Bài giảng Ngữ văn Lớp 7 - Thành ngữ - Nguyễn Thị Ngọc Bích

ppt 26 trang nhungbui22 10/08/2022 2050
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 7 - Thành ngữ - Nguyễn Thị Ngọc Bích", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_7_thanh_ngu_nguyen_thi_ngoc_bich.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn Lớp 7 - Thành ngữ - Nguyễn Thị Ngọc Bích

  1. Giáo viên: Nguyễn Thị Ngọc Bích
  2. Đầu voi đuôi chuột
  3. Mắt nhắm mắt mở
  4. Kẻ cười- người khóc
  5. Nhanh như sóc Chậm như sên
  6. - Đầu voi đuôi chuột - Mắt nhắm mắt mở - Kẻ cười- người khóc - Nhanh như sóc - Chậm như sên
  7. Tiếng Việt:  I. Tìm hiểu chung: 1) Thế nào là thành ngữ * Ví dụ Nước non lận đận một mình Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay
  8. 1) Thế nào là thành ngữ * Ví dụ Vào thác xuống ghềnh Lên thác lội xuống Lên thác xuống ghềnh ghềnh lên xuống ghềnh thác - Không thay hoặc chiêm xen được vì ý nghĩa trở nên lỏng lẻo. - Không hoán đổi được vì đây là trật tự cố định.  Đi lại ở nơi khó khăn ( Sự vất vả, trải qua gian nan,nguy hiểm) 8
  9. * Nhận xét: - Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.
  10. * LƯU Ý: Đứng núi nọ trông núi kia. Đứng núi này trông núi nọ Đứng núi này trông núi khác. Ba chìm bảy nổi Bảy nổi ba chìm ➢ Thành ngữ có cấu tạo cố định nhưng tính cố định của thành ngữ cũng chỉ là tương đối. 10
  11. Đi guốc Hiểu rõ những suy trong nghĩ của người khác bụng Thành ngữ hiểu theo nghĩa ẩn dụ. Rất nhanh, thoắt Nhanh một cái đã làm gọn như chớp một việc gì đó Thành ngữ có nghĩa hiểu theo phép so sánh. Mưa to Hiện tượng thời tiết gió lớn mưa to kèm theo gió lớn Thành ngữ có nghĩa bắt nguồn từ nghĩa đen của các yếu tố tạo nên nó.
  12. * Nhận xét: - Nghĩa của thành ngữ được bắt nguồn từ nghĩa đen hoặc thông qua các phép chuyển nghĩa: Ẩn dụ, so sánh. 2) Sử dụng thành ngữ: * Ví dụ
  13. Xác định vai trò ngữ pháp của các thành ngữ: a) Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bảy nổi ba chìm với nước non vị ngữ b) Sơn hào hải vị là những món ăn các lang mang Chủ ngữ tới trong ngày lễ Tiên Vương. c) Anh đã nghĩ thương em như thế thì hay là anh đào giúp cho em một cái ngách sang nhà anh phòng khi tắt lửa, tối đèn có đứa nào đến bắt nạt phụ ngữ thì em chạy sang - ➢Thành ngữ có thể làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu hoặc làm phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ
  14. 2) Sử dụng thành ngữ * Nhận xét: - Thành ngữ có thể làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu hoặc làm phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ
  15. ? So sánh hai cách nói sau, cách nói nào ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tượng, tính biểu cảm cao? Câu có sử dụng thành ngữ Câu không sử dụng thành ngữ Thân em vừa trắng lại vừa tròn Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bảy nổi ba chìm với nước non Vất vả lận đận với nước non Nước non lận đận một mình Nước non lận đận một mình Thân cò lên thác xuống ghềnh Thân cò trôi nổi phiêu bạt bấy nay. bấy nay  Thành ngữ ngắn gọn, hàm súc có tính hình tượng, tính biểu cảm cao. 15
  16. 2) Sử dụng thành ngữ: * Nhận xét: - Thành ngữ ngắn gọn, hàm súc có tính hình tượng, tính biểu cảm cao.
  17. Tìm thành ngữ trong các ví dụ sau Rét tháng tư, nắng dư tháng tám . Rét như cắt . Nhanh như cắt . Uống nước nhớ nguồn Tấc đất, tấc vàng Cười vỡ bụng - Thành ngữ: Là một cụm từ, thường nhận xét về tính chất, đặc điểm, của con người, sự vật. - Tục ngữ: Là một câu, hoặc một mệnh đề, phản ánh kinh nghiệm hoặc nêu một nhận định về mọi mặt của cuộc sống.
  18. II. Luyện tập: Bài 1/sgk a) Đến ngày lễ Tiên Vương, các lang mang sơn hào hải vị, nem công chả phượng tới, chẳng thiếu thứ gì. - Sơn hào hải vị - Nem công chả phượng:  Các sản phẩm, món ăn quý hiếm.
  19. b. Một hôm, có người hàng rượu tên là Lí Thông đi qua đó. Thấy Thạch Sanh gánh về một gánh củi lớn, hắn nghĩ bụng: “ Người này khỏe như voi. Nó về ở cùng thì lợi biết bao nhiên”. Lí Thông lân la gợi chuyện, rồi gạ cùng Thạch Sanh kết nghĩa anh em. Sớm mồ côi cha mẹ, tứ cố vô thân, nay có người săn sóc đến mình, Thạch Sanh cảm động, vui vẻ nhận lời. - Khỏe như voi:  Rất khỏe - Tứ cố vô thân:  Đơn độc,không có họ hàng, người thân thích c. Chốc đà mười mấy năm trời Còn ra khi đã da mồi tóc sương. -Da mồi tóc sương:  Chỉ người già, tóc đã bạc, da đã nổi đồi mồi
  20. • Sơn hào hải vị núi thức ăn biển món độngvật ăn Nghĩa: Những món ăn ngon, lạ và sang trọng. •Tứ cố vô thân bốn ngoảnh, không thân thích nhìn Nghĩa: Đơn độc, trơ trọi một mình, không có người thân thích. -> Muốn hiểu nghĩa của thành ngữ Hán Việt cần phải tìm hiểu nghĩa của các yếu tố Hán Việt và nghĩa của các từ tạo nên thành ngữ Hán Việt đó.
  21. Giải thích nghĩa các thành ngữ sau: - Khẩu phật tâm xà: - Ham sống sợ chết: - Ăn cháo đá bát: - Lòng lang dạ thú: - Nước mắt cá sấu:
  22. Bài tập (SGK/145) ( Về nhà làm bài) Con Rồng cháu Tiên Thày bói xem voi Ếch ngồi đáy giếng
  23. Điền thêm yếu tố để thành ngữ được Bài tập 3 trọn vẹn: - Lời . ăn . . tiếng nói - Chân cứng đá mềm - Một nắng hai sương. . . - Một tấc lên giời - Ngày lành tháng tốt. . . - Bán trời không văn tự - No cơm ấm áo - Máu chảy ruột mềm - Bách chiến bách thắng - Ném tiền qua cửa sổ - Sinh cơ lập nghiệp - Đánh bùn sang ao
  24. Bài tập 4: Thi tìm thành ngữ 1. Mèo mả gà đồng 1. Chó có váy lĩnh Mèo 2. Chó treo mèo đậy 2. Chó cậy gần nhà 3. Mèo lành ai nỡ cắt tai 3. Chó ăn đá gà ăn sỏi 4. Mèo già khóc chuột Chó 4. Chó chê mèo lắm lông 5. Mỡ để miệng mèo 5. Chó cắn áo rách 1. Nhìn gà hoá cuốc 1. Khoẻ như voi Gà 2. Gà phải cáo 2. Được voi đòi tiên 3. Gà nhà lại bới bếp nhà 3. Lên voi xuống chó 4. Quẹt mỏ như gà Voi 4. Đầu voi đuôi chuột 5. Gà què ăn quẩn cối xay 5. Voi giày ngựa xéo
  25. Đối với bài học ở tiết học này: - Học thuộc phần ghi nhớ. - Hoàn thành bài tập trong VBT Đối với bài học ở tiết tiếp theo: - Chuẩn bị bài “Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học. - Đọc trước các ví dụ trong SGK