Bài giảng Lịch sử 6 - Bài 26: Cuộc đấu tranh giành quyền tự chủ của họ Khúc, họ Dương

pptx 17 trang thienle22 3320
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Lịch sử 6 - Bài 26: Cuộc đấu tranh giành quyền tự chủ của họ Khúc, họ Dương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_lich_su_6_bai_26_cuoc_dau_tranh_gianh_quyen_tu_chu.pptx

Nội dung text: Bài giảng Lịch sử 6 - Bài 26: Cuộc đấu tranh giành quyền tự chủ của họ Khúc, họ Dương

  1. CHUYÊN ĐỀ: BƯỚC NGOẶT LỊCH SỬ ĐẦU THẾ KỈ X. Bài 26: Cuộc đấu Bài 27: Ngô tranh giành quyền Quyền và chiến tự chủ của họ thắng Bạch Đằng Khúc, họ Dương. năm 938.
  2. BÀI 26: CUỘC ĐẤU TRANH GIÀNH QUYỀN TỰ CHỦ CỦA HỌ KHÚC, HỌ DƯƠNG. 1. Họ Khúc dựng quyền tự chủ. a) Hoàn cảnh b) Những việc làm của họ Khúc. 2. Đọc thêm: Dương Đình Nghệ chống quân xâm lược Nam Hán (930- 931).
  3. 1. Họ Khúc dựng quyền tự chủ. a) Hoàn cảnh. - Năm 905, nhà Đường suy yếu, Khúc Thừa Dụ đoạt chức Tiết độ sứ, xây dựng một chính quyền tự chủ. - Năm 906, vua Đường phong cho Khúc Thừa Dụ là Tiết độ sứ An Nam đô hộ.
  4. GIỚI THIỆU VÀI NÉT. - Khúc Thừa Dụ (905-907) quê ở Hải Dương, vốn là một hào phú, tính khoan hoà, được nhân dân kính phục. Thấy nhân dân ta vô cùng khốn khổ dưới ách đô hộ của nhà Đường, ông khởi binh tiến công thành Tống Bình (Hà Nội), đuổi giặc về nước tự xưng là Tiết độ sứ. Thế cùng, nhà Đường buộc phải công nhận Khúc Thừa Dụ là người đứng đầu đất Việt. Năm 907, Khúc Thừa Dụ mất, giao quyền lại cho con là Khúc Hạo.
  5. GIỚI THIỆU VÀI NÉT. - Khúc Hạo (907-917): Năm 907, nhà Đường mất, nhà Hậu Lương thay thế cũng phải công nhận Khúc Hạo là " An Nam đô hộ Tiết độ sứ". Khúc Hạo chia nước ta thành 5 cấp hành chính: Lộ, phủ, châu, giáp, xã. Giáp, xã là cấp hành chính cơ sở lần đầu tiên được đặt ra ở nước ta. Năm 917, Khúc Hạo mất, truyền ngôi cho con là Khúc Thừa Mỹ.
  6. b) Những việc làm của họ Khúc. - Đường lối: + Khoan dung, lấy dân làm gốc. + Đặt lại các khu vực hành chính. + Cử người trông coi mọi việc đến tận cấp xã. + Quy định lại mức thuế, bãi bỏ lao dịch thời Bắc thuộc. + Lập lại sổ hộ khẩu -> Cải cách tiến bộ, khẳng định người Việt xây dựng được nền tự chủ.
  7. 2. Đọc thêm: Dương Đình Nghệ chống quân xâm lược Nam Hán (930- 931). - Năm 930, quân Nam Hán đánh sang nước ta, họ Khúc thất bại. Nhà Hán đặt cơ quan đô hộ ở Tống Bình. - Năm 931, Dương Đình Nghệ tấn công từ Thanh Hóa ra Bắc, chiếm được Tống Bình và đánh tan quân Nam Hán. - Sau thắng lợi, Dương Đình Nghệ tự xưng là Tiết độ sứ, tiếp tục xây dựng nền tự chủ. -> Ý nghĩa: Đánh tan ý đồ xâm lược của phong kiến phương Bắc trên nước ta. Khôi phục và củng cố nền độc lập tự chủ của dân tộc.
  8. Củng cố kiến thức. Khoanh vào các câu trả lời đúng nhất. Câu 1: Năm 905, Khúc Thừa Dụ tập hợp nhân dân nổi dậy đánh chiếm Tống Bình, đoạt chức A. Thứ sử. B.B Tiết độ sứ C. Huyện lệnh. D. Thái thú.
  9. Câu 2: Những việc làm của Khúc Hạo sau khi thay cha (từ năm 907) nhằm mục đích gì? A. Củng cố bộ máy hành chính từ thời Bắc thuộc. B. Lật đổ ách thống trị của nhà Nam Hán đối với nhân dân ta. CC. Tiếp tục xây dựng và củng cố chính quyền tự chủ. D. Chuẩn bị kháng chiến chống quân Nam hán trở lại xâm lược.
  10. Câu 3. Nhà Đường phong chức Tiết độ sứ cho Khúc Thừa Dụ (năm 906) chứng tỏ A. nhà Đường đã mua chuộc được Khúc Thừa Dụ. B. ách thống trị của phong kiến phương Bắc vĩnh viễn chấm dứt. C. nhà Đường tiếp tục tăng cường bộ máy cai trị ở An Nam. D.D nhân dân ta đã giành được quyền tự chủ.
  11. Câu 4: Người lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán lần thứ nhất của nhân dân Âu Lạc là: A. Khúc Thừa Dụ. BB. Dương Đình Nghệ. C. Khúc Hạo. D. Ngô Quyền.
  12. Câu 5: Đọc đoạn ca dao sau và trả lời câu hỏi: “ Nhỡ khi nội thuộc Đường triều Giang sơn, cố quốc nhiều điều ghê gai. Sâu quả vải vì ai vạch lá Ngựa hồng trần kể đã héo hon ” Đoạn ca dao trên nói về chính sách đô hộ nào của nhà Đường đối với nước ta A. Thu nhiều loại thuế. B. Bắt nhân dân cống nạp ngọc trai. C.C Bắt nhân dân cống nạp quả vải. D. Chính sách đồng hóa về văn hóa.
  13. - Bài tập: Câu hỏi SGK. - Đọc trước bài: BÀI 27: NGÔ QUYỀN VÀ CHIẾN THẮNG BẠCH ĐẰNG NĂM 938.