Bài giảng môn Ngữ Văn Lớp 8 - Tiết 29: Chiếc lá cuối cùng

ppt 11 trang Thương Thanh 31/07/2023 1970
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn Ngữ Văn Lớp 8 - Tiết 29: Chiếc lá cuối cùng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_mon_ngu_van_lop_8_tiet_29_chiec_la_cuoi_cung.ppt

Nội dung text: Bài giảng môn Ngữ Văn Lớp 8 - Tiết 29: Chiếc lá cuối cùng

  1. NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG CÁC THẦY CÔ TỚI DỰ GIỜ THĂM LỚP! Giáo viên: Nguyễn Thị Lệ Hằng. Lớp dạy: 8C Trường: THCS Hữu Hòa Huyện Thanh Trì- Hà Nội
  2. Kiểm Tra Bài Cũ (?) Em hãy trình bày ngắn gọn cảm nhận của mình về văn bản “Đánh nhau với cối xay gió”? Xéc- van- tét thành công trong việc xây dựng cặp nhân vật tương phản bất hủ trong văn học. - Đôn-ki-hô-tê: hoang tưởng, gàn dở nhưng dũng cảm, cao thượng. - Xan-chô Pan-xa: thực tế,tỉnh táo và thực dụng đến tầm thường.
  3. Tiết 29 CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG (Trích) O. Hen- ri
  4. •O. Hen – ri (Uyliam -Xi nây- PơTơ (1862 – 1910) • Là nhà văn Mỹ nổi tiếng. •Cuộc đời: Ông trải qua nhiều nghề nghiệp như: kế toán, thủ quỹ ngân hàng. •Sự nghiệp: Thiên viết truyện ngắn, hầu hết các sáng tác hướng về tầng lớp nghèo khổ, phê phán giai cấp tư sản tàn bạo(Chiếc lá cuối cùng, Căn gác xép ). Truyện của ông thường nhẹ nhàng tràn đầy tinh thần nhân đạo. •Từ năm 1918: Hội nhà văn Mỹ lập giải thưởng O.Hen -ri để trao giải cho các truyện ngắn xuất sắc ở Mỹ. O Hen –ri ( William Sydney Porter) (1862-1910)
  5. TÓM TẮT VĂN BẢN Giôn xi, Xiu và cụ Bơ-men là những họa sĩ nghèo sống trong khu phố ở phía tây công viên Oa- sinh- tơn. Khi mùa đông đến, Giôn- xi bị mắc bệnh viêm phổi. Cô tin rằng khi chiếc lá thường xuân cuối cùng rụng xuống thì lúc đó cô sẽ lìa đời. Xiu đã nói điều này với cụ Bơ- men và cả hai người rất lo lắng . Nhưng sau một đêm mưa gió phũ phàng, chiếc lá cuối cùng vẫn không rụng xuống và Giôn- xi thoát khỏi ý nghĩ về cái chết. Xiu cho Giôn- xi biết chiếc lá cuối cùng là bức tranh do cụ Bơ- men đã bí mật vẽ trong đêm mưa gió để cứu Giôn- xi và chính cụ đã chết vì bệnh viêm phổi.
  6. Quan sát đoạn văn: Nhưng ô kìa! Sau trận mưa vùi dập và những cơn gió phũ phàng kéo dài suốt cả một đêm, tưởng chừng như không bao giờ dứt, vẫn còn một chiếc lá thường xuân bám trên bức tường gạch. Đó là chiếc lá cuối cùng trên cây. Ở gần cuống vẫn còn giữ màu xanh sẫm, nhưng với rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa, chiếc lá vẫn dũng cảm bám treo vào cành cách mặt đất chừng hai mươi bộ. (?) Chiếc lá thường xuân được miêu tả trong thời tiết như thế nào? Tác giả miêu tả như vậy để làm gì? => Tác giả miêu tả để làm nền khắc họa tâm lí nhân vật.
  7. Nhà văn O. Hen- ri viết về Giôn- xi: “Cái cô đơn nhất trong khắp thế gian là một tâm hồn đang chuẩn bị sẵn sàng cho chuyến đi xa xôi bí ẩn của mình. ” Em hiểu như thế nào là “chuyến đi xa xôi bí ẩn”? Từ đây, em thấy Giôn- xi đang có tâm trạng như thế nào? => Tâm trạng: lạnh lùng, thản nhiên đón chờ cái chết.
  8. Mới ngày hôm qua thôi, Giôn-xi còn âm thầm chuẩn bị cho chuyến đi xa xôi bí ẩn của mình thế mà hôm nay cô đã gọi và tâm sự với chị Xiu. Giôn- xi đã nói với Xiu những gì? - Em thật là một con bé hư, muốn chết là một tội ,cho em xin tí cháo, chút sữa ,và- khoan- đưa cho em chiếc gương. (?) Chi tiết Giôn-xi mượn chiếc gương soi nói lên điều gì => Giôn-xi thay đổi hoàn toàn. Trước đây cô tuyeetjvongj nên không muốn ăn uống , không quan tâm đến bản thân.Nay cô cảm thấy yêu đời, yêu cuộc sống. Soi gương tức là xem mình thế nào? Ăn uống để bình phục, vẽ vịnh Naplơ để thực hiện ước mơ của mình. Cô đã hồi sinh.
  9. Khi thảo luận về nguyên nhân khiến Giôn- xi hồi sinh, Lan cho rằng Giôn- xi hồi sinh là tác dụng của thuốc men. Hoa cho rằng: đó là từ sự chăm sóc tận tình của Xiu. Còn Mai lại cho rằng Giôn- xi hồi sinh là do chiếc lá cuối cùng không chịu rụng . Em đồng ý với ý kiến nào? Vì sao?
  10. (?)Em có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của tác giả? => Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc, hấp dẫn.
  11. DẶN DÒ - Tóm tắt văn bản. - Viết đoạn văn ngắn phát biểu cảm nghĩ về nhân vật Giôn-xi. - Phân tích nhân vật cụ Bơ- men và kiệt tác chiếc lá cuối cùng. - Nghệ thuật đảo ngược tình huống hai lần.