Bài giảng Ngữ văn 7 - Tiết 61: Chơi chữ

ppt 16 trang thienle22 4350
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 7 - Tiết 61: Chơi chữ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_7_tiet_61_choi_chu.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 7 - Tiết 61: Chơi chữ

  1. BÀI CŨ Câu 1: - Thế nào là điệp ngữ? Nêu các dạng điệp ngữ thường gặp? Câu 2: - Xác định điệp ngữ trong các câu ca dao sau và nêu tác dụng của chúng Người ta đi cấy lấy công Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề Trông trời, trông đất,trông mây Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm Trông cho chân cứng, đá mềm Trời êm, biển lặng mới yên tấm lòng (Ca dao)
  2. TIẾT 61: CHƠI CHỮ I.Thế nào là chơi chữ ? 1. Ví dụ: Bà già đi chợ Cầu Đông Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng Thầy bói gieo quẻ nói rằng Lợi thì có lợi, nhưng răng không còn 2. Nhận xét ví dụ - Bài ca dao có 3 từ “lợi” + Lợi (câu 2): Lợi ích + Lợi (câu 4): Một phần thịt nằm sát, bao phủ quanh răng.
  3. TIẾT 61: CHƠI CHỮ I.Thế nào là chơi chữ ? 1. Ví dụ: 2. Nhận xét ví dụ 3. Kết luận * Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về ngữ âm về nghĩa của từ để tạo sắc thái dí dỏm hài hước.
  4. TIẾT 61: CHƠI CHỮ II. Các lối chơi chữ 1. Ví dụ: a. Sánh với Na-va ranh tướng Pháp Tiếng tăm nồng nặc ở Đồng Dương b. Mênh mông muôn mẫu một màu mưa Mỏi mắt miên man mãi mịt mờ c. Con cá đối nằm trong cối đá Con mèo cái nằm trên mái kèo d. Ngọt thơm sau lớp vỏ gai Quả ngon lớn mãi cho ai đẹp lòng Mời cô, mời bác ăn cùng Sầu riêng mà hóa vui chung trăm nhà
  5. TIẾT 61: CHƠI CHỮ II. Các lối chơi chữ 1. Ví dụ: a. Sánh với Na-va ranh tướng Pháp Tiếng tăm nồng nặc ở Đồng Dương -> Dùng lối nói gần âm ( trại âm): danh tướng - ranh tướng - Danh tướng: vị tướng giỏi được lưu danh. - Ranh tướng: kẻ ranh ma- ý chế giễu, mỉa mai. b. Mênh mông muôn mẫu một màu mưa Mỏi mắt miên man mãi mịt mờ - Điệp phụ âm đầu “M” -> Diễn tả sự mịt mờ của không gian đầy mưa.
  6. TIẾT 61: CHƠI CHỮ II. Các lối chơi chữ 1. Ví dụ: c. Con cá đối nằm trong cối đá Con mèo cái nằm trên mái kèo Dùng lối nói lái - Cá đối – cối đá - Mèo cái – mài kèo -> Diễn tả sự trái khoáy, sự hẩm hiu của duyên phận.
  7. TIẾT 61: CHƠI CHỮ II. Các lối chơi chữ 1. Ví dụ: d. Ngọt thơm sau lớp vỏ gai Quả ngon lớn mãi cho ai đẹp lòng Mời cô, mời bác ăn cùng Sầu riêng mà hóa vui chung trăm nhà - Dùng từ đồng âm: Sầu riêng + Một thứ quả ở Nam Bộ + Một nét tâm trạng của con người - Sầu riêng – vui chung ( trái nghĩa)
  8. TIẾT 61: CHƠI CHỮ II. Các lối chơi chữ 1. Ví dụ: 2. Kết luận: * Người ta thường chơi chữ bằng cách: - Sử dụng rừ đồng âm - Sử dụng lối nói gần âm - Sử dụng điệp âm - Sử dụng lối nói lại - Sử dụng từ trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa. * Chơi chữ thường được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày, trong văn thơ trào phúng, trong câu đố, câu đối.
  9. TIẾT 61: CHƠI CHỮ III. Luyện tập Bài tập 1: Chẳng phải liu điu vẫn giống nhà, Rắn đầu biếng học chẳng ai tha. Thẹn đèn, hổ lửa đau lòng mẹ, Nay thét mai gầm rát cổ cha. Ráo mép chỉ quen tuồng nói dối, Lằn lưng cam chịu dấu roi tra Từ nay Trâu Lỗ chăm nghề học Kẻo hổ mang danh tiếng thế gia. - Lê Quý Đôn- - Sử dụng từ đồng âm: tên các loài rắn
  10. TIẾT 61: CHƠI CHỮ III. Luyện tập Bài tập 2: -Trời mưa đất thịt trơn như mỡ, dò đến hàng nem chả muốn ăn. - Bà đồ Nứa, đi võng đòn tre, đến khóm trúc, thở dài hí hóp. -> Dùng những từ cùng trường nghĩa: + Thịt – dò - nem - chả. + Nứa - tre - trúc - hóp
  11. TIẾT 61: CHƠI CHỮ III. Luyện tập Bài tập 3: Một số cách chơi chữ trong sách báo Mùa xuân em đi chợ hạ Mua cá thu về chợ hãy còn đông Ai nói với anh rằng em đã có chồng Bực mình em đổ cá xuống sông em về. => Chơi chữ bằng cách sử dụng từ đồng âm: Xuân – Hạ - Thu – Đông.
  12. TIẾT 61: CHƠI CHỮ III. Luyện tập Bài tập 4: 3. Chanh chua, chuối chát chằng chằng. Chồng chị chết chị chưa chịu chôn. Chị chờ chuối chín chị chôn cho chồng chị. 4. Bà Bê bán bánh bên bờ biển bị bò bạng bể bụng, bé băng bó bà. 5. Trò chơi là của trời cho Chớ nên chơi trò chỉ trích chê bai. 6. Đầu tiên phải hỏi tiền đâu.
  13. TIẾT 61: CHƠI CHỮ III. Luyện tập Bài tập 5: Cảm ơn bà biếu gói cam Nhận thì không đúng, từ làm sao đây Ăn quả nhớ kẻ trông cây Phải chăng khổ tận đến ngày cam lai. - Dùng từ đồng âm: + Cam (danh từ): quả cam + Cam (tính từ): vui vẻ, hạnh phúc.