Trắc nghiệm Địa lí 12 - Bài 33: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở đồng bằng sông Hồng

doc 5 trang thienle22 4090
Bạn đang xem tài liệu "Trắc nghiệm Địa lí 12 - Bài 33: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở đồng bằng sông Hồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • doctrac_nghiem_dia_li_12_bai_33_chuyen_dich_co_cau_kinh_te_o_do.doc

Nội dung text: Trắc nghiệm Địa lí 12 - Bài 33: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở đồng bằng sông Hồng

  1. BÀI33. CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG Câu 1. Hiện nay, đồng bằng sông Hồng gồm bao nhiêu tỉnh, thành? A. 10. B. 11. C. 12. D. 13 Câu 2. Phía đông của đồng bằng sông Hồng tiếp giáp với A. Biển Đông. B. Bắc Campuchia C. Duyên hải Nam Trung Bộ. D. Đông Nam Lào Câu 3.Ý nào sau đây không đúng với vị trí địa lí của vùng đồng bằng sông Hồng? A. Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm. B. Giáp với các vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ. C. Giáp Vịnh Bắc Bộ ( Biển Đông ). D. Giáp với Thượng Lào. Câu 4 . Trong cơ cấu sử dụng đất ở đồng bằng sông Hồng, loại đất nào chiếm tỉ lệ cao nhất? A. Đất ở. B. Đất chuyên dùng. C. Đất nông nghiệp. D. Đất chưa sử dụng, sông suối. Câu 5. Vấn đề quan trọng hàng đầu cần quan tâm trong việc sử dụng đất ở đồng bằng sông Hồng là A. tăng cường mở rộng diện tích đấ.t B. đất đai bị thoái hóa, bạc màu. C. đất phù sa không được bồi đắp hằng năm chiếm diện tích lớn. D. đất phù sa có thành phần cơ giới từ cát pha đến trung bình thịt. Câu 6. Xu hướng chung của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở đồng bằng sông Hồng là giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II và III do A. Đây là vùng kinh tế trọng điểm của quốc gia. B. Phát triển theo cơ chế thị trường. C. Do đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. D. Có sự đầu tư của nhà nước. Câu 7. Trong cơ cấu nông nghiệp theo ngành ở đồng bằng sông Hồng, ngành giữ vị trí hàng đầu là ngành A. Chăn nuôi. B. Trồng câylương thực. C. Trồng cây công nghiệp. D. Nuôi trồng thủy sản. Câu 8. Sản lượng lương thực bình quân đầu người ở đồng bằng sông Hồng thấp hơn mức trung bình của cả nước do A. Diện tích đất canh tác ít B. Người dân thiếu kinh nghiệm và truyền thống canh tác C. Dân số đông . D. Đất chuyên dùng và đất thổ cư có xu hướng giảm. Câu 9. Đây là biện pháp có ý nghĩa hàng đầu đối với việc sử dụng hợp lí đất đai ở Đồng bằng sông Hồng. A. Đẩy mạnh thâm canh. B. Quy hoạch thuỷ lợi. C. Khai hoang và cải tạo đất. D. Trồng rừng và xây dựng thuỷ lợi.
  2. Câu 10. Vì sao ở Đồng bằng Sông Hồng chú trọng phát triển ngành công nghiệp chế biến? A. Nguồn nguyên liệu dồi dào từ ngành nông nghiệp và ngành thủy sản. B. Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỉ thuật phát triển. C. Đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho dân số đông. D. Xuất khẩu mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn. Câu 11. Đồng bằng sông Hồng là vùng có diện tích nhỏ nhất nước ta : A. 1,5 nghìn km2. B. 15 nghìn km2. C. 150 nghìn km2. D. 4,5 nghìn km2. Câu 12. Đồng bằng sông Hồng có 70% là đất màu mỡ A. đỏ bazan. B. xám. C. đen. D. phù sa. Câu 13. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng đồng bằng sông Hồng theo xu hướng: A. Giảm tỷ trọng khu vực I và II , tăng tỷ trọng khu vực III. B. Giảm tỷ trọng khu vực II , tăng tỷ trọng khu vực I và III. C. Giảm tỷ trọng khu vực I và III , tăng tỷ trọng khu vực II. D. Giảm tỷ trọng khu vực I, tăng tỷ trọng khu vực II và III. Câu 14. Tỷ trọng giá trị kinh tế chiếm cao nhất ở đồng bằng sông Hồng là ngành: A. Nông nghiệp. B. Công nghiêp - Xây dựng. C. Dịch vụ. D. Công nghiệp. Câu 15. Hãy chọn sản phẩm cây công nghiệp ngắn ngày đang được phát triển chuyên môn hóa sản xuất ở vùng đồng bằng sông Hồng: A. Đỗ tương , lạc. B. Mía , cói. C. Đay , cói. D. Lạc , thuốc lá. Câu 16. Đặc điểm khí hậu đồng bằng sông Hồng mang tính chất gì ? A. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh vừa. B. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có hai mùa mưa khô rõ rệt. C. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh. D. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nóng quanh năm. Câu 17. Năng suất lúa ở đồng bằng sông Hồng cao nhất nước ta do: A. Diện tích trồng lúa lớn nhất cả nước. B. Trình độ thâm canh cao nhất. C. Mật độ dân số cao nhất nước nên nhu cầu lớn. D. Đất đai rộng lớn, màu mỡ. Câu 18. Thời gian từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau , khó khăn lớn nhất để trồng cây lương thực - thực phẩm của đồng bằng sông Hồng là: A. Áp thấp nhiệt đới , bão. B. Khô , lạnh kéo dài. C. Ngập – úng. D. Nắng nóng , khô hạn. Câu 19. Loại tài nguyên được đánh giá hàng đầu ở vùng đồng bằng sông Hồng là: A. Khí hậu. B. Sông ngòi C. Khoáng sản. D. Đất đai. Câu 20. Trồng lúa nước là ngành xuất hiện sớm ở đồng bằng sông Hồng ,vụ lúa nào đã trở thành vụ chính của vùng? A. Vụ đông – xuân. B. Vụ hè – thu.
  3. C. Vụ xuân – hè. D. Vụ thu – đông. Câu 21. Loại tài nguyên nào được đánh giá là rất phong phú ở Đồng bằng Sông Hồng? A. Đất. B. Nước. C. Khoáng sản . D. Thủy sản. Câu 22. Ở Đồng bằng sông Hồng, điều gì không phải là thế mạnh trong vấn đề dân cư A. có nguồn lao động dồi dào. B. nguồn lao động này có nhiều kinh nghiệm, chất lượng lao động cao. C. phần lớn lao động đến từ nhiều địa phương khác nhau. D. Tạo ra thị trường có sức mua lớn. Câu 23. Điều gì không đúng về đặc điểm xã hội của Đồng bằng sông Hồng? A. Nguồn lao động dồi dào với truyền thống và kinh nghiệm sản xuất phong phú. B. Chất lượng nguồn lao động đứng đầu cả nước. C. Tỉ lệ dân thành thị cao nhất cả nước. D. Là vùng có số dân đông hơn các vùng khác Câu 24. Tài nguyên đất của Đồng bằng sông Hồng có đặc điểm A. màu mỡ, 70% diện tích có độ phì cao và trung bình. B. tỉ lệ diện tích đã được sử dụng cao hơn nhiều so với mức bình quân của cả nước. C. màu mỡ nhất là đất trong đê. D. phần lớn đất chưa sử dụng có khả năng sản xuất nông nghiệp. Câu 25. Ý nào không đúng về cơ cấu sử dụng đất ở Đồng bằng sông Hồng? A. Đất chưa sử dụng có tỉ lệ cao. B. Tỉ lệ đất nông nghiệp cao hơn các vùng khác. C. Tỉ lệ đất chuyên dùng lớn hơn tỉ lệ đất ở. D. Tỉ lệ đất chuyên dùng, đất ở cao hơn các vùng khác. Câu 26. Hạn chế của Đồng bằng sông Hồng để phát triển công nghiệp là. A. khả năng cung cấp điện chưa đảm bảo. B. thiếu lao động có tay nghề và chuyên môn kĩ thuật giỏi. C. phần lớn nguyên liệu phải đưa từ vùng khác đến. D. mật độ dân số cao, qũy đất xây dựng ít. Câu 27. Trong cơ cấu kinh tế theo ngành, so với cả nước, Đồng bằng sông Hồng có A. tỉ trọng của khu vực dịch vụ cao hơn. B. tỉ trọng của khu vực công nghiệp – xây dựng thấp hơn. C. tỉ trọng của khu cực công nghiệp – xây dựng cao hơn. D. tỉ trọng của khu vực nông – lâm – ngư cao hơn. Câu 28. Ngành nào dưới đây là ngành công nghiệp trọng điểm của Đồng bằng sông Hồng? A. Hóa chất. B. Luyện kim. C. Năng lượng. D. Vật liệu xây dựng. Câu 29. Phải đặt vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Đồng bằng sông Hồng là vì A. để phát huy hết các thế mạnh của vùng, nhất là nguồn tài nguyên thiên nhiên và nguồn lao động có tay nghề cao. B. để phát huy các thế mạnh và khắc phục những hạn chế, nhằm đưa nền kinh tế phát triển tương xứng với vị trí và tiềm năng.
  4. C. đây là vùng trọng điểm số 2 về sản xuất lương thực - thực phẩm của nước ta nhưng sản xuất lương thực ngày càng gặp khó khăn. D. đây là vùng có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp và dịch vụ nhưng hiện nay còn phát triển chậm hơn các vùng khác. Câu 30. Đồng bằng sông Hồng có thể phát triển một số cây trồng có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới do A. địa hình bằng phẳng, đất phù sa màu mỡ. B. kinh nghiệm sản xuất phong phú của người dân. C. khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh. D. nguồn nước phong phú của 2 hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình. Câu 31. Dựa vào trang 22 của Atlat Địa lí Việt Nam, cho biết: Các trung tâm công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm có quy mô lớn và rất lớn (năm 2007) thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng là những trung tâm nào trong số sau? A. Hải Phòng, Hà Nội. B. Hà Nội, Hải Dương. C. Hải Phòng, Nam Định. D. Hải Phòng, Hải Dương. Câu 32. Phát triển kinh tế biển ở Đồng bằng sông Hồng, nên tập trung vào những ngành nào sau đây? A. Đánh bắt hải sản và du lịch. B. Khai thác dầu khí, giao thông vận tải. C. Làm muối, du lịch và dịch vụ cảng biển. D. Giao thông vận tải, du lịch, khai thác – nuôi trồng thủy hải sản. Câu 33. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, hãy cho biết các trung tâm công nghiệp nào sau đây ở Đồng bằng sông Hồng có quy mô từ trên 9 đến 40 nghìn tỉ đồng? A. Phúc Yên, Bắc Ninh. B. Bắc Ninh, Hải Dương. C. Hưng Yên, Nam Định. D. Hải Phòng, Phúc Yên. Câu 34. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, hãy cho biết mỏ khí tự nhiên Tiền Hải thuộc tỉnh, thành phố nào của Đồng bằng sông Hồng? A. Thái Bình. B. Nam Định. C. Ninh Bình. D. Hải Phòng. Câu 35. Hai trung tâm kinh tế lớn nhất Đồng bằng sông Hồng là A. Hà Nội, Hải Dương. B. Hà Nội, Hải Phòng. C. Hà Nội, Thái Bình. D. Hà Nội, Nam Định. Câu 36. Hạn chế lớn nhất đối với phát triển ngành công nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng là A. chất lượng nguồn lao động hạn chế. B. người dân thiếu kinh nghiệm. C. thiếu nguyên liệu. D. cơ sở vật chất- kỹ thuật chưa đồng bộ. Câu 37. Phải đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở vùng Đồng bằng sông Hồng vì A. nhằm khai thác hợp lí nguồn lực phát triển kinh tế- xã hội. B. việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành của vùng còn chậm, chưa phát huy hết thế
  5. mạnh của vùng. C. nhằm đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế. D. góp phần giải quyết các vấn đề về xã hội và môi trường trong vùng. Câu 38. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, tỉnh có sản lượng lúa cao nhất Đồng bằng sông Hồng hiện nay là A. Nam Định. B. Thái Bình. C. Hải Dương. D. Hưng Yên. Câu 39. Quốc lộ 5- tuyến quốc lộ huyết mạch của đồng bằng Sông Hồng kết nối hai trung tâm kinh tế của vùng là A. Hà Nội và Hải Phòng. B. Hà Nội và Bắc Ninh. C. Hà Nội và Nam Định. D. Hà Nội và Phúc Yên. Câu 40. Trong định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Đồng bằng sông Hồng, ở khu vực III ngành được xem là tiềm năng mới của vùng là: A. y tế. B. du lịch. C. giao thông vận tải. D. tài chính – ngân hàng.