: gian xảo, giao chiến, giai nhân, tăng gia, gia nhân, du dương, do
  24. thám, dương liễu, dư dật, ung dung, - Trong cấu tạo từ láy: + Láy âm: Cả gi, r, d đều có từ láy âm. Nếu gặp từ láy âm thì có thể chọn cả hai tiếng cùng có âm đầu gi, r hoặc d. Ví dụ: giành giật, giãy giụa, giục giã, già giặn, giấm giúi, dai dẳng, dào dạt, dằng dặc, dập dìu, dãi dầu, ríu rít, ra rả, rì rào, réo rắt, run rẩy, rung ring, rưng rức, rùng rợn, rón rén, rừng rực, rạng rỡ, rực rỡ, + Láy vần: Tiếng có d thường láy với tiếng có l, tiếng có r thường láy với tiếng có b hoặc Biểu tượng cảm xúc like e, Tiếng có gi thường láy với tiếng có n. Ví dụ: lim dim, lò dò, lai dai, bứt rứt, cập rập, bịn rịn, co ro, cò rò, bủn rủn, gian nan, gieo neo, giãy nảy. - Một số từ láy có các biến thể khác nhau: rào rạt - dào dạt, rập rờn - giập giờn, dân dấn - rân rấn, dun dủi - giun giủi, dấm dứt - rấm rứt, dở dói - giở giói, gióng giả - dóng dả, réo rắt - giéo giắt. rậm rật - giậm giật, - Trong cấu tạo từ ghép giữa r, d, và gi. Chỉ có từ ghép có tiếng âm đầu gi và tiếng có âm đầu d, không có từ ghép có tiếng âm đầu r và âm đầu d hay âm đầu r và âm đầu gi. Ví dụ: già dặn, giáo dục, giao dịch, giả dối, giản dị, giao du, giảng dạy, giận dữ, gian dối, giận dỗi, giao duyên, f) Trường hợp c/k/q - Giúp cho học sinh nắm được các qui luật: + q luôn bao giờ cũng đi với âm đệm u để thành qu + c luôn đứng trước các nguyên âm: a, ă, â, o, ô, ơ, u, ư. + k luôn đứng trước các nguyên âm: i, e, ê. Một số quy tắc chính tả mọi người cần biết! 1. Ngh, k, gh chỉ ghép với i,e,ê 2. Chữ cái gi ghép với các vần có chữ cái i đứng đầu thì cần bỏ một chữ cái i đi Ví dụ : gi + iêt lẽ ra là giiet ( hehe gõ vậy lỗi không đánh được dấu). Thì viết là giết nhưng đọc là "diết" chứ không phait "dết" Tương tự với gì (gii\) 3. Các vần oa, uê, uy thì trong các trường hợp này o và u đều là âm đệm, âm chính là a,ê,y. Ta cần đánh dấu ở các âm chính này Ví dụ : toà, huệ, thuỷ. Ba vần này khác với các vần khác luôn đánh dấu ở âm chính. Ví dụ : bển, mủi, bào 4. Các âm : iê, yê, uô, ươ gọi là các âm đôi, không phải là vần. Ví dụ : uôn mới gọi là vần 5. Cách đọc của lớp 1 : a, á, ớ, bờ, cờ, dờ, đờ khác cách đọc từ lớp 2 trở lên.
  25. Lớp 2,3, Đọc là a, á, ớ, bê, xê, dê,đê. Lí do: lớp 1 dùng âm để đánh vần và ghép tiếng. Còn lớp 2 đọc theo tên chữ cái. 6. I ngắn và y dài. Y dài có thể đứng đầu một tiếng có nghĩa ví dụ : YÊU - YÊN còn i ngắn chỉ đứng trong vần( nghĩa là để tạo thành tiếng có nghĩa thì cần có phụ âm đầu đứng trước. Ví dụ : hiểu, kiều, liễn Ngoại trừ mấy tiếng cổ là ngoại lệ. Đó là Ỉ, ĩ, ị, ỉa, ỉn, ịn ĩ (ầm ĩ), ì trệ :)))) 7. Chữ cái q lớp 1 đọc là cu, lớp hai đọc là qui. Khi đánh vần đọc là quờ nghe 8. Có những trường hợp cả hai cách viết đều đúng. Ví dụ râm bụt - dâm bụt. Tuy nhiên các bạn lưu ý cá chữ lực sĩ, mĩ thuật chúng ta nên dùng i ngắn nhé. Vẫn có mỹ thuật nhưng mình nghĩ sẽ không đúng bằng mĩ đâu. Riêng các trường hợp quy, quỳ, quý quỷ thì lại luôn là y nhé, vì kết hợp qu + uy nhé, đọc thử mà xem quý vị ạ :)