Bài giảng Giáo dục công dân 7 - Bài 16: Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo (tiết 1)

pptx 34 trang thienle22 4251
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Giáo dục công dân 7 - Bài 16: Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo (tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_giao_duc_cong_dan_7_bai_16_quyen_tu_do_tin_nguong.pptx

Nội dung text: Bài giảng Giáo dục công dân 7 - Bài 16: Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo (tiết 1)

  1. MÔN: GDCD LỚP 7
  2. Khởi động: Đoạn hội thoại Lan thắc mắc với mẹ: - Mẹ ơi! Tại sao nhà bạn Mai không có bàn thờ để thắp hương như nhà ta? Mẹ Lan đang thắp hương trên bàn thờ, quay lại nói với Lan: - Nhà bạn Mai thờ đức Chúa trời. Bà bạn ấy theo đạo Thiên chúa giáo. Lan: - Thế nhà mình theo đạo gì hả mẹ? Mẹ: - Mà mình theo đạo Phật. Lan: - Thế hai đạo khác nhau như thế nào hả mẹ? Mẹ nhắc Lan không hỏi nữa.
  3. Bài 16
  4. I. THÔNG TIN, SỰ KIỆN (sgk/ tr. 51, 52) Tình hình tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam Việt Nam là một nước có nhiều loại hình tín ngưỡng, nhiều tôn giáo ( Phật giáo, Thiên Chúa giáo, đạo Cao Đài, đạo Hòa Hảo, đạo Tin Lành, đạo Hồi, ), với khoảng gần 80% dân số có đời sống tín ngưỡng, tôn giáo. Số tín đồ của các tôn giáo chiếm khoảng ¼ dân số cả nước và phân bố rải rác từ Bắc đến Nam, có cả trong vùng người Kinh và trong vùng đồng bào các dân tộc ít người. Tuyệt đại đa số đồng bào các tôn giáo ở nước ta là người lao động, có tinh thần yêu nước, tinh thần cộng đồng, có quá trình gắn bó với cách mạng, góp nhiều công sức cho sự nghiệp giải phóng và xây dựng đất nước. Trong hai cuộc kháng chiến, hàng chục van thanh niên có đạo đã tham gia chiến đấu và nhiều người đã anh dung hi sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc. Trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhiều tín đồ và giáo sĩ đã nhận thức đúng và thực hiện tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước, họ đã làm tốt cả việc đạo và việc đời. Tuy nhiên, một số người có tín ngưỡng, tôn giáo do trình độ văn hóa thấp, còn mê tín lạc hậu, thậm chí cuồng tín đã bị kích động, bị lợi dụng vào những mục đích xấu. Còn có người lợi dụng tôn giáo, lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để hành nghề mê tín, tiến hành các hoạt động trái với chính sách tôn giáo và pháp luật của Nhà nước ta, để thu lợi cá nhân, gây tổn hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc, gây ra những hậu quả xấu đến sức khỏe, tài sản và tính mạng của công dân. Phỏng theo Mai Trọng Phụng và Vũ Ngọc Sâm (Tôn giáo, tín ngưỡng hiện nay, Trung tâm Thông tin tư liệu Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 1996)
  5. Dựa vào thông tin SGK, em hãy nêu tình hình tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam?
  6. Theo số liệu của Ban tôn giáo Chính phủ năm 2016 ở Việt Nam có khoảng hơn 80% dân số có đời sống tín ngưỡng, tôn giáo, trong đó có khoảng 24 triệu tín đồ của 13 tôn giáo, chiếm 27% dân số. Cụ thể:
  7. Phật giáo: Hơn 10 triệu tín đồ (những người quy y Tam Bảo), có mặt hầu hết ở các tỉnh, thành phố trong cả nước.
  8. Chùa Bái Đính Chùa Bái Đính nằm ở phía tây cố đô Hoa Lư, được công nhận là di tích cấp quốc gia. Đây là một công trình lớn gồm nhiều hạng mục, kiến trúc chính: điện Tam Thế, điện Pháp Chủ, điện Quan Âm, Bảo Tháp, Tháp Chuông và các công trình hạ tầng, phụ trợ, khu học viện phật giáo, khu đón tiếp được xây dựng qua nhiều giai đoạn khác nhau.
  9. ĐẠO THIÊN CHÚA: được các giáo sỹ Phương Tây truyền vào Việt Nam từ thế kỷ XV. Thiên chúa giáo đầu tiên được phổ biến trong các cư dân ven biển Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An sau đó đi vào các vùng châu thổ sông Hồng và các thành phố; hiện nay có khoảng hơn 6,2 triệu tín đồ, có mặt ở 50 tỉnh, thành phố.
  10. Nhà thờ lớn ở Hà Nội Nhà thờ Lớn Hà Nội hay còn gọi là Nhà thờ Chính tòa Hà Nội là một công trình kiến trúc đặc sắc gắn liền với người dân Thủ đô qua nhiều thế kỷ. Nhà thờ là nơi sinh hoạt tín ngưỡng của các tín đồ theo đạo Thiên Chúa và là một địa điểm tham quan thu hút đông đảo du khách ở Hà Nội.
  11. Đạo Cao Đài: Là một tôn giáo bản địa, sáng lập năm 1926 tại Tây Ninh. Đạo Cao Đài tôn thờ ba đấng tối cao Đức Phật, Chúa Giê-xu và Đức Cao Đài. Hiện nay có khoảng 2,3 triệu tín đồ, 7.100 chức sắc, 6.000 đền thờ, trung tâm là tỉnh Tây Ninh.
  12. ĐẠO HỒI: truyền vào Việt Nam qua cộng đồng người Chăm vào thế kỷ X-XI với hơn 60 nghìn tín đồ, tập trung ở các tỉnh: An Giang, TP Hồ Chí Minh, Bình Thuận, Ninh Thuận
  13. Nhận xét: • Việt Nam có nhiều loại hình tín ngưỡng tôn giáo ( Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Cao Đài, ) • 80% dân số có đời sống tín ngưỡng, tôn giáo. • Số tín ngưỡng của tôn giáo chiếm khoảng ¼ dân số cả nước.
  14. Thông tin, sự kiện (sgk/ tr. 51, 52) Tình hình tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam Việt Nam là một nước có nhiều loại hình tín ngưỡng, nhiều tôn giáo ( Phật giáo, Thiên Chúa giáo, đạo Cao Đài, đạo Hòa Hảo, đạo Tin Lành, đạo Hồi, ), với khoảng gần 80% dân số có đời sống tín ngưỡng, tôn giáo. Số tín đồ của các tôn giáo chiếm khoảng ¼ dân số cả nước và phân bố rải rác từ Bắc đến Nam, có cả trong vùng người Kinh và trong vùng đồng bào các dân tộc ít người. Tuyệt đại đa số đồng bào các tôn giáo ở nước ta là người lao động, có tinh thần yêu nước, tinh thần cộng đồng, có quá trình gắn bó với cách mạng, góp nhiều công sức cho sự nghiệp giải phóng và xây dựng đất nước. Trong hai cuộc kháng chiến, hàng chục van thanh niên có đạo đã tham gia chiến đấu và nhiều người đã anh dung hi sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc. Trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhiều tín đồ và giáo sĩ đã nhận thức đúng và thực hiện tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước, họ đã làm tốt cả việc đạo và việc đời. Tuy nhiên, một số người có tín ngưỡng, tôn giáo do trình độ văn hóa thấp, còn mê tín lạc hậu, thậm chí cuồng tín đã bị kích động, bị lợi dụng vào những mục đích xấu. Còn có người lợi dụng tôn giáo, lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để hành nghề mê tín, tiến hành các hoạt động trái với chính sách tôn giáo và pháp luật của Nhà nước ta, để thu lợi cá nhân, gây tổn hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc, gây ra những hậu quả xấu đến sức khỏe, tài sản và tính mạng của công dân. Phỏng theo Mai Trọng Phụng và Vũ Ngọc Sâm (Tôn giáo, tín ngưỡng hiện nay, Trung tâm Thông tin tư liệu Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 1996)
  15. Dựa vào thông tin, sự kiện trong sgk/ tr. 51, 52, hãy nhận xét mặt tích cực và tiêu cực của các tín ngưỡng, tôn giáo của nước ta ?
  16.  MẶT TÍCH CỰC VÀ MẶT TIÊU CỰC CỦA TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO VIỆT NAM - Đại đa số đồng bào các tôn - Do trình độ văn hoá thấp nên còn mê giáo là người lao động tín và lạc hậu. - Dễ bị kích động và lợi dụng vào mục - Có tinh thần yêu nước, cộng đồng. đích xấu. - Góp nhiều công sức xây dựng - Hành nghề mê tín. và bảo vệ Tổ quốc. - Thực hiện chính sách pháp luật tốt. - Hoạt động trái pháp luật. - Có hàng chục vạn thanh niên có đạo - Ảnh hưởng tới sức khoẻ, tài sản công hi sinh trong chiến tranh bảo vệ Tổ dân, tổn hại lợi ích quốc gia. quốc
  17. II. Nội dung bài học (sgk/ tr. 53) : 1. Tín ngưỡng Tín ngưỡng là như thế nào? Lấy ví dụ? • Là niềm tin của con người vào một cái gì đó thần bí, hư ảo, vô hình như: thần linh, thượng đế, chúa trời • Ví dụ: Tín ngưỡng thờ thần cây, thần đá, thờ cúng tổ tiên, thờ mẫu, thờ thành hoàng làng, .
  18. Tín ngưỡng thờ thành hoàng làng
  19. Tín ngưỡng thờ mẫu
  20. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
  21. Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba
  22. UNESCO đã công nhận Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
  23. 2. Tôn giáo Tôn giáo là gì? Lấy Ví dụ? • Là một hình thức tín ngưỡng có hệ thống tổ chức, với những quan niệm, giáo lí thể hiện rõ sự tín ngưỡng, sùng bái thần linh và những hình thức lễ nghi thể hiện sự sùng bái ấy. • VD: Đạo Phật, Đạo Thiên Chúa, Đạo Cao Đài, Đạo Hòa Hảo,
  24. Đạo Phật • Giáo lí: nhiều, thể hiện trong hệ thống Kinh Phật, đều xuất phát từ thực tế đời sống, không trừu tượng, không ép buộc mà mang tính định hướng. • Giáo luật: Ngũ giới, Thập niên • Lễ nghi: thể hiện sự trang nghiêm, tôn kính ( 8/2 là ngày Đức Phật Thích Ca xuất gia, Lễ Vu Lan vào rằm tháng 7 âm lịch hang năm, )
  25. Đạo Thiên Chúa • Giáo lí: thể hiện trong 2 bộ kinh thánh Cựu ước và Tân Ước, quan niệm thiên chúa sang tạo ra muôn loài, đất trời, mọi biến đổi của vũ trụ là do Thiên Chúa quyết định. • Giáo luật: các Giáo dân phải giữ được 10 điều răn của Chúa trời, 6 điều răn của Giáo hội và 21 diều qui định với chính mình, thân xác con người và linh hồn con người. • Lễ nghi: Bi tích thánh tẩy( lễ tẩy rửa), Bi tích giải tội (dung cho những người cần hối lỗi và quyết tâm sửa lỗi lầm)
  26. 3. Mê tín dị đoan Thế nào là mê tín dị đoan? Lấy VD? • Là tin vào những điều mơ hồ, nhảm nhí, không phù hợp với lẽ tự nhiên (như bói toán, chữa bệnh bằng phù phép, ) • Ví dụ: tin vào bói toán, chữa bệnh bằng phù phép,
  27. Bé gái 9 tháng tuổi bị bạo hành vì mê tín? • Tại ấp Long Hòa, xã Long Hậu, nơi gia đình bà Nguyễn Thị Xuân Lan (28 tuổi), mẹ bé Như Ý, đang sinh sống, bà con cho biết trước đây họ không hề hay biết bé bị đánh đập. “Con bé kháu khỉnh, dễ thương, rất dễ tính. Chừng hơn tháng nay bỗng nhiên đêm nào nó cũng hay khóc ré lên, khóc dữ dội lắm. Cứ tưởng nó bệnh, mẹ nó cho uống thuốc hay cạo gió gì đó thôi. Ai ngờ ” - một người dân kể. • Tuy nhiên vài người quanh xóm cho rằng bé thường bị người đàn ông đang sống chung như vợ chồng với mẹ của mình là Lê Thành Tám (còn gọi là Tuấn) đánh đập rất tàn nhẫn. • Ông Hùng cho hay qua điều tra xác minh ban đầu có bốn đối tượng thừa nhận đã đánh đập Như Ý gồm Lê Thành Tám, ông bà ngoại và mẹ của bé. Tại sao họ lại bạo hành dã man như thế? Theo ông, Tám đã có vợ con nhưng vẫn “cặp” với bà Lan. Gia đình bà Lan và Tám cùng tham gia một nhóm mê tín dị đoan. • Không biết từ đâu mà nhóm này cho rằng bé Như Ý sẽ không sống tới 12 tháng, còn nếu sống tới 12 tuổi sẽ đem lại đủ tai họa cho gia đình. Ngoài ra, có thể sự hiện diện của Như Ý cũng ảnh hưởng mối quan hệ giữa Lan và Tám. Tám ghen tức nên hành hạ bé và gia đình bà Lan cũng bỏ mặc. • Thượng tá Lê Xuân Lãn, trưởng Công an huyện Lai Vung, cho biết qua điều tra ban đầu, Tám và gia đình bà Lan nhìn nhận việc hành hạ bé Như Ý xuất phát từ quan niệm mê tín dị đoan. •
  28. Bị phạt tù về tội giết người vì mê tín dị đoan • Một đêm đầu tháng 4, sau khi đi có việc về, anh Quàng Văn Hặc hốt hoảng bởi sự biến mất của vợ là Cà Thị Ón, 29 tuổi và 2 con gái: cháu Quàng Thị Kim, 7 tuổi và Quàng Thị Diên, 3 tuổi. Khi anh Hặc đánh thức cháu Quàng Thị Cương, 10 tuổi, con gái lớn đang ngủ trong nhà thì cháu cũng không biết mẹ và các em đi đâu.Tại cơ quan Công an, người mẹ trẻ trông rất suy sụp, gầy xanh xao sau những ngày trốn chạy. Theo lời trình bày thì chị Ón chính là thủ phạm sát hại con gái mình. Một đêm, chị Ón ngủ mơ thấy bố chồng hiện về dặn mình: Nếu muốn gia đình êm ấm, đời con được sung sướng thì phải trừ khử "con ma" ở trong nhà này. "Con ma" đó chính là cái Kim, đứa con gái thứ 2 mới 7 tuổi. Để nó càng lớn, gia đình sẽ gặp nhiều xui xẻo. Tỉnh dậy, suy nghĩ đó cứ ám ảnh tâm trí chị. • Tối hôm đó, nhân lúc chồng đi vắng, con gái lớn đã ngủ say, con gái nhỏ mới 3 tuổi chưa biết gì, Ón quyết định hành động. Người mẹ đó đã trùm khăn lên đầu con, dùng dao chém, dùng gạch đập vào đầu Kim khiến cháu ngất xỉu. Nghĩ rằng "con ma" đã chết, chị Ón vội rửa sạch hung khí gây án, cất vào chỗ cũ, lấy nilon, chiếu cuốn xác Kim vào rồi mang ra địa điểm gần giếng cạn trong rừng vứt. Sau đó, chị ta đem đứa con gái út 3 tuổi gửi bà ngoại rồi lên lán nương ngủ.Nhưng cô bé đã thoát khỏi được lưỡi hái tử thần và trở về nhà trong niềm vui mừng của gia đình với nhiều thương tích.Những ngày sau, nghĩ rằng con đã chết, chị Ón không dám về nhà mà đi lang thang từ bản này sang bản khác ở nhờ nhà người quen. Giờ đây, khi nhận thức được việc làm mất nhân tính của mình thì đã muộn. Cơ quan điều tra đã khởi tố chị Cà Thị Ón về tội giết người. • (Theo Công An Nhân Dân)
  29. ❖Hậu quả: - Ảnh hưởng sức khỏe, có thể cả tính mạng của con người Phải - Tốn kém thời gian và tiền bạc đấu - Ảnh hưởng tới an ninh trật tự tranh của xã hội chống - Ảnh hưởng xấu tới môi trường mê tín dị đoan Nêu hậu quả của việc mê tín dị đoan? Chúng ta cần thể hiện thái độ như thế nào với các hiện tượng mê tín dị đoan?
  30. Tiếng cười phê phán mê tín dị đoan trong ca dao Việt Nam Chập chập thôi lại cheng cheng Con gà sống thiến để riêng cho thầy Đơm xôi thì đơm cho đầy Đơm mà vơi đĩa thì thầy không ưng. Hòn đất mà biết nói năng Thì thầy địa lý hàm răng chẳng còn.
  31. III. LUYỆN TẬP Bài tập 1 Đánh dấu X vào các cột trong bảng sau cho thích hợp : Mê tín Biểu hiện Tín Tôn dị ngưỡng giáo Hành vi đoan Thắp hương ở đền Hùng X Vương Đi lễ nhà thờ X Yểm bùa X Cúng giỗ người mất X Kiêng ăn trứng khi đi thi X
  32. Bài tập 2: Liên hệ bản thân - Gia đình em theo đạo Phật hay Thiên chúa ? - Hãy kể về 1 hành vi mê tín dị đoan mà em biết?
  33. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Đối với bài vừa học: + Học thuộc nội dung vừa học và bài ghi. + Tìm hiểu tình hình tín ngưỡng, tôn giáo và mê tín dị đoan ở địa phương. + Hoàn chỉnh bài tập a, SGK/53. - Đối với bài học ở tiết tiếp theo: + Chuẩn bị bài “Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo(tt)”. + Tìm hiểu: * Chúng ta cần làm gì để thể hiện sự tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo? * Làm các bài tập còn lại trong SGK/53,54