Giáo án Mầm non lớp Nhà trẻ - Đề tài: Nhận biết con gà trống
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mầm non lớp Nhà trẻ - Đề tài: Nhận biết con gà trống", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_mam_non_lop_nha_tre_de_tai_nhan_biet_con_ga_trong.doc
Nội dung text: Giáo án Mầm non lớp Nhà trẻ - Đề tài: Nhận biết con gà trống
- PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HUYỆN THANH TRÌ TRƯỜNG MẦM NON A XÃ THANH LIỆT GIÁO ÁN DỰ THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP HUYỆN HOẠT ĐỘNG NHẬN BIẾT TẬP NÓI (Lĩnh vực phát triển nhận thức) Đề tài: Nhận biết con gà trống Lứa tuổi: Nhà trẻ D1 (24 - 36 tháng tuổi) Thời gian: 15 - 20 phút Số trẻ: 15 - 20 trẻ Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Thủy Ngày thực hiện: 15/12/2017 NĂM HỌC 2017 - 2018 1
- I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 1. Kiến thức: - Trẻ nhận biết tên gọi: Con gà trống - Trẻ nhận biết được 2 - 3 đặc điểm rõ nét nhất của con gà trống: Mào gà màu đỏ, mỏ nhọn, cánh và nhận biết tiếng gáy “ò ó o” - Biết ngoài con gà trống còn có con gà mái và con gà con. 2. Kỹ năng: - Trẻ nói đúng tên gọi “Con gà trống” - Trẻ quan sát và nói được một số đặc điểm rõ nét của con gà trống dưới sự gợi mở của cô. - Trẻ ghép được bộ phận còn thiếu của con gà và thả gà về đúng chuồng thông qua trò chơi. 3. Thái độ: - Trẻ thích tham gia vào hoạt động nhận biết. II. CHUẨN BỊ: 1. Địa điểm: - Trong lớp học. 2. Đồ dùng: 2.1. Đồ dùng của cô: - Ti vi, máy tính, loa - Mô hình con gà trống - Nhạc bài: “Chicken dance”, nhạc beat bài hát “Bé đi chơi” do cô đặt lời. - Sa bàn trang trại có trang trí mô hình chuồng và một số con vật nuôi. - Que chỉ - Vi deo về gà kiếm ăn, gà gáy, gà ấp trứng. 2.2. Đồ dùng của trẻ: - Mỗi trẻ 1khay đồ chơi có mô hình tranh còn thiếu một số bộ phận của con gà trống, miếng ghép bộ phận còn thiếu: Mào, cánh, đuôi 2
- III. CÁCH TIẾN HÀNH: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Ổn định tổ chức: - Cô cùng trẻ vừa đi vừa hát bài “Bé đi chơi” do - Trẻ vừa đi vừa hát cùng cô đặt lời dựa trên nền nhạc bài “Đi tàu” đến thăm cô trang trại của bác nông dân. - Trong trang trại có những con vật gì? - Trẻ trả lời 2. Phương pháp, hình thức tổ chức`: *Hoạt động 1: Nhận biết con gà trống - Cô giới thiệu với trẻ: Đến thăm trang trại, bác nông dân đã tặng cho lớp mình một con vật. - Theo các con đó là con vật gì? - 2 - 3 trẻ nêu ý kiến - Muốn biết đó là con vật gì các con cùng về chỗ - Trẻ quan sát để biết nhé. - Cô đưa con gà trống cho trẻ quan sát Cả lớp, cá nhân trẻ trả - Các con nhìn xem bác nông dân tặng lớp mình lời con gì đây? - Con gà trống có đặc điểm gì? - Trẻ nêu ý kiến - Đây là gì của con gà trống? (cô chỉ vào mào gà) - Cả lớp. 5 - 7 trẻ trả lời - Mào gà có màu gì? - Cả lớp - Gà trống dùng gì để mổ thức ăn? (cho trẻ lên chỉ - 5 - 7 trẻ trả lời vào mỏ con gà trống) - 1 trẻ lên chỉ vào mỏ gà trống - Cái gì để gà trống đi và bới thức ăn? - 3 - 5 trẻ trả lời - Các con sờ vào lông của gà trống thấy như thế - 3 - 4 trẻ nêu cảm nhận nào? (cho trẻ sờ vào lông gà trống và nêu cảm - 2 - 3 trẻ nhận) - Còn đây là gì của gà trống? (cô dang cánh gà đến Cả lớp đứng làm động gần trẻ cho trẻ nhìn) tác gà gáy 3
- - Gà trống cất tiếng gáy như thế nào? - Cô cho trẻ làm động tác gà trống gáy. => Cô khái quát lại đặc điểm rõ nét của con gà trống: Con gà trống có cái mào đỏ, có mỏ nhon để gà mổ thức ăn được dễ dàng, gà trống có đuôi dài và cong trông rất đẹp, gà có 2 chân và có nhiều móng nhọn để gà bới đất tim thức ăn, 2 cánh của gà trống dang rộng và đập cánh mỗi khi gà cất tiếng gáy ò ó o để gọi mọi người thức dậy. - Mở rộng: + Ngoài con gà trống các con còn biết con gà gì? - 2 - 3 trẻ + Gà mái đẻ trứng và kêu như nào? - Cả lớp + Gà con kêu như thế nào? - Cả lớp - Cho trẻ xem một số vi deo về gà: Con gà trống - Trẻ xem và nêu nhận vỗ cánh gáy, gà mẹ, gà trống, gà con đang kiếm xét ăn. - Nhà bạn nào cũng nuôi gà? - Trẻ trả lời - Để gà mau lớn các con sẽ làm gì? - 3 - 4 trẻ => Giáo dục trẻ cho gà ăn và không được trêu trọc gà * Hoạt động 2: Luyện tập củng cố - TC 1: “Bé khéo tay”: + Cô giới thiệu tên trò chơi + Cô đưa mô hình con gà trống còn thiếu bộ phận - Trẻ trả lời cánh, đuôi, mào. + Các con nhìn xem con gà trống còn thiều bộ phận gì? + Cô giới thiệu cách chơi: Các con có hình ảnh về con gà trống nhưng còn thiếu một số bộ phận. 4
- Nhiệm vụ của các con phải tìm đúng miếng ghép vào bộ phận còn thiếu của con gà. + Cô tổ chức cho trẻ chơi - Trẻ về ngồi 4 nhóm chơi ghép bộ phận còn thiếu của con gà - TC 2: “Thả gà về đúng chuồng”: - Cô giới thiệu tên trò chơi - Cô giới thiệu cách chơi: Trong trang trại của bác nông dân có rất nhiều chuồng các con vật. Các con sẽ lần lượt cầm con gà trống và thả gà trống về đúng chuồng gà. - Cô tổ chức cho trẻ chơi. - Trẻ chơi trò chơi 3. Kết thúc: - Cô cùng trẻ nhày dân vũ theo nhạc “Chicken - Trẻ nhày dân vũ cùng dance” cô 5