Bài giảng Ngữ Văn Lớp 7 - Bài: Ôn tập giữa kì II - Nguyễn Thị Như

pptx 15 trang Chiến Đoàn 10/01/2025 210
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ Văn Lớp 7 - Bài: Ôn tập giữa kì II - Nguyễn Thị Như", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_7_bai_on_tap_giua_ki_ii_nguyen_thi_nhu.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ Văn Lớp 7 - Bài: Ôn tập giữa kì II - Nguyễn Thị Như

  1. CHÀO MỪNG CÁC THẦY CÔ Củng GIÁOcố, dặn VỀ DỰdò GIỜ LỚP 7A1 Giáo viên dạy:Nguyễn Thị Như
  2. Bài 1: Tục ngữ là gì ? Đọc thuộc lòng những câu tục ngữ về thiên nhiên, lao động sản xuất.
  3. Tục ngữ là gì ? -Tục : là thói quen lâu đời đc mọi người công nhận -Ngữ: Lời nói ->Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn,ổn định có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt như :thiên nhiên, lao động sản xuất, con người,xã hội được nhân dân vận dụng vào trong đời sống,suy nghĩ,lời ăn tiếng nói hàng ngày.Đây là một thể loại văn học dân gian.
  4. Những câu tục ngữ về thiên nhiên, lao động sản xuất 1.Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười chưa cười đã tối (1) 2. Mau (2) sao thì nắng, vắng sao thì mưa. 3. Rạng mỡ gà (3) , có nhà thì giữ. 4. Tháng bảy kiến bò (4) , chỉ lo lại lụt 5. Tấc đất tấc vàng. 6. Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền (5). 7. Nhất nước, nhì phân, tan cần (6), tứ giống 8. Nhất thì (7) , nhì thục (8) .
  5. Bài 2: Đọc câu tục ngữ sau và trả lời câu hỏi bên dưới: “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” a.Câu tục ngữ trên thuộc nhóm chủ đề nào? b.Giải thích nghĩa của câu tục ngữ ? c.Tìm ba câu tục ngữ có cùng chủ đề trên? ( Đề thi giữa kì 2 năm 20-21)
  6. Bài 3: Điền tên tác giả ở cột B sao cho đúng với tên tác phẩm ở cột A Cột A (Tên tác phẩm) Cột B (Tên tác giả) Tinh thần yêu nước của nhân dân ta Đức tính giản dị của Bác Hồ Ý nghĩa văn chương
  7. Bài 3: Điền tên tác giả ở cột B sao cho đúng với tên tác phẩm ở cột A Cột A (Tên tác phẩm) Cột B (Tên tác giả) Tinh thần yêu nước Phạm Văn Đồng của nhân dân ta Đức tính giản dị của Hồ Chí Minh Bác Hồ Hoài Thanh Ý nghĩa văn chương
  8. Bài 4: Nối cột A với cột B sao cho đúng A: Tên tác phẩm B: Nội dung a.Bác Hồ: Giản dị trong đời sống, trong 1. Tinh thần yêu nước quan hệ với mọi người, trong lời nói và bài của nhân dân ta viết. Ở Bác sự giản dị hòa hợp với đời sống tinh thần phong phú, với tư tưởng và tình cảm cao đẹp. 2. Đức tính giản dị của b.Bài văn làm sáng tỏ một chân lý: “Dân ta Bác Hồ có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta” c.Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm, là lòng vị tha. Văn chương là hình ảnh 3.Ý nghĩa văn chương của sống muôn hình vạn trạng và sáng tạo ra sự sống, gây những tình cảm không có, luyện những tình cảm sẵn có.
  9. Bài 5: * Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi “Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quýtrọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ. Cái nhà sàncủa Bác vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng, và trong lúc tâm hồn của Bác lộng gió thời đại, thì cái nhà nhỏ đó luôn luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn, một đời sống như vậy thanh bạch và tao nhã biết bao !” (SGK Ngữ văn lớp 7, tập 2) a. Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào ? b. Câu: “Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống.” sử dụng phép tu từ nào ?Tác dụng của phép tu từ đó ? c. Nội dung chính của đoạn văn là gì ? ( Đề kiểm tra giữa năm học 18-19)
  10. Bài 1: Tìm câu đặc biệt và câu rút gọn trong các ví dụ sau? a) Đứng trước tổ dế, ong xanh khẽ vỗ cánh, uốn mình, giương cặp răng rộng và nhọn như đôi gọng kìm, rồi thoắt cái lao nhanh xuống hang sâu. Ba giây Bốn giây Năm giây Lâu quá! (Vũ Tú Nam) b) Sóng ầm ầm đập vào những tảng đá lớn ven bờ. Gió biển thổi lồng lộng. Ngoài kia là ánh đèn sáng rọi của một con tàu. Một hồi còi. (Nguyễn Trí Huân) c) Chim sâu hỏi chiếc lá: - Lá ơi! Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi! -Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu (Hoài Dương)
  11. Bài 2: a. Thế nào là câu chủ động? Cho một ví dụ về câu chủ động? Chuyển câu chủ động đó thành hai câu bị động theo hai cách đã học. b. Tìm cụm chủ - vị dùng để mở rộng câu trong ví dụ sau đây và cho biết cụm chủ - vị được mở rộng làm thành phần gì của câu? Con mèo nhảy làm đổ lọ hoa.
  12. 1. Mở bài: ( có 3 chi tiết ) - Nêu luận điểm cần chứng minh.( có 3 cách ) - Chép lại câu trích dẫn ( ca dao ,tục ngữ ,lời của nhân vật khác ) - Chuyển ý (nêu giới hạn bài văn hoặc hướng giải quyết) 2.Thân bài: - Giải thích ngắn gọn nội dung của vấn đề cần chứng minh. -Chứng minh cho luận điểm: +Xét về lý lẽ: Nêu ra lần lượt các lý lẽ. +Xét về thực tế: Nêu ra các dẫn chứng. - Dẫn chứng cần phong phú, theo trình tự hợp lý: Trong lịch sử, trong cuộc sống, từ văn học. 3.Kết bài: ( nên hô ứng với mở bài) -Từ ngữ chuyển đoạn ( tóm lại, nhìn chung ) - Nêu ý nghĩa của luận điểm cần được chứng minh - Bài học liên hệ của bản thân em
  13. Đề 1: Ít lâu nay, một số bạn trong lớp em có phần lơ là học tập. Em hãy viết một bài văn để thuyết phục bạn: Nếu khi còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích! Đề 2: Hãy chứng minh rằng bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta. Đề 3: Dân gian ta có câu tục ngữ: “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”. Nhưng có bạn lại bảo: “Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng”. Em hãy viết một bài văn chứng minh thuyết phục bạn ấy theo ý kiến của em. Đề 4: Hãy chứng minh rằng đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu mỗi người không có ý thức bảo vệ môi trường sống. Đề 5: Hãy chứng tỏ rằng Bác Hồ sống vô cùng giản dị, thanh bạch. Đề 6: Nhân dan ta thường nói : “ Có chí thì nên”.Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ đó. Đề 7: Hãy chứng minh rằngnhân dân ta luôn sống theo đạo lí: “ ăn quả nhớ kẻ trồng cây và uống nước nhớ nguồn”
  14. Đề 4: Hãy chứng minh rằng đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu mỗi người không có ý thức bảo vệ môi trường sống.