Bài giảng Ngữ Văn Lớp 8 - Bài 8: Viết bài văn phân tích một tác phẩm truyện
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ Văn Lớp 8 - Bài 8: Viết bài văn phân tích một tác phẩm truyện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
bai_giang_ngu_van_lop_8_bai_8_viet_bai_van_phan_tich_mot_tac.pptx
Nội dung text: Bài giảng Ngữ Văn Lớp 8 - Bài 8: Viết bài văn phân tích một tác phẩm truyện
- CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VỀ DỰ GIỜ LỚP 8A1 GV HÀ THANH HẰNG
- GIẢI MẬT THƯ • Hoạt động cặp đôi • Em hãy tìm các từ khóa là tên các tác phẩm văn học theo hàng dọc, hàng ngang, hàng chéo để ghi vào ô bên dưới.
- THẾ NÀO LÀ BÀI VĂN 1. PHÂN TÍCH TÁC PHẨM TRUYỆN?
- - Phân tích tác phẩm truyện là kiểu bài nghị luận văn học mà trong đó, người viết dùng lí lẽ và bằng chứng để làm rõ một số đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. - Bài viết phải nêu được chủ đề, dẫn ra và phân tích được tác dụng của một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật được sử dụng trong tác phẩm. Từ đó, nguời viết nêu lên những nhận xét, đánh giá của bản thân về những nét đặc sắc đó.
- MỘT SỐ YẾU TỐ ĐẶC 2. TRƯNG CỦA TRUYỆN
- “Tôi thường hình dung thể loại truyện ngắn như mặt cắt giữa một thân cây cổ thụ : Chỉ liếc qua những đường vân trên cái khoanh gỗ tròn tròn kia, dù sau trăm năm vẫn thấy cả cuộc đời của thảo mộc” Nguyễn Minh Châu)
- “Truyện ngắn chính là cách cưa lấy một khúc đời sống" (Tô Hoài)
- ĐỀ TÀI CHỦ ĐỀ Ðề tài là phạm vi đời sống Chủ đề của tác phẩm văn học là được phản ánh, thể hiện trực vấn đề trung tâm, ý nghĩa cốt tiếp trong tác phẩm văn học. lõi hay thông điệp chính của tác phẩm.
- 3. YÊU CẦU CỦA KIỂU BÀI
- Yêu cầu của kiểu bài Giới thiệu Khái quát Xác định Tác phẩm truyện. Nội dung chính của tác Chủ đề chính của tác phẩm. Ý kiến đánh giá về tác phẩm phẩm Phân tích Bằng chứng Giá trị, ý nghĩa Tác dụng, ý nghĩa của Phân tích để làm sáng tỏ ý Khẳng định, đánh giá được những đặc sắc nghệ thuật kiến, luận điểm đã có. ý nghĩa của tác phẩm nổi bật (cốt truyện, ngôi kể, ngôn ngữ )
- CÁCH VIẾT BÀI VĂN 4. PHÂN TÍCH TÁC PHẨM TRUYỆN
- a. Trước khi viết Lựa chọn đề Tìm ý Lập dàn ý tài
- Tìm ý Tìm ý bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi xoay quanh tác phẩm đã chọn: - Nội dung của truyện là gì? Nội dung của truyện được thể hiện như thế nào qua hệ thống nhân vật, sự kiện? - Chủ đề của truyện là gì? - Truyện có những đặc điểm nào nổi bật về hình thức nghệ thuật? Những đặc điểm về hình thức nghệ thuật đó có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện nội dung? - Ý nghĩa của truyện là gì?
- Lập dàn ý MB TB KB - Giới thiệu + Khái quát về tác phẩm - Khẳng định ngắn gọn về + Nêu nội dung chính của ý nghĩa, giá tác phẩm tác phẩm. trị của tác (nhan đề, + Nêu chủ đề của tác phẩm. phẩm tác giả) + Chỉ ra và phân tích tác - Nêu ý kiến dụng của một số nét đặc sắc khái quát về về hình thức nghệ thuật của tác phẩm. tác phẩm
- b. Viết bài Một số lưu ý Nên Không nên Tóm tắt ngắn gọn lại nội dung – nêu chủ Kể lại diễn biến câu truyện, trình bày cảm đề của tác phẩm nghĩ về câu truyện 1 cách chung chung Các luận điểm trình bày sáng tỏ, tách Viết liền mạch, không tách đoạn. Luận điểm thành các đoạn riêng biệt, rõ rang. không nổi bật. Phân tích dẫn chứng, lí lẽ bám sát vào Viết chung chung, chủ yếu tập trung vào văn bản, nhân vật, ngôn ngữ cảm xúc, tình cảm cá nhân với câu truyện. Viết nhiều, dài dòng, không làm nổi bật tính Đánh giá các yếu tố đặc sắc, nổi bật. đặc sắc.
- c. Chỉnh sửa bài viết Các bước thực hiện Hs đánh giá HS kiểm tra lại HS đối chiếu chéo bài viết lần 1 bài viết HS nhận bài, bài viết với của bạn dựa cá nhân (Hình điều chỉnh, bảng tiêu chí theo bảng tiêu thức, bố cục, chỉnh sửa. đánh giá. chí, đưa ra góp nội dung) ý, nhận xét
- Đề 1. Viết bài văn phân tích truyện ngắn Lão Hạc (Nam Cao)
- TÌM Ý - Nhan đề văn bản và nội dung chính của tác phẩm Lão Hạc của Nam Cao có gì đặc sắc? - Chủ đề của truyện là gì ? - Nét đặc sắc và tác dụng của một số yếu tố hình thức trong truyện là gì? - Có thể rút ra những bài học nào từ tác phẩm?
- LẬP DÀN Ý
- - Giới thiệu ngắn gọn về tác phẩm (nhan đề, tác giả): Nam Cao là nhà văn hiện thực xuất sắc, chuyên viết về người nông dân và người trí thức nghèo. - Nêu ý kiến khái quát về tác phẩm: Truyện MB ngắn “Lão Hạc” là một trong những câu chuyện cảm động về hình ảnh nghèo khó của người nông dân, đồng thời toát lên được vẻ đẹp tinh thần đáng quý của họ.
- • Khái quát: - “Lão Hạc” là một truyện ngắn xuất sắc của Nam Cao viết về người nông dân ở xã hội phong kiến cũ, đăng báo lần đầu năm 1943. Nam Cao lấy bối cảnh lịch sử là thời kỳ đất nước đang chìm trong TB cảnh nước mất, nhà tan, nhân dân lầm than, đói khổ, xơ xác. Ông đã xây dựng nên nhân vật nông dân điển hình trong một xã hội điển hình.
- • Nội dung chính - Lão Hạc là một người nông dân nghèo, sống cùng một con chó gọi là cậu Vàng. Lão có một người con trai nhưng vì nghèo không có tiền lấy vợ nên đã bỏ đi làm đồn điền cao su. - Một mình lão phải tự lo liệu mưu sinh. Sau trận ốm thập tử nhất sinh, nhà lão không còn gì nữa, lão đành phải bán cậu Vàng - con chó mà lão hết mực thương yêu như con trai mình. TB - Lão mang hết số tiền bán chó và dành dụm được từ việc bán mảnh vườn gửi nhờ ông giáo. Mấy hôm sau lão kiếm được gì ăn nấy. - Một hôm lão xin Binh Tư ít bả chó và nói dối là đánh bả con chó hay sang vườn để giết thịt ăn nhưng thực ra là để tự tử. - Cái chết của lão Hạc dữ dội, vật vã, chẳng ai hiểu vì sao lão chết ngoại trừ ông giáo và Binh Tư.
- • Chủ đề - Tác phẩm phản ánh hiện thực số phận người nông dân trước CMT8 qua tình cảnh của lão Hạc: nghèo túng, không có lối thoát, phải chọn cái chết để bảo toàn tài sản cho con và không phiền hà hàng xóm. Qua đó thể hiện tấm lòng yêu thương, trân trọng TB đối với người nông dân trong xã hội của nhà văn Nam Cao. - Cảm thông, trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp tiềm ẩn của người nông dân trong cảnh khốn cùng vẫn giàu lòng tự trọng.
- • Chủ đề - Tác phẩm phản ánh hiện thực số phận người nông dân trước CMT8 qua tình cảnh của lão Hạc: nghèo túng, không có lối thoát, phải chọn cái chết để bảo toàn tài sản cho con và không phiền hà hàng xóm. Qua đó thể hiện tấm lòng yêu thương, trân trọng TB đối với người nông dân trong xã hội của nhà văn Nam Cao. - Cảm thông, trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp tiềm ẩn của người nông dân trong cảnh khốn cùng vẫn giàu lòng tự trọng.
- • Nghệ thuật kể chuyện - Ngôi kể: ngôi kể thứ ba bằng lời kể của một nhân vật được chứng kiến câu chuyện Ông giáo làm cho TB câu chuyện giàu tính chân thực, khách quan, bộc lộ được thái độ tình cảm và cách đánh giá nhân vật Lão Hạc rất thuyết phục . . .
- • Nghệ thuật kể chuyện - Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện: từ những sự việc tưởng như rất vụn vặt, tác giả đã tạo ra sự hấp dẫn của câu chuyện qua các tình huống truyện : từ việc lão Hạc bán con chó vàng, lão Hạc nhờ ông giáo trông coi giúp mảnh vườn, lão Hạc xin bả TB chó đến cái chết thê thảm của lão Hạc Tình huống truyện được xây dựng bất ngờ khiến cho người đọc cũng đã có lúc hoài nghi lão Hạc như ông giáo, để rồi vỡ òa trong sự thương xót và kính trọng.
- • Nghệ thuật kể chuyện - Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện: từ những sự việc tưởng như rất vụn vặt, tác giả đã tạo ra sự hấp dẫn của câu chuyện qua các tình huống truyện : từ việc lão Hạc bán con chó vàng, lão Hạc nhờ ông giáo trông coi giúp mảnh vườn, lão Hạc xin bả TB chó đến cái chết thê thảm của lão Hạc Tình huống truyện được xây dựng bất ngờ khiến cho người đọc cũng đã có lúc hoài nghi lão Hạc như ông giáo, để rồi vỡ òa trong sự thương xót và kính trọng.
- • Nghệ thuật kể chuyện - Bên cạnh đó, một trong những nét nổi bật của nghệ thuật trong tác phẩm Lão Hạc chính là khắc họa rất nhiều triết lí của câu truyện. Trong tác phẩm có chứa rất nhiều câu văn, đoạn văn giàu tính triết lí về cuộc sống, về con người, đến nay TB vẫn còn nguyên giá trị: “ Chao ôi ! Đối với những người ở xung quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương ”.
- • Nghệ thuật xây dựng nhân vật - Nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật: Lão Hạc thông qua miêu tả ngoại hình và nhất là miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật rất thành công. Nhân vật chính (Lão Hạc) được miêu tả và nhìn nhận qua TB nhiều nhân vật khác như qua ông giáo, Binh Tư, qua vợ ông giáo với nhiều khía cạnh khác nhau bộc lộ nên các tính cách, hành động sống động, đa chiều chứ không khô khan.
- • Nghệ thuật xây dựng nhân vật - Nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật: Lão Hạc thông qua miêu tả ngoại hình và nhất là miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật rất thành công. Nhân vật chính (Lão Hạc) được miêu tả và nhìn nhận qua TB nhiều nhân vật khác như qua ông giáo, Binh Tư, qua vợ ông giáo với nhiều khía cạnh khác nhau bộc lộ nên các tính cách, hành động sống động, đa chiều chứ không khô khan.
- Với nghệ thuật kể chuyện đặc sắc, ngôn ngữ giản dị, lôi cuốn Nam Cao đã cho người đọc thấy chân dung số phận bất hạnh của người nông dân trước cách mạng, họ bị đẩy đến bước đường cùng phải tìm đến KB cái chết. Nhưng đằng sau đó còn là chân dung tinh thần đẹp đẽ: giàu tình yêu thương và nhân cách cao đẹp.