Bài giảng Địa lí tỉnh Thái Nguyên

ppt 17 trang thienle22 12960
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Địa lí tỉnh Thái Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_dia_li_tinh_thai_nguyen.ppt

Nội dung text: Bài giảng Địa lí tỉnh Thái Nguyên

  1. GV: Triệu Thị Loan Trường THCS Độc Lập
  2. Hình 1.1. Lược đồ hành chính tỉnh Thái Nguyên
  3. Tỉnh Thái Nguyên có tọa độ địa lí từ 21019’ đến 22o 03’ vĩ độ bắc và từ 105029’ đến 106015’ kinh độ đông. Từ bắc xuống nam dài 43 phút vĩ độ (khoảng 80 km), từ tây sang đông rộng 46 phút kinh độ (khoảng 85 km). Thái Nguyên là một tỉnh nằm trong vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. Diện tích tự nhiên là 3.562,82 km2, dân số hiện nay là hơn 1 triệu người, chiếm 1,13% diện tích và 1,41% dân số so với cả nước.
  4. Tỉnh Thái Nguyên: + Phía Bắc tiếp giáp với Tỉnh Bắc Kạn, + Phía tây giáp với Tỉnh Vĩnh Phúc và Tỉnh Tuyên Quang, + Phía đông giáp với các Tỉnh Lạng Sơn và Bắc Giang + Phía nam tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội.
  5. Theo sách Đại Nam nhất thống chí (tập IV, quyển XX) vào năm Minh Mạng thứ 12 (1831) trấn Thái Nguyên trước kia đã được đổi thành tỉnh Thái Nguyên. Ngày 21-4-1965, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã ra quyết định hợp nhất hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn thành tỉnh Bắc Thái. Ngày 5-11-1996, Quốc hội khoá IX, kì họp thứ 10 đã phê chuẩn việc tách tỉnh Bắc Thái thành hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn. Từ đời Gia Long thứ 12 (1813) thủ phủ trấn Thái Nguyên từ Thiên Phúc (huyện Sóc Sơn thành phố Hà Nội ngày nay) được chuyển lên khu vực Đồng Mỗ (phường Túc Duyên, Trưng Vương thành phố Thái Nguyên hiện nay). Qua quá trình lịch sử, thị xã Thái Nguyên đã phát triển thành thành phố Thái Nguyên (19-10-1962).
  6. Ngày 19/8/1956 Thái Nguyên là một trong sáu tỉnh và là thủ phủ của Khu tự trị Việt Bắc. Đồng thời, sáp nhập huyện Phổ Yên về tỉnh Vĩnh Phúc, sau khi khu tự trị này bị giải thể, huyện Phổ Yên lại được trả về Thái Nguyên. Năm 1965, chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã sáp nhập hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn thành tỉnh Bắc Thái. Năm 1997, tỉnh Bắc Thái lại tách thành hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn như ngày nay. Khi tách ra, tỉnh Thái Nguyên có 9 đơn vị hành chính gồm: thành phố Thái Nguyên (tỉnh lị), thị xã Sông Công và 7 huyện: Đại Từ, Định Hóa, Đồng Hỷ, Phú Bình, Phú Lương, Võ Nhai. Theo Nghị quyết số 32/NQ-UBTVQH13 ngày 15 tháng 5 năm 2015 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII, thị xã Sông Công được nâng cấp thành thành phố Sông Công và huyện Phổ Yên được nâng cấp thành thị xã Phổ Yên. Thái Nguyên có 2 thành phố, 1 thị xã, 6 huyện.
  7. Các đơn vị hành chính này được chia tiếp thành 180 đơn vị hành chính cấp xã (gồm có 32 phường, 9 thị trấn, và 139 xã), trong đó có 125 xã vùng cao và miền núi, còn lại là các xã đồng bằng và trung du. Tháng 10 năm 2002, thành phố Thái Nguyên được công nhận đô thị loại II. Sau 8 năm, thành phố tiếp tục có những bước phát triển nhanh chóng về kinh tế - xã hội, trở thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của tỉnh Thái Nguyên và của cả vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, Ngày 01/9/2010 Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định 1645/QĐ-TTg công nhận thành phố Thái Nguyên là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Thái Nguyên, thành phố Thái Nguyên có diện tích 189,70 km2 với dân số năm 2010 là 330.770 người.
  8. Danh sách các đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh Thái Nguyên Tên đơn Dân số Số xã, Tên đơn Dân số Số xã, vị hành (người) phường, vị hành (người) phường, chính 2015 thị trấn chính 2015 thị trấn Thành phố (2) 2 thị trấn, Đại Từ 159.667 21 28 xã Thái 362.921 phường, 1 thị trấn, Nguyên (2016) Định Hóa 87.089 11 xã 23 xã Sông 7 phường, 88.439 2 thị trấn, 109.409 Đồng Hỷ Công 4 xã (2016) 13 xã Thị xã (1) 144.908 1 thị trấn, Phú Bình 4 phường, (2016) 19 xã Phổ Yên 158.619 14 xã Phú 94.203 2 thị trấn, Huyện (6) Lương (2016) 13 xã 1 thị trấn, Võ Nhai 64.241 14 xã
  9. Địa hình chủ yếu là đồi núi thấp. Khu vực có độ cao > 100m chiếm hơn 2/3 diện tích, độ cao < 100m chiếm dưới 1/3 diện tích, bao gồm vùng phù sa nhỏ hẹp của sông Cầu, sông Công thuộc các huyện Phú Bình, Phổ Yên và vùng đồi bát úp kế tiếp chuyển lên địa hình cao hơn. Núi của Thái Nguyên đều là phần phía nam của các dãy núi cánh cung Ngân Sơn, Bắc Sơn. Cao nhất là dãy Tam Đảo (1590m); sườn đông dãy núi Tam Đảo thuộc địa phận phía tây nam của tỉnh Thái Nguyên có độ cao trên dưới 1000m rồi giảm nhanh xuống thung lũng sông Công và vùng hồ Núi Cốc. Phía đông tỉnh, địa hình cũng chỉ cao 500m-600m, phần nhiều là các khối núi đá vôi với độ cao sàn sàn như nhau. Cấu trúc chủ yếu là đa phong hóa mạnh, tạo thành nhiều hang động và thung lũng nhỏ Phía nam tỉnh, địa hình thấp chỉ có một số núi thấp nhô lên khỏi các vùng đồi. Vùng đồi trung du ở phía nam và vùng đồng bằng phù sa các con sông độ cao dưới 100m.
  10. Hang Phượng Hoàng - Võ Nhai
  11. Hang Sa Khao nằm trong dãy núi đá vôi ở vị trí Tây Bắc xã Phú Thượng.
  12. Khí hậu Thái Nguyên chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm 25 °C; biên độ nhiệt năm 13,7 °C. (tháng nóng nhất là tháng 6: 28,9 °C; tháng lạnh nhất là tháng 1: 15,2 °C). Tổng số giờ nắng trong năm 1300- 1750 giờ. Lượng mưa trung bình năm 1500-2500mm. Khoảng 87% lượng mưa tập trung vào mùa mưa, (từ tháng 5 đến tháng 10), trong đó riêng lượng mưa tháng 8 chiếm gần 30% tổng mưa cả năm, nên thường gây ra lũ lụt. Vào mùa khô, đặc biệt là tháng 12, lượng mưa trong tháng chỉ bằng 0,5% lượng mưa cả năm. Mưa lớn ở huyện Đại Từ, thành phố Thái Nguyên, lượng mưa ít hơn ở vùng phía tây các huyện Võ Nhai, Phú Lương. Độ ẩm cao, trừ tháng 1 các tháng còn lại, độ ẩm tương đối trên 80%.
  13. Nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm, nhưng do địa hình nên khí hậu Thái Nguyên vào mùa đông được chia thành 3 vùng rõ rệt: - Vùng lạnh nhiều nằm ở phía bắc huyện Võ Nhai. - Vùng lạnh vừa gồm các huyện Định Hóa, Phú Lương và phía nam huyện Võ Nhai. - Vùng ấm gồm các huyện: Đại Từ, Thành phố Thái Nguyên, Đồng Hỷ, Phú Bình, Phổ Yên và Thành phố Sông Công.
  14. Mưa lũ vào cuối tháng 8 khiến nhiều nhà tại huyện Định Hóa (Thái Nguyên) bị ngập lụt.