Bài giảng Tạo hình Mầm non lớp Nhà trẻ - Chủ đề: Đồ dùng đồ chơi của lớp bé - Đề tài: Nặn chiếc vòng

doc 4 trang Thương Thanh 28/07/2023 2840
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Tạo hình Mầm non lớp Nhà trẻ - Chủ đề: Đồ dùng đồ chơi của lớp bé - Đề tài: Nặn chiếc vòng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_giang_tao_hinh_mam_non_lop_nha_tre_chu_de_do_dung_do_cho.doc

Nội dung text: Bài giảng Tạo hình Mầm non lớp Nhà trẻ - Chủ đề: Đồ dùng đồ chơi của lớp bé - Đề tài: Nặn chiếc vòng

  1. Phßng gi¸o dôc vµ ®µo t¹o huyÖn thanh tr× tr­êng mÇm non a x· thanh liÖt  Gi¸o ¸n: t¹o h×nh Đề tài: Nặn chiếc vòng Loại tiết: Mẫu Chủ đề: Đồ dùng đồ chơi của lớp bé Lứa tuổi: 24 - 36 tháng – Lớp nhà trẻ D1 Thời gian: 15 -20 phút. Số lượng : 20- 25 trẻ. Ngày dạy: Giáo viên thực hiện: Nguyễn Hồng Phượng n¨m häc 2012 - 2013
  2. I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: 1. Kiến thức: - Trẻ nhận biết tên gọi, đặc điểm màu sắc của chiếc vòng. - Trẻ nhận biết cách nặn để tạo thành chiếc vòng. 2. Kỹ năng: - Rèn trẻ kỹ năng làm mềm đất, chia đất, lăn dọc, bẻ cong, dính hai đầu để tạo thành chiếc vòng. - Rèn sự khéo léo của đôi bàn tay. 3. Thái độ: - Trẻ thích thú với đất nặn. - Trẻ biết yêu quý và giữ gìn chiếc vòng xinh II. CHUẨN BỊ: * Đồ dùng của cô: - 3 vòng nặn mẫu ( vòng xanh, vòng đỏ, vòng vàng) - Đất nặn của cô, khay đựng, khăn mặt ẩm. - Bài hát “Bé học nặn”, “Bé nặn vòng xinh” do cô sáng tác - Cô sáng tác và chuyển thể lời đồng dao “Chuột con đi chợ mua vòng” dựa trên giai điệu lời đồng dao“Con mèo mà trèo cây cau” - Ti vi, máy tính có hình ảnh một số chiếc vòng. - Đàn ghi nhạc bài hát - Nhạc không lời * Đồ dùng của trẻ: - Đất nặn, bảng, đĩa đựng sản phẩm. - 2 giá trưng bày sản phẩm
  3. III. CÁCH TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ 1. Ổn định, gây hứng thú: - Cô cùng trẻ chơi trò chơi ngón tay kết hợp đọc lời - Trẻ chơi trò chơi ngón tay đồng dao "chuột ngoan đi chợ mua vòng". kết hợp đọc lời đồng dao - Cô trò chuyện cùng trẻ về nội dung trò chơi: cùng cô. + Chú chuột đi chợ mua gì tặng bạn? - 3 - 4 trẻ trả lời + Vòng nhỏ thì để làm gì? + Còn chiếc vòng to thì sao? + Khi đeo vòng các con phải làm gì? => Giáo dục trẻ khi đeo vòng phải giữ gìn cẩn thận để chiếc vòng luôn đẹp. - Cho trẻ quan sát hình ảnh một số chiếc vòng trên màn - Trẻ nêu nhận xét. hình ti vi và trò chuyện cùng trẻ. 2. Nội dung mới: - Cho trẻ quan sát mẫu nặn chiếc vòng và gợi hỏi giúp - 3 - 4 trẻ trả lời trẻ nêu nhận xét: - 2 – 3 trẻ + Đây là cái gì? - 3 – 4 trẻ + Những chiếc vòng này có màu gì? - 4 – 5 trẻ + Chiếc vòng có dạng hình gì? + Chiếc vòng được nặn như thế nào? - Trẻ chú ý quan sát. - Cô làm mẫu: Để nặn được chiếc vòng đẹp cô làm đất cho thật mềm. Cô chia đất, dùng tay lăn dọc, sau đó uốn cong nối hai đầu tạo thành chiếc vòng. - Trẻ hát cùng cô kết hợp => Cô khái quát lại trình tự nặn chiếc vòng. làm trên không. Cho trẻ làm cùng cô trên không kết hợp mô tả thao tác nặn và hát theo nhạc bài “Bé học nặn”do cô sáng tác.
  4. - Trẻ thực hiện: - Trẻ thực hiện Cô bao quát trẻ: + Đối với trẻ yếu: Cô hướng dẫn lại + Đối với trẻ khá: Cô động viên trẻ sáng tạo - Chia sẻ và thưởng thức sản phẩm Cô cho trẻ trưng bày sản phẩm lên giá. Trẻ quan sát và - Trẻ trưng bày sản phẩm. nêu nhận xét: + Con thích chiếc vòng nào? Chiếc vòng này của ai? + Các con thấy bạn nặn như thế nào? - 3 - 4 trẻ nêu nhận xét. (Cô chú ý phát hiện ra những mẫu nặn sáng tạo và hỏi ý tưởng của trẻ. Nếu trẻ không nói được cô nhận xét ý tưởng sáng tạo của trẻ) Cô nhận xét khen ngợi động viên trẻ. 3. Kết thúc: - Cô cùng trẻ hát bài " Bé nặn vòng xinh" do cô sáng tác. - Trẻ hát cùng cô