Bài giảng Hóa học 10 - Chủ đề: Lưu huỳnh & hợp chất của lưu huỳnh

ppt 16 trang Thủy Hạnh 11/12/2023 880
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Hóa học 10 - Chủ đề: Lưu huỳnh & hợp chất của lưu huỳnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_hoa_hoc_10_chu_de_luu_huynh_hop_chat_cua_luu_huynh.ppt

Nội dung text: Bài giảng Hóa học 10 - Chủ đề: Lưu huỳnh & hợp chất của lưu huỳnh

  1. XIN CHÀO CÁC EM! Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về chủ đề lưu huỳnh và hợp chất của lưu huỳnh (S, H2S, SO2, SO3, H2SO4). Trong đó các em đã tìm hiểu về S, H2S, SO2, SO3 Nên hôm nay chúng ta sẽ ôn tập lại phần này và tập trung vào kiến thức mới, quan trọng đó là H2SO4
  2. Chủ đề: LƯU HUỲNH & HỢP CHẤT CỦA LƯU HUỲNH
  3. Trước tiên, chúng ta sẽ hệ thống mối quan hệ giữa trạng thái oxi hóa của các chất với tính chất hóa học của chúng. Trong phần này, các em nhận xét khả năng thay đổi số oxi hóa của các chất => Tính chất hóa học. Lưu ý: + Trong phân tử H2S thì S có số oxi hóa thấp nhất, chỉ tăng khi tham gia phản ứng, thể hiện tính khử mạnh. + Trong H2SO4 thì S có số oxi hóa cao nhất, chỉ giảm khi tham gia phản ứng, thể hiện tính oxi hóa mạnh. + Trong S, SO2 thì S có số oxi hóa trung gian, có thể giảm, có thể tăng khi tham gia phản ứng nên chúng vừa có tính oxi hóa vửa có tính khử
  4. I. TRẠNG THÁI OXI HÓA VÀ TÍNH CHẤT HÓA HỌC: Trạng thái oxi -2 0 +4 +6 hóa Chất H2S S SO2 H2SO4 Tính chất - Tính khử Vừa oxi hóa - Vừa oxi hóa vừa khử - Tính axit mạnh - Tính axit vừa khử - Oxit axit - Tính oxi hóa mạnh yếu Tính oxi hóa (làm mất màu dd Br2 2/ H2SO4 đặc có tính oxi hóa =>nhận biết SO2) mạnh + O2 ; F2 - SO2 là 1 oxit axit, td + Kim loại (-Au, Pt) + Hợp chất oxi hóa với dd kiềm tạo muối + Một số phi kim: C, S, P, =>Tính khử 2- sunfit (SO3 ) hoặc + Hợp chất khử: FeO, Fe3O4, - hidrosunfit (HSO3 ) KBr, HI, * Lưu ý: H2SO4 đặc nguội không tác dụng với Al, Fe, Cr.
  5. II . AXIT SUNFURIC: (H2SO4) Mẫu axit sunfuric 1. Tính chất vật lí • Là chất lỏng sánh như dầu, không màu, không bay hơi. • Tan vô hạn trong nước, tỏa rất nhiều nhiệt. • Tùy theo nồng độ, chia thành: axit H2SO4 đặc và axit H2SO4 loãng. Pha loãng axit đặc: cho từ từ H2SO4 đặc vào nước, tuyệt đối không được làm ngược lại.
  6. II. AXIT SUNFURIC: (H2SO4) 2. Tính chất hóa học • H2SO4 loãng: có các tính chất tương tự với HCl loãng. • H2SO4 đặc: có các tính chất đặc trưng + Tính háo nước +6 + Tính oxi hóa mạnh (trong các phản ứng, S trong H2SO4 có +−420 thể giảm xuống SO22,, S H S)
  7. * * * TCHH CỦA H2SO4 ĐẶC
  8. * * * THÍ NGHIỆM Học sinh xem một số video thí nghiệm: 1/ Cu tác dụng với axit sunfuric loãng và đặc: 2/ Tính háo nước của axit sunfuric đặc: 3/ Viết PTHH của Cu và axit sunfuric đặc; đường cát (saccarozơ) và axit sunfuric đặc.
  9. * HỌC SINH LUYỆN TẬP VIẾT PTHH VÀ CÂN BẰNG (Thời gian: 5 phút) • 1/ Fe + H2SO4 (đặc nóng) → • 2/ Al + H2SO4 (đặc nóng) → • 3/ Cu + H2SO4 (đặc) → • 4/ Zn + H2SO4 (đặc) → • 5/ Mg + H2SO4 (đặc) → • 6/ Ag + H2SO4 (đặc) →
  10. * * * HỌC SINH LUYỆN TẬP VIẾT PTHH VÀ CÂN BẰNG 2/ 2Al + H2SO4 (đặc, nóng) → Al2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O 3/ Cu + 2H2SO4 (đặc) → CuSO4 + SO2 + 2H2O 4/ Zn + 2H2SO4 (đặc) → ZnSO4 + SO2 + 2H2O 5/ Mg + 2H2SO4 (đặc) → MgSO4 + SO2 + 2H2O 6/ 2Ag + 2H2SO4 (đặc) → Ag2SO4 + SO2 + 2H2O Nhận xét: + Al, Fe thể hiện hóa trị III, có hệ số cân bằng giống nhau. + Cu, Zn, Mg thể hiện hóa trị II, có hệ số cân bằng giống nhau.
  11. Các em chốt lại tính chất hóa học của H2SO4 1/ H2SO4 loãng có tính axit mạnh tương tự HCl loãng. 2/ H2SO4 đặc có tính oxi hóa mạnh. + Kim loại (-Au, Pt) + Một số phi kim: C, S, P, + Hợp chất khử: FeO, Fe3O4, KBr, HI, •Lưu ý: H2SO4 đặc nguội không tác dụng với Al, Fe, Cr. 3/ H2SO4 đặc có tính háo nước.
  12. 2- 2- III. Nhận biết ion S và SO4 1. Nhận biết ion S2- - Thuốc thử: Dung dịch chứa ion Pb2+ hoặc Cu2+ - Hiện tượng: Tạo thành kết tủa PbS, CuS màu đen (không tan trong axit). Vd: Phân biệt dd Na2S và dd NaNO3 dùng dd Pb(NO3)2 Pb(NO3)2 + NaNO3 : không phản ứng
  13. 2- 2. Nhận biết ion SO4 2+ -Thuốc thử: Dung dịch có chứa ion Ba (thường gặp: BaCl2, Ba(OH)2, Ba(NO3)2 ). - Hiện tượng: Tạo kết tủa trắng BaSO4↓ Vd: Phân biệt dd H2SO4 và dd HCl ta dùng dd BaCl2 HCl + BaCl2 : không phản ứng BaCl2 + H2SO4 → BaSO4↓ + 2HCl
  14. IV. Bài tập Câu 1: Câu nào sai trong số các nhận xét sau: A. H2SO4 loãng có tính axit mạnh. B. H2SO4 đặc rất háo nước. C. H2SO4 đặc chỉ có tính oxi hóa mạnh. D. H2SO4 đặc có cả tính oxi hóa mạnh và tính axit mạnh. Câu 2: Hãy cho biết phản ứng nào sau đây không xảy ra? A. H2SO4 (đặc, nóng) + H2S. B. H2SO4 (đặc, nóng) + SO2. C. H2SO4 (đặc, nóng)+ SO3. D. H2SO4 (đặc, nóng) + S.
  15. IV. Bài tập Câu 3: Trong các phản ứng sau đây, hãy chỉ ra phản ứng không đúng: A. 2H2S + 3O2 2SO2 + 2H2O B. H2S + 2NaCl → Na2S + 2HCl C. H2S + Pb(NO3)2 → PbS + 2HNO3 D. H2S + 4Cl2 + 4H2O → H2SO4 + 8HCl Câu 4: Có các thí nghiệm sau: (1) nhúng thanh sắt vào dung dịch H2SO4 loãng (2) sục khí SO2 vào nước brom (3) sục khí CO2 vào nước Gia – ven (4) nhúng lá nhôm vào dung dịch H2SO4 đặc, nguội Số thí nghiệm xảy ra phản ứng hóa học là: A. 2 B. 1 C. 3 D. 4