Bài giảng Ngữ văn 6 - Bài 7: Em bé thông minh (Truyện cổ tích)

ppt 13 trang thienle22 6070
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 6 - Bài 7: Em bé thông minh (Truyện cổ tích)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_6_bai_7_em_be_thong_minh_truyen_co_tich.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 6 - Bài 7: Em bé thông minh (Truyện cổ tích)

  1. Môn Ngữ văn 6 Bài 7: EM BÉ THÔNG MINH (Truyện cổ tích) Giáo viên: Nguyễn Thị Minh Nguyệt
  2. Quan sát những bức ảnh sau và đoán xem thần đồng toán học Lương Thế Vinh đã xử trí thế nào khi sứ giả nhà Minh thách ông cân một con voi.
  3. Bài 7: EM BÉ THÔNG MINH (Truyện cổ tích)
  4. Hoạt động nhóm + Nhóm 1: Thử thách 1 + Nhóm 2: Thử thách 2 + Nhóm 3: Thử thách 3 + Nhóm 4: Thử thách 4
  5. Hoạt động nhóm Trả lời các câu hỏi sau: - Thử thách diễn ra ở đâu? - Ai là người thử thách? - Yêu cầu của thử thách là gì? Nó hóc búa ở chỗ nào? - Em bé đã giải quyết yêu cầu trên như thế nào?
  6. Thử thách 1 Thử thách 2 Thử thách 3 Thử thách 4
  7. Những thử thách mà em bé đã trải qua: - Thử thách diễn ra ở: cánh đồng -> sân rồng -> công quán -> sau nhà - Ai là người thử thách: viên quan -> vua -> sứ thần - Yêu cầu của thử thách – cách giải quyết của em bé + Lần 1: Viên quan hỏi: trâu một ngày cày được mấy đường Em bé hỏi lại: ngựa một ngày đi được mấy bước + Lần 2: Vua đố: nuôi trâu đực phải đẻ con Em bé: cha không chịu đẻ để con có bạn + Lần 3: Vua đố: một con chim sẻ dọn thành 3 cỗ thức ăn Em bé: xin rèn một cây kim thành con dao + Lần 4: Sứ thần: xâu một sợi chỉ mảnh qua đường ruột ốc Em bé: hát bài đồng dao: bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng bôi mỡ kiến mừng kiến sang
  8. Hoạt động nhóm: Hãy chỉ ra sự thông minh,thú vị trong mỗi lần giải đố của em bé? - Đố lại, đẩy thế bí về phía người ra câu đố - Dùng hình thức gậy ông đập lưng ông - Làm cho người ra câu đố tự thấy cái vô lý, phi lý về cái điều mà họ nói - Dùng kinh nghiệm dân gian để giải đố.
  9. Hoạt động cá nhân Để thể hiện trí thông minh của em bé, tác giả dân gian đã dùng hình thức nghệ thuật nào trong các hình thức dưới đây? A. Tạo tình huống mâu thuẫn B. Giải những câu đố, thách đố C. Tạo tình huống hài hước D. Cả ba cách trên
  10. Hoạt động cá nhân Tác dụng của những cách trả lời ấy đối với câu chuyện là gì? Chọn ô phù hợp. Tác dụng của cách trả lời Đúng Sai Làm cho câu chuyện trở nên sống động, hấp dẫn. X Làm cho câu chuyện có màu sắc hoang đường kỳ bí. X Làm cho câu chuyện có màu sắc hài hước, tạo tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên trong đời sống. X Làm cho các tình tiết trong truyện không bị lặp X lại, nhàm chán.
  11. Hoạt động cá nhân Qua câu chuyện này, tác giả dân gian muốn đề cao điều gì nhất? A. Sự sáng suốt, thận trọng của nhà vua. B. Sự khôn khéo, lém lỉnh của em bé. C. Sự sắc sảo của nhân dân trong các câu đố. D. Sự thông minh và trí khôn dân gian.
  12. Hoạt động chung cả lớp: Bài học rút ra từ câu chuyện là gì? - Biết quan sát, ghi chép, thu nhận kiến thức xung quanh chúng ta. - Bên cạnh kiến thức sách vở, cần học hỏi trau dồi kiến thức đời sống . - Tự tin trong giao tiếp ứng xử. - Vận dụng linh hoạt những kiến thức đã được học trong sách vở vào các tình huống
  13. Yêu cầu về nhà: - Học bài. - Kể lại truyện. - Chuẩn bị phần: Hoạt động luyện tập Hoạt động vận dụng.