Bài giảng Toán Lớp 6 (Kết nối tri thức) - Tiết 34, Bài 16: Phép nhân số nguyên - Vũ Hải Mến
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Toán Lớp 6 (Kết nối tri thức) - Tiết 34, Bài 16: Phép nhân số nguyên - Vũ Hải Mến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
giao_an_toan_lop_6_ket_noi_tri_thuc_tiet_34_bai_16_phep_nhan.pptx
Nội dung text: Bài giảng Toán Lớp 6 (Kết nối tri thức) - Tiết 34, Bài 16: Phép nhân số nguyên - Vũ Hải Mến
- Giáo viên:VŨ HẢI MẾN Trường: THCS YÊN PHỤ
- KHỞI ĐỘNG
- VIỆTVIỆT NAMNAM VÔVÔ ĐỊCHĐỊCH EMEM TẬPTẬP LÀMLÀM THỦTHỦ MÔNMÔN
- Câu hỏi số 1: Tổng của hai số nguyên dương là một số A. Nguyên Dương B. Nguyên C. Nguyên âm D. 0
- Câu hỏi số 2 : Tổng của hai số nguyên âm là một số A. Nguyên dương B. Nguyên âm C. Nguyên D. 0
- Câu hỏi số 3 : Tổng của hai số nguyên khác dấu là một số A. Nguyên dương B. Nguyên âm C. 0 D. Nguyên
- Câu hỏi số 4 : Trong sổ chi tiêu của bạn Cao có ghi ba lần -15 000 đồng. Tổng số tiền chi tiêu của bạn (-15000) + (-15000)+ (-15000)= A. 45 000 B. -30 000 C. -45 000 D. 30 000
- Bài toán mở đầu: Để quản lí chi tiêu cá nhân, bạn Cao dùng số nguyên âm để ghi vào sổ tay các khoản chi của mình. Cuối tháng, bạn Cao thấy trong sổ có ba lần ghi (- 15000) đồng. Trong ba lần ấy, bạn Cao đã chi tất cả bao nhiêu tiền? Ta đã biết cách chuyển phép cộng nhiều số tự nhiên bằng nhau sang phép nhân. Làm tương tự trong bài toán này ta có: (-15000)+(-15000)+(-15000)=(-15000).3 Ta phải thực hiện phép nhân này như thế nào?
- Nhắc lại quan hệ giữa phép nhân với phép cộng số tự nhiên? 1.a=a.1=a và a.b=b.a=a+a+ +a (b ≥ 2) HĐ1: Dựa vào phép cộng các số âm, hãy tính tích (-11).3 rồi so sánh kết quả với –(11.3) HĐ2: Hãy dự đoán kết quả của các phép nhân 5.(-7) và (-6).8
- Quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu Muốn nhân hai số nguyên khác dấu, ta nhân phần số tự nhiên của hai số đó với nhau rồi đặt dấu “-” trước kết quả nhận được Nếu m, n thì m.(-n) = (-n).m = -(m.n)
- Luyện tập 1: a) Thực hiện các phép nhân sau: (-12).12 137.(-15) b) Tính nhẩm: 5.(-12)
- Nhận xét về dấu của tích của hai số nguyên khác dấu. *Nhận xét: + Tích của hai số nguyên khác dấu luôn là một số nguyên âm + a.1 = 1.a = a (a là số nguyên)
- Bài toán mở đầu: Để quản lí chi tiêu cá nhân, bạn Cao dùng số nguyên âm để ghi vào sổ tay các khoản chi của mình. Cuối tháng, bạn Cao thấy trong sổ có ba lần ghi (-15000) đồng. Trong ba lần ấy, bạn Cao đã chi tất cả bao nhiêu tiền? Ta đã biết cách chuyển phép cộng nhiều số tự nhiên bằng nhau sang phép nhân. Làm tương tự trong bài toán này ta có: (-15000)+(-15000)+(-15000) = (-15000).3 = -45000
- Tích của hai số nguyên dương chính là tích của hai số tự nhiên
- HĐ3, HĐ 4: Quan sát ba dòng đầu và nhận xét về dấu của tích mỗi khi đổi dấu một thừa số và giữ nguyên thừa số còn lại. (–3) . 7 = – 21 Đổi dấu 3 . 7 = 21 Đổi dấu 3 . (– 7) = – 21 Đổi dấu (–3) . (– 7) = 21 Dự đoán kết quả của tích cuối Em hãy nêu qui tắc nhân hai số nguyên âm?
- Quy tắc nhân hai số nguyên âm Muốn nhân hai số nguyên âm, ta nhân phần số tự nhiên của hai số đó với nhau.
- Luyện tập 2: Thực hiện các phép nhân sau: a) (-12).(-12) b) (-137).(-15)
- Nhận xét về dấu của tích của hai số nguyên cùng dấu. *Nhận xét: + Tích của hai số nguyên khác dấu luôn là một số nguyên dương + a.0 = 0.a = 0 (a là số nguyên)
- LUYỆNLUYỆN TẬPTẬP
- Bài tập 3.32/SGK/77: Nhân hai số khác dấu: a) 24.(-25) b) (-15).12 Bài tập 3.33/SGK/77: Nhân hai số cùng dấu: a) (-298).(-4) b) (-10).(-135)
- VẬNVẬN DỤNG,DỤNG, MỞMỞ RỘNGRỘNG
- Thử thách nhỏ Thay mỗi dấu “?” bằng số sao cho số trong mỗi ô ở hàng trên bằng tích các ô trong hai ô kề với nó ở hàng dưới (h.3.18)
- Thử thách nhỏ Thay mỗi dấu “?” bằng số sao cho số trong mỗi ô ở hàng trên bằng tích các ô trong hai ô kề với nó ở hàng dưới (h.3.18)
- Chú ý Dấu của thừa số Dấu của tích (+).(+) (+) (+).(-) (-) (-).(+) (-) (-).(-) (+) Nếu a.b=0 thì a=0 hoặc b=0
- HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Học thuộc quy tắc nhân hai số nguyên, nắm chắc quy luật về dấu. - Làm bài tập: 3.34/SGK/77 và bài tập 3.26; 3.27; 3.28; 3.29; 3.30/SBT/56+57 - Đọc trước phần 3: Tính chất của phép nhân.
- Cảm ơn thầy cô giáo và các em! ChúcChúc cáccác thầythầy côcô vàvà cáccác emem mạnhmạnh khoẻkhoẻ