Bài giảng Ngữ Văn Lớp 6 - Bài 11: Từ đồng âm - Nguyễn Thị Như

pptx 21 trang Chiến Đoàn 09/01/2025 320
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ Văn Lớp 6 - Bài 11: Từ đồng âm - Nguyễn Thị Như", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_6_bai_11_tu_dong_am_nguyen_thi_nhu.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ Văn Lớp 6 - Bài 11: Từ đồng âm - Nguyễn Thị Như

  1. CHÀO MỪNG THẦY CÔ ĐẾN DỰ GIỜ LỚP 6A2 Giáo viên: NGUYỄN THỊ NHƯ
  2. Trong câu: “Tôi vừa câu cá vừa đọc một câu thơ của Nguyễn Du” từ “câu” thuộc hiện tượng nào của từ tiếng Việt ? A. Từ đồng âm. B. Từ đồng nghĩa. C. Từ trái nghĩa. D. Từ đa nghĩa.
  3. Cấu trúc bài học HAI PHẦN TỪ ĐỒNG ÂM TỪ ĐA NGHĨA
  4. 1.Khái niệm Từ đồng âm là những từ có âm đọc giống nhau nhưng nghĩa khác nhau, không có mối liên hệ nào với nhau.
  5. Ví dụ : a. Con ngựa đang đứng bỗng lồng lên. b. Mua được con chim, bạn tôi nhốt ngay nó vào lồng.
  6. Ví dụ: a. Nam đá bóng nên bị đau chân (1) b. Các vận động viên đang tập trung dưới chân(2) núi . c. Cái ghế này chân(3) bị gãy rồi . 2 1 3 Chân người Chân núi Chân ghế
  7. v Lưu ý: Cần phân biệt từ đồng âm và từ đa nghĩa. * Giống nhau: Âm đọc giống nhau * Khác nhau: Từ đồng âm Từ đa nghĩa Các nghĩa có nét Nghĩa khác xa nhau. giống nhau. Không liên quan gì Nghĩa chuyển được với nhau. hình thành dựa vào nghĩa gốc .
  8. 2. Sử dụng từ đồng âm - Trong giao tiếp phải chú ý đầy đủ đến ngữ cảnh để tránh hiểu sai nghĩa của từ hoặc dùng từ với nghĩa nước đôi do hiện tượng đồng âm.
  9. +Kho1: Nơi tập trung cất giữ tài sản. Đặt câu: Các chú đem cá cất vào kho để mai xuất khẩu. Ví dụ :Đem cá về kho. +Kho2: Cách chế biến thức ăn. Đặt câu : Mẹ tôi đem cá về kho khế .
  10. Ví dụ :Bài ca dao đã sử dụng những từ đồng âm nào? Giải thích nghĩa của các từ đồng âm ? Nêu tác dụng của việc sử dụng từ đồng âm đó? Bà già đi chợ Cầu Đông, Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng? Thầy bói xem quẻ nói rằng: Lợi thì có lợi nhưng răng không còn. (Ca dao)
  11. Ví dụ : Bài ca dao đã sử dụng những từ đồng âm nào? Giải thích nghĩa của các từ đồng âm đó? Nêu tác dụng của việc sử dụng từ đồng âm đó? Bà già đi chợ Cầu Đông, Bói xem một quẻ lấy chồng lợi(1) hăng? Thầy bói xem quẻ nói rằng: Lợi(2) thì có lợi(3) nhưng răng không còn. (Ca dao) => Sử dụng từ đồng âm trong ca dao, câu đố, tục ngữ, thơ để chơi chữ, nhằm mục đích dí dỏm, hài ước.
  12. Đố vui : Dựa vào hiện tượng từ đồng âm, em hãy trả lời các câu đố sau ? a) Lá gì không nhánh không cành ? Lá thư b) Bánh không ăn được ? Bánh xe c) Đường không ngọt ? Đường đi d) Quần rộng nhất là quần gì? Quần đảo
  13. Bài 1: Trò chơi Luật chơi: -Có 12 hình ảnh trên màn hình, các bạn thảo luận nhanh chóng ( 2 phút) nhận biết từ đồng âm ứng với các hình ảnh đó và ghi ra giấy.Ghi xong cử đại diện lên dán vào bảng. -Mỗi cặp từ đúng các bạn ghi được cho đội mình 1 điểm (tối đa 6 điểm) . Đội nào ghi đúng và nhanh hơn đội đó sẽ thắng cuộc.
  14. Đồng tiền– Tượng đồng Hòn đá - Đá bóng Lá cờ – Cờ vua Khẩu súng - Hoa súng Em bé bò – Con bò Con đường - Cân đường
  15. Bài 2 SGK trang 92. Phân biệt nghĩa của các từ in đậm trong các trường hợp sau? Theo em đó có phải là hiện tượng đồng âm không ? Vì sao? a. a1 - Đường lên xứ Lạng bao xa. Cách một trái núi với ba quãng đồng. a2 - Những cây mía óng ả này chính là những nguyên liệu để làm đường.
  16. Bài 2 SGK trang 92 * Phân biệt nghĩa của các từ in đậm trong các câu được cho: a. -Từ đường trong câu “Đường lên xứ Lạng bao xa?” là chỉ khoảng không gian phải vượt qua để đi từ một địa điểm này tới một địa điểm khác. -Từ đường trong câu “Những cây mía óng ả này chính là những nguyên liệu để làm đường” là chỉ chất kết tinh có vị ngọt, dùng trong thực phẩm.
  17. Bài tập 3: Đặt câu với mỗi cặp từ đồng âm sau ( ở mỗi câu phải có cả hai từ đồng âm) : 1. bàn (danh từ) – bàn (động từ) 2. sâu (danh từ) – sâu (tính từ) 3. năm (danh từ) – năm (số từ)
  18. 1.Chúng tôi ngồi bàn bạc công việc ở bàn giáo viên. 2.Con sâu ẩn mình sâu trong các lớp lá. 3.Cuối năm học,lớp em có năm bạn đạt học sinh giỏi.
  19. Em hãy tìm thêm những tình huống, ca dao, tục ngữ có hiện tượng đồng âm?