Bài giảng Giáo dục âm nhạc Tôi là chiếc ấm trà

doc 4 trang Thương Thanh 28/07/2023 5370
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Giáo dục âm nhạc Tôi là chiếc ấm trà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_giang_giao_duc_am_nhac_toi_la_chiec_am_tra.doc

Nội dung text: Bài giảng Giáo dục âm nhạc Tôi là chiếc ấm trà

  1. I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1. Kiến thức: - Trẻ biết tên bài hát: Bài hát “Tôi là chiếc ấm trà”, nhạc nước ngoài. - Trẻ biết vận động minh họa theo bài hát. - Biết tên bài hát nghe: Bài “Trống cơm”, dân ca Bắc Bộ. - Trẻ biết cách chơi trò chơi: “Nghe tiếng hát tìm đồ vật”. 2. Kỹ năng: - Vận động minh họa phù hợp với bài hát. - Thể hiện cảm xúc vui tươi khi vận động minh họa theo bài hát. - Phát triển tai nghe, phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc. - Hưởng ứng cảm xúc khi xem cô và các bạn hát múa. - Chơi trò chơi đúng luật. 3. Thái độ: - Trẻ hào hứng tham gia hoạt động GDÂN. II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng của cô: - Đàn ooc-gan ghi bài “Tôi là chiếc ấm trà”, “Trống cơm”. - Đoạn phim hoạt hình về chiếc ấm trà. - Trang phục biểu diễn của cô: Váy đụp, áo bà ba, trống. - Mũ chóp, đồ chơi. - Máy tính, TV. 2. Đồ dùng của trẻ: - Trang phục biểu diễn: váy đụp, yếm cho hai bạn gái. Bộ trống cho hai bạn trai. - 4 chiếc trống. 3. Địa điểm: - Trong lớp học. - Trẻ ngồi trên ghế hình chữ U.
  2. III. CÁCH TIẾN HÀNH: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Ổn định tổ chức: - Cô và trẻ cùng xem đoạn phim hoạt hình về chiếc ấm trà. - Cùng xem đoạn phim trên màn hình TV. - Đàm thoại: + Đoạn phim các con vừa xem xuất hiện những đồ dùng gì? - Trả lời câu hỏi của cô. + Chiếc ấm trà đã làm gì? + Có một bài hát rất hay nói về chiếc ấm trà đáng yêu đấy, các con có nhớ đó là bài hát nào không? 2. Nội dung chính: * NDTT: Dạy vận động minh họa “Tôi là chiếc ấm trà” - Mời cả lớp cùng hát lại bài hát với cô. - Trẻ hát cùng cô. - Mời trẻ về chỗ ngồi, trẻ hát và xem cô vận động minh họa - Chú ý quan sát cô vận cho bài hát. động minh họa bài hát. - Cô hát và vận động minh họa cho trẻ xem (không nhạc). - Cả lớp cùng đứng lên vận động minh họa theo bài hát cùng - Cả lớp vận động minh cô. (3-4 lần). họa cho bài hát cùng cô. - Khi trẻ đã vận động minh họa được theo bài hát, cô cho trẻ hát và vận động theo nhạc. - Mời các tổ lên biểu diễn hát vận động minh họa bài hát - Các tổ lần lượt biểu “Tôi là chiếc ấm trà”. Cô và cả lớp cùng nhận xét phần diễn. biểu diễn của các bạn. (Sửa lại động tác, thế tay, chân cho - Nhận xét phần biểu diễn trẻ nếu trẻ còn nhầm). của các bạn. - Mời nhóm bạn trai, bạn gái lên biểu diễn. - Nhóm bạn trai, bạn gái lên biểu diễn. - Mời cá nhân trẻ vận động tốt bài hát lên biểu diễn cho cô - Cá nhân trẻ biểu diễn.
  3. và các bạn cùng xem. - Cô nhận xét chung cả lớp. - Chú ý lắng nghe cô. * Trò chơi “Nghe tiếng hát tìm đồ vật”: - Hôm nay, cô thấy lớp mình học rất ngoan, hát rất hay và vận động rất giỏi đấy! Cô thưởng cho lớp mình một trò chơi, các con có thích không nào? - Trò chơi có tên: “Nghe tiếng hát tìm đồ vật”. Một bạn sẽ - Nghe cô giới thiệu tên lên đội mũ chóp để che mắt lại. Cô đưa đồ chơi cho một bạn trò chơi, cách chơi. bất kì ngồi dưới ghế. Bạn đội mũ chóp sẽ có nhiệm vụ tìm ra người đang giữ đồ chơi thông qua tiếng hát của cả lớp. Càng đến gần bạn giữ đồ chơi, cô cùng cả lớp càng hát to hơn và ngược lại. Tiếng hát sẽ nhỏ đi khi bạn đi tìm ở xa người đang giữ đồ chơi. Các đã rõ cách chơi chưa nào? - Cho trẻ chơi 3-4 lần theo ý thích của trẻ. - Trẻ tham gia chơi. - Nhận xét kết quả chơi, khen ngợi động viên trẻ. * NDKH: Nghe hát “Trống cơm”: - Ngày hôm nay cả lớp đã học, đã chơi rất ngoan rồi. Vì - Lắng nghe cô. vậy, các cô sẽ dành tặng các con một điều bất ngờ đấy. Các - Nhắm mắt lại và mở mắt con hãy nhắm mắt xinh của mình lại nào! Cô đếm đến ba, cả khi có hiệu lệnh. lớp cùng mở mắt ra nhé! - Cô thay trang phục múa và xuất hiện. Giới thiệu: “Tình bằng có cái trống cơm, khen ai khéo vỗ ấy mấy bông nên bông, ấy mấy bông mà nên bông ” Đó chính là câu hát mở đầu cho bài hát “Trống cơm” đấy. Cô sẽ hát tặng cả lớp bài hát này nhé! - Cô hát lần 1 cùng với đàn: - Lắng nghe cô hát. + Cô vừa hát bài hát gì? - Trẻ trả lời.
  4. + Các con có biết bài hát “Trống cơm” thuộc thể loại nhạc gì không? - Lần nghe thứ hai: + Cô giới thiệu bài hát “Trống cơm” với giai điệu vui tươi, - Xem cô và các bạn đặc trưng cho làn điệu dân ca Bắc Bộ. trong đội văn nghệ biểu + Cô và các bạn đội văn nghệ cùng hát múa minh họa cho diễn. bài hát. 3. Kết thúc: - Nhận xét chung giờ học. - Lắng nghe cô. - Chuyển hoạt động.