Tham khảo ôn học sinh giỏi Ngữ văn Lớp 7

doc 61 trang nhungbui22 10/08/2022 5330
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tham khảo ôn học sinh giỏi Ngữ văn Lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • doctham_khao_on_hoc_sinh_gioi_ngu_van_lop_7.doc

Nội dung text: Tham khảo ôn học sinh giỏi Ngữ văn Lớp 7

  1. Lh.BDHSG VAN 7 PHẦN 1: BỘ ĐỀ THAM KHẢO ĐỀ 3 ĐỀ BÀI Câu 1. (2,0 điểm)Xác định, phân tích giá trị các từ láy và biện pháp tu từ trong đoạn văn sau: “Mưa xuân. Không phải mưa. Đó là sự bâng khuâng gieo hạt xuống mặt đất nồng ấm, mặt đất lúc nào cũng phập phồng, như muốn thở dài vì bổi hổi, xốn xang Hoa xoan rắc nhớ nhung xuống cỏ non ướt đẫm. Đồi đất đỏ lấm tấm một thảm hoa trẩu trắng”. (Vũ Tú Nam) Câu 2. (8,0 điểm) - Đem chia đồ chơi ra đi ! – Mẹ tôi ra lệnh. Thủy mở to đôi mắt như người mất hồn, loạng choạng bám vào cánh tay tôi. Dìu em vào trong nhà, tôi bảo: - Không phải chia nữa. Anh cho em tất. Tôi nhắc lại hai ba lần, Thủy mới giật mình nhìn xuống. Em buồn bã lắc đầu: - Không, em không lấy. Em để hết lại cho anh. (Cuộc chia tay của những con búp bê – Khánh Hoài, Ngữ văn 7, Tập I) Đoạn trích cho em cảm nhận được điều gì? Hãy viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về tình cảm gia đình. Câu 3. (10 điểm)Ca dao thiên về tình cảm và biểu hiện lòng người. Ca dao là tiếng tơ đàn muôn điệu của tâm hồn quần chúng. Dựa vào những hiểu biết của mình về ca dao em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. Hết ĐÁP ÁN Phần I. Hướng dẫn chung - Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá đúng bài làm của thí sinh. Tránh cách chấm đếm ý cho điểm. - Khi vận dụng đáp án và thang điểm, giám khảo cần chủ động, linh hoạt với tinh thần trân trọng bài làm của học sinh. Đặc biệt là những bài viết có cảm xúc, có ý kiến riêng thể hiện sự độc lập, sáng tạo trong tư duy và trong cách thể hiện. - Nếu có việc chi tiết hóa điểm các ý cần phải đảm bảo không sai lệnh với tổng điểm và được thống nhất trong toàn hội đồng chấm thi. - Điểm toàn bài là tổng điểm của các câu hỏi trong đề thi, chấm điểm lẻ đến 0,25 và không làm tròn. Phần II. Đáp án và thang điểm Câu Nội dung Điểm Câu 2,0 1. (2,0 - Xác định được các từ láy và biện pháp tu từ có trong đoạn văn: 1,0 điểm) + Từ láy: bâng khuâng, phập phồng, bổi hổi, xốn xang, nhớ nhung, Mời qúy thầy cô tham gia vào nhóm: Tài liệu ôn thi hsg ngữ văn 6.7.8.9 để tải bài cho tiện nhé 1
  2. Lh.BDHSG VAN 7 lấm tấm. + Biện pháp tu từ: Nhân hóa (mưa xuân bâng khuâng gieo hạt; mặt 1,0 đất phập phồng, bổi hổi, xốn xang; hoa xoan nhớ nhung). So sánh (mặt đất như muốn thở dài). - Phân tích: + Mưa được cảm nhận như là sự bâng khuâng gieo hạt, những hạt mưa xuân từ bầu trời xuống mặt đất một cách nhẹ nhàng, đem đến cho đất trời một sự nồng ấm. + Mặt đất đón mưa được cảm nhận trong cái phập phồng, chờ đợi. Có lẽ sự chờ đón đó rất lâu rồi nên mặt đất thở dài, xốn xang, bổi hổi. + Hoa xoan rụng được cảm nhận như cây đang rắc nhớ nhung. Các từ láy diễn tả về tâm trạng, cảm xúc con người kết hợp biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa để diễn tả cảnh vật, thiên nhiên đất trời lúc mưa xuân: làn mưa xuân nhẹ, mỏng, đáng yêu, đem đến hơi thở, sự sống cho thiên nhiên đất trời của mùa xuân. Mưa xuân được cảm nhận hết sức tinh tế qua tâm hồn nhạy cảm và tình yêu thiên nhiên của nhà văn Vũ Tú Nam. Câu 8,0 2. a. Cảm nhận về đoạn trích 1,0 (8,0 - Nỗi đau buồn của hai anh em phải xa nhau khi gia đình đổ vỡ. điểm) - Sự yêu thương, nhường nhịn, lo lắng, tình cảm thắm thiết, gắn bó của Thành và Thủy. b. Học sinh viết đoạn văn nghị luận về tình cảm gia đình - Yêu cầu về mặt kỹ năng: Hình thức là một bài văn ngắn, diễn đạt rõ 7,0 ràng, linh hoạt, không mắc các lỗi câu, chính tả; có sự thống nhất chủ đề trong toàn đoạn. - Yêu về mặt kiến thức: Trên cơ sở nội dung đoạn trích trongvăn bản "Cuộc chia tay của những con búp bê" học sinh cần làm rõ một số ý cơ bản: + Tình cảm gia đình là tình cảm thiêng liêng, cao quý, được thể hiện một cách phong phú, đa dạng trong cuộc sống. + Trong đời sống mỗi người, tình cảm gia đình có ý nghĩa quan trọng, đặc biệt trong việc hình thành nhân cách, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc + Hiện nay, tình trạng hôn nhân đổ vỡ, tình cảm gia đình bị rạn nứt ngày một nhiều dẫn đến những cuộc chia ly, gây tổn thương cho tâm hồn những đứa trẻ và nhiều hệ lụy khác cho xã hội. + Mỗi người cần trân trọng, gìn giữ, xây dựng tình cảm gia đình bền vững, vượt qua khó khăn, thử thách, không để xảy ra chia lìa, đổ vỡ Câu 10 3. (10 * Yêu cầu chung: Học sinh biết làm bài văn chứng minh gồm có ba phần điểm) rõ ràng. Chú ý các dẫn chứng đưa ra cần có sự phân tích chứ không phải là bài liệt kê dẫn chứng. Diễn đạt trong sáng, lưu loát và không mắc các Mời qúy thầy cô tham gia vào nhóm: Tài liệu ôn thi hsg ngữ văn 6.7.8.9 để tải bài cho tiện nhé 2
  3. Lh.BDHSG VAN 7 lỗi diễn đạt, chính tả. * Yêu cầu cụ thể: a. Mở bài Giới thiệu về ca dao và dẫn dắt nhận định. b. Thân bài 1,0 * Giải thích - Người lao động xưa thường dùng ca dao để bộc lộ suy nghĩ, tình cảm của mình. Ca dao là tiếng hái tâm tình của người lao động. Những cảm xúc, suy nghĩ những tình cảm được biểu hiện trong ca dao có sự gắn bó 1,5 trực tiếp với những cảnh ngộ nhất định. - Ca dao chủ yếu được sáng tác theo thể thơ lục bát là thể thơ truyền thống của dân tộc mượt mà sâu lắng vì thế người nghệ sĩ dân gian đã 1,5 dùng ca dao để biểu lộ tình cảm, cảm xúc của mình. - Ca dao đã diễn tả phong phú và tinh tế đời sống tâm hồn của người dân. * Chứng minh - Tình yêu quê hương đất nước. 1,0 + Yêu mến gắn bó làng quê nơi mình sinh ra (Dẫn chứng). + Tình cảm tự hào đắm say trước vẻ đẹp của Tây Hồ buổi sáng sớm(Dẫn chứng). 1,0 - Quê hương dù có nghèo khó nhưng đi đâu làm gì thì trong sâu thẳm tâm hồn họ vẫn hướng về quê (Dẫn chứng). - Ca dao là tiếng hát chứa chan về tình cảm gia đình, bạn bè + Đó là tình cảm của con cháu với ông bà (Dẫn chứng). 1,0 + Tình cảm của con cái với bố mẹ (Dẫn chứng). + Tình cảm anh chị em ruột thịt, trân trọng quý mến nhau (Dẫn chứng). - Tình yêu lao động sản xuất. Không khí làm ăn vui vẻ tấp nập trên cánh đồng: Trên đồng cạn dưới đồng sâu/ Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa. - Là tinh thần phản kháng xã hội bất công. Ca dao là tiếng nói ngọt ngào yêu thương nhưng cũng là tiếng nói căm hờn bởi những kẻ bóc lột. - Đối với bọn quan lại, nhân dân ta lưu truyền một chân lí: Con vua thì lại 1,0 làm vua và họ có mơ ước: Bao giờ dân nổi can qua/ Con vua thất thế lại ra quét chùa. - Trong xã hội cũ thân phận của người phụ nữ lại phải chịu nhiều đắng cay. Tiếng nói phản kháng của họ có khi yếu ớt thể hiện qua nỗi than thân đau đớn của mình (dẫn chứng). 0,5 c. Kết bài Khẳng định giá trị to lớn của ca dao với đời sống tinh thần của nhân dân: - Diễn tả đời sống tâm hồn của người bình dân xưa kia, ca dao là người 0,5 bạn thân thuộc đối với mỗi người dân. - Ca dao mãi là dòng suối mát nuôi dưỡng tâm hồn của các thế hệ người 1,0 Mời qúy thầy cô tham gia vào nhóm: Tài liệu ôn thi hsg ngữ văn 6.7.8.9 để tải bài cho tiện nhé 3
  4. Lh.BDHSG VAN 7 Việt Nam. Chúng ta học được nhiều bài học bổ ích về đạo làm con cháu, 1,0 tình nghĩa gia đình, tình làng nghĩa xóm, tình yêu quê hương xứ sở và rộng hơn là đạo lý làm người. ĐỀ6: ĐỀ BÀI Phần I. Đọc – hiểu: (4 điểm) MẸ VÀ QUẢ Nguyễn Khoa Điềm “ Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn Còn những bí và bầu thì lớn xuống Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi. Và chúng tôi, một thứ quả trên đời Bảy mươi tuổi mẹ vẫn chờ được hái Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi Mình vẫn còn là một thứ quả non xanh?” 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là gì? (1điểm) 2. Nêu nội dung của đoạn thơ. (1điểm) 3. Chỉ ra biện pháp tu từ ẩn dụ, so sánh được sử dụng trong bài thơ trên? Tác dụng của các biện pháp đó? ( 2 điểm) Phần II. Làm văn (16 điểm) Câu 1: (6.0 điểm) Đọc mẩu chuyện sau: "Chuyện kể, một danh tướng có lần đi ngang qua trường học cũ của mình, liền ghé vào thăm. Ông gặp lại người thầy từng dạy mình hồi nhỏ và kính cẩn thưa: - Thưa thầy, thầy còn nhớ con không? Con là Người thầy giáo già hoảng hốt: Mời qúy thầy cô tham gia vào nhóm: Tài liệu ôn thi hsg ngữ văn 6.7.8.9 để tải bài cho tiện nhé 4
  5. Lh.BDHSG VAN 7 - Thưa ngài, ngài là - Thưa thầy, với thầy con vẫn là đứa học trò cũ. Con có được những thành công hôm nay là nhờ sự giáo dục của thầy ngày nào " (Quà tặng cuộc sống) Bằng một bài văn ngắn, hãy nêu suy nghĩ của em về những điều tác giả muốn gửi gắm qua câu chuyện trên. Câu 2: (10 điểm) Đánh giá về ca dao, có ý kiến cho rằng: “Ca ngợi tình cảm gia đình đằm thắm, tình yêu quê hương đất nước thiết tha là một nội dung đặc sắc của ca dao”. Qua các bài ca dao đã học và những hiểu biết của em về ca dao, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. Hết . ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM Câu Câu trả lời Điểm PHẦN I 1 Biểu cảm. 1,0 2 Thể hiện lòng biết ơn của người con đối với mẹ. 1,0 - So sánh:Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên Còn những bí và bầu thì lớn xuống 1,0 - Ẩn dụ: Quả xanh non – sự dại dột chưa trưởng thành của người con. - Tác dụng: +Làm nổi bật công lao to lớn của mẹ, sự vun trồng bồi đắp để con là một 3 thứ quả ngọt ngào. Giọt mồ hôi mẹ nhỏ xuống như một thứ suối nguồn bồi đắp để những mùa quả thêm ngọt thơm. 1,0 + Lay thức tâm hồn con người về ý thức trách nhiệm, sự đền đáp công ơn sinh thành của mỗi con người chúng ta với mẹ Mời qúy thầy cô tham gia vào nhóm: Tài liệu ôn thi hsg ngữ văn 6.7.8.9 để tải bài cho tiện nhé 5
  6. Lh.BDHSG VAN 7 PHẦN II 1. Về kĩ năng - Viết đúng thể thức của một bài văn ngắn, đúng kiểu bài nghị luận xã hội. 1,0 - Bố cục 3 phần cân đối, lập luận chặt chẽ; luận điểm rõ ràng. - Diễn đạt lưu loát; dẫn chứng xác thực; liên hệ mở rộng tốt. - Trình bày sạch đẹp; ít sai lỗi câu, từ, chính tả. 2. Về kiến thức Học sinh có thể trình bày bằng nhiều cách nhưng cần làm rõ được các yêu cầu cơ bản sau: + Tóm tắt nội dung câu chuyện: 1,0 1. - Câu chuyện kể về cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa người học tò cũ và thầy giáo già. - Câu chuyện thể hiện thái độ kính trọng, biết ơn thầy giáo cũ của một danh tướng. + Ý nghĩa câu chuyện 2,0 - Ca ngợi lòng biết ơn vô hạn của danh tướng với thầy giáo cũ. Người học trò tuy đã trở thành một nhân vật nổi tiếng, có quyền cao chức trọng (một vị danh tướng) nhưng vẫn luôn nhớ tới những người thầy đã dạy dỗ, giáo dục mình nên người. Việc người học trò trở về thăm trường, gặp thầy giáo cũ và có những cách ứng xử rất khiêm tốn và đúng mực, thể hiện thái độ kính trọng và lòng biết ơn của người học trò đối với thầy giáo mình. Ngay cả khi người thầy giáo già gọi vị tướng là ngài thì ông vẫn không hề thay đổi cách xưng hô (con – thầy). - Đem đến lời nhắc nhở với những kẻ vong ân bội nghĩa trong xã hội. + Bài học cho bản thân về lòng biết ơn. 2,0 - Cần biết ơn và quí trọng thầy cô trong bất cứ hoàn cảnh nào. Dù sau này trở thành người tài giỏi, địa vị cao sang cũng luôn nhớ và kính trọng thầy cô giáo, những người đã dạy dỗ em nên người. - Biết ơn thầy cô không phải đem quà cáp tặng thầy cô mà chỉ cần những cử chỉ lời nói lễ phép, kính trọng. Đó là món quà quí giá nhất. Mời qúy thầy cô tham gia vào nhóm: Tài liệu ôn thi hsg ngữ văn 6.7.8.9 để tải bài cho tiện nhé 6
  7. Lh.BDHSG VAN 7 Giám khảo cân nhắc các mức thang điểm trên cho điểm phù hợp. 1) Yêu cầu: a, Về hình thức: Học sinh hiểu đúng yêu cầu của đề bài, biết cách làm bài văn nghị luận văn học, bố cục rõ ràng, kết cấu hợp lí, diễn đạt tốt, trôi chảy, có cảm xúc. b, Về nội dung: Học sinh trình bày trên cơ sở hiểu biết về ý nghĩa của ca dao, làm nổi bật được: “Tình cảm gia đình đằm thắm, tình yêu quê hương đất nước” trong ca dao. A. Mở bài : Dẫn dắt vấn đề - Trích dẫn ý kiến. 1,0 B. Thân bài : * Giải thích: Nước ta có một nền văn hóa nước lâu đời. Cuộc sống của nhân dân luôn 2,0 gắn liền với làng quê, cây đa, bến nước, con đò và đồng quê thẳng cánh cò 2. bay. Từ khi cất tiếng khóc chào đời người nông dân xưa đã gắn bó với làng quê và với họ ca dao là những câu hát dân gian phản ánh tâm tư, tình cảm trong đời sống , trong lao động, là “ bài ca sinh ra từ trái tim.” Qua ca dao, họ gửi trọn tình yêu cho những người thân ruột thịt của mình, cho ruộng đồng, lũy tre, cho quê hương, đất nước. * Chứng minh tình cảm trong ca dao được thể hiện: 5,0 - Tình cảm gia đình đằm thắm được ca dao thể hiện qua: + Lòng kính yêu với ông bà, cha mẹ. (dẫn chứng – phân tích) + Tình cảm anh em, tình nghĩa vợ chồng. (dẫn chứng – phân tích) - Tình yêu quê hương đất nước được ca dao thể hiện qua: + Lòng tự hào yêu mến, gắn bó với xóm làng thân thuộc, với cảnh vật tươi đẹp của quê hương, đất nước. (dẫn chứng – phân tích) + Niềm tự hào, yêu mến, gắn bó với nếp sống, phong tục, tập quán tốt đẹp Mời qúy thầy cô tham gia vào nhóm: Tài liệu ôn thi hsg ngữ văn 6.7.8.9 để tải bài cho tiện nhé 7
  8. Lh.BDHSG VAN 7 và những địa danh nổi tiếng của đất nước. (dẫn chứng – phân tích). * Đánh giá: Tình cảm gia đình đằm thắm và tình yêu quê hương đất nước 1,0 được nhân dân ta thể hiện trong ca dao rất phong phú và đa dạng. Nó được thể hiện ở nhiều phương diên, nhiều cung bậc tình cảm khác nhau. Đọc ca dao ta không chỉ hiểu, yêu mến, tự hào về phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc mình, về cảnh đẹp làng quê, non sông đất nước mình mà còn cảm phục, trân trọng tình nghĩa sâu nặng, cao đẹp của người dân lao động. C. Kết bài : 1,0 - Khẳng định ý nghĩa của ca dao . - Liên hệ cảm nghĩ bản thân . 2) Thang điểm. - Điểm 9-10: Đáp ứng được những yêu cầu nêu trên. Văn viết có cảm xúc, dẫn chứng phong phú, phân tích và bình giá tốt, làm nổi bật được trọng tâm, diễn đạt trong sáng. Có thể còn một vài lỗi nhỏ. - Điểm 7-8: Cơ bản đáp ứng được những yêu cầu nêu trên, phân tích và bình giá chưa thật sâu sắc. - Điểm 5-6: Bài làm có bố cục, có luận điểm nhưng dẫn chứng chưa phong phú, văn viết chưa hay, còn một vài lỗi về diễn đạt, dùng từ, đặt câu. - Điểm 3-4: Bài làm thể hiện được luận điểm nhưng dẫn chứng quá sơ sài hoặc chưa lấy được dẫn chứng, chỉ bàn luận chung chung, dẫn chứng mang tính liệt kê. Bố cục lộn xộn, mắc nhiều lỗi diễn đạt, dùng từ, đặt câu. - Điểm 1-2: Không hiểu đề, sai lạc cả về nội dung và phương pháp. Các điểm 1,3, 5: Giám khảo cân nhắc các mức thang điểm trên cho điểm 1,0đ phù hợp. Mời qúy thầy cô tham gia vào nhóm: Tài liệu ôn thi hsg ngữ văn 6.7.8.9 để tải bài cho tiện nhé 8
  9. Lh.BDHSG VAN 7 Đề 12 ĐỀ BÀI. Câu 1 (5 điểm) Đọc các đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi cho bên dưới: "Sáng nay dậy sớm, tôi khẽ mở cửa rón rén đi ra vườn, ngồi xuống gốc cây hồng xiêm. Chợt thấy động phía sau, tôi quay lại: em tôi đã theo ra từ lúc nào. Em lặng lẽ đặt tay lên vai tôi. Tôi kéo em ngồi xuống và khẽ vuốt lên mái tóc. Chúng tôi cứ ngồi im như vậy. Đằng đông trời hửng dần. Những bông hoa thược dược đã thoáng hiện trong màn sương sớm và bắt đầu khoe bộ cánh rực rỡ của mình. Lũ chim sâu nhảy nhót trên cành và chiêm chiếp kêu. Ngoài đường, tiếng xe máy, tiếng ô tô và tiếng nói chuyện của những người đi chợ mỗi lúc một ríu ran. Cảnh vật vẫn cứ như hôm qua, hôm kia thôi mà sao tai họa giáng xuống đầu anh em tôi nặng nề thế này. ( ) Tôi dắt em ra khỏi lớp. Nhiều thầy cô ngừng giảng bài, ái ngại nhìn theo chúng tôi. Ra khỏi trường, tôi kinh ngạc thấy mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vẫn vàng ươm bao trùm lên cảnh vật ". (Cuộc chia tay của những con búp bê- Khánh Hoà Ngữ văn 7, Tập một, NXB Giáo dục, 2016) a. "Chúng tôi" được nhắc đến trong đoạn là những nhân vật nào? b. Trong đoạn văn nhân vật có nói: "tai họa giáng xuống đầu anh em tôi nặng nề thế này", em hãy cho biết nhân vật muốn nhắc đến điều gì? c. Em hãy phân tích đoạn văn để thấy được: Đoạn văn đã khắc họa rất thành công nội tâm nhân vật thông qua việc miêu tả ngoại cảnh. d. Cuộc chia tay đau đớn và đầy cảm động của hai em bé trong truyện khiến người đọc thấm thía rằng: “Được sống trong tình yêu thương của gia đình là niềm hạnh phúc của trẻ thơ”. Hãy nêu suy nghĩ của em về quan niệm trên bằng một đoạn văn ngắn. Câu 2 (5 điểm) Có ý kiến cho rằng: "Thơ ca là tiếng nói của trái tim", qua hai tác phẩm “ Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến và “ Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh em hãy làm sáng tỏ nhận định trên. Hết HƯỚNG DẪN CHẤM A. YÊU CẦU CHUNG - Giám khảo nắm chắc phương pháp và nội dung làm bài của học sinh, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt Hướng dẫn chấm, sử dụng nhiều mức độ điểm một cacahs hợp lí, khuyến khích các bài viết sáng tạo, có cảm xúc. - Học sinh làm bài theo nhiều cách riêng nhưng nếu đáp ứng những yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm. Mời qúy thầy cô tham gia vào nhóm: Tài liệu ôn thi hsg ngữ văn 6.7.8.9 để tải bài cho tiện nhé 9
  10. Lh.BDHSG VAN 7 - Lưu ý: Điểm bài thi có thể cho lẻ đến 0,25 điểm và không làm tròn số. B. YÊU CẦU CỤ THỂ Câu Nội dung Điểm 1 a. 0.5 - Chúng tôi được nhắc đến trong đoạn văn là nhân vật Thành và Thủy b. 0.5 - Nhân vật muốn nhắc đến cuộc chia tay của cha mẹ dẫn đến cuộc chia tay của hai anh em Thành và Thủy. c. ( 2.0 điểm) - Tác giả sử dụng biện pháp miêu tả đối lập: Những bông hoa rực rỡ sắc 1.0 màu, lũ chim vui vẻ nhảy nhót Đã làm nổi bật khung cảnh một buổi sớm thanh bình, hiền hòa tươi đẹp. Ngoại cảnh tươi đẹp đối lập hoàn toàn với cảnh ngộ đáng thương của hai anh em - Bằng nghệ thuật miêu tả đối lập ấy, tác giả đã tô đậm nỗi đau buồn, cô đơn, lạc lõng của hai anh em Thành và Thủy. 0.5 - Đó cũng là sự sẻ chia, đồng cảm của tác giả trước hoàn cảnh éo le của hai anh em. 0.5 d. (2 điểm) - Đảm bảo hình thức 1 đoạn văn ngắn. 0,25 - Giới thiệu được vấn đề: “Được sống trong tình yêu thương của gia đình là niềm hạnh phúc của trẻ thơ” - Giải thích: 0,5 + Tình yêu thương gia đình là tình cảm thiêng liêng, giữa những người máu mủ, ruột rà, trước hết nó chính là tình cảm của những người trong gia đình dành cho nhau đó là: tình mẫu tử, tình phụ tử, tình anh em. + Hạnh phúc là trạng thái tâm lí vui vẻ, thanh thản khi đạt được hoặc thỏa mãn điều mong muốn. + Niềm vui sướng, hạnh phúc của trẻ thơ chính là được sống trong tình yêu thương của ông bà, cha mẹ và những người thân yêu trong gia đình. - Khẳng định: Nhận định trên hoàn toàn đúng. Bởi vì: + Tình yêu thương gia đình chính là nền tảng, là cái nôi nuôi dưỡng trẻ thơ 1,0 khôn lớn, trưởng thành. + Tình yêu thương gia đình đã nuôi dưỡng, chắp cánh cho những ước mơ của trẻ thơ, tạo cho trẻ thơ có được niềm tin, sức mạnh trong cuộc sống. + Nếu con người sống không có tình cảm gia đình sẽ trở nên khô cằn, héo úa và cũng mất đi một điểm tựa của cuộc đời mình. Nếu các em nhỏ từ nhỏ không có tình yêu thương của gia đình thì nó sẽ trở thành một đứa trẻ cộc cằn, không cảm nhận được tình cảm từ bố mẹ. - Chúng ta cần phải nâng niu, trân trọng tình yêu thương của gia đình mà chúng ta đang có. 0,25 Mời qúy thầy cô tham gia vào nhóm: Tài liệu ôn thi hsg ngữ văn 6.7.8.9 để tải bài cho tiện nhé 10
  11. Lh.BDHSG VAN 7 Câu 2 1. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận chứng minh. 2. Xác định đúng vấn đề nghị luận 3. Giới thiệu được vấn đề nghị luận và xây dựng được hệ thống luận điểm, 4.5 phân tích, chứng minh làm sáng tỏ vấn đề nghị luận . Có thể viết bài theo định hướng sau: a. Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu được vấn đề nghị luận. 0.25 b. Thân bài: * Giải thích nhận định: - Thơ ca là hình thức sáng tác nghệ thuật lấy ngôn từ làm chất liệu để diễn tả những xúc cảm trào dâng nơi tâm hồn nhà thơ. 0.5 - Thơ ca là tiếng nói tiếng nói của trái tim có nghĩa là: Thơ ca thể hiện những tư tưởng, tình cảm, cảm xúc niềm vui buồn, tình yêu ghét của con người. * Chứng minh: + Thơ ca là tiếng nói của tình cảm gia đình, tình bà cháu ( Phân tích bài 1.0 thơ “ Tiếng gà trưa): - Tình bà cháu hiện lên qua dòng kí ức -> Dòng cảm xúc từ hiện tại đã trôi về miền quá khứ với nỗi xúc động tràn trề. Tiếng gà trưa đã gợi lên bao kỉ niệm thơ ấu được sống nơi làng xóm với bà, trong tình yêu thương và bàn tay chăm sóc của bà. -> Hình ảnh người bà hiện lên trong những kỉ niệm đẹp, gắn liền với đàn gà cục ta cục tác. -> Bà hiện lên với dáng vẻ tần tảo, vất vả, chắt chiu, dành dụm để cho cháu được cuộc sống ấm no. - Tình cảm bà cháu gắn bó thiêng liêng trở thành nguồn sức mạnh tinh thần cho cháu ( khổ cuối) + Thơ ca là tiếng nói của tình cảm bạn bè ( Phân tích bài thơ “ Bạn đến 1.0 chơi nhà”). - Cảm xúc khi bạn đến chơi nhà -> Cách giới thiệu giản dị, gần gũi với đời sống: -> Cách xưng hô: bác – một danh từ chỉ người, được dùng như đại từ, qua đó thể hiện thái độ niềm nở, thân tình, quý trọng của tác giả đối với bạn. -> Hai vế câu sóng đôi như một lời reo vui, đón khách, thể hiện sự xúc động ngọt ngào. Qua đó, cho thấy mối quan hệ gần gũi, thân mật giữa chủ và khách. ⇒ Câu nhập đề tự nhiên như một lời nói mộc mạc, như một tiếng reo vui, thể hiện sự chân tình, niềm xúc động của tác giả khi bạn đến chơi nhà. - Cách tiếp đãi bạn của tác giả Mời qúy thầy cô tham gia vào nhóm: Tài liệu ôn thi hsg ngữ văn 6.7.8.9 để tải bài cho tiện nhé 11
  12. Lh.BDHSG VAN 7 -> Tác giả đã tạo ra một tình huống, một hoàn cảnh rất đặc biệt khi bạn đến chơi nhà ->Tình huống được tạo ra có tính bông đùa, có sẵn nhưng hóa ra lại không có gì, từ đó cho thấy hoàn cảnh éo le của tác giả. Vật chất không có, chỉ có sự chân tình tiếp đãi bạn. - Tình bạn thắm thiết của tác giả -> Sử dụng từ nhiều nghĩa “ta”: -> Sử dụng quan hệ từ “với” nối liền hai chữ ta, qua đó ta thấy giưa chủ và khách dường như không còn khoảng cách, tuy hai mà một, gắn bó, hòa hợp, vui vẻ, trọn vẹn. -> Câu thơ đã đúc kết lại giá trị của toàn bài thơ, bộc lộ tình cảm sâu sắc của nhà thơ đối với bạn, khẳng định một tình bạn đậm đà thắm thiết, trọn vẹn mà trong sáng, vượt qua mọi thử thách tầm thường. => Bài thơ ca ngợi tình bạn chân thành, thắm thiết, mộc mạc của tác giả. + Thơ ca là tiếng nói của tình yêu quê hương, đất nước. - Trong bài thơ “ Bạn đến chơi nhà”: Tác giả đã khắc họa lên hình ảnh làng quê thân thuộc hiện lên sống động, vui tươi Ta cảm nhận được một tình yêu quê hương tha thiết của nhà thơ. Đó là một trong những biểu hiện cụ thể của tình yêu quê hương đất nước. - Trong bài thơ “ Tiếng gà trưa”: Tình yêu gia đình gắn với người bà đã lớn lên thành tình yêu quê hương, nơi có tiếng gà cục tác. Từ tình yêu quê hương, nó lớn dần thành tình yêu tổ quốc, thành quyết tâm đứng lên bảo vệ những điều bình dị mà thiêng liêng ấy trong tâm tưởng người cháu. - Nhà văn I-li-a Ê-ren-bua từng viết: “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu 1.0 miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc”. Quyết tâm lên đường của người cháu trong bài thơ “Tiếng gà trưa” cũng bắt nguồn từ những tình cảm giản dị ấy. Ấy là tình bà cháu, bình dị nơi làng quê ngõ xóm nhưng thật thiêng liêng bởi nó làm nên tình yêu Tổ quốc. * Đánh giá khái quát: - Quả đúng là thơ là tiếng nói của trái tim thể hiện tư tưởng, tình cảm, cảm xúc của nhà thơ truyền đến trái tim người đọc. 0.5 - Hai tác giả sống ở hai thời đại khác, hai bài thơ được viết theo hai thể thơ khác nhau nhưng đều đã thể hiện thật hay, thật xúc động về những tình cảm, cảm xúc thiêng liêng của con người: tình cảm gia đình, tình bạn bè, tình yêu quê hương đất nước - Ngoài hai bài thơ trên còn có nhiều bài thơ khác cũng thể hiện rất hay, rất sâu sắc về tình cảm, cảm xúc của con người ( kể tên một vài bài thơ) 0.25 c. Kết bài: - Khẳng định lại nhận định. Mời qúy thầy cô tham gia vào nhóm: Tài liệu ôn thi hsg ngữ văn 6.7.8.9 để tải bài cho tiện nhé 12
  13. Lh.BDHSG VAN 7 - Liên hệ đến tình cảm, cảm xúc của bản thân. 4. Sáng tạo:Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ, đánh giá riêng , sự phát hiện 0.5 mới mẻ. ĐỀ 31 ĐỀ BÀI Câu 1. (4 điểm) Đọc đoạn trích sau: Gần một giờ đêm. Trời mưa tầm tã. Nước sông Nhị Hà lên to quá; khúc đê làng X. (a) thuộc phủ X. (b) xem chừng núng thế lắm, hai ba đoạn đã thẩm lậu rồi, không khéo thì vỡ mất. Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy lướt thướt như chuột lột. Tình cảnh trông thật là thảm. Tuy trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người xao xác gọi nhau sang hộ, nhưng xem chừng ai ai cũng mệt lử cả rồi. Ấy vậy mà trên trời thời vẫn mưa tầm tã trút xuống, dưới sông thời nước cứ cuồn cuộn bốc lên. Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời! Thế đê không sao cự lại được với thế nước! Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất. (Trích Sống chết mặc bay, Phạm Duy Tốn, Ngữ văn 7, tập 2) 1. Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? 2. Xác định các từ láy trong đoạn trích. 3. Tìm trong đoạn trích các câu đặc biệt. 4. Qua đoạn trích, hình ảnh thiên nhiên và con người hiện lên như thế nào? Chú thích: (a), (b) Nguyên văn in: XXX. Câu 2. (6 điểm) Tổ ấm gia đình là vô cùng quý giá và quan trọng. Mọi người hãy cố gắng bảo vệ và gìn giữ, không nên vì bất kì lí do gì làm tổn hại đến những tình cảm tự nhiên, trong sáng ấy. (Theo Ngữ văn 7, tập 1) Mời qúy thầy cô tham gia vào nhóm: Tài liệu ôn thi hsg ngữ văn 6.7.8.9 để tải bài cho tiện nhé 13
  14. Lh.BDHSG VAN 7 Từ ý kiến trên, hãy trình bày suy nghĩ về vai trò của tổ ấm gia đình với cuộc đời mỗi con người. Câu 3. (10 điểm) Nhận xét về thơ có ý kiến cho rằng: Thơ là tiếng lòng. (Diệp Tiếp) Em hãy làm rõ “tiếng lòng” của Bác qua hai bài thơ “Cảnh khuya” và “Rằm tháng giêng”. HẾT HƯỚNG DẪN CHẤM CÂU NỘI DUNG ĐIỂM ĐỌC HIỂU 4.0 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: tự sự. 0.5 2. Các từ láy: tầm tã, bì bõm, lướt thướt, xao xác, cuồn cuộn 1.0 3. Các câu đặc biệt: 1.0 + Gần một giờ đêm. + Than ôi! CÂU 1 + Lo thay! + Nguy thay! 4. Hình ảnh thiên nhiên và con người hiện lên hết sức cụ thể: 1.5 - Mưa gió dữ dội, đê sắp vỡ. - Những người dân hộ đê làm việc liên tục từ chiều đến gần một giờ đêm. Họ bì bõm dưới bùn lầy, dầm mưa gội gió, nhọc nhằn, chống chọi với thiên nhiên một cách tuyệt vọng. -> Cảnh tượng tương phản khiến tác giả lo lắng, thốt lên xót xa, đau đớn trước tình thế tuyệt vọng của người dân lúc này. CÂU 2 NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 6.0 A. YÊU CẦU VỀ KĨ NĂNG - Đây là kiểu bài nghị luận về một vấn đề xã hội. Mời qúy thầy cô tham gia vào nhóm: Tài liệu ôn thi hsg ngữ văn 6.7.8.9 để tải bài cho tiện nhé 14
  15. Lh.BDHSG VAN 7 - Học sinh biết cách lập luận, diễn đạt mạch lạc. Văn có cảm xúc B. YÊU CẦU NỘI DUNG Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách. Dưới đây là một số gợi ý định hướng chấm bài: I. MỞ BÀI 0.5 Giới thiệu vấn đề, trích dẫn ý kiến. II. THÂN BÀI 5.0 1. Giải thích 1.0 - Giải thích “gia đình” là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, là ông bà, bố mẹ, con cái, anh chị em Ý kiến trên khẳng định vai trò quan trọng của gia đình và khuyên nhủ mỗi người biết trân trọng tình cảm đó. 2. Vì sao mỗi con người cần có một mái ấm gia đình 3.0 + mái ấm gia đình là nơi được chăm sóc, nuôi dưỡng, được yêu thương, dạy dỗ để trưởng thành + Gia đình có ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển nhân cách. + Gia đình tan vỡ, trẻ em sẽ là những nạn nhân đau đớn, bất hạnh nhất. Sự bình yên trong mỗi gia đình góp phần làm nên sự bình yên trong xã hội. 3. Phê phán thái độ thờ ơ, vô trách nhiệm với gia đình 0.5 4. Mọi người hãy có trách nhiệm bảo vệ và giữ gìn, không nên vì bất cứ lí 0.5 do gì mà làm tổn hại đến tình cảm gia đình. III. KẾT BÀI 0.5 Khái quát lại vấn đề. NGHỊ LUẬN VĂN HỌC 10.0 A. Yêu cầu về kĩ năng: - Biết cách viết bài nghị luận văn học. - Văn phong trong sáng, lập luận chặt chẽ, có cảm xúc; không mắc các lỗi chính tả, diễn đạt. B. Yêu cầu về kiến thức: Mời qúy thầy cô tham gia vào nhóm: Tài liệu ôn thi hsg ngữ văn 6.7.8.9 để tải bài cho tiện nhé 15
  16. Lh.BDHSG VAN 7 Học sinh có thể viết bài theo nhiều cách nhưng về cơ bản, cần đảm bảo những nội dung sau: I. MỞ BÀI 0.5 Mở bài: dẫn dắt, nêu vấn đề và giới hạn. II. THÂN BÀI 1. Giải thích 0.5 * Giải thích “tiếng lòng”: là những suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc của tác giả được gửi gắm qua tác phẩm Trong hai bài thơ, tâm hồn của nhà thi sĩ, người chiến sĩ Hồ Chí Minh là tình cảm với thiên nhiên, lòng yêu nước sâu CÂU 3 nặng và phong thái ung dung của Bác. 2.Chứng minh 8.0 2.1. Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm 0.5 2.2.Tình yêu thiên nhiên thiết tha, phong thái ung dung của Bác: 4.0 + Trong bài thơ “Cảnh khuya”, thiên nhiên hiện lên sống động, bình dị mà lung linh, huyền ảo. Tiếng suối chảy róc rách, văng vẳng mơ hồ khiến nhà thơ tưởng như có tiếng hát êm ái, trong trẻo, ngân xa của ai đó vọng lại làm cho đêm rừng chiến khu bỗng trở nên gần gũi, thân thương với con người. Bài thơ vẽ nên một hình ảnh hữu tình, ấm cúng: ánh sáng của trăng bao trùm lên cây cổ thụ, bóng cây đổ xuống lại bao trùm lên hoa tôn lên vẻ đẹp của nhau. Điệp từ “lồng” được nhắc đi nhắc lại hai lần tạo nên âm hưởng ngọt ngào cho câu thơ (2 điểm) + Trong bài thơ “Rằm tháng giêng”, thiên nhiên hiện lên là vẻ đẹp lồng lộng, bát ngát trăng vàng giữa dòng sông xuân mênh mang của đêm nguyên tiêu. Bầu trời, vầng trăng và dòng sông tưởng như không có giới hạn. Điệp từ “xuân” được nhắc đi nhắc lại ba lần mang âm điệu bay bổng, gợi cảm giác trong trẻo, rộng lớn, thanh bình. Thủy, nguyệt, thiên vốn là những chất liệu của thi ca cổ nhưng Bác đã có sự sáng tạo tài hoa để làm nổi bật cái thần của bức tranh “nguyên tiêu” tươi sáng, rực rỡ, tràn đầy sức Mời qúy thầy cô tham gia vào nhóm: Tài liệu ôn thi hsg ngữ văn 6.7.8.9 để tải bài cho tiện nhé 16
  17. Lh.BDHSG VAN 7 sống của vạn vật, con người (2 điểm) 2.3 Là tình yêu nước sâu sắc của Bác: 3.0 + Trong bức tranh đêm rừng chiến khu, xuất hiện hình ảnh con người “chưa ngủ”. Thì ra Người “chưa ngủ” không phải chỉ vì bắt gặp vẻ đẹp tinh tế của thiên nhiên mà còn vì “lo nỗi nước nhà”, lo cho cuộc đấu tranh giành độc lập của dân tộc + Hình ảnh Bác, người chiến sĩ hiện lên đẹp như trong huyền thoại ở nơi bàn chuyện hệ trọng sống còn của đất nước, Người vẫn vừa đắm say tận hưởng vầng trăng viên mãn vừa bàn “việc quân”. Con thuyền chở những bí mật quân sự, chở vị lãnh tụ hết mình lo cho vận mệnh dân tộc 2.4 Đặc sắc nghệ thuật 0.5 Hai bài thơ có nhiều hình ảnh thiên nhiên đẹp, màu sắc cổ điển mà bình dị tự nhiên; sử dụng hiệu quả phép so sánh, nhân hóa, điệp ngữ thể hiện tình cảm với thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan của Bác Hồ. III. KẾT BÀI 0.5 Khái quát lại vấn đề, liên hệ hoặc bộc lộ cảm xúc. ĐỀ 37 ĐỀ BÀI Câu 1 (4,0 điểm) Đêm nay, mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: “Đi, đi con, hãy Mời qúy thầy cô tham gia vào nhóm: Tài liệu ôn thi hsg ngữ văn 6.7.8.9 để tải bài cho tiện nhé 17
  18. Lh.BDHSG VAN 7 can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. (Trích Cổng trường mở ra, Lý Lan, Ngữ văn7, tập 1) Từ việc người mẹ không “ cầm tay” dắt con đi tiếp mà “buông tay” để con tự đi, hãy viết bài văn bàn về tính tự lập. Câu 2. (6,0 điểm) “Thơ Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa vẻ đẹp cổ điển và tinh thần hiện đại”. Em hãy chứng minh ý kiến trên qua bài thơ: “Rằm tháng giêng “ (Nguyên tiêu) của Hồ Chí Minh HẾT HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM I. HƯỚNG DẪN CHUNG 1. Đây là đáp án mở, thang điểm không quy định điểm chi tiết đối với từng ý nhỏ, chỉ nêu mức điểm của các phần nội dung nhất thiết phải có. 2. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm ở từng ý hay cả bài khi đáp ứng cả yêu cầu chung và yêu cầu cụ thể. 3. Cho điểm lẻ tới 0.25; không làm tròn điểm số của bài. II. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ Câu Nội dung Điểm Câu 1 I.Yêu cầu về kĩ năng: (4đ) -Học sinh biết cách làm một bài văn nghị luận xã hội (Trình bày suy nghĩ của bản thân về ý nghĩa đặt ra từ một hình ảnh trong câu chuyện, vận dụng tốt các thao tác nghị luận đã học: chứng minh, giải thích). -Bố cục rõ ràng; lập luận chặt chẽ; diễ đạt sáng tạo. II.Yêu cầu về nội dung: 0,5 1.Mở bài: Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận: Hai chữ “ buông tay” là bước ngoặt của hai trạng thái bao bọc và phải đi một mình. Việc phải bước đi một mình trên đoạn đường phía trước là biểu hiện của tính tự lập. 2.Thân bài: a.Giải thích tính tự lâp: -Tự lập là do chính bản thân mình, không có sự giúp đỡ của người 0,25 khác. -Người có tính tự lập là người biết tự lo liệu, tạo dựng một cuộc sống 0,25 cho mình mà không ỷ lại. Chủ động đưa ra quyết định và làm lấy mọi công việc, không dựa vào người khác Mời qúy thầy cô tham gia vào nhóm: Tài liệu ôn thi hsg ngữ văn 6.7.8.9 để tải bài cho tiện nhé 18
  19. Lh.BDHSG VAN 7 b.Dùng lí lẽ, dẫn chứng: ( Dẫn chứng thực tế về tự lập trong học tập,lao động, sinh hoạt hàng ngày ) để thể hiện được suy nghĩ của bản thân về ý nghĩa của tính tự lập nhưng về cơ bản cần đảm bảo được các ý sau: -Tự lập là đức tính quan trọng đối với mỗi con người. 0,25 -Trong cuộc sống không phải lúc nào cũng có cha mẹ bên cạnh để 0,5 dìu dắt hay một người nào đó bên mình để giúp đỡ những khó khăn. Vì vậy cần rèn luyện tính tự lập để chủ động làm việc, ứng phó với cuộc sống. (dẫn chứng) -Người có tính tự lập sẽ dễ đạt được thành công, giá trị bản thân 0,5 được khẳng định, mọi người trân trọng (dẫn chứng) c. Bình luận, mở rộng để rút ra bài học: -Tự lập là cần thiết nhưng thực tế không phải ai cũng làm được. 0,25 Nhiều người sống dựa dẫm. Khi dựa dẫm sẽ trở thành gánh nặng cho người thân và cuộc sống sẽ thụ động, vô nghĩa, khó thành công.(dẫn chững) -Tự lập không có nghĩa là tự tách mình ra khỏi cộng đồng, không 0,25 phải là sự tự tin thái quá. Chúng ta phải đoàn kết, dựa vào mọi người để chia sẻ, học tập tạo sức mạnh tập thể. -Mỗi cá nhân cần rèn luyện tính tự lập để hình thành tính cách lâu 0,5 bền. Nỗ lực vượt qua mọi thử thách trong cuộc sống. -Cần phê phán những người thiếu tinh thần tự lập, sống thụ động, ỷ 0,25 lại 3.Kết bài: Khẳng định lại vấn đề: Tính tự lập là đức tính rất cần thiết với mỗi con người trong xã hội 0,5 hiện nay, cần rèn luyện đức tính tốt đẹp đó ngay từ khi còn nhỏ Lưu ý: HS cần lấy những dẫn chứng cụ thể, sát thực đời sống, phù hợp để làm rõ vấn đề I.Yêu cầu về kĩ năng: - Học sinh biết cách làm một bài văn nghị luận chứng minh một ý kiến nhận xét về giá trị của bài “Rằm tháng giêng”. -Sự dụng linh hoạt các thao tác lập luận. -Bố cục rõ 3 phần, hệ thống ý sáng tỏ, mạch lạc. -Diễn đạt chính xác trôi chảy; lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục. -Biết phân tích văn bản phiên âm chữ Hán trong sự đối chiếu dịch thơ. II.Yêu cầu về nội dung: Học sinh có thể trình bày bài viết theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau: 1.Giải thích: -Cổ điển là vẻ đẹp tinh hoa mẫu mực của cổ thi phương Đông. 0,25 Trong thơ ca chính là những yếu tố về nội dung và thi pháp chịu ảnh Mời qúy thầy cô tham gia vào nhóm: Tài liệu ôn thi hsg ngữ văn 6.7.8.9 để tải bài cho tiện nhé 19
  20. Lh.BDHSG VAN 7 hưởng của thơ ca cổ điển phương Đông : đề tài, thể thơ, thi liệu, cảm xúc, ngôn ngữ, bút pháp miêu tả, tính hàm súc, phong thái của nhân vật. -Tinh thần hiện đại là cách thể hiện con người, tâm trạng nhân vật trữ 0,25 tình trong mối quan hệ với thiên nhiên, cảnh vật phải mang tính thời đại. -Thể hiện quan điểm nghệ thuật, tư tưởng của con người trong xã hội mà nó nảy sinh, thậm chí vượt trước thời đại 2. Ý nghĩa khái quát của nhận định: 0,25 Nhận định trên đã khẳng định phong cách thơ của Hồ Chí Minh, nhất là thơ trữ tình. Đó là sự kết hợp hài hòa giữa vẻ đẹp tinh hoa của thơ ca cổ và tinh thần thời đại, tinh thần của người chiến sĩ cách mạng. Câu 2 3.Giới thiệu tác giả, tác phẩm: (6đ) -Hồ Chí Minh vừa là một chiến sĩ cách mạng vừa là một nhà thơ lớn 0,25 của dân tộc. Thơ của Người luôn có sự hòa quyện giữa vẻ đẹp cổ điển và tinh thần hiện đại. -Mùa xuân Mậu Tý năm 1948, Bác “ xuất hành” công tác trên chiến 0,25 khu Việt Bắc, Bác viết bài thơ xuân: “Rằm tháng giêng” (Nguyên tiêu). 4.Phân tích bài thơ để làm rõ sự kết hợp hài hòa giữa vẻ đẹp cổ điển và tinh thần hiện đại: a.Vẻ đẹp cổ điển -Ngôn ngữ tiếng Hán. Thơ chữ Hán thường cô đọng, hàm súc. 0,25 -Thể loại: Thất ngôn tứ tuyệt, sát mô hình cấu trúc kể cả cách ngắt 0,25 nhịp. Một thể thơ rất cô động, hàm súc, cân đối. Đây là thể thơ quen thuộc của thơ ca phương Đông. (“Xa ngắm thác núi Lư” của Lí Bạch). -Đề tài: Mùa xuân, trăng, một đề tài quen thuộc trong thơ cổ 0,25 -Thi liệu quen thuộc trong thơ ca cổ: trăng, trời, dòng sông, khói 0,75 sóng. (Tích hợp hình ảnh trong “ Tĩnh dạ tứ”- Lí Bạch) +Không gian bao la, trăng thanh, gió mát. Trời , sông, nước, nối liền bởi ánh trăng. Cảnh vật hòa hợp, nhất thể. +Không gian nơi sâu thẳm thâm cùng: khói sóng gợi ra một không gian mờ ảo, thơ mộng, gắn với ẩn sĩ thời xưa. +Thời gian đêm khuya tĩnh mịch. -Phong thái nhân vật trữ tình: Ung dung, thưởng ngoạn thiên nhiên, 0,25 đắm say cảnh sắc. -Bút pháp: Chấm phá tả cảnh ngụ tình. Chỉ qua vài nét vẽ nhưng làm 0,25 hiện lên bức tranh sơn thủy trong một đêm trăng viên mãn thật thơ mộng, huyền ảo, cổ điển và đồng thời làm hiện lên chân dung nhân vật trữ tình tự do, tự tại như ẩn sĩ phương Đông đang hòa mình vào cảnh. b. Tinh thần hiện đại: -Trong thơ ca cổ, hình ảnh con người thường rất nhỏ bé, thậm chí bị 0,25 hòa tan vào thiên nhiên rộng lớn, con người như ẩn sĩ ẩn dật, lánh đời. Tích hợp với Nguyễn Trãi qua bài “ Côn Sơn ca” hay “Qua Đèo Ngang” của bà Huyện Thanh Quan. Mời qúy thầy cô tham gia vào nhóm: Tài liệu ôn thi hsg ngữ văn 6.7.8.9 để tải bài cho tiện nhé 20
  21. Lh.BDHSG VAN 7 -Hình ảnh nhân vật trữ tình: “Yên ba thâm xứ đàm quân sự Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền” +Không gian cụ thể, gắn với núi rừng Việt Bắc. Nếu như không gian này trong thơ cổ báo hiệu sự chia li, sự nhung nhớ, thì đằng sau 0,25 không gian mịt mù khói sóng của núi rừng Việt Bắc là không gian của cách mạng, của việc nước. +Con người thể hiện cụ thể “ bàn bạc việc quân”.Thi sĩ là chiến sĩ, 0,5 người chỉ huy, người lãnh đạo cuộc kháng chiến, không có trong thơ xưa. Hình ảnh ấy gắn với thời đại, gắn với những giây phút bàn bạc việc nước, không đơn thuần chỉ là thả hồn như những thi sĩ ẩn dật trong thơ cổ. Đó là công việc của người lãnh tụ đang ngày đêm lo cho dân, cho nước. + Tâm hồn: Giữa bộn bề tiếng súng kháng chiến lại có một không gian thơ mộng hiện ra với một ánh trăng sáng hòa quyện cùng dòng sông lấp lánh. Thể hiện tâm hồn lãng mạn, tinh thần thép của một người cộng sản yêu nước, yêu tự do. Dù trong bất kì cảnh ngộ nào, dù bận 0,5 trăm công nghìn việc,Người cũng luôn hướng về cái đẹp, về ánh sáng, về tương lai với một tinh thần lạc quan. (Khác với “Tĩnh dạ tứ”, nhìn trăng mà nhớ cố hương ,tâm trạng hoài cổ, gợi nỗi buồn) -Sự vận động mạch thơ: 0,25 +Thơ xưa cảnh thường tĩnh lại vì quan niệm tĩnh tại là cái đẹp.Hồ Chí Minh, một người cộng sản, một nhân vật có trí tuệ uyên thâm nên đã nhìn thiên nhiên theo quy luật vận động tất yếu của nó. Hình tượng thơ luôn có sự vận động từ bóng tối ra ánh sáng. Hình ảnh trăng trong câu thơ cuối thể hiện sự vận động tất yếu ấy. Ánh sáng lan tỏa, viên mãn, làm cho không gian nơi sông vắng trở nên lung linh, ấm áp, thơ mộng. + Vẻ đẹp ấy tỏa ra từ cảnh và được thăng hoa từ trong tâm hồn yêu thiên nhiên, đất nước. Việc nước và trăng xuân hài hòa tạo lên ý nghĩa sâu xa: sắc xuân, ý xuân, sức xuân trên dòng sông đêm xuân chính là màu sắc, âm thanh náo nức của mùa xuân tiến quân lịch sử với niềm tin mãnh liệt: “ Trường kì kháng chiến nhất định thắng lợi!”. Sự lạc quan phơi phới chính là vẻ đẹp của bài thơ mang tinh thần thời đại, đầy chất thép trong hồn thơ xuân của Bác. Đó là sức mạnh của một con người trí 0,5 tuệ và chiều sâu trong tâm hồn. 5.Đánh giá vẻ đẹp của chất cổ điển kết hợp với tinh thần hiện đại trong bài thơ: -Ngay từ nhỏ Hồ Chí Minh đã được học chữ Hán, thơ phú Đường 0,25 Tống, tiếp thu nhuần nhuyễn văn hóa phương Đông , đồng thời Người là một nhà hoạt động cách mạng, một kiểu nhà văn mới, nhà văn chiến sĩ Mời qúy thầy cô tham gia vào nhóm: Tài liệu ôn thi hsg ngữ văn 6.7.8.9 để tải bài cho tiện nhé 21
  22. Lh.BDHSG VAN 7 am hiểu văn hóa phương Tây đã tạo nên vẻ đẹp riêng độc đáo : Hài hòa vẻ đẹp cổ điển và tinh thần hiện đại, giữa chất thép và chất trữ tình, thi sĩ và chiến sĩ. - Qua bài thơ,ta có thể cảm nhận được tâm hồn nhạy cảm, lãng mạn, 0,25 yêu thiên nhiên, đất nước , tin vào chiến thắng. Phong thái ung dung, tâm hồn thanh cao của vị lãnh tụ thiên tài của dân tộc mang cốt cách nghệ sĩ nhà hiền triết phương Đông. Lưu ý: Giám khảo linh động khi chấm, đặc biệt những bài viết có tính sáng tạo, khám phá và thể hiện được sự xúc động chân thực. HẾT ĐỀ 45 ĐỀ BÀI. Câu 1 (2,0 điểm) “Cháu chiến đấu hôm nay Vì lòng yêu Tổ quốc Vì xóm làng thân thuộc Bà ơi, cũng vì bà Vì tiếng gà cục tác Ổ trứng hồng tuổi thơ (Trích Tiếng gà trưa - Xuân Quỳnh - Ngữ văn 7, tập 1) a. Xác định các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên. b. Trình bày tác dụng của các biện pháp tu từ vừa tìm được trong việc thể hiện nội dung của đoạn. Câu 2(3,0 điểm) Cảm nhận của em về vẻ đẹp của xuân trong đoạn văn sau: “Mưa xuân. Không phải mưa. Đó là sự bâng khuâng gieo hạt xuống mặt đất nồng ấm, mặt đất lúc nào cũng phập phồng, như muốn thở dài vì bổi hổi, xốn xang Hoa xoan rắc nhớ nhung xuống cỏ non ướt đẫm. Đồi đất đỏ lấm tấm một thảm hoa trẩu trắng” (Vũ Tú Nam) Câu 3(5,0 điểm) Tinh thần nhân đạo là một trong những chủ đề xuyên suốt trong quá trình hình thành và phát triển Văn học Việt Nam. Qua một số áng văn chương đã học trong chương trình Ngữ văn 7, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên. Hết HƯỚNG DẪN CHẤM Câu Nội dung Điểm Mời qúy thầy cô tham gia vào nhóm: Tài liệu ôn thi hsg ngữ văn 6.7.8.9 để tải bài cho tiện nhé 22
  23. Lh.BDHSG VAN 7 3 1. Mở bài: Dẫn dắt và nêu vấn đề nghị luận: (5,0 - Tinh thần nhân đạo là một trong hai dòng chủ lưu chảy suốt mạch điểm) nguồn văn học. Nó bắt nguồn từ truyền thống Thương người như thể thương thân của con người VN.' - Tinh thần nhân đạo là một trong những chủ đề xuyên suốt trong quá trình hình thành và phát triển của VHVN; từ văn học dân gian đến văn học hiện đại. 1. Thân bài: làm sáng tỏ các ý sau: a) Giải thích khái niệm: - Tinh thần nhân đạo (Chủ nghĩa nhân đạo) là tinh thần tôn trọng, trân quý những giá trị của con người như: trí tuệ, phẩm giá, tình cảm, sức mạnh, vẻ đẹp - Những biểu hiện của tinh thần nhân đạo trong văn học rất phong phú, đa dạng: + Xót thương con người, đồng cảm, chia sẻ với nỗi khổ đau, bất hạnh của con người. + Lên án, tố cáo những thế lực tàn bạo chà đạp len thân phận con người. + Khẳng định, đề cao con người về các mặt: phẩm chất, tài năng, vẻ đẹp hình thức. + Đồng tình, ủng hộ tinh thần đấu tranh đòi quyền sống, quyền tự do, hạnh phúc vươi tới xã hội công bằng, tốt đẹp của con người. + Vạch ra con đường tươi sáng, hướng con người đến cái chân - thiện - mĩ. => Tinh thần nhân đạo chính là thái độ ứng xử giwuax người với người trên tất cả các phương diện của cuộc sống. b) Chứng minh tinh thần nhân đạo được thể hiện qua 1 số TPVH trong chương trình Ngữ văn 7. b1. Tinh thần nhân đạo trong văn học dân gian (ca dao, tục ngữ) - Tục ngữ, ca dao thuộc thể loại trữ tình của VHDG. Nó là tiếng nói của trái tim, tiếng hát tâm trạng của dân lao động xưa. Tiếng nói, tiếng hát ấy cất lên nhiều cung bậc tình cảm thấm đẫm tinh thần nhân đạo trong các mối quan hệ giữa con người với con người. + Trước hết là tình cảm yêu thương trong gia đình như cha mẹ với con cái, cháu chắt với ông bà, anh chị em với nhau hay tình nghĩa vợ chồng (nêu dẫn chứng) + Tình cảm giữa con người cá nhân với cộng đồng xã hội; Lá lành Mời qúy thầy cô tham gia vào nhóm: Tài liệu ôn thi hsg ngữ văn 6.7.8.9 để tải bài cho tiện nhé 23
  24. Lh.BDHSG VAN 7 đùm lá rách, Thương người như thể thương thân, Bầu ơi thương lấy bí cùng - Thơ ca dân gian còn là tiếng nói đồng cảm, chia sẻ với những người nông dân - kiếp phận con sâu, cái kiến, con cò, con vạc quanh năm vất vả, đầu tắt mặt tối mà cuộc sống vẫn cơ cực, lầm than, bị giai cấp thống trị khinh rẻ, chà đạp Thương thay thân phận con tằm + Thơ ca dân gian còn là tiếng nói xót xa, thương cảm cho số phận người phụ nữ: nết na, tảo tần hết lòng vì gia đình chồng con mà cuộc đời họ đâu có được hạnh phúc: Nước non lận đận một mình Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay =>Cả trăm, cả ngàn tiếng than thân của người phụ nữ nói riêng và của người nông dân thấp cổ, bé họng nói chung không chỉ dừng lại ở lời than vãn thân phận hàm chứa ttrong đó muôn nỗi đắng cay, trái ngang, nghiệt ngã mà còn là lời kêu cứu đối với xã hội. => Trong tiếng than ấy, còn hàm chứa sự cảm thông chia sẻ, cả ý nghĩa phản kháng, tố cáo xã hội cũ tàn ác, lại có cả ước mơ vươn tới một xã hội công bằng, bình đẳng, hạnh phúc của con người b2) Tinh thần nhân đạo trong văn học trung đại: -Sống trong xã hội đầy rối ren, loạn lạc, nhiều cây bút trong văn học trung đại đã tập trung phản ánh bi kịch của con người, nhất là thân phận người phụ nữ. - Viết về đề tài người phụ nữ, Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương tràn đầy tinh thần nhân văn: + Yêu thương, trân trọng người phụ nữ. Từ hình ảnh chiếc bánh trôi nước, bà đẩy lên hình tượng người phụ nữ có ngoại hình đẹp đẽ, có phẩm chất trong trắng, son sắc, thủy chung, trọn nghĩa vẹn tình với người mình yêu thương. Nhưng cuộc sống, thân phận của họ lại bị phụ thuộc, ba chìm bẩy nổi + Qua hình ảnh chiếc bánh trôi nước, nhà thơ đã thể hiện lòng cảm thông sâu sắc với thân phận chìm nổi của người phụ nữ đồng thời ca ngợi, trân trọng vẻ đẹp và những phẩm chất cao quý của họ. Ngầm ẩn trong đó còn là bức thông điệp chuyển tới XHPK - XH rọng nam khinh nữ, cần có thái độ bình đẳng giới, người phụ nữ cần phải được trân trọng và bảo vệ. Mời qúy thầy cô tham gia vào nhóm: Tài liệu ôn thi hsg ngữ văn 6.7.8.9 để tải bài cho tiện nhé 24
  25. Lh.BDHSG VAN 7 b3. Tiếp nối tinh thần nhân đạo trong VHTĐ, các tác phẩ VHHĐ cũng thấm đẫm tinh thần nhân văn chủ nghĩa. - Tác phẩm "Sống chết mặc bay" của Phạm Duy Tốn là một truyện ngắn xuất sắc, vừa giàu tính hiện thực, vừa giàu tính nhân đạo: + Tác giả đã tái hiện một cách chân thực nối thống khổ "muôn sầu, nghìn thảm" của người dân phận con sâu, cái kiến trong cảnh mưa lụt. Qua đó vạch trần bộ mặt tàn bạo của quan phụ mẫu và thói vô đạo, vô trách nhiệm của kẻ tham quan cầm quyền. + Nhà văn thương cả, chia sẻ và bày tỏ nỗi xót xa với người dân lao động, đồng thời khơi gợi lòng trắc ẩn nơi người đọc. - Văn bản "Cuộc chia tay của những con búp bê"của Khánh Hoài cũng bày tỏ lòng thương cảm đối với những em nhỏ sống trong gia đình li tán. Tác phẩm ngầm oán trách những người làm cha, làm mẹ vì lòng ích kỉ mà đẩy những đứa con bé bỏng, đáng thương của mình vào cuộc sống thiếu thốn, khổ đau, tan đàn xẻ nghé. Truyện ngắn kêu gọi mọi người hãy biết giữ gìn, trân trọng tổ ấm của mình bởi đó là cội nguồn hạnh phúc của mỗi người và sự phát triển phồn vinh của xã hội. 2. Kết bài: Đánh giá vấn đề và suy nghĩ của bản thân - Tinh thần nhân đạo là mạch nguồn chảy mãi không bao giờ vơi cạn trong quá trình hình thành và phát triển văn học. Bởi văn học luôn hướng vào con người, yêu thương và cải tạo con người; xây dựng xã hội, sửa cái xấu, cái ác, ngợi ca cái tốt; khơi gợi, khẳng định, trân trọng cái tốt, nuôi dưỡng cái đẹp phát triển. - Chính tinh thần nhân đạo trong văn chương nghệ thuật đã bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm cho người đọc hoàn thiện bản thân, để mỗi chúng ta luôn biết hướng tới cái thiện, sống tốt đẹp trong cuôc đời. ĐỀ 49 ĐỀ BÀI PHẦN I: ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi: “ Quê hương là vòng tay ấm Con nằm ngủ giữa mưa đêm Quê hương là đêm trăng tỏ Mời qúy thầy cô tham gia vào nhóm: Tài liệu ôn thi hsg ngữ văn 6.7.8.9 để tải bài cho tiện nhé 25
  26. Lh.BDHSG VAN 7 Hoa cau rụng trắng ngoài thềm . Quê hương mỗi người chỉ một Như là chỉ một mẹ thôi Quê hương nếu ai không nhớ Sẽ không lớn nổi thành người.” (Trích bài thơ “Quê hương” – Đỗ Trung Quân) Câu 1(0.5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn thơ trên? Câu 2(1.0 điểm). Xác định nội dung của đoạn thơ? Câu 3(2.5 điểm). Tìm và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ có trong đoạn thơ? Câu 4(2.0 điểm). Qua đoạn thơ tác giả muốn gửi gắm tới người đọc thông điệp gì? PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN (14.0 điểm) Câu 1(4.0 điểm) Từ nội dung đoạn thơ ở phần Đọc- hiểu, em hãy viết một đoạn văn(khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về tình yêu quê hương của mỗi người. Câu 2(10.0 điểm) Hoài Thanh nhận xét: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có”. Qua bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. Hết HƯỚNG DẪN CHẤM Phần Câu Yêu cầu cần đạt Điểm I ĐỌC HIỂU 6.0 1 Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm 0.5 2 - Đoạn thơ đã thể hiện được tình cảm yêu thương, gắn bó tha 1.0 thiết, sâu nặng với quê hương của tác giả. 3 - Biện pháp tu từ: 1.0 + Điệp ngữ “quê hương” được lặp lại 4 lần. + So sánh: Quê hương là vòng tay ấm; là đêm trăng tỏ; như là chỉ một mẹ thôi. - Tác dụng: Nhẫn mạnhtình yêu tha thiết, sự gắn bó sâu nặng với 1.5 quê hương của tác giả. Đồng thời đã làm nổi bật hình ảnh quê hương thật bình dị, mộc mạc nhưng cũng thật ấm áp, gần gũi, thân thương, máu thịt, thắm thiết. 4 - HS trình bày thành một đoạn văn (từ 5-7 câu) - HS xác định thông điệp có ý nghĩa nhất đối với bản thân: + Vai trò của quê hương. 1.0 + Giáo dục tình yêu quê hương. 1.0 Mời qúy thầy cô tham gia vào nhóm: Tài liệu ôn thi hsg ngữ văn 6.7.8.9 để tải bài cho tiện nhé 26
  27. Lh.BDHSG VAN 7 II TẠO LẬP VĂN BẢN 14.0 1 Viết một đoạn văn(khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ 4.0 *Yêu cầu chung: a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn 0.25 b. Xác định đúng vấn đề nghị luận. 0.25 * Yêu cầu cụ thể: 3.5 c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Có thể viết đoạn văn theo hướng sau: - Tình yêu quê hương: 1.0 + Là tình cảm tự nhiên mang giá trị nhân bản, thuần khiết trong tâm hồn mỗi người. quê hương chính là nguồn cội, nơi chôn rau cắt rốn, nơi gắn bó, nuôi dưỡng sự sống, đặc biệt là đời sống tâm hồn mỗi người. + Quê hương là bến đỗ bình yên, là điểm tựa tinh thần của con 0.5 người trong cuộc sống. Dù đi đâu ở đâu hãy luôn nhớ về nguồn cội. (dẫn chứng) - Bàn luận: Tình cảm đối với quê hương sẽ gợi nhắc đến tình yêu 0.5 đất nước. Hướng về quê hương không có nghĩa là chỉ hướng về mảnh đất nơi mình sinh ra mà phải biết hướng tới tình cảm lớn lao, thiêng liêng bao trùm là Tổ quốc. - Phê phán: Có thái độ phê phán trước những hành vi không coi 0.5 trọng quê hương, suy nghĩ chưa tích cự về quê hương: chê quê hương nghèo khó, lạc hậu, phản bội lại quê hương; không có ý thức xây dựng quê hương. - Bài học nhận thức và hành động: Có nhận thức đúng đắn về 0.5 tình cảm đối với quê hương; có ý thức tu dưỡng, học tập, phấn đấu xây dựng quê hương; xây đắp bảo vệ quê hương, phát huy những truyền thống tốt đẹp của quê hương là trách nhiệm, là nghĩa vụ thiêng liêng của mỗi con người. d. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề 0.25 nghị luận e. Chính tả, dùng từ đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, 0.25 ngữ nghĩa tiếng Việt. 2 *Yêu cầu chung: a. Đảm bảo thể thức của một bài văn nghị luận có bố cục ba phần: 0.5 Mở bài, Thân bài, Kết bài. Mở bài giới thiệu vấn đề nghị luận; Thân bài giải thích nhận định và triển khai các luận điểm làm rõ được nhận định; Kết bài khái quát được nội dung nghị luận. b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Những tình cảm sẵn có, những 0.5 tình cảm không có qua bài thơ “Bánh trôi nước”. * Yêu cầu cụ thể: 9,0 Mời qúy thầy cô tham gia vào nhóm: Tài liệu ôn thi hsg ngữ văn 6.7.8.9 để tải bài cho tiện nhé 27
  28. Lh.BDHSG VAN 7 c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm, thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; có sự kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Thí sinh có thể giải quyết vấn đề theo hướng sau: 1. Giới thiệu vấn đề nghị nghị luận và tác phẩm lien quan đến 0.5 vấn đề nghị luận: Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có” qua bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương. 2. Giải thích ý kiến trên: 1.0 - Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có: Trước khi đọc tác phẩm văn chương, những tình cảm đó chưa xuất hiện trong ta. Sau khi đọc tác phẩm, văn chương khơi gợi, giúp ta tiếp thu những tình cảm cao đẹp, mới mẻ, những nét ứng xử tinh tế, những bài học về cuộc đời để ta làm giàu thêm tâm hồn. - Văn chương luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có: Văn chương bồi đắp thêm tình cảm, giúp ta nhận thức sâu sắc thêm về vấn đề để ta biết suy nghĩ, ý thức về mình, về những tình cảm đã có, để cho tình cảm ấy sâu sắc hơn, cao đẹp hơn. 3. Phân tích, chứng minh qua bài thơ “Bánh trôi nước”: * Bài thơ “Bánh trôi nước” bồi đắp cho ta những tình cảm ta sẵn có: 1.0 - Bài thơ lấy đề tài dân dã, gần gũi, bình dị (Bánh trôi nước). Qua hình ảnh chiếc bánh trôi, bài thơ gửi gắm chủ đề về người phụ nữ trong XH phong kiến – một chủ đề quen thuộc của văn học trung đại Việt Nam (vẻ đẹp và thân phận người phụ nữ trong XHPK). - Bánh trôi nước là một bài thơ vịnh vật tài tình, tả chính xác chiếc 2.0 bánh trôi đồng thời còn khơi gợi như Những liên tưởng sâu xa: + Bài thơ thể hiện niềm kiêu hãnh, tự hào của tác giả về vẻ đẹp ngoại hình, đặc biệt là ngợi ca, khẳng định vẻ đẹp tâm hồn, phẩm chất của người phụ nữ (dẫn chứng) + Bài thơ làm người đọc xúc động, thương cảm sâu sắc về thân phận chìm nổi, đắng cay, bất hạnh, phụ thuộc của người phụ nữ trong XHPK bất công (dẫn chứng). * Bài thơ “Bánh trôi nước” gợi mở cho ta những tình cảm ta không có: - Tác phẩm đã giúp chúng ta hiểu thêm về XHPK xưa – một XH 0.5 trọng nam khinh nữ. - Từ đó khơi gợi trong lòng người đọc niềm căm phẫn, thái độ tố 1,0 cáo XH đầy rẫy những bất công tàn bạo đã chà đạp lên số phận của người phụ nữ. * Nghệ thuật thể hiện: 1,0 Mời qúy thầy cô tham gia vào nhóm: Tài liệu ôn thi hsg ngữ văn 6.7.8.9 để tải bài cho tiện nhé 28
  29. Lh.BDHSG VAN 7 - Hình ảnh, ngôn ngữ dân dã, gần gũi, không cầu kì kiểu cách, ước lệ mà tự nhiên, mang đậm dấu ấn dân giân. - Giọng điệu: vừa kiêu hãnh, tự hào, vừa ngậm ngùi, xót xa, có thách thức. - Thể thơ và kết cấu: Thể thơ Đường luật được sử dụng nhuần nhuyễn và sáng tạo. Kết cấu chặt chẽ và độc đáo, sự đối lập giữa thân phận và phẩm chất, bài thơ đã tạo ấn tượng về một vẻ đẹp ngời sáng của người phụ nữ, về một bản lĩnh Xuân Hương kiên cường, mạnh mẽ dám nhìn thẳng vào số phận, vượt lên số phận và thách thức với hoàn cảnh sống. 4. Đánh giá, mở rộng: 0.5 - Nhận định trên cho thấy giá trị của văn chương: nuôi dưỡng, bồi đắp tình cảm con người, tạo ra phép màu trong cuộc sống, mở rộng cánh cửa lòng nhân ái, giúp ta hiểu thêm tình đời, tình người. - Bài thơ vừa ca ngợi vẻ đẹp cao quý, son sắt của người phụ nữ trong XHPK, vừa thể hiện niềm thương cảm đối với thân phận khổ đau của họ. “Bánh trôi nước” là một bài thơ hay bởi nó giản dị, để lại xúc động và ám ảnh trong lòng người đọc, có sức sống lâu bền trong trái tim những người yêu thơ. d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề 0.25 nghị luận e. Chính tả, dùng từ đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, 0.25 ngữ nghĩa tiếng Việt. Điểm tổng cộng: 20.0 điểm ĐỀ 61 ĐỀ BÀI PHẦN I: ĐỌC HIỂU(4,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Em yêu cánh võng đong đưa Cánh diều no gió chiều chưa muốn về Đàn trâu thong thả đường đê Chon von lá hát vọng về cỏ lau Trăng lên lốm đốm hạt sao Gió sông rười rượi hoa màu thiên nhiên Em đi cuối đất cùng miền Yêu quê yêu đất gắn liền bước chân (Yêu lắm quê hương - Hoàng Thanh Tâm, www.manhmap.com - Thơ hay về tình yêu quê hương - đất nước) Câu 1: (1,0 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính. Câu 2: (1,0 điểm). Cho biết thể thơ được sử dụng trong đoạn trích. Mời qúy thầy cô tham gia vào nhóm: Tài liệu ôn thi hsg ngữ văn 6.7.8.9 để tải bài cho tiện nhé 29
  30. Lh.BDHSG VAN 7 Câu 3: (1,0 điểm) Tìm từ láy trong các từ: thong thả, đường đê, chon von, vọng về, lốm đốm, rười rượi. Câu 4: (1,0 điểm). Nội dung của đoạn thơ đã gợi em nghĩ đến điều gì? PHẦN II: LÀM VĂN(16,0 điểm) Câu 1:(4,0 điểm) Từ việc đọc hiểu văn bản Một thứ quà của lúa non: cốm - ngữ văn 7, tập I em hãy cho biết tại sao nhà văn Thạch Lam lại cho rằng ăn cốm phải ăn thong thả và ngẫm nghĩ. Câu 2:(12,0 điểm) Cây bàng trước sân trường đã trở nên trơ trụi trong mùa đông rụng lá nhưng trong mình nó đang có những mầm sống cựa quậy để hướng tới một sự hồi sinh mạnh mẽ với biết bao chồi tơ, lộc biếc Hãy thay lời cây bàng ấy để nói lên tâm trạng của mình về sự việc này! ĐÁP ÁN-HƯỚNG DẪN CHẤM Phần I. Hướng dẫn chung - Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá đúng bài làm của thí sinh. Tránh cách chấm đếm ý cho điểm. - Khi vận dụng đáp án và thang điểm, giám khảo cần chủ động, linh hoạt với tinh thần trân trọng bài làm của học sinh. Đặc biệt là những bài viết có cảm xúc, có ý kiến riêng thể hiện sự độc lập, sáng tạo trong tư duy và trong cách thể hiện. - Nếu có việc chi tiết hóa điểm các ý cần phải đảm bảo không sai lệnh với tổng điểm và được thống nhất trong toàn hội đồng chấm thi. - Điểm toàn bài là tổng điểm của các câu hỏi trong đề thi, chấm điểm lẻ đến 0,25 và không làm tròn. Phần II. Đáp án và thang điểm Câu Nội dung Điể m 4,0 1 -Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm. 1,0 -Thể thơ: Lục bát. 1,0 -Từ láy trong các từ: thong thả, đường đê, chon von, vọng về, lốm đốm, 1,0 rười rượi. là: thong thả, chon von, lốm đốm, rười rượi. -Đoạn thơ gợi người đọc nghĩ đến tình yêu quê hương đất nước với những 1,0 cái đẹp đơn sơ, mộc mạc, bình dị nhưng lại gắn bó, nghĩa tình. 16, 0 2 Cần làm rõ đây là một nghệ thuật thưởng thức cốm rất tinh tế trong truyền thống ẩm thực của con người Hà Nội ngàn năm văn hiến được nhà văn Thạch Lam thể hiện trong tập tùy bút “Hà Nội băm sáu phố phường”. Ăn cốm phải ăn thong thả và ngẫm nghĩ tức là phải ăn từ tốn, chậm rãi Mời qúy thầy cô tham gia vào nhóm: Tài liệu ôn thi hsg ngữ văn 6.7.8.9 để tải bài cho tiện nhé 30
  31. Lh.BDHSG VAN 7 và khoan thai đó là bởi vì: - Để thưởng thức đến tận cùng sức hấp dẫn của món quà bình dị nhưng hết sức độc đáo này. Mỗi hạt lúa non là một hạt sữa của đất trời kết đọng 2,0 trong đó ngàn hoa cỏ nội nước Nam. Phải ăn thật chậm rãi thì mới cảm nhận được những điều thú vị này. - Cũng phải ăn thong thả và ngẫm nghĩ để thể hiện một phong thái lịch lãm trong nét đẹp của văn hóa ẩm thực. Ăn chậm rãi và khoan thai không chỉ là để thưởng thức mà còn là để bày tỏ sự nâng niu trân trọng và biết ơn 2,0 đối với những con người lao động bình dị đã làm ra sản phẩm hạt cốm. 3 Yêu cầu học sinh phải xây dựng thành một bài văn hoàn chỉnh thể hiện rõ nét kỹ năng viết văn biểu cảm một cách sáng tạo. Người chấm không đếm ý cho điểm mà phải linh động xét trong tổng thể cả bài. Trong cách làm bài tổng thể thì giám khảo cần tinh tế trong việc phát hiện các nhân tố. Phải biết trân trọng những tư duy đột phá của học sinh mà hướng dẫn chấm này chưa thể đề cập hết. Với yêu cầu của đề bài thì thí sinh phải nhập vai cây bàng để biểu cảm. (Có thể sử dụng đại từ: Tôi). Mặc dù là một đề mở, thí sinh có thể có những cách biểu cảm khác nhau, (Ví dụ viết thư cho bạn chẳng hạn) tuy nhiên cũng cần phải làm rõ một số dấu ấn cảm xúc cơ bản theo trình tự cấu trúc ba phần: Mở bài: Tự giới thiệu được hình ảnh bản thân là một cây bàng mùa đông đang trụi lá giữa sân trường bằng những lời sinh động, giàu cảm xúc. Thân bài: +,Hồi tưởng một cách xúc động và sinh động về những kỷ niệm trong quá 2,0 khứ đặc biệt là những sự gắn bó đối với những cô cậu học trò. +, Nỗi buồn vì cảnh ngộ của bản thân trong hiện tại. Mùa đông khắc nghiệt đã cướp đi những màu xanh đẹp đẽ trên cành lá khiến cho bàng ta trở nên khẳng khiu, gầy guộc, trơ trọi và cũng rất cô đơn. (Vì lũ học trò chỉ hóng 2,0 mát, đùa nghịch, đọc sách dưới cây bàng khi nó sum suê cành lá). +, Sự hồi hộp chờ mong những ánh nắng ấm áp của mùa xuân; niềm tin mãnh liệt về một tương lai khi cảm nhận những mầm sống đang cựa quậy 3,0 để từ đó có thể hướng tới một sự hồi sinh mạnh mẽ với biết bao chồi tơ, lộc biếc; khát vọng được cống hiến những ngày tháng đẹp đẽ sum suê cành lá cho sân trường yêu dấu, nơi có thể thắp sáng lên những kỹ niệm đẹp đẽ của tuổi học trò. 3,0 Kết bài: Bày tỏ tình yêu đối với mái trường, với những thầy cô giáo cũng như với các bạn học trò. 2,0 Hết PHẦN 2: THAM KHẢO TÀI LIÊU ÔN PHẦN 1. ÔN TẬP KIẾN THỨC CƠ BẢN TÌM HIỂU THÊM VỀ CA DAO – DÂN CA Mời qúy thầy cô tham gia vào nhóm: Tài liệu ôn thi hsg ngữ văn 6.7.8.9 để tải bài cho tiện nhé 31
  32. Lh.BDHSG VAN 7 I. Khái niệm : - Ca dao dân ca là tên gọi chung của các loại trữ tình dân gian, kết hợp phần lời và nhạc, diễn tả đời sống nội tâm của con người. - Dân ca: là sáng tác dân gian kết hợp lời và nhạc. - Ca dao: là lời thơ dân ca và những bài thơ dân gian mang phong cách nghệ thuật chung với lời thơ dân ca. II. Nội dung : Khái quát: Ca dao - dân ca diễn tả sinh động, sâu sắc đời sống tâm hồn, tư tưởng tình cảm của người lao động ( trữ tình). Có ý kiến cho rằng: Ca dao là nguồn sữa tinh thần nuôi dưỡng trẻ thơ qua lời hát ru, là hình thức trò chuyện tâm tình của các chàng trai cô gái, là tiếng nói biết ơn, tự hào về công đức của tổ tiên và anh linh của những người đã khuất, là phương tiện bộc lộ nỗi tức giận hay lòng hân hoan của người lao động, trong gia đình, xã hội. 1. Những câu hát yêu thương – tình nghĩa * Nội dung: Là tiếng hát yêu thương, tình nghĩa, ca dao bộc lộ tình sâu nghĩa nặng đối với xóm làng, quê hương, đất nước, đối với cha mẹ, ông bà, anh em, vợ chồng, con cái, bạn bè và dạt dào nhất là tình cảm lứa đôi. * Những câu hát về tình cảm gia đình - Coi trọng công ơn và tình nghĩa trong các mối quan hệ gia đình: cha mẹ, ông bà, tình cảm anh em gắn bó - Tình cảm gia đình là tình cảm thiêng liêng nhất, cội nguồn để hình thành nên những tình cảm cao đẹp khác => Những người lao động sống rất ân tình, ân nghĩa Ví dụ: Đối với cha mẹ, ông bà tổ tiên: Mẹ già như chuối ba hương, Như xôi nếp một, như đường mía lau. hay Con người có tổ có tông Như cây có cội như sông có nguồn. Mời qúy thầy cô tham gia vào nhóm: Tài liệu ôn thi hsg ngữ văn 6.7.8.9 để tải bài cho tiện nhé 32
  33. Lh.BDHSG VAN 7 * Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước. - Ngợi ca vẻ đẹp của quê hương đất nước, bày tỏ niềm tự hào, mến yêu về những vùng đất, miền quê tươi đẹp. Đó là nghĩa nặng tình sâu của người lao động với quê hương đất nước - Tình yêu quê hương đất nước là tình cảm sâu nặng trong tim mỗi người, là nguồn cảm hướng vô tận, là đề tài không bao giờ cũ. 2. Những câu hát than thân * Nội dung ca dao than thân: là những tiếng hát than thở về cuộc đời, cảnh ngộ khổ cực, đắng cay. Đồng thời, bày tỏ thái độ phản kháng xã hội, phản kháng những điều ngang trái ẩn chứa rất sâu trong đó. * Hoàn cảnh ra đời: Ca dao than thân ra đời từ cuộc sống làm ăn vất vả, cực nhọc và bị áp bức nặng nề của người dân trong xã hội cũ. Ca dao than cho cảnh đè nén, áp bức: Thương thay thân phận con rùa, Lên đình đội hạc, xuống chùa đội bia. - Đặc biệt là tiếng than của người phụ nữ chịu nhiều bất công do chế độ nam quyền và lễ giáo phong kiến gây ra: Thân em như tấm lụa đào, Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai. Thân em như củ ấu gai, Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen Ai ơi nếm thử mà xem Nếm xong mới biết rằng em ngọt bùi. - Cảnh tảo hôn, đa thê, gả bán, Vợ lẽ như giẻ chùi chân, Chùi xong lại vứt ra sân Gọi ông hàng xóm có chùi chân thì chùi. hay Bồng bồng cõng chồng đi chơi, Đi qua chỗ lội đánh rơi mất chồng. Chị em ơi, cho tôi mượn gàu sòng Mời qúy thầy cô tham gia vào nhóm: Tài liệu ôn thi hsg ngữ văn 6.7.8.9 để tải bài cho tiện nhé 33
  34. Lh.BDHSG VAN 7 Để tôi tát nước vớt chồng tôi lên. - Than mà phản kháng, người dân lao động khi khổ thì cất tiếng than nhưng không bao giờ để mất niềm tin: Chớ than phận khó ai ơi Còn da lông mọc, còn chồi nảy cây. Bao giờ dân nổi can qua Con vua thất thế lại ra quét chùa. * Nội dung các bài ca dao đã học - Những bài ca dao kể về nỗi thống khổ, cuộc đời trăm đắng ngàn cay của người dân lao động dưới xã hội phong kiến. - Qua đó bày tỏ thái độ phản kháng, tố cáo xã hội. 3. Những câu hát châm biếm - Chủ yếu tập trung phơi bày các sự việc, hiện tượng mâu thuẫn ngược đời, phê phán những thói hư tật xấu của các hạng người và những sự việc đáng cười trong xã hội như: phê phán thói lười biếng, siêng ăn nhác làm; đả kích những người hành nghề mê tín dị đoan phản khoa học và những người đi xêm bói mê tín mù quáng ít hiểu biết và nhẹ dạ cả tin. - Cũng như truyện cười, ca dao châm biếm trào phúng là sản phảm độc đáo của tính hài hước - một phẩm chất đáng quí của người lao động. III. Nhân vật trữ tình : Thường là người mẹ, vợ, chồng, con, chàng trai, cô gái, người phụ nữ, người dân cày IV. Đối tượng trữ tình : con người, cảnh vật, sự vật, loài vật V. Nghệ thuật : Có nét đặc trưng riêng, đó là những câu thơ, câu ca rất ngắn gọn viết theo thể lục bát hoặc lục bát biến thể.Ngôn ngữ, hình ảnh mộc mạc, giản dị, chân thực, hồn nhiên, và gợi cảm (vì đó là lời ăn tiếng nói của người lao động xưa) VI. Đặc điểm thơ ca dân gian (ca dao - dân ca) : vốn là một bộ phận của văn hóa dân gian nói chung cho nên nó mang đầy đủ những đặc điểm của văn hóa dân gian đó là a. Tính nhân dân : Lời ăn, tiếng nói, tâm tư, nỗi niềm, khát vọng của quần chúng nhân dân xưa Mời qúy thầy cô tham gia vào nhóm: Tài liệu ôn thi hsg ngữ văn 6.7.8.9 để tải bài cho tiện nhé 34
  35. Lh.BDHSG VAN 7 b. Tính truyền miệng : Vì chưa có chữ viết nên ca dao chủ yếu được sáng tác theo phương thức truyền miệng. Hát lên, ngâm lên cho người khác nghe.Sau đó lưu truyền đời này qua đời khác, thế hệ này qua thế hệ khác c. Tính tập thể : Vì truyền miệng nên ca dao không còn là sáng tác của một cá nhân mà trở thành sáng tác của nhiều người, nhiều thế hệ.Vì vậy cho nên những sáng tác này được đánh giá là những hòn ngọc quý trong kho tàng văm học Việt Nam PHẦN II: MỞ RỘNG KIẾN THỨC VÊ MỘT SỐ CHỦ ĐÊ TRONG CA DAO- DÂN CA 1. CHỦ ĐỀ CA DAO VỀ TÌNH CẢM GIA ĐÌNH 2. CHỦ ĐỀ CA DAO VỀ TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC 3. CHỦ ĐỀCA DAO VỀ TÌNH YÊU LAO ĐỘNG, TINH THẦN LẠC QUAN TRONG CUỘC SỐNG 4. CHỦ ĐỀ CA DAO VỀ TÌNH YÊU ĐÔI LỨA 5. CÁC DẠNG BÀI TẬP VÊ TÌM HIỂU CA DAO- DÂN CA 6. DẠNG BÀI TẬP 1: CẢM NHẬN MỘT BÀI CA DAO 7. DẠNG BÀI TẬP 2: PHÂN TÍCH MỘT HÌNH ẢNH MANG TÍNH BIỂU TƯỢNG TRONG CA DAO CHỨNG MINH MỘT NHẬN ĐỊNH VỀ CA DAO *LUYỆN TẬP Hình ảnh con cò trong ca dao Con cò bay lả bay la , Con cò mà đi ăn đêm Những câu ca dao bắt đầu bằng con cò đã đi vào tâm hồn con người Việt Nam từ bao đời nay. Con cò thật là gần gũi, thân quen. Và nó đã trở thành một hình thường đẹp tronh ca dao. Mỗi hi nhắc đến con cò với những phẩm chất của nó làm ta nghĩ đến hình ảnh của người nông dân, của người phụ nữ Việt Nam. * Hình ảnh con cò là hình ảnh của người nông dân . Người nông dân Việt Nam rất gần gũi và gắn bó với con cò. Họ đã xem cò là bạn. Nhìn con cò kiếm ăn trên những cánh đồng họ liên tưởng đến cuộc đời và số phận của mình. Con cò là loài chim sống ở bờ nước, gần cận nhất, gắn bó nhất và thân thiết nhất với nhà nông trồng lúa nước. Con cò với dáng đẹp thanh cao, thoát tục. Cò lạng bay vút lên không trung rồi thả mình trong gió, mỏ dài, cổ dài, thân thon nhỏ, chân dài, tất cả duỗi thẳng theo một Mời qúy thầy cô tham gia vào nhóm: Tài liệu ôn thi hsg ngữ văn 6.7.8.9 để tải bài cho tiện nhé 35
  36. Lh.BDHSG VAN 7 đường thẳng, liệng la đà trên sóng gió. Con cò sát cánh với nhà nông trong việc đồng ruộng. Cứ đầu mùa mưa tức đầu mùa xuân ở đất Bắc, cò lại bay về đồng nước báo cho nhà nông biết mùa trồng lúa bắt đầu. Có loài cò “gọi mưa” giống như cóc ếch, khi cất tiếng kêu gọi mưa là nhà nông biết trời sắp đổ cơn mưa Rồi đến cuối thu, mùa lúa chín, mùa gặt hái, cò lại rủ nhau cất cánh bay đi. Ngày ngày nhà nông sáng tinh mơ ra đồng khi bầy vạc đi ăn đêm bay về tổ buông những tiếng kêu trong vắt trên không trung lúc ban mai, giống như tiếng hạc trong truyện Kiều mà Nguyễn Du đã mô tả: ” trong như tiếng hạc bay qua” và mãi tới chạng vạng tối nhà nông mới trở về nhà khi đàn cò đi ăn ban ngày gọi nhau bay về tổ, gõ nhịp mỏ rộn ràng trong cái tĩnh lặng của hoàng hôn. Trên cánh đồng, con cò đi theo sau luống cầy bầu bạn cùng nhà nông trong lúc cầy sâu cuốc bẫm . Con cò trên bờ ruộng bắt sâu bọ, cào cào, châu chấu, cua cáy giúp nhà nông một tay trong việc bảo vệ mùa màng. Con cò trên mình trâu, bắt ruồi bọ, ve vắt, săn sóc cho con trâu, người bạn đồng lao đồng tác với nhà nông. Con cò là hình ảnh của cần cù, siêng năng, chịu khó, chịu khổ, tự túc, tực cường, chỉ biết trông cậy vào sức mình, chỉ biết tự lực cánh sinh để lo cho bản thân, cho con cái, cho gia đình, cho dòng tộc, đất nước giống như những người nông dân Việt Nam: Hỏi cò vội vã đi đâu? Xung quanh mặt nước, một màu bao la. Cò tôi bay lả bay la, Bay từ cửa tổ bay ra cánh đồng. Trời sinh, mẹ đẻ tay không, Nên tôi bay khắp tây đông kiếm mồi. Trước là nuôi cái thân tôi, Sau nuôi đàn trẻ nên đời cò con. Một mai khôn lớn vuông tròn, Rủ nhau bay khắp nước non xa gần. Kiếm mồi tự lập lấy thân, Vẻ vang hãnh diện cho dân con cò. Mỗi ngày một lớn một to, Chớ đừng ỷ lại mà lo cậy người. Để cho nông, vạc chê cười. Ấy tôi lấy thế làm vui tuổi già. Nên tôi bay lả bay la, Bay từ cửa tổ, bay ra cánh đồng Ngoài ra cò còn loài loài chim sống từng đàn, sống với gia đình, họ hàng, làng nước như ta thấy qua các câu ca dao dưới đây, dù trời đêm tăm tối, sắp đổ cơn mưa, có kẻ rình mò bắn giết, cò cũng vẫn về thăm chú bác cô dì: Con cò đi đón cơn mưa, Tối tăm mù mịt ai đưa cò về, Cò về đến gốc cây đề, Có đứa rình bắn, cò về làm chi? Mời qúy thầy cô tham gia vào nhóm: Tài liệu ôn thi hsg ngữ văn 6.7.8.9 để tải bài cho tiện nhé 36
  37. Lh.BDHSG VAN 7 Cò về thăm bá, thăm dì, Thăm cô xứ Bắc, thăm dì xứ Đông. Hàng ngày bên bờ sông rộng, sóng to, cò cần cù lặn lội kiếm ăn: Cái cò lặn lội bờ sông, Cổ dài, mỏ cứng, cánh cong, lưng gù, Bãi xa, sông rộng, sóng to, Vì lo cái bụng, đi mò cái ăn. Những lúc mưa to, gió lớn cây quả cong queo thu hình, con ốc nằm co nghỉ ngơi, con tôm vui đùa vùng vẫy đánh đáo trong vũng nước bùn thì lại là lúc cò phải dầm mưa đi kiếm ăn: Trời mưa quả dưa vẹo vọ, Con ốc nằm co, Con tôm đánh đáo, Con cò kiếm ăn vì những lúc mưa to gió lớn cá tôm mới vào bờ kiếm thức ăn từ mặt đất trôi xuống và vì những lúc này nhờ nước đục, cò thấy cá tôm mà cá tôm lại không thấy cò, cho nên những lúc trời mưa to gió lạnh là lúc cò mới dễ kiếm ăn, như ta thấy qua câu “đục nước béo cò”. Cũng cần biết thêm là cò chỉ là loài chim sống ở bờ nước, không bơi lội dưới nước, nên không có chất dầu nhờn làm cho lông không bị ướt như loài vịt. “Nước đồ đầu vịt” không ướt nhưng mưa trút xuống đầu cò, thân cò thì cò bị ướt sũng và trở thành “cò bợ mắc mưa”. Vì thế trong cảnh mưa to gió lớn, người ướt sũng nước mưa mà cò cũng phải đi kiếm ăn chẳng khác gì người nông dân làm ruộng trong mưa gió. Tóm lại con cò là biểu tượng của ao đầm, đồng ruộng nước, của người nông dân cần mẫn Việt Nam (cũng nên biết ruộng nước có gốc từ ao đầm, ruộng chiêm là ruộng thấp cò nhiều nước có gốc là ruộng chằm tức đầm ao *Con cò là biểu tượng cho người phụ nữ đồng ruộng Việt Nam Hình ảnh còn là hình ảnh của người phụ nữ. Con cò có dáng vẽ mảnh khảnh, có bộ lông trắng muốt, khi nào cũng cần cù, siêng năng kiếm ăn lám người ta liên tưởng đến người phụ nữ Qua văn học dân gian ta thấy con cò mẹ mang hình bóng của người phụ nữ Việt Nam cao đẹp, tuyệt vời: Con cò lặn lội bờ ao, Phất phơ hai giải yếm đào gió bay. Giống như người đàn bà Việt Nam một đời tần tảo, vất vả ngược xuôi, dù núi cao, dù sông rộng, dù biển khơi, dù nắng lửa, mưa dầu, dù phong ba, bão tố, cò vẫn lặn lội đi kiếm ăn lo cho chồng con. Cụ Tú Xương cũng đã so sánh vợ mình với hình ảnh con cò: Lặn lội thân cò khi quảng vắng Nuôi đủ năm con với một chồng. gặp những lúc đất nước chinh chiến, loạn ly, người phụ nữ Việt ngoài việc thay chồng nuôi mẹ, nuôi con còn phải thăm nuôi cả chồng đi lính trấn giữ biên cương: Con cò lặn lội bờ sông, Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non. Mời qúy thầy cô tham gia vào nhóm: Tài liệu ôn thi hsg ngữ văn 6.7.8.9 để tải bài cho tiện nhé 37
  38. Lh.BDHSG VAN 7 Nàng về nuôi cái cùng con, Để anh đi trẩy nước non Cao Bằng. Ở nhà có nhớ anh chăng? Để anh kể nỗi Cao Bằng mà nghe. Cũng như những tấm lòng mẹ Việt Nam, cò mẹ hy sinh tất cả đời mình cho con: Nước non lận đận một mình, Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay Ai làm cho bể kia đầy, Cho ao kia cạn, cho gầy cò con? dù ngay cả trong đêm tối, không phải là lúc cò đi kiếm ăn, mà nhiều khi cũng phải liều thân đi tìm mồi cho con nên cò mẹ đã “đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao”: Con cò mày đi ăn đêm, Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao. Ông ơi ông vớt tôi vào, Tôi có lòng nào ông hãy sáo măng, Có sáo thì sáo nước trong, Đừng sáo nước đục đau lòng cò con. dù ngay cả lúc biết mình sắp chết trong nồi sáo măng, cò mẹ cũng còn nghĩ đến đàn con thơ dại trong trắng, cò mẹ muốn được chết trong sạch nên cầu xin người “Có sáo thì sáo nước trong” vì “sáo nước đục đau lòng cò con”. Ngoài việc nuôi dưỡng, mẹ cò cũng một đời lo lắng chăm sóc cho con ăn học nên người: Mặt trời lặn xuống bờ ao, Có con cò mẹ bay vào bay ra. Cò con đi học đường xa, Thẩn thơ chỗ nọ, la cà chỗ kia. Tối rồi mà chẳng chịu về, Cơm canh mẹ đợi, còn gì là ngon. Nhiều khi vì mẹ cò thương con quá mà cò con đâm ra nhõng nhẽo: Cái cò là cái cò con, Mẹ nó yêu nó, nó còn làm thơ. Mẹ là tất cả, thiếu mẹ là thiếu tất cả. Những khi cò mẹ phải đi làm nghĩa vụ công dân như đắp đàng, vét sông, cò con thiếu ăn, thiếu sự chăm sóc, thấy bơ vơ, trở thành tuyệt vọng: Cái có là cái cò vàng, Mẹ đi đắp đàng, con ở với ai? Con ở với bà, bà không có vú, Con ở với chú, chú là đàn ông. Thôi con chết quách cho xong. Tóm lại mẹ cò mang hình ảnh của người phụ nữ Việt Nam xinh đẹp, yểu điệu “phất phơ hai giải yếm đào gió bay” nhưng đảm đang, kiêu chồng, cho con, cho nhà, cho nước. “Con cò mà đi hùng. Giữa cuộc đời đầy mưa sa gió táp, khi “lên thác xuống ghềnh”, lúc “bãi xa, sông rộng, sóng to”, khi binh đao khói lửa, hai cái giải yếm đào đó vẫn một đời tận Mời qúy thầy cô tham gia vào nhóm: Tài liệu ôn thi hsg ngữ văn 6.7.8.9 để tải bài cho tiện nhé 38
  39. Lh.BDHSG VAN 7 tụy cùng cực lo cho ăn đêm, Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao. Ông ơi ông vớt tôi nao, Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng. Có xáo thì xáo nước trong Đừng xáo nước đục đau lòng cò con”. Con cò trong bài ca dao là hình ảnh ẩn dụ, là biểu tượng về người nông dân “hai sương một nắng”. Đó là những con người hiền lành, chất phác cần cù, lam lũ, chịu thương chịu khó trong cuộc đời. Bất hạnh của con cò “lộn cổ xuống ao” cũng là những bất hạnh, hoạn nạn của nhà nông đứng trước mọi thế lực thống trị và áp bưc trong xã hội. Sưu cao thuế nặng. Ách thống trị nặng nề của bọn vua quan. Nạn áp bức, bòn rút của bọn địa chủ, cường hào. “Phần thuế quan Tây, phần trả nợ” - Nửa công đưa ở, nửa thuê bò” (Nguyễn Khuyến). Trải qua hàng ngàn năm, người nông dân Việt Nam đã đổ mồ hôi vất vả làm ra củ khoai, hạt gạo nuôi sống nhân dân, nhưng cuộc đời của họ có khác gì thân phận con cò trong bài ca dao nay. Tiếng kêu thương của con cò đã vọng vào cuộc đời theo thời gian năm tháng. Bài ca dao đã gieo vào lòng chúng ta sự xót thương, đồng cảm với bao nạn nhân trong xã hội, nhất là đối với số phận người nông dân Việt Nam đêm trước cách mạng Tháng Tám. Bài ca dao càng trở nên sâu sắc và thấm thía khi chúng ta đọc đến hai câu cuối: “Có xáo thì xáo nước trong, Đừng xáo nước đục đau lòng cò con”. Gặp tai họa chưa chắc đã thoát hiểm: tính mạng nghìn cân treo sợi tóc. Trước cái chết cầm chắc trong tay, thế mà cò chỉ nghĩ đến bầy con thơ, thương bầy con nhỏ tội nghiệp. Cò giàu tình thương yêu, giàu đức hy sinh và vị tha. Cò cam chịu số phận. Những phẩm chất ấy của cò cũng là những đức tính của nhà nông quê ta. Cái đặc sắc của bài ca dao là ngoài tình cảm nhân đạo còn hàm chứa tư tưởng rất đẹp. Đã có câu tục ngữ nêu lên cách ứng xử “đói cho sạch, rách cho thơm”. Đã có bài ca dao ca ngợi một tâm thế thanh cao “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bun”. Đã có một thế đứng cao đẹp như dáng trúc trước hoạn nạn: “Trúc dẫu cháy, đốt ngay vẫn thẳng”. Ở đây cũng vậy, qua thân phận con cò, nhà thơ dân gian đã nêu lên một triết lý nhân sinh tuyệt đẹp, ca ngợi tâm hồn trong sáng, hồn hậu: thà chết trong còn hơn sống đục! Hai chữ “trong” và “dục” tương phản nhau, lời nguyền của kẻ tử nạn trở nên thống thiết, khẳng định một lẽ sống đẹp. Chữ “xáo” được điệp lại 4 lần, ý thơ được nhấn mạnh diễn tả sự đinh của người bất hạnh trong cảnh ngộ đáng thương. # GV cung cấp cho học sinh các câu ca dao để học sinh phân tích -Con cò mà đi ăn đêm -Cái cò cái vạc cái nông -Cái cò lặn lội bờ sông -Con cò bay lả bay la -Cha sinh mẹ đẻ tay không Cho nên bay khắp tây đông kiếm mồi Trước là nuôi cái thân tôi Sau nuôi đàn trẻ nuôi đàn có con Mời qúy thầy cô tham gia vào nhóm: Tài liệu ôn thi hsg ngữ văn 6.7.8.9 để tải bài cho tiện nhé 39
  40. Lh.BDHSG VAN 7 -Con có chết rũ trên cây Cò con giở sách xem ngày làm ma Cà cuống uống rượu la đà Chim ri ríu rít bay ra chia phần -Cái cò là cái cò con Mẹ nó yêu nó nó còn làm thơ Cái cò bay bổng bay bơ Lại đây anh gửi xôi khô cho nàng Đem về nàng nấu, nàng rang Nàng ăn có rẻo thì nàng lấy anh -Cái cò chết tối hôm qua Có một hạt gạo với ba đồng tiền Một đồng mua trống mua kèn Một đồng mua mỡ đốt đèn thơ vong Một đồng mua mớ rau rong Đem về thái nhỏ thờ vong con cò -Cái cò mày mổ cái tôm CáI tôm quắp lại lại ôm cái cò -Cái cò mày mổ cái trai Cái trai quắp lại lại nhai cái cò -Con cò mắc giò mà chết Con quạ ở nhà mua nếp làm chay Con cu đánh trống bằng tay Con mào đội mũ làm thầy đọc văn Chiền chiện vừa khóc vừa lăn Một bầy se sẻ bịt khăn cho cò -Cái cò là cái cò quăm Mày hay đánh vợ mày nằm với ai? Có đánh thì đánh sớm mai Chớ đánh chập tối chẳng ai cho nằm HS làm bài rồi GV kiểm tra Đề 4: Có ý kiến cho rằng: Ca dao than thân không chỉ diễn tả cuộc đời trăm đắng ngàn cay của người lao động mà còn bộc lộ vẻ đẹp của tấm lòng nhân hậu, tình yêu thương bao la của họ. Hãy làm sáng tỏ nhận định trên. Hướng dẫn: Lập dàn ý. a. Mở bài: Gián tiếp Dẫn dắt: Ca dao dân ca là ca khúc nội tâm của người lao động. Bên cạnh những tiếng ca ngọt ngào, chan chứa tình yêu quê hương đất nước, tình cảm gia đình là những câu hát than thân ai oán nức nở phản ánh số phận người dân lao động cùng với bao tình cảm đẹp đẽ mà họ gửi gắm vào trong đó. Mời qúy thầy cô tham gia vào nhóm: Tài liệu ôn thi hsg ngữ văn 6.7.8.9 để tải bài cho tiện nhé 40
  41. Lh.BDHSG VAN 7 Nêu vấn đề( luận điểm xuất phát): Đúng như có ý kiến đã cho rằng: Ca dao than thân không chỉ diễn tả cuộc đời khổ cực, trăm đắng ngàn cay mà còn thể hiện vẻ đẹp tâm hồn nhân hậu, tình yêu thương bao la của người lao động. b. Thân bài: Luận điểm 1: Ca dao than thân đã diễn tả sinh động cuộc đời khổ cực trăm đắng ngàn cay của người lao động. + Trước hết đó là cuộc đời lận đận, vất vả, gian nan, phải đối mặt với biết bao khó khăn, trắc trở của người nông dân thông qua hình tượng con cò: Nước non lận đận một mình Thân cò lên thác xuống gềnh bấy nay. Hình ảnh con cò đơn độc, yếu ớt giữa bể đời mênh mông với biết bao sóng gió trái ngang, khi “lên thác, xuống gềnh” chính là biểu tượng xúc động cho cuộc đời người nông dân lam lũ, đơn côi giữa cõi nhân gian rộng lớn với bao tai ướng bất trắc khôn lường. Suốt cuộc đời người nông dân phải tất tả ngược xuôi lận đận kiếm ăn, tìm kế mưu sinh mà vấn đói nghèo cơ cực. + Số kiếp của người lao động là kiếp con tằm, cái kiến phải nai lưng làm việc, bị bòn rút đến cùng kiệt sức lao động mà vẫn đói nghèo cơ cực. Tiếng than cất lên mới ai oán làm sao: Thương thay thân phận con tằm Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ Thương thay lũ kiến tí ti Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi Kiếp tằm sinh ra là để nhả tơ.Đời tằm ăn ít nhả tơ nhiều.Tằm phải rút từ ruột mình để dâng cho đời những sời tơ dài quí hiếm. Tơ tằm làm đẹp cho người mặc áo nhứng bản thân tằm thì ngày một khô kiệt và lặng lẽ kết thúc cuộc đời ngắn ngủi.Còn con kiến thì thân phận nhỏ nhoi hèn kém, ngày này qua tháng khác cứ mải miết tìm mồi kiếm ăn mà cũng chẳng được là bao. Như con tăm cái kiến, cuộc đời người lao động phải nai lưng làm việc, bị bọn địa chủ bóc lột đến đến tân xương tuỷ để đem lại sự giàu sang cho chúng. Còn mình nếu một mai gục chết vì can kiệt sức lực cũng chẳng ai đoái thương! + Những nỗi khổ của người lao động càng được nhân lên bội phần khi mọi cố gắng của họ đều vô vọng, tương lai mờ mịt, tối tăm: Thương thay hạc lánh đường mây Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi. Hình ảnh con chim hạc gầy gò, mải miết bay muôn nơi để kiếm ăn mà cuộc đời vẫn vô định, tương lai vẫn mờ mịt, tối tăm là hình ảnh người lao động kéo dài mãi kiếp sống lầm than cơ cực, không niềm hy vọng. + Tận cùng của nỗi khổ đau là những cảnh đời bế tắc, những kiếp sống vô vọng, hứng chịu bao nỗi oan khiên, không được lẽ công bằng soi tỏ: Thương thay con cuốc giữa trời Dẫu kêu ra máu biết người nào nghe. Mời qúy thầy cô tham gia vào nhóm: Tài liệu ôn thi hsg ngữ văn 6.7.8.9 để tải bài cho tiện nhé 41
  42. Lh.BDHSG VAN 7 Hình ảnh con chim quốc kêu đau đớn, nức nở giữa trời, tiếng kêu ai oán đứt ruột đến bật ra máu mà vẫn tan vào hư không khíên ta liên tưởng đến người nông dân thấp cổ bé họng trong xã hội xưa. Họ đã cực khổ trăm bề lại luôn bị dáng xuống đầu bao nỗi oan khiến, tiếng kêu than đứt ruột, ứa máu của họ là tận cùng của nỗi khổ đau bất hạnh trong xã hội xưa. + Trong xã hội phong kiến khổ đau nhiều hơn cả là người phụ nữ. Ca dao than thân đã dành một mảng lớn nói về số phận đắng cay, tủi nhục của người phụ nữ. Đó là mảng ca dao bắt đầu từ mô típ thân em: Thân em như trái bần trôi Thân em như hạt mưa sa Thân em như giếng nước giữa đàng. Đằng sau mỗi từ “ Thân em” là mỗi số phận khác nhau, những hình ảnh “ trái bần trôi” “ Hạt mưa sa” “ Giếng nước giữa đàng” nghe thật tội nghiệp, đó chính là biểu tượng sinh động cho cuộc đời rẻ rúng, thân phận thấp hèn, bị lệ thuộc vào xã hội phong kiến, phó mặc cho cuộc đời của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. => Khái quát: Có thể nói mỗi bài ca dao than thân mỗi cảnh đời, mỗi hình ảnh là biểu tượng sinh động cho mỗi số phận. Bằng những hình ảnh ẩn dụ sinh động, cu thể, với lối nói tượng trưng ca dao than thân đã diễn tả xúc động muôn ngàn cảnh đời tối tăm, bế tắc của người lao động trong xã hội xưa. Luận điểm 2: Những bài ca dao than thân không chỉ diễn tả một cách xúc động số phận cay đắng, buồn thương của người lao động xưa mà còn bộc lộ được vẻ đẹp của tấm lòng nhân hậu, giàu tình yêu thương của họ( chuyển ý, nêu luận điểm). + Trước hết, những con vật hiền lành, bé nhỏ cũng gợi niềm th ương cảm. Hình ảnh con tằm, cái kiến nhỏ nhoi, hay con còchăm chỉ kiếm ăn trên đồng ruộng cũng gợi bao ám ảnh trong ca dao than thân, nỗi thương đó gợi niềm liến tưởng đến bao số phận, bao kiếp người. + Cảm động hơn cả tình yêu thương bao la trước cuộc đời trăm đắng ngàn cay củâ người lao động. Trong ca dao t hân thân, người lao động không chỉ xót xa cho thân phận của mình mà trái tim họ luôn thổn thức, luôn rung lên những nhịp đập yêu thương trước nỗi khổ đau của những người cùng cảnh ngộ. Điệp khúc “thương thay” khắc khoải vang lên trong suốt 8 dòng ca dao đã mổ ra dằng dặc bao nỗi thương khác nhau đối với cuộc đời cơ cực, đớn đau của người lao động.Những nỗi thướng đó chính là sự đồng cảm cao độ, tiếng đồng vọng chung của những tấm lòng để làm vơi đi phần nào những bất hạnh, đói nghèo, khốn khổ mà xã hội bất công mang lại. + Trong xã hội phong kiến, tấm lòng yêu thương, nhân hậu của người lao động luôn hướng đến người phụ nữ. “ Thân em” vừa là tiếng than tội nghiệp của những người phụ nữ than cho thân phận của mình nhưng đồng thời cũng là sự hoá thân cao độ của biết bao tấm lòng giành cho họ.Dường như sau mỗi tiếng “ Thân em” cất lên là dồn nén bao nức nở nghẹn ngào trước những bất hạnh trái ngang của người phụ nữ. Có thể nói rằng:tình yêu thương và trái tim nhân hậu của người lao động trong những bài ca dao thân thân đã làm nên sức lay động lơn cho mỗi bài, để lại trong lòng ta bao nỗi xúc động không thể nào quên. * Đánh giá: +Với cách thể hiện thật đa dậng và sinh động thông qua những hình ảnh ẩn dụ cụ thể và những mô típ quen thuộc thật giàu ý nghĩa. Mời qúy thầy cô tham gia vào nhóm: Tài liệu ôn thi hsg ngữ văn 6.7.8.9 để tải bài cho tiện nhé 42
  43. Lh.BDHSG VAN 7 + Là bức tranh sinh động về số phận của người lao động đồng thời ta thấy lấp lánh vẻ đẹp tâm hồn người VN. + Những bài ca dao thật buồn nhưng nỗi buồn ấy có sức nâng đỡ tâm hồn mỗi người, làm c ho chúng ta lớn lên, tâm hồn sáng trong đẹp đẽ. c. Kết bài: Có thể khẳng định lại ca dao than thân không chỉ diễn tả số phận khổ đau của người lao động mà còn bộc lộ vẻ đẹp tâm hồn sáng trong cao đẹp của họ.Chính điều này đã làm nên sức sống bất diệt của những bài ca dao xưa. PHẦNN II BÀI NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM VĂN HỌC- LÀM MẪU CÁCH NGHỊ LUẬN VỀ 1 ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ BẠN ĐẾN CHƠI NHÀ ĐỀ BÀI 1. Đọc thơ Nguyễn Khuyến ta chẳng thấy mấy bài vui bởi tâm trạng ông mang nặng nỗi buồn trước cảnh đất nước thương đau, trước thói đời lắm nỗi éo le. Nỗi buồn ấy càng sâu càng đậm từ khi ông cáo quan về ở ẩn. Nhưng ta niềm vui bất chợt khi đọc Bọn đến chơi nhà. Ẩn chứa trong bài thơ là một tình bạn bằng hữu tâm giao cao quý vượt lên mọi nghi thức đời thường. Cái nghèo vật chất không lấn át được tình cảm ấm áp chân thành. Đã bấy lâu nay, bác tới nhà Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa Ao sâu nước cả, khôn chài cá Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà Cải chửa ra cây, cà mới nụ Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa Đầu trò tiếp khách, trầu không có Bác đến chơi đây, ta với ta. Bài thơ viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật nhưng sự phát triển của ý thơ khá bất ngờ không theo cấu trúc (đề, thực, luận, kết) thường thấy ở thơ Đường. Có lẽ đây cũng là một điều rất đặc biệt như chính tình bạn của họ. Đã bấy lâu nay, bác tới nhà Mời qúy thầy cô tham gia vào nhóm: Tài liệu ôn thi hsg ngữ văn 6.7.8.9 để tải bài cho tiện nhé 43
  44. Lh.BDHSG VAN 7 Nhận xét, đánh giá, bình luận  Luận điểm 1: Câu thơ mở đề giản dị, tự nhiên như lời chào hỏi thân tình của hai người bạn thân lâu lắm mới gặp nhau. Tuổi già thường cảm thấy cô đơn nên người ta khao khát có bạn để chuyện trò, giãi bày tâm sự. Vì vậy khi có bạn đến thăm thì quá đỗi vui mừng. bình luận  Cách xưng hô thân mật bằng bác, cách gọi thân mật dân dã gợi sự nể trọng cũng như thân tình thể hiện sự gắn bó trọng tình giữa chủ và khách. đánh giá  Câu thơ giống như lời chào quen thuộc hàng ngày: đã lâu rồi nay có dịp bác đến chơi nhà, thật là vui quá. Tôi, bác chẳng xa lạ gì thôi thì mong bác thông cảm cho! Ngày còn ở chốn quan trường việc có bạn tới thăm là lẽ thường nhưng giờ ông đã từ quan, có bạn đến tận nhà thăm thì hẳn phải là thân thiết lắm bởi thói đời: giàu thời tìm đến, khó thời ị lui. Vui sướng, xúc động nhà thơ đã lấy sự sung túc, giàu có của tình bạn thay vào cái túng thiếu về vật chất để tiếp bạn. Nhận xét, đánh giá, bình luận  Luận điểm 2: Thông thường theo phép tắc xã giao khi bạn đến nhà dù là thân hay sơ thì trước hết trầu nước sau là cơm rượu đãi bạn. Nhưng sau lời hào bạn Nguyễn Khuyến nhắc đến một loạt những khó khăn của gia đình: Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa Ao sâu nước cả, khôn chài cá Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà Cải chửa ra cây, cà mới nụ Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa Nhà thơ như đang phân trần với bạn về sự tiếp đãi chưa chu đáo của mình. Ngôn ngữ thơ rất chặt chẽ, nhất quán ở một cách nói. Phân tích  Có tất cả mà cũng chẳng có gì để đãi bạn thân. Có ao và có cá, có vườn và gà, có cà và cải, có mướp và bầu, nhưng Bức tranh vườn hiện lên sống động vui tươi. Một nếp sống thôn dã chất phác, cần cù, bình dị đáng yêu. Một cuộc đời thanh bạch ấm áp cây đời và tình người. Cảm xúc, suy nghĩ  Ta cảm thấy Nguyễn Khuyến đang dắt tay bạn mình ra thăm vườn cây, ao cá và hơn thế mong bạn cảm thông với cuộc sống của mình chăng? Phân tích nghệ thuật  Các từ (sâu, cả, rộng, thưa), các trạng từ chỉ tình trạng (khôn, khó), các trạng từ chỉ sự tiếp diễn của hành động (chửa, mới, vừa, đương) hô ứng bổ Mời qúy thầy cô tham gia vào nhóm: Tài liệu ôn thi hsg ngữ văn 6.7.8.9 để tải bài cho tiện nhé 44
  45. Lh.BDHSG VAN 7 trợ cho nhau một cách thần tình, khéo léo, dung dị và tự nhiên. Những từ ngữ này biểu hiện một cuộc sống dung dị, tự nhiên gần gũi đáng yêu. Dân gian có câu: Đầu trò tiếp khách, trầu không có Nhận xét, đánh giá, bình luận  Phải chăng cái nghèo của cụ Tam Nguyên Yên Đổ lại đến mức ấy ư? Nhà thơ đã cường điệu hoá cái nghèo của mình. Một ông quan to triều Nguyễn về ở ẩn, với một cơ ngơi chín sào tư thố là nơi ở thì không thể “miếng trầu” cũng không có. Rõ ràng đây là lời bông đùa hóm hỉnh với bạn. Đồng thời để bày tỏ một cuộc sống thanh bạch, một tâm hồn thanh cao của một nhà nho khước từ lương bổng của giặc Pháp, lui về sống cuộc đời bình dị giữa xóm làng quê hương. Cảm xúc, suy nghĩ  Những vật chất bình thường nhất mang ra tiếp bạn đều không có, mà thay vào đó là tình cảm chân thành tha thiết. Tình bạn của họ được vun đắp, dựng xây trên cơ sở của tình cảm, lòng yêu thương kính trọng. Vật chất là quan trọng nhưng không phải là tất cả. Liên hệ  Thật xúc động khi đọc nhưng dòng thơ thể hiện tình cảm của Nguyễn Khuyến với bạn: Bác Dương thôi đã thôi rồi Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta Nhớ từ thuở đăng khoa ngày trước Bác với tôi hôm sớm cùng nhau (Khóc Dương Khuê - Nguyễn Khuyến) Tình cảm của Nguyễn Khuyến và Dương Khuê thật cảm động, họ tri kỉ tri âm với nhau cũng xuất phát từ đó. Đúng vậy, trong bài thơ này những nghi thức xã giao vật chất dần bị bóc để lộ ra hạt ngọc lung linh - ấy là tâm hồn, tình cảm cao quý của họ. Bác đến chơi đây, ta với ta Nhận xét, đánh giá, bình luận  Luận điểm 3: Câu kết là sự “bùng nổ” ý và tình. Tiếp bạn chẳng cần có mâm cao cỗ đầy, sơn hào hải vị mà chỉ cần có một tấm lòng. Phân tích  Lần thứ hai chữ bác xuất hiện, bác không quản ngại đường xá xa xôi đến thăm bạn thì thật đáng quý. Tình bạn là trên hết, không gì mua được. Mong tiếp bạn bằng những thứ thật sang, thật Mời qúy thầy cô tham gia vào nhóm: Tài liệu ôn thi hsg ngữ văn 6.7.8.9 để tải bài cho tiện nhé 45
  46. Lh.BDHSG VAN 7 bất ngờ nhưng rồi chỉ có ta với ta. Họ hiểu nhau, họ tuy hai nhưng là một, cái đồng điệu ấy chính là sự xem thường vật chất, trọng tình cảm, trọng tình bằng hữu. Tôi và bác chỉ cần gặp nhau để trò chuyện tâm sự là đã đủ. Tình cảm của họ bộc lộ một cách trọn vẹn, tràn đầy và lắng đọng. Ta với ta trong bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan là sự bắt gặp đối diện với chính mình, chính tâm trạng cô đơn u hoài của nữ sĩ. Còn ta với ta trong bài thơ này là sự bắt gặp của hai tâm hồn, hai con người. Liên hệ  Có một số bài thơ của Nguyễn Khuyến viết về bạn khi đọc ta mới thấy hết được ý vị của nó: Từ trước bảng vàng nhà có sẵn Chẳng qua trong bác với ngoài tôi (Gửi bác Châu Cầu) Bài thơ Bạn đến chơi nhà là bài thơ hay viết về tình bạn, một tình bạn thắm thiết keo sơn. Một tâm hồn thanh bạch cao quý của hai con người hòa là một, một cách sống thanh cao trọng tình trọng nghĩa. Tình bạn của họ thật cảm động chứ không như Nguyễn Bỉnh Khiêm đã từng lên án Còn bạc còn tiền còn đệ tử - Hết cơm hết rượu hết ông tôi. Tình bạn cao quý ấy còn chói ngời mãi, là điển hình cho tình bằng hữu xưa nay. Khép lại bài thơ, ai ai cũng xúc động trước tình bạn cao quý của họ. Lời thơ dung dị, ý thơ chất chứa bao tình cảm thân thương trìu mến tạo nên nét đặc sắc của bài thơ. BT. Bài thơ được lặp ý bằng cách dựng lên một tình huống hoàn toàn không có gì tiếp bạn nhưng thể hiện được tình bạn đậm đà thắm thiết. Em có tán thành ý kiến trên không? Vì sao? Từ đó em hãy trình bày suy nghĩ của em về tình bạn trong cuộc sống? Mời qúy thầy cô tham gia vào nhóm: Tài liệu ôn thi hsg ngữ văn 6.7.8.9 để tải bài cho tiện nhé 46
  47. Lh.BDHSG VAN 7 RÈN LUYỆN KĨ NĂNG LÀM BÀI PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ BIỂU ĐẠT CỦA BIỆN PHÁP TU TỪ TRONG ĐOẠN THƠ, ĐOẠN VĂN I. Cách làm chung 1. Mở đoạn - Giới thiệu tác giả, tác phẩm, Câu thơ, đoạn thơ (câu văn, đoạn văn) cần phân tích tác dụng của biện pháp tu từ. (Nghĩa là trả lời cho câu hỏi: Câu thơ, đoạn thơ (câu văn, đoạn văn) đó nằm trong văn bản nào, của tác giả nào?) - Giới thiệu, gọi tên các biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ, đoạn thơ (câu văn, đoạn văn). - Nêu cảm nhận chung. Ví dụ: Cảm nhận của em về cái hay trong cách sử dụng các biện pháp tu từ ở hai câu đầu bài Cảnh khuya. Tham khảo: Cách 1: Trong hai câu đầu của bài “Cảnh khuya”, tác giả Hồ Chí Minh đã sử dụng biện pháp so sánh và điệp ngữ thật đặc sắc và ý nghĩa Cách 2: Trong văn bản “Cảnh khuya”, tác giả Hồ Chí Minh đã sử dụng các biện pháp so sánh, diệp ngữ đặc sắc, giàu ý nghĩa ở hai câu đầu. Cách 3: Trong văn bản “Cảnh khuya”, tác giả Hồ Chí Minh đã sử dụng các biện pháp so sánh, diệp ngữ đặc sắc, giàu ý nghĩa để miêu tả vẻ đẹp bức tranh cảnh khuya núi rừng Việt Bắc ở hai câu đầu. 2. Thân đoạn: Gồm các bước: Bước 1: Chỉ ra biểu hiện cụ thể của phép tu từ. Nghĩa là chỉ rõ, biện pháp tu từ đó đó được tác giả sử dụng như thế nào trong câu thơ, đoạn thơ. Chẳng hạn: + Nếu là so sánh thì so sánh cái gì với nhau? + Nếu là ẩn dụ thì phải chỉ ra được hình ảnh ẩn dụ là hình ảnh nào? + Nếu là nhân hóa thì cái gì được nhân hóa? + Nếu là điệp từ thì phải chỉ ra là điệp từ nào? Điệp bao nhiêu lần? Mời qúy thầy cô tham gia vào nhóm: Tài liệu ôn thi hsg ngữ văn 6.7.8.9 để tải bài cho tiện nhé 47
  48. Lh.BDHSG VAN 7 Ví dụ: Với đề trên - So sánh: Tiếng suối – tiếng hát - Điệp từ “lồng” Bước 2: Nêu rõ tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đó * Dựa vào đặc điểm của các biện pháp tu từ để nêu tác dụng Chẳng hạn: + Nếu là so sánh, thì phải chỉ rõ Giá trị gợi hình: Hình ảnh so sánh giúp người đọc có sự hình dung như thế nào? Giá trị gợi cảm: Từ hình ảnh so sánh, người viết đã bày tỏ thái độ và tình cảm gì? + Nếu là nhân hóa: Làm cho sự vật vô tri, vô giác bỗng trở nên gần gui, quen thuộc, sống động, có hồn, có cảm xúc Thể hiện tình cảm của người viết một cacchs sâu sắc và tế nhị + Nếu là điệp từ: nhấn mạnh, làm nổi bật sự vật, tính chất, đặc điểm của sự vật. Lưu ý: nếu đoạn văn, đoạn thơ sư dụng nhiều biện pháp nghệ thuật thì: + Lần lượt chỉ ra và phân tích hiệu quả thẩm mĩ của từng biện pháp + Khái quát hiệu quả chung của các biện pháp nghệ thuật đó trong toàn đoạn Ví dụ: Đối với đề trên, có thể chỉ ra tác dụng của các biện pháp nghệ thuật như sau: + Biện pháp so sánh: Tiếng suối như tiếng hát Cách so sánh này giúp ta hình dung được: âm thanh tiếng suối từ xa vọng lại êm ái, trong trẻo, ngọt ngào như tiếng hát của con người. Đọc câu thơ, người đọc như cảm nhận được, tiếng suối vô hồn, lạnh lẽo bỗng trở nên sống động, có hồn. So sánh kết hợp với nghệ thuật lấy động tả tĩnh làm nổi bật sự yên tĩnh, vẻ đẹp tĩnh lặng của đêm trăng rừng. Tiếng suối được ví như tiếng hát cho thấy con người là trung tâm của bức tranh thiên nhiên. Không gian chìm trong yên tĩnh mà vẫn mang hơi ấm của con người, vẫn ấm tiếng người, tiếng hát. Làm cho cảnh núi rừng đêm khuya mà xiết bao gần gũi, yêu thương, đêm chiến khu mà bình yên quá đỗi. Mời qúy thầy cô tham gia vào nhóm: Tài liệu ôn thi hsg ngữ văn 6.7.8.9 để tải bài cho tiện nhé 48
  49. Lh.BDHSG VAN 7 => Như vậy, chỉ bằng biện pháp so sánh ở câu thơ đầu, Hồ Chí Minh đã gợi vẻ đẹp đêm trăng rừng Việt Bắc qua ấn tượng âm thanh. +Điệp từ: Từ lồng được nhắc lại 3 lần trong một câu thơ Giúp ta hình dung: ánh trăng lồng vào cổ thụ, bóng cổ thụ lồng vào những bông hoa hay ánh trăng lồng vào cổ thụ, bóng cổ thụ in hình xuống mặt đất như những bông hoa xinh xắn tạo nên bức tranh trăng lung linh, huyền ảo. Điệp từ “lồng” có tác dụng làm cho cảnh vật đan lồng vào nhau tạo nên bức tranh nhiều tầng lớp, đường nét, hình khối lung linh ánh sáng. Nét đậm là dáng hình cổ thụ trên cao lấp lánh ánh sáng, nét nhạt là bóng cây là lung linh xao động trên mặt đất. Điệp từ “lồng” còn có tác dụng, làm cho ba vật thể (Trăng, cổ thụ, hoa) vốn dĩ cách xa nhau đan cài quấn quýt, hoà quyện vào nhau, soi sáng cho nhau rất hữu tình. Lưu ý: nếu người đưa ra đoạn văn, đoạn thơ là một nhân vật trong tác phẩm thì sau khi phân tích xong tác dụng, phải chỉ ra tình cảm của người đó trước khi đánh giá tác giả. Bước 3: Đánh giá tác giả: tài năng và tấm lòng. Ví dụ: Với đề trên - Tài năng: Các biện pháp tu từ đó góp phần tạo nên bức tranh trăng đêm rừng Việt bắc rất đẹp, nên thơ, lung linh ánh sáng. - Tấm lòng: Qua đó cho thấy tâm hồn nhà thơ- tâm hồn thi sĩ nhạy cảm với cái đẹp và có tìnhyêu thiên nhiên say đắm. 3. Kết đoạn: Nêu cảm nghĩ của em về biện pháp tu từ được sử dụng II. Luyện tập 1. Cảm nhận của em về cái hay trong cách sử dụng điệp từ “vì” trong bài thơ Tiếng gà trưa của tác giả Xuân Quỳnh: “Cháu chiến đấu hôm nay Vì lòng yêu Tổ Quốc Vì xóm làng thân thuộc Bà ơi cũng vì bà Vì tiếng gà cục tác Mời qúy thầy cô tham gia vào nhóm: Tài liệu ôn thi hsg ngữ văn 6.7.8.9 để tải bài cho tiện nhé 49
  50. Lh.BDHSG VAN 7 Ô trứng hồng tuổi thơ” Gợi ý: Bước 1: Khổ cuối bài TGT tác giả XQ đã sử dụng biện pháp điệp từ vì thật đặc sắc và ý nghĩa. Bước 2: Chỉ rõ: Điệp từ vì được nhắc lại 4 lần chủ yếu là đầu mỗi dòng thơ Bước 3: Tác dụng: Nhấn mạnh những lí do cầm súng của người chiến sĩ: rất lớn lao cao cả nhưng cũng rất bình thường, giản dị. Làm nổi bật, khắc sâu mối quan hệ giữa các tình cảm đó, tình yêu Tổ quốc bắt nguồn từ những điều bình thường, giản dị: tình cảm dành cho người thân ruột thịt, những kỉ niệm bình dị của tuổi thơ. Những tình cảm đó là cội nguồn sâu xa của tình yêu tổ quốc, làm ch tình yêu tổ quốc nồng nàn hơn, tha thiết hơn trong trái tim người chiến sĩ. - Diễn tả tình yêu tổ quốc thiết tha, cháy bỏng, thôi thúc người chiến sĩ cầm chắc tay súng, chiến thắng kẻ thù. - Góp thêm một định nghĩa về tình yêu Tổ quốc đơn sơ, giản dị mà sâu sắc. => Mục đích chiến đấu cao cả của người chiến sĩ là lẽ sống cao đẹp của cả dân tộc ta thời đại đánh Mĩ anh hùng. Bước 4: Đánh giá: - Tài năng: Ngòi bút tài hoa của nữ sĩ XQ trong việc sử dụng thơ ngũ ngôn với biện pháp tu từ đặc sắc để diễn tả tình cảm cao đẹp. - Tấm lòng: Trái tim yêu thương, tấm lòng gắn bó sâu nặng với đất nước 2. Cảm nhận của em về cái hay trong cách sử dụng biện pháp tu từ trong khổ đầu bài thơ Tiếng gà trưa của tác giả Xuân Quỳnh: Gợi ý: Bước 1: Trong khổ thơ đầu bài “TGT”, tác giả Xuân Quỳnh đã sử dụng biện pháp tu từ thật đặc sắc và ý nghĩa. Bước 2, 3: Chỉ rõ và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ Mời qúy thầy cô tham gia vào nhóm: Tài liệu ôn thi hsg ngữ văn 6.7.8.9 để tải bài cho tiện nhé 50
  51. Lh.BDHSG VAN 7 * Điệp từ nghe được nhắc lại 3 lần, đầu mỗi dòng thơ, gợi cảm giác tiếng gà như ngưng lại, lắng đọng lại trong không gian và đọng lại trong lòng người. Diễn tả được cảm xúc đang trào dâng dào dạt trong lòng người chiến sĩ. * Kết hợp với nghệ thuật: ẩn dụ chuyển đổi cảm giác và đảo ngữ: xao động nắng trưa co thấy, người chiến sĩ cảm nhận âm thanh tiếng gà trưa không chỉ bằng tai, bằng mắt mà bằng mọi giác quan, bằng cả tâm hồn, bằng hồi tưởng => Diễn tả tác động diệu kì của âm thanh tiếng gà: Âm thanh Tiếng gà trưa cất lên làm cho nắng trưa trở nên lung linh, xao động, không gian trưa yên ắng bỗng trở nên sống động lạ tương; xua đi bao vất vả mệt nhọc trên đường hành quân, nâng đỡ bước chân người chiến sĩ và tiếp thêm sức mạnh cho họ. Đặc biệt, âm thanh ấy còn gọi về cả một trời kỉ niệm tuổi tơ yêu dấu ở làng quê, về những năm tháng ấu thơ sống bên bà. => Tâm trạng của người chiến sĩ: Bồi hồi, bâng khuâng, xao xuyến, hạnh phúc Bước 4: Đánh giá: - Tài năng: Ngòi bút tài hoa của nữ sĩ XQ trong việc sử dụng thơ ngũ ngôn với biện pháp tu từ đặc sắc để diễn tả tình cảm cao đẹp. - Tấm lòng: Trái tim yêu thương, tấm lòng gắn bó sâu nặng với quê hương, với những kỉ niệm tuổi thơ. 3. Cái hay trong cách sử dụng biện pháp tu từ trong hai câu đầu bài Cảnh khuya Bước 1: Trong hai câu đầu bài cảnh khuya, Hồ Chí Minh đã sử dụng biện pháp tu từ so sánh và nhân hoá thật hay và giàu ý nghĩa. Bước 2, 3: Nêu và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ * Biện pháp so sánh: Tiếng suối như tiếng hát - Cách so sánh này giúp ta hình dung được: âm thanh tiếng suối từ xa vọng lại êm ái, trong trẻo, ngọt ngào như tiếng hát của con người. - Đọc câu thơ, người đọc như cảm nhận được, tiếng suối vô hồn, lạnh lẽo bỗng trở nên sống động, có hồn. - So sánh kết hợp với nghệ thuật lấy động tả tĩnh làm nổi bật sự yên tĩnh, vẻ đẹp tĩnh lặng của đêm trăng rừng. Tiếng suối được ví như tiếng hát cho thấy con người là trung tâm của Mời qúy thầy cô tham gia vào nhóm: Tài liệu ôn thi hsg ngữ văn 6.7.8.9 để tải bài cho tiện nhé 51
  52. Lh.BDHSG VAN 7 bức tranh thiên nhiên. Không gian chìm trong yên tĩnh mà vẫn mang hơi ấm của con người, vẫn ấm tiếng người, tiếng hát. Làm cho cảnh núi rừng đêm khuya mà xiết bao gần gũi, yêu thương, đêm chiến khu mà bình yên quá đỗi. => Như vậy, chỉ bằng biện pháp so sánh ở câu thơ đầu, Hồ Chí Minh đã gợi vẻ đẹp đêm trăng rừng Việt Bắc qua ấn tượng âm thanh. * Điệp từ: Từ lồng được nhắc lại 3 lần trong một câu thơ - Giúp ta hình dung: ánh trăng lồng vào cổ thụ, bóng cổ thụ lồng vào những bông hoa hay ánh trăng lồng vào cổ thụ, bóng cổ thụ in hình xuống mặt đất như những bông hoa xinh xắn tạo nên bức tranh trăng lung linh, huyền ảo. - Điệp từ lồng có tác dụng làm cho cảnh vật đan lồng vào nhau tạo nên bức tranh nhiều tầng lớp, đường nét, hình khối lung linh ánh sáng. Nét đậm là dáng hình cổ thụ trên cao lấp lánh ánh sáng, nét nhạt là bóng cây là lung linh xao động trên mặt đất. - Điệp từ lồng còn có tác dụng, làm cho ba vật thể (Trăng, cổ thụ, hoa) vốn dĩ cách xa nhau đan cài quấn quýt, hoà quyện vào nhau, soi sáng cho nhau rất hữu tình. Bước 4: Khái quát: - Các biện pháp tu từ đó góp phần tạo nên bức tranh trăng đêm rừng Việt bắc rất đẹp, nên thơ, lung linh ánh sáng. - Qua đó cho thấy tâm hồn nhà thơ- tâm hồn thi sĩ nhạy cảm với cái đẹp và có tìnhyêu thiên nhiên say đắm. 4. Cái hay trong cách sử dụng cụm từ ta với ta qua hai bài thơ qua đèo Ngang và Bạn đến chơi nhà (So sánh cụm từ ta với ta trong bài thơ qua đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan và cụm từ ta với ta trong bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến). Dàn ý: A. Mở bài: - Văn học Trung đại Việt nam thế kỉ XIX đánh dấu những mốc son chói lọi của văn học Việt nam suốt hàng chục thế kỉ qua gắn liền với hai tên tuổi nổi bật là Bà Huyện Thanh Quan và tam Nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến. Mời qúy thầy cô tham gia vào nhóm: Tài liệu ôn thi hsg ngữ văn 6.7.8.9 để tải bài cho tiện nhé 52